Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tào Sảng”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n sửa lỗi ("tranh dành" --> "tranh giành") using AWB
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
n →‎Chú thích: replaced: <references/> → {{tham khảo}} using AWB
Dòng 18: Dòng 18:
* Watanabe, Seiichi (ed.) (2006) 渡辺精一・監修 ''Moichidomanabitai Sangokushi'' 『もう一度学びたい 三国志』 Seitosha:Tokyo.
* Watanabe, Seiichi (ed.) (2006) 渡辺精一・監修 ''Moichidomanabitai Sangokushi'' 『もう一度学びたい 三国志』 Seitosha:Tokyo.
==Chú thích==
==Chú thích==
{{tham khảo}}
<references/>
==Xem thêm==
==Xem thêm==
* [[Danh sách nhân vật hư cấu trong Tam Quốc diễn nghĩa|Danh sách nhân vật hư cấu trong Tam quốc diễn nghĩa]]
* [[Danh sách nhân vật hư cấu trong Tam Quốc diễn nghĩa|Danh sách nhân vật hư cấu trong Tam quốc diễn nghĩa]]

Phiên bản lúc 02:19, ngày 1 tháng 10 năm 2013

Tào Sảng (chữ Hán:曹爽, bính âm: Cao Shuang; 199-249CN) tự là Chiêu Bá (昭伯), là một nhà quân sự và chính trị của triều Tào Ngụy trong thời kỳ Tam Quốc của lịch sử Trung Quốc. Tào Sảng là con trai của Đại đô đốc Tào Chân của Ngụy. Sau khi vua Ngụy là Tào Duệ chết, Tào Sảng từng bước trở thành nhân vật quyền lực nhất trong nhà Ngụy nhưng sau đó Tào Sảng đã bị thất bại trước đối thủ chính trị là Tư Mã Ý trong một cuộc tranh giành quyền lực và kết thúc số phận bi thảm.

Tranh giành quyền lực

Khi Tào Duệ sắp chết, ông ta nghi ngờ Tư Mã Ý, và sắp xếp kế hoạch gạt Tư Mã Ý ra khỏi triều đình của người kế vị là Tào Phương.[1] Ông muốn giao phó Tào Phương cho người chú là Tào Vũ (曹宇) với chức nhiếp chính, cùng với Hạ Hầu Hiến (夏侯獻), Tào Sảng, Tào Triệu (曹肇), và Tần Lãng (秦朗). Tuy nhiên, hai vị quan được ông tin tưởng là Lưu Phóng (劉放) và Tôn Tư (孫資) không thân thiết với Hạ Hầu và Tào Triệu sợ hãi về việc được phong làm các quan nhiếp chính, và tìm cách thuyết phục ông đưa Tào Sảng (là người họ thân thiết) cùng Tư Mã Ý (khi ấy đang chỉ huy quân tại huyện Cấp (汲縣)), thuộc Tân Hương, Hà Nam ngày nay, và là người Lưu Phóng cùng Tôn Tư thân thiết[2]) làm nhiếp chính thay thế. Tào Vũ, Tào Triệu và Tần Lãng bị gạt khỏi kế hoạch.

Ban đầu, Tào Sảng và Tư Mã Ý cùng chia sẻ quyền lực, nhưng Tào Sảng nhanh chóng dùng một số thủ đoạn chính trị để đề cao Tư Mã Ý với các chức danh như Đại Thái phó trong khi gạt bỏ quyền lực thực sự khỏi tay ông ta. Tào Sảng sau đó đưa ra mọi quyết định quan trọng và không cần hỏi ý kiến Tư Mã Ý. Nhanh chóng, vây cánh của Tào Sảng gồm Đặng Dương (鄧颺), Lý Thắng (李勝), Hà Yến (何晏), và Đinh Mật (丁謐)[3], những người được biết đến về tài năng nhưng thiếu khôn ngoan, được giao những vị trí quyền lực, và họ trục xuất mọi vị quan không cùng phe cánh với mình khỏi triều đình.[4] Tư Mã Ý vẫn được nắm quyền chỉ huy quân đội (cả việc chống cự cuộc tấn công lớn của Đông Ngô năm 241), nhưng không có quyền lực trong triều đình.[5]

Chủ quan và bị gài bẫy

Năm 244, Tào Sảng tung ra một cuộc tấn công lớn vào thành phố biên giới lớn của Thục Hán ở Hán Trung (Hán Trung, Tứ Xuyên ngày nay), mà không chuẩn bị kỹ càng về hậu cần. Hai bên ở thế giằng co, nhưng sau khi các lực lượng Tào Ngụy hết lương thực, Tào Sảng buộc phải rút lui với tổn thất lớn về nhân mạng.[6] Tuy nhiên, dù thua trận, Tào Sảng vẫn nắm thực quyền. Năm 247, Tư Mã Ý chán nản với hoàn cảnh hữu danh vô thực của mình, cáo ốm xin về vườn. Tào Sảng phái Lý Thắng tới dò la có phải Tư Mã Ý ốm thật hay không, Tư Mã Ý đóng giả và lừa được Lý Thắng.[7]

Năm 249, Tư Mã Ý ra tay. Khi Tào Phương và Tào Sảng ở bên ngoài Lạc Dương để tới thăm mộ Tào Duệ kết hợp với đi săn thì Tư Mã Ý, với sự trợ giúp của một số vị quan chống Tào Sảng, ép Quách thái hậu (vợ Minh Đế Tào Duệ) ra chiếu chỉ trừ Tào Sảng, đồng thời đóng tất cả các cổng thành Lạc Dương và gửi một thông báo tới Tào Phương, buộc tội Tào Sảng kìm chế và lũng đoạn triều đình và yêu cầu Tào Sảng cùng anh em của ông ta phải bị cách chức.

Tào Sảng hoảng sợ không biết phải làm thế nào, thậm chí khi đã được cố vấn là Hoàn Phạm gợi ý mang Tào Phương chạy đến kinh đô khác ở Hứa Xương để phát hịch gọi quân các trấn về chống lại Tư Mã Ý, Tào Sảng chọn cách đầu hàng với lời hứa của Tư Mã Ý rằng sẽ cho ông ta giữ lại mọi chức danh. Tuy nhiên, Tư Mã Ý nhanh chóng nuốt lời và hành quyết Tào Sảng cùng tất cả phe cánh cùng họ hàng của họ vì tội mưu phản.[8] Tư Mã Ý đã dụng kế “Giả si bất điên” để tiêu diệt Tào Sảng, đoạt lại binh quyền.

Tham khảo

  • La Quán Trung, Tam quốc diễn nghĩa.
  • Sakaguchi, Wazumi (ed.) (2005) 坂口和澄・著 Seishi Sangokushi Gunyu Meimeiden 『正史三國志群雄銘銘傳』 Kojinsha:Tokyo.
  • Watanabe, Seiichi (ed.) (2006) 渡辺精一・監修 Moichidomanabitai Sangokushi 『もう一度学びたい 三国志』 Seitosha:Tokyo.

Chú thích

  1. ^ Sakaguchi 2005:204
  2. ^ ibid.
  3. ^ Watanabe 2006:280, Sakaguchi 2005:162
  4. ^ Sakaguchi 2005:50
  5. ^ ibid.
  6. ^ Sakamoto 2005:51
  7. ^ Watanabe 2006:281
  8. ^ Sakamoto 2005:162, Watanabe 2006:282

Xem thêm