Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Học viện Kỹ thuật Quân sự”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 34: Dòng 34:
|-
|-
|}
|}
'''Học viện Kỹ thuật Quân sự''', tên giao dịch dân sự: '''Đại học Kỹ thuật Lê Quý Đôn''' ([[tiếng Anh]]: ''Le Qui Don Technical University''; [[tiếng Nga]]: ''Технический Университет имени Ле Куй Дона'')<ref>[http://laws.dongnai.gov.vn/1991_to_2000/1991/199105/199105060002/lawdocument_view]</ref>, là một trường [[trường Đại học kỹ thuật|đại học kỹ thuật]] tổng hợp, đa ngành trực thuộc [[Bộ Quốc phòng (Việt Nam)|Bộ Quốc phòng Việt Nam]]- một trong những trường đại học kỹ thuật hàng đầu Việt Nam, [[trường đại học trọng điểm quốc gia Việt Nam]], chuyên nghiên cứu và đào tạo kỹ sư quân sự, kỹ sư dân sự, kỹ sư trưởng, công trình sư, chỉ huy tham mưu kỹ thuật, quản lý khoa học và công nghệ, quản lý kinh tế-kỹ thuật bậc đại học, sau đại học trong các ngành [[khoa học kỹ thuật]], [[công nghệ quân sự]], [[công nghiệp quốc phòng]], công nghiệp dân dụng phục vụ hiện đại hoá quân đội và các ngành [[kinh tế quốc dân]].
'''Học viện Kỹ thuật Quân sự''', tên giao dịch dân sự: '''Đại học Kỹ thuật Lê Quý Đôn''' ([[tiếng Anh]]: ''Le Qui Don Technical University''; [[tiếng Nga]]: '' Ханойский Государственный Технический Университет имени Ле Куй Дона'')<ref>[http://laws.dongnai.gov.vn/1991_to_2000/1991/199105/199105060002/lawdocument_view]</ref>, là một trường [[trường Đại học kỹ thuật|đại học kỹ thuật]] tổng hợp, đa ngành trực thuộc [[Bộ Quốc phòng (Việt Nam)|Bộ Quốc phòng Việt Nam]]- một trong những trường đại học kỹ thuật hàng đầu Việt Nam, [[trường đại học trọng điểm quốc gia Việt Nam]], chuyên nghiên cứu và đào tạo kỹ sư quân sự, kỹ sư dân sự, kỹ sư trưởng, công trình sư, chỉ huy tham mưu kỹ thuật, quản lý khoa học và công nghệ, quản lý kinh tế-kỹ thuật bậc đại học, sau đại học trong các ngành [[khoa học kỹ thuật]], [[công nghệ quân sự]], [[công nghiệp quốc phòng]] công nghệ cao phục vụ hiện đại hoá quân đội và các ngành [[kinh tế quốc dân]].


Trụ sở chính: 236, Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, [[Hà Nội]].
Trụ sở chính: 236, Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, [[Hà Nội]].

Phiên bản lúc 02:58, ngày 5 tháng 10 năm 2013

Học viện Kỹ thuật Quân sự
Tên gọi khác Đại học Kỹ thuật Lê Quý Đôn
Những thông tin cơ bản về trường
Năm thành lập 1966
Thể loại Đại học Kỹ thuật
Hiệu trưởng Giáo sư, TSKH Phạm Thế Long.
Sinh viên Đại học Khoảng 9.000
Học viên Sau đại học Hơn 1000 học viên cao học và gần 100 nghiên cứu sinh
Giảng viên 85 GS & PGS; 320 TS; hơn 470 Thạc sĩ.
Khoa 10 Khoa đào tạo kỹ sư, 5 khoa hỗ trợ đào tạo
Địa chỉ Số 236, đường Hoàng Quốc Việt
Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Điện thoại (+84) 069.515.226
Thành phố Hà Nội
Địa chỉ web http://www.mta.edu.vn

Học viện Kỹ thuật Quân sự, tên giao dịch dân sự: Đại học Kỹ thuật Lê Quý Đôn (tiếng Anh: Le Qui Don Technical University; tiếng Nga: Ханойский Государственный Технический Университет имени Ле Куй Дона)[1], là một trường đại học kỹ thuật tổng hợp, đa ngành trực thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam- một trong những trường đại học kỹ thuật hàng đầu Việt Nam, trường đại học trọng điểm quốc gia Việt Nam, chuyên nghiên cứu và đào tạo kỹ sư quân sự, kỹ sư dân sự, kỹ sư trưởng, công trình sư, chỉ huy tham mưu kỹ thuật, quản lý khoa học và công nghệ, quản lý kinh tế-kỹ thuật bậc đại học, sau đại học trong các ngành khoa học kỹ thuật, công nghệ quân sự, công nghiệp quốc phòng và công nghệ cao phục vụ hiện đại hoá quân đội và các ngành kinh tế quốc dân.

Trụ sở chính: 236, Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội.

Tên gọi qua các thời kỳ

  • Ngày 08/08/1966 Hội đồng Chính phủ ra Quyết định số 146/CP thành lập Phân hiệu II Đại học Bách Khoa
  • Ngày 28/10/1966, Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Bộ Quốc phòng tổ chức Lễ công bố quyết định thành lập Phân Hiệu II Đại học Bách Khoa đồng thời khai giảng khóa đào tạo 1 tại Thủ đô Hà Nội. Từ đó tới nay, ngày 28/10 hàng năm trở thành ngày truyền thống của Nhà trường.
  • Ngày 18/6/1968, Thủ tướng Chính phủ quyết định đổi tên “Phân hiệu II Đại học Bách khoa” thành trường Đại học Kỹ thuật Quân sự.
  • Ngày 15/12/1981, Bộ Quốc phòng quyết định thành lập Học viện Kỹ thuật Quân sự trên cơ sở trường Đại học Kỹ thuật Quân sự.
  • Ngày 06/5/1991: Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Đại học Kỹ thuật Lê Quý Đôn trên cơ sở Học viện Kỹ thuật Quân sự với 2 nhiệm vụ đào tạo quân sự và dân sự.

Năng lực

  • Học viện có đội ngũ cán bộ hơn 1300 người với gần 900 giảng viên có trình độ cao, giàu kinh nghiệm, trong đó có 40 nhà giáo được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dânNhà giáo Ưu tú; đã có 137 nhà khoa học được phong học hàm Giáo sư, Phó giáo sư; 380 người đạt học vị Tiến sỹ Khoa họcTiến sỹ chuyên ngành.
  • Cơ sở vật chất: Hệ thống các giảng đường, thư viện, phòng thí nghiệm,khu giáo dục thể chất, ký túc xá ...; các trang thiết bị nghiên cứu và giảng dạy hiện đại, đồng bộ phù hợp với chương trình đào tạo Học viện đang áp dụng, cụ thể: hơn 200 giảng đường, phòng đào tạo từ xa, phòng thí nghiệm, sân vận động, bể bơi... Thư viện với trên 2000m2 sử dụng với 76.000 đầu sách, cơ sở vật chất, thiết bị hạ tầng thông tin trang bị đồng bộ, có hệ thống phòng đọc, phòng tra cứu Internet. Hệ thống thư viện điện tử với nhiều cơ sở dữ liệu giáo trình,tài liệu, máy chủ và máy trạm khai thác dữ liệu trực tuyến trên Internet…
  • Học viện Kỹ thuật quân sự là đại học nghiên cứu (Research University) quốc gia, được tổ chức theo mô hình trường đại học kỹ thuật tổng hợp, vừa đào tạo và nghiên cứu ứng dụng những thành tựu của khoa học và công nghệ hiện đại vào thiết kế, chế tạo, sản xuất và khai thác sử dụng các phương tiện kỹ thuật quân sự, vũ khí cũng như phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
  • Trong gần 50 năm qua, với sự nỗ lực phấn đấu không ngừng, Học viện Kỹ thuật Quân sự đã khẳng định chất lượng đào tạo và thương hiệu của mình. Từ năm 2002, Nhà trường được Nhà nước và Bộ Quốc phòng giao nhiệm vụ đào tạo hệ kỹ sư Dân sự phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trường đã tổ chức đào tạo liên kết với các trường đại học trong và ngoài nước: Đại học Khoa học tự nhiên - Đại học Quốc Hà Nội, Đại học Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Tổng hợp Kỹ thuật Bauman, Đại học Kỹ thuật Hàng không Matxcơva (Liên bang Nga); Đại học Khoa học và công nghệ Thanh Hoa, Đại học Khoa học và công nghệ Nam Kinh (Trung Quốc), đồng thời Trường còn gửi cán bộ đi đào tạo tại Anh, Ôtraylia, Nhật Bản, Séc, Đức,...

Liên kết đào tạo quốc tế

Học viện Kỹ thuật Quân sự (Đại học Kỹ thuật Lê Quý Đôn) có quan hệ hợp tác với nhiều trường đại học trong và ngoài nước, đặc biệt là với các trường đại học nổi tiếng của các quốc gia khác nhau:

và một số Học viện Quân sự của Liên bang Nga, Pháp, Hà Lan, Đức, Bugari, Ba Lan,...

Từ năm 2010, Chính phủ đã chọn Đại học Kỹ thuật Lê Quý Đôn và đưa trường đại học này thành trung tâm nghiên cứu khoa học đáp ứng yêu cầu làm chủ và phát triển của khoa học công nghệ của Việt Nam. Trong những năm sắp tới, Đại học Lê Quý Đôn tập trung đào tạo những ngành mũi nhọn và có thế mạnh như: đóng tàu, hàng không, tên lửa… Ngôn ngữ giảng dạy chủ yếu bằng tiếng Nga. Bằng cấp, tín chỉ của Đại học Kỹ thuật Lê Quý Đôn được Liên bang Nga và Việt Nam công nhận.

Ngày 18/4/2013, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã làm việc với Bộ GD-ĐT Việt Nam và Bộ Giáo dục và Khoa học LB Nga để thống nhất việc ký kết thành lập Trường ĐH Công nghệ Việt – Nga trên cơ sở nâng cấp Trường Đại học Kỹ thuật Lê Quý Đôn. Phía Nga sẽ hỗ trợ Việt Nam xây dựng chương trình đào tạo về các ngành khoa học kỹ thuật mũi nhọn hiện đại. Chương trình học sẽ giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Nga; LB Nga sẽ cử giáo viên sang Việt Nam giảng dạy tại Trường ĐH Kỹ thuật Lê Quý Đôn và ngược lại Trường ĐH Kỹ thuật Lê Quý Đôn sẽ cử giáo viên, sinh viên sang Nga thực tập và nâng cao trình độ nghiệp vụ,... Mục tiêu là xây dựng Trường Đại học Công nghệ Việt - Nga thành đại học Xuất sắc. Theo kế hoạch, giai đoạn 2020-2025, trường sẽ trở thành đại học nghiên cứu đa ngành có uy tín trong khu vực và quốc tế.

Trung tướng Phạm Thế Long - Hiệu trưởng Trường Đại học Kỹ thuật Lê Quý Đôn cho biết: “Trường ĐH Công nghệ Việt - Nga thành lập theo 2 giai đoạn. Giai đoạn đầu thử nghiệm, lựa chọn các chuyên ngành đào tạo đến năm 2016 . Theo đó, ĐH Kỹ thuật Lê Quý Đôn thử nghiệm đào tạo chương trình tiên tiến do các trường ĐH hàng đầu của Nga cung cấp và giảng viên Nga sang giảng dạy, cũng trong giai đoạn này thành lập Viện nghiên cứu đào tạo Việt - Nga. Giai đoạn 2, từ năm 2016 - 2020 trường mới chính thức đi vào hoạt động”.

Hiện nay (tháng 9/2013), Học viện Kỹ thuật Quân sự đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép đào tạo 02 chương trình tiên tiến (CTTT): “Hệ thống điều khiển các thiết bị bay” hợp tác với trường Đại học Kỹ thuật Tổng hợp quốc gia Bauman và “Điều khiển và Tin học trong các hệ thống kỹ thuật” hợp tác với trường Đại học Bách khoa XanhPetecbua. Đây là các chuyên ngành đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn cán bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ, công nghiệp quốc phòng Việt Nam.[2]

Lĩnh vực đào tạo và Nghiên cứu khoa học

Đại học Quân sự

  1. Tên lửa phòng không;
  2. Tên lửa hải quân;
  3. Tên lửa ngư lôi;
  4. Thủy lôi;
  5. Thiết bị điện-điện tử hàng không;
  6. Thiết bị điện-điện tử tàu quân sự;
  7. Điện tử y-sinh;
  8. Điện tử-viễn thông;
  9. Kỹ thuật thông tin;
  10. Vô tuyến điện tử hàng không;
  11. Ra-đa;
  12. Tác chiến điện tử;
  13. Vũ khí lục quân;
  14. Đạn- ngòi- mìn;
  15. Đo lường- tiêu chuẩn- chất lượng;
  16. Thuốc phóng thuốc nổ;
  17. Phòng chống vũ khí hóa học-hạt nhân-sinh học (vũ khí NBC)hay còn gọi là Phòng hóa;
  18. Công nghệ hóa học;
  19. Công nghệ môi trường quân sự;
  20. An ninh mạng máy tính;
  21. khoa học máy tính;
  22. Phần mềm và công nghệ thông tin;
  23. Địa- Tin học;
  24. Ô- tô quân sự;
  25. Xe tăng- thiết giáp
  26. Xe máy công binh
  27. Máy tàu thuỷ
  28. khí tài quang
  29. Quang-điện tử
  30. Cầu đường
  31. Xây dựng Sân bay
  32. Công trình quân sự;
  33. Công trình đặc biệt (công trình biển đảo,hầm, công trình ngầm);
  34. Trắc địa bản đồ;
  35. Công nghệ chế tạo vũ khí;
  36. Công nghệ Chế tạo máy;
  37. Công nghệ chế tạo đạn;
  38. Công nghệ Gia công áp lực;
  39. Công nghệ vật liệu kim loại;
  40. Thiết kế, chế tạo thiết bị điện tử (công nghệ điện tử);
  41. Thiết kế, chế tạo thiết bị viễn thông (công nghệ điện tử);
  42. Thiết kế chế tạo hệ thống điều khiển tên lửa;
  43. Thiết kế chế tạo Tên lửa;
  44. Thiết kế, chế tạo Radar;
  45. Thiết kế vũ khí (súng-pháo);
  46. Thiết kế đạn-ngòi-mìn;
  47. Động cơ máy bay;
  48. Vũ khí hàng không;
  49. Pháo tàu;
  50. Kỹ thuật Cơ điện tử;
  51. Kỹ thuật Hệ thống sản xuất;
  52. Tin học trong các hệ thống kỹ thuật;
  53. Kỹ thuật điện tử;
  54. Kỹ thuật hàng không và vũ trụ;
  55. Kỹ thuật tàu thuỷ;
  56. Công nghệ đóng tàu;

Đại học Dân sự

  • Công nghệ thông tin: Khoa học máy tính, Hệ thống thông tin, Mạng máy tính, Công nghệ phần mềm;
  • Điện tử-Viễn thông: Kỹ thuật điện tử; Hệ thống Viễn thông; An toàn thông tin.
  • Điều khiển và tự động hóa: Điều khiển công nghiệp; thiết bị điện-điện tử; Tự động hoá xí nghiệp
  • Điện tử-Y sinh;
  • Kỹ thuật cơ khí: Công nghệ Chế tạo máy; Gia công áp lực, Thiết bị quang học; Thiết kế máy; Công nghệ Hàn.
  • Kỹ thuật cơ khí- động lực: ô-tô, Máy xây dựng;
  • Xây dựng Cầu-đường;
  • Xây dựng Sân bay
  • Xây dựng dân dụng và công nghiệp;
  • Kỹ thuật Cơ điện tử và Rô-bốt;
  • Kỹ thuật Hệ thống sản xuất;
  • Kỹ thuật Hàng không;
  • Vật liệu và Công nghệ vật liệu: Kỹ thuật Đúc- Nhiệt luyện; Công nghệ vật liệu Composite
  • Công nghệ Hóa học;
  • Công nghệ Môi trường;
  • Vật lý kỹ thuật
  • Cơ học kỹ thuật
  • Trắc địa Bản đồ

Sau Đại học

  • Toán ứng dụng: Toán học tính toán; Cơ sở toán của tin học; mô hình toán học; xác xuất và thống kê;
  • Cơ học ứng dụng: Cơ học vật rắn; Cơ học chất lưu; Cơ học máy và cơ cấu; Động lực học và độ bền máy, thiết bị (cơ học kỹ thuật);
  • Vật lý kỹ thuật: quang học và quang điện tử; vật lý - y sinh học; vật lý điện tử; vật liệu và linh kiện điện tử; công nghệ na-nô;
  • Hoá học, công nghệ hóa học và môi trường: Hoá hữu cơ; Hoá lý thuyết và Hoá lý; Thuốc phóng-thuốc nổ; công nghệ môi trường; công nghệ điện hoá và bảo vệ kim loại;
  • Kỹ thuật cơ khí và Cơ-điện tử: Công nghệ chế tạo máy; gia công áp lực; Cơ-điện tử và Rô-bốt; vũ khí; đạn; thiết bị quang học; công nghệ hàn và chẩn đoán; Kỹ thuật hệ thống sản xuất.
  • Kỹ thuật cơ khí động lực: Xe ô-tô quân sự, Ô tô - máy kéo, Xe máy công binh; Máy xây dựng, Tăng-thiết giáp, Kỹ thuật nhiệt, Tự động hoá thuỷ khí;
  • Kỹ thuật Hàng không, vũ trụ: Kỹ thuật máy bay và thiết bị bay.
  • Kỹ thuật động cơ nhiệt: động cơ đốt trong; động cơ phản lực;
  • Khoa học và công nghệ vật liệu: Công nghệ vật liệu kim loại, Vật liệu composite, vật liệu pô-li-me;
  • Công nghệ thông tin: Khoa học máy tính,Hệ thống thông tin; công nghệ mạng; công nghệ phần mềm; an ninh thông tin
  • Tự động hóa và điều khiển: Tự động hóa, Điều khiển các thiết bị bay, Điều khiển hệ thống công nghiệp;
  • Kỹ thuật điện: Hệ thống điện, Thiết bị điện-điện tử, Đo lường; tích hợp hệ thống;
  • Kỹ thuật điện tử, viễn thông: Vô tuyến điện tử và thông tin liên lạc, Kỹ thuật Radar-dẫn đường; tác chiến điện tử, công nghệ điện tử; mật mã hoá thông tin.
  • Kỹ thuật xây dựng: Công trình quân sự, Xây dựng dân dụng và công nghiệp, Công trình ngầm, Công trình biển-đảo, Cơ học công trình;
  • Kỹ thuật giao thông: Cầu; đường ô-tô và đường thành phố; sân bay; cầu cảng;
  • Tổ chức và chỉ huy Tham mưu Kỹ thuật: Chủ nhiệm kỹ thuật cấp trung đoàn, sư đoàn, quân đoàn, quân khu, quân binh chủng, bộ quốc phòng;
  • Quản lý khoa học và công nghệ: Quản lý các tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ
  • Quản lý kinh tế- kỹ thuật: Kỹ sư trưởng các nhà máy, xí nghiệp; Quản trị kinh doanh kỹ thuật
  • Kinh tế và Quản lý CNQP: Quản lý dự án CNQP, Quản trị chất lượng CNQP,...

Nghiên cứu khoa học kỹ thuật và công nghệ

  • Toán ứng dụng và tin học;
  • Công nghệ mô phỏng và kỹ thuật tính toán;
  • Công nghệ thông tin và viễn thông;
  • Công nghệ hàng không vũ trụ;
  • Kỹ thuật tên lửa;
  • Cơ học ứng dụng trong kỹ thuật;
  • Thiết kế và công nghệ chế tạo vũ khí;
  • Kỹ thuật cơ giới quân sự;
  • Khoa học và công nghệ vật liệu mới (composite);
  • Công nghệ gia công đặc biệt
  • Công nghệ tự động hóa và điều khiển;
  • Công nghệ điện tử và vi điện tử;
  • Công nghệ hóa học;
  • Vật lý kỹ thuật và công nghệ na-nô: Quang học; vật lý vô tuyến điện tử; vật lý y sinh học, vật lý na-nô;
  • Kỹ thuật công trình đặc biệt;
  • Công nghệ mới và bảo vệ môi trường quân sự;
  • Khoa học và Công nghệ nhiệt đới: độ bền nhiệt đới; sinh thái nhiệt đới; y sinh nhiệt đới;
  • Công nghệ Cơ-điện tử.

Tổ chức

Lãnh đạo đương nhiệm

Các phòng ban chức năng

  • Hội đồng Khoa học và Đào tạo
  • Văn phòng
  • Phòng Chính trị
  • Phòng Đào tạo Đại học
  • Phòng Đào tạo Sau đại học
  • Phòng Quản lý Khoa học và Công nghệ
  • Phòng Thông tin KH-CN và MT
  • Phòng Kỹ thuật
  • Phòng Hậu cần
  • Phòng Tài chính
  • Phòng Hợp tác Quốc tế và Quản lý lưu học sinh
  • Phòng Khảo thí và đảm bảo chất lượng đào tạo
  • Ban quản lý các dự án XD Học viện
  • Ban quản lý dự án "Đầu tư hiện đại hóa các PTN"
  • Ban đào tạo kỹ sư tài năng và kỹ sư chất lượng cao
  • Tạp chí Khoa học và Kỹ thuật

Các khoa, viện đào tạo

Học viện được hình thành trên cơ sở khoảng 70 bộ môn (đơn vị học thuật cơ bản) và được tổ chức vào các khoa sau:

  • Viện Nghiên cứu và Đào tạo Việt-Nga: đào tạo 02 chương trình tiên tiến (CTTT): “Hệ thống điều khiển các thiết bị bay” hợp tác với trường Đại học Kỹ thuật Bauman và “Điều khiển và Tin học trong các hệ thống kỹ thuật” hợp tác với trường Đại học Bách khoa Saint Petecburg.
  • Viện Kỹ thuật Công trình đặc biệt, gồm các bộ môn và đầu mối trực thuộc: Cầu đường sân bay; Xây dựng Nhà và công trình công nghiệp; Công trình quân sự; Trắc địa Bản đồ; Cơ sở Kỹ thuật công trình; Phòng Kế hoạch tổng hợp; Trung tâm ứng dụng và kiểm định chất lượng công trình; Trung tâm tư vấn xây dựng; Ban KCS.
  • Khoa Hàng không vũ trụ,gồm các bộ môn: Rô-bốt đặc biệt và Cơ điện tử; Công nghệ và Thiết bị Hàng không vũ trụ; Thiết kế hệ thống và Kết cấu thiết bị bay; Động cơ phản lực; Vật liệu và công nghệ chế tạo tên lửa-vũ trụ.
  • Khoa Công nghệ thông tin, gồm các bộ môn và đầu mối trực thuộc: Toán; Khoa học máy tính; Hệ thống thông tin; An ninh mạng; Công nghệ phần mềm; Trung tâm Kỹ thuật máy tính.
  • Khoa Vô tuyến điện tử, gồm các bộ môn và đầu mối trực thuộc: Kỹ thuật Xung-số và Vi xử lý; Cơ sở Kỹ thuật vô tuyến; Đo lường và Lý thuyết mạch; Kỹ thuật Thông tin; Ra-đa; Tác chiến điện tử; Trung tâm Kỹ thuật Viễn thông; Xưởng thực hành điện tử-viễn thông.
  • Khoa Kỹ thuật điều khiển,gồm các bộ môn: Kỹ thuật điện và thiết bị điện-điện tử; Tự động hóa và kỹ thuật máy vi tính; Điều khiển thiết bị bay và tên lửa; Kỹ thuật điện tử y-sinh; Trung tâm R&D các hệ thống điều khiển KCB.
  • Khoa Cơ khí, gồm các bộ môn: Kỹ thuật Nhiệt; Kỹ thuật Thủy Khí; Cơ học vật rắn; Cơ học máy; Hình hoạ và Vẽ kỹ thuật; Chế tạo máy; Công nghệ gia công áp lực; Vật liệu và CNVL; Quản lý KHCN; Xưởng Cơ khí.
  • Khoa Vũ khí, gồm các bộ môn: Thuốc phóng thuốc nổ; Vũ khí; Đạn; Thuật phóng và điều khiển hỏa lực; Khí tài quang và Quang- Điện tử; Trung tâm R&D Vũ khí.
  • Khoa Động lực, gồm các bộ môn: Động cơ đốt trong; Kỹ thuật tàu thuỷ và Máy tàu; Xe máy công binh và máy xây dựng; Ô tô quân sự; Xe tăng và thiết giáp.
  • Khoa Hóa-Lý kỹ thuật, gồm các bộ môn: Vật lý kỹ thuật; Hóa học đại cương; Công nghệ hóa học và môi trường; Trung tâm Hoá-lý kỹ thuật.
  • Khoa Chỉ huy tham mưu kỹ thuật, gồm các bộ môn: Bảo đảm kỹ thuật tác chiến điện tử (PK&KQ); Bảo đảm kỹ thuật cơ giới quân sự; Đảm bảo thông tin liên lạc; Đảm bảo hậu cần; Đảm bảo quân khí.
  • Khoa Ngoại ngữ, gồm các bộ môn: tiếng Việt thực hành; tiếng Nga; tiếng Anh.
  • Khoa Công tác Đảng và Chính trị, gồm các bộ môn: Lịch sử dân tộc và lịch sử Đảng; Tâm lý học quân sự; Công tác Đảng và CTCT.
  • Khoa Mác- Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh, gồm các bộ môn: Triết học; Kinh tế-chính trị; Chủ nghĩa xã hội khoa học, Tư tưởng Hồ Chí Minh; Nhà nước và Pháp luật.
  • Khoa Khoa học quân sự, gồm các bộ môn: Quân sự chung; Chiến thuật cấp binh đội, binh đoàn; Nghệ thuật chiến dịch-chiến lược, Thể dục thể thao.

Các viện và trung tâm nghiên cứu

  • Viện Công nghệ Mô phỏng
  • Viện Tích hợp hệ thống
  • Trung tâm Công nghệ thông tin
  • Trung tâm Công nghệ
  • Trung tâm Huấn luyện thực hành
  • Trung tâm Đào tạo và Nghiên cứu khoa học duyên hải miền Trung
  • Trung tâm Đào tạo và Nghiên cứu khoa học phía Nam
  • Trung tâm Điện tử - Tin học
  • Trung tâm Kỹ thuật Tên lửa
  • Trung tâm Kỹ thuật Viễn thông thuộc Khoa Vô tuyến điện tử
  • Trung tâm Kỹ thuật vũ khí- thuộc Khoa Vũ khí
  • Trung tâm Hóa Lý kỹ thuật - thuộc Khoa Hoá-Lý kỹ thuật
  • Trung tâm ứng dụng kỹ thuật Cơ-điện tử và Rô bốt - thuộc Khoa Động lực
  • Trung tâm R & D các hệ thống điều khiển và thiết bị bay - thuộc Khoa Kỹ thuật Điều khiển

Các đơn vị đào tạo xã hội và chuyển giao công nghệ

  • Trung tâm Ngoại ngữ
  • Trung tâm Cơ khí động lực và dạy nghề xe cơ giới
  • Công ty Cổ phần Tập đoàn AIC (AIC Group)

Danh hiệu và thành tích

Ngoài ra, năm 2004 Khoa Vũ khí được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng trong thời kỳ đổi mới.

Hiệu trưởng, Giám đốc qua các thời kỳ

  1. Vũ Văn Hà, trung tá, Phân hiệu trưởng Phân hiệu II Đại học Bách khoa 1966 - 1968, sau là Đại tá, Phó hiệu trưởng Trường Đại học Kỹ thuật Quân sự;
  2. Đặng Quốc Bảo- Thiếu tướng, Chính uỷ kiêm Hiệu trưởng (1968-1970), Hiệu trưởng kiêm Chính uỷ (1974–1976) Trường Đại học Kỹ thuật quân sự, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa IV, Trưởng ban Khoa giáo Trung ương Đảng;
  3. Phạm Hoàng, Đại tá, Hiệu trưởng Trường Đại học Kỹ thuật quân sự 1970 – 1974;
  4. Hoàng Phương: Trung tướng, Giáo sư, Tiến sĩ, Hiệu trưởng kiêm Chính uỷ Trường Đại học Kỹ thuật quân sự (1977-1979), sau này là Viện trưởng Viện Lịch sử quân sự;
  5. Nguyễn Văn Tiên: Trung tướng, Phó chủ nhiệm Tổng cục Kỹ thuật - Bộ Quốc phòng kiêm Hiệu trưởng Trường Đại học Kỹ thuật quân sự 1979 - 1980;
  6. Nguyễn Quỳ, Thiếu tướng, Giáo sư, Tiến sĩ hóa học, Hiệu trưởng Trường Đại học Kỹ thuật quân sự (1980-1981), Quyền Viện trưởng (1981-83), Viện trưởng (1983-89) Học viện Kỹ thuật quân sự, sau là Phó chủ nhiệm Tổng cục Kỹ thuật - Bộ Quốc phòng;
  7. Nguyễn Hoa Thịnh- Trung tướng, Giáo sư, TSKH, Nhà giáo Nhân dân, Giám đốc Học viện Kỹ thuật quân sự (1989-1997), Chủ nhiệm Tổng cục Kỹ thuật - Bộ Quốc phòng (1997 - 2002), Giám đốc Trung tâm Khoa học kĩ thuật và công nghệ quân sự (2002-2007), Chủ tịch Hội Cơ học Việt Nam;
  8. Nguyễn Đức Luyện: Trung tướng, Phó giáo sư, Tiến sĩ, Nhà giáo Nhân dân, Giám đốc Học viện Kỹ thuật quân sự (1997-2007)
  9. Phạm Thế Long: Trung tướng, Giáo sư, TSKH, Giám đốc Học viện Kỹ thuật quân sự (từ 2007 đến nay); nguyên Chủ tịch, nguyên Tổng thư ký Hội toán học Việt Nam.

Các giảng viên và cựu sinh viên nổi tiếng

Các giảng viên

  • Lê Văn Chiểu- Thiếu tướng, Phó giáo sư - nguyên giảng viên, nguyên Phó hiệu trưởng, cựu sinh viên khóa 1951-1957 Đại học Tổng hợp Kỹ thuật Moskva mang tên Bauman, người Việt Nam đầu tiên sang Liên bang Nga học về chế tạo vũ khí, Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ;
  • Đoàn Mạnh Giao- Đại tá, Kỹ sư, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, nguyên giảng viên;
  • Vũ Quốc Hùng- Đại tá, Tiến sĩ, Ủy viên Ban Chấp hành trung ương Đảng khóa IX, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra trung ương Đảng, nguyên giảng viên, bí thư Đảng ủy Khoa;
  • Lê Quang Tiến: nguyên Phó Chủ tịch Tập đoàn FPT, nguyên giảng viên Vật lý;
  • Nguyễn Xuân Liêu: Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Khoáng sản và Luyện kim Việt Nam (MIREX), nguyên giảng viên bộ môn Toán;
  • Nguyễn Quỳ: Giáo sư, Tiến sĩ hóa học- nguyên giảng viên, Giám đốc Học viện KTQS
  • Hà Huy Cương- Đại tá, Giáo sư, TSKH - nguyên giảng viên cao cấp, nguyên Chủ nhiệm khoa Công trình quân sự (nay là Viện Kỹ thuật CTĐB), giải thưởng Hồ Chí Minh năm 2012 [2];
  • Nguyễn Văn Hợi- Đại tá, Giáo sư, TSKH Cơ học kết cấu, nguyên Chủ nhiệm khoa Công trình quân sự(nay là Viện Kỹ thuật CTĐB), giải thưởng Hồ Chí Minh năm 2012;
  • Nguyễn Hoa Thịnh: Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Sức bền vật liệu, nguyên giảng viên Khoa Cơ bản, nguyên Giám đốc Học viện KTQS
  • Phan Quốc Khánh: Đại tá, Giáo sư, TSKH Toán học, nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Quốc tế ĐHQG-HCM (2004-2007), nguyên giảng viên, chủ nhiệm bộ môn Toán- Học viện KTQS (1968-1993);
  • Nguyễn Đức Cương: Đại tá, Giáo sư, TSKH Khí động học hàng không, nguyên giảng viên (1973-1978), Chủ tịch Hội Hàng không - Vũ trụ Việt Nam (Vietnam Aerospace Association -VASA), Phó Chủ tịch Hội Cơ- điện tử Việt Nam;
  • Nguyễn Viễn Thọ- Đại tá, Giáo sư, TSKH Vật lý, Giám đốc Đại học Huế (1997 - 2006), nguyên giảng viên, phó chủ nhiệm khoa Hóa Lý kỹ thuật;
  • Nguyễn Xuân Anh- Đại tá, Giáo sư, Tiến sĩ kỹ thuật, giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ năm 2005, nguyên giảng viên, chủ nhiệm khoa Vũ khí;
  • Phan Nguyên Di - Giáo sư, Tiến sĩ Cơ học lý thuyết - nguyên giảng viên cao cấp Khoa Cơ khí;
  • Hoàng Xuân Lượng - Giáo sư, Tiến sĩ Sức bền vật liệu, NGND - nguyên giảng viên cao cấp, nguyên Phó Chủ nhiệm khoa Cơ khí;
  • Phạm Thế Long- Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Toán-Tin học - giảng viên Khoa Công nghệ Thông tin, Giám đốc Học viện KTQS
  • Đỗ Như Tráng - Giáo sư, Tiến sĩ Công trình ngầm - giảng viên Viện Kỹ thuật Công trình đặc biệt;
  • Vũ Đình Lợi - Giáo sư, Tiến sĩ Công trình ngầm - giảng viên Viện Kỹ thuật Công trình đặc biệt;
  • Phạm Cao Thăng - Giáo sư, Tiến sĩ Cầu đường - giảng viên Viện Kỹ thuật Công trình đặc biệt;
  • Đào Văn Hiệp - Giáo sư, Tiến sĩ Cơ khí - giảng viên Khoa Hàng không vũ trụ;
  • Nguyễn Công Định - Giáo sư, TSKH Tự động hóa - giảng viên Khoa Kỹ thuật Điều khiển, Phó Giám đốc Học viện;
  • Vũ Đức Lập - Giáo sư, Tiến sĩ Cơ khí động lực - giảng viên Khoa Động lực.

Cựu sinh viên tiêu biểu

  • Nghiêm Sỹ Chúng: Thiếu tướng, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Kỹ thuật (Học viên K1);
  • Nguyễn Minh Đức: Thiếu tướng, nguyên Cục trưởng Cục Quân Khí, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Kỹ Thuật;
  • Nguyễn Ngọc Chương: Thiếu tướng, Phó giáo sư, Tiến sĩ, nguyên Phó Chủ nhiệm Tổng cục CNQP, Phó Chủ tịch Tổng hội Cơ khí Việt Nam(cựu học viên K1);
  • Nguyễn Chiến: Trung tướng, Tiến sĩ, nguyên Trưởng ban Cơ yếu Chính phủ, (cựu học viên K1);
  • Trương Quang Khánh: Thượng tướng, Uỷ viên Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng (cựu học viên K6);
  • Lê Đình Hùng: Thiếu tướng, Hiệu trưởng Trường Sĩ quan Thông tin (cựu học viên K6);
  • Nguyễn Châu Thanh: Trung tướng, Chủ nhiệm Tổng cục Kỹ thuật- Bộ Quốc phòng (cựu học viên K10);
  • Hoàng Minh Châu: Phó chủ tịch Tập đoàn FPT (cựu học viên K10);
  • Lê Mạnh Hà: Phó Chủ tịch UBND thành phố Hồ Chí Minh (cựu học viên K11);
  • Nguyễn Chí Vịnh; Thượng tướng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng
  • Phạm Ngọc Hùng: Trung tướng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục 2- Bộ Quốc phòng (cựu học viên K13);
  • Khuất Việt Dũng: thiếu tướng, Phó chủ nhiệm Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng Việt Nam (cựu học viên K10);
  • Ngô Văn Sơn: Trung tướng, Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin/BQP, nguyên Tư lệnh Binh chủng Thông tin liên lạc;
  • Lê Quý Đạm: Thiếu tướng, nguyên Cục trưởng Cục Quân khí, Phó Tư lệnh Quân khu 9 (cựu học viên K7);
  • Đỗ Cao Bảo: Ủy viên Hội đồng quản trị Tập đoàn FPT(cựu học viên K14 chuyên ngành Toán điều khiển);
  • Trương Quang Nghĩa: Ủy viên Trung ương Đảng CSVN khóa XII, Bí thư Tỉnh ủy Sơn La, nguyên Tổng giám đốc Tổng công ty Vinaconex (cựu học viên K15 chuyên ngành Công trình quân sự);
  • Hoàng Kiền: Thiếu tướng, nguyên Tư lệnh Binh chủng Công binh, Giám đốc Ban quản lý dự án đường tuần tra biên giới (cựu học viên K11 chuyên ngành Cônng trình quân sự);
  • Nguyễn Bình- Giáo sư, Tiến sĩ, nguyên Trưởng khoa Điện tử- Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
  • Viện sĩ Trịnh Quốc Khánh- Thiếu tướng, nguyên Tổng giám đốc Trung tâm Nhiệt đới Việt-Nga
  • Vũ Thanh Hải- Thiếu tướng, Phó giám đốc Học viện Kỹ thuật Quân sự
  • Phạm Đình Vi- Thiếu tướng, Phó Cục trưởng Cục Nhà trường- BTTM
  • Lê Nam Thắng- Thứ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông
  • Nguyễn Thiện Nhân: Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nguyên Phó thủ tướng, GS.TS;
  • Phùng Thế Quảng, Thiếu tướng, Phó Tư lệnh Quân khu 7;
  • Đoàn Nhật Tiến, Thiếu tướng, Giám đốc Viện Khoa học và Công nghệ quân sự;
  • Vũ Chiến Thắng, Thiếu tướng, Cục trưởng Cục đối ngoại- Bộ Quốc phòng;
  • Trần Việt Thanh: Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ,...
  • Nguyễn Văn Hưng, Đại tá, Hiệu trưởng Trường đại học Trần Đại Nghĩa(cựu học viên K12);
  • Hoàng Anh Xuân, Trung tướng, Tổng giám đốc Vietel;
  • Nguyễn Mạnh Hùng: Thiếu tướng, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Viễn thông Viettel;
  • Tống Viết Trung- Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Viettel
  • Nguyễn Đình Chiến- Giám đốc Viện nghiên cứu và phát triển Viettel

Địa chỉ

  • Trụ sở: 236, Hoàng Quốc Việt, Quận Cầu Giấy, Hà Nội, 7 ha; điện thoại: (+ 84) (4) 37544949; (069) 515 226; (069) 515.205.
  • Cơ sở 2: ở 71 Cộng Hòa- Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh; điện thoại: 069 662 644
  • Các chi nhánh khác:
    • Khu 125, Phường Liên Bảo, Thành phố Vĩnh Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc, 10 ha.
    • Khu 361, Hoàng Quốc Việt, Quận Cầu Giấy, Hà Nội, 3ha.
    • Khu 212, Tân Xuân, Xuân Đỉnh, Từ Liêm, Hà Nội, 2ha.
    • Khu Công nghệ cao Hòa Lạc, 23ha.
    • Khu Xuân Phương, Từ Liêm, Hà Nội, 6ha: Ký túc xá hiện đại 15 tầng cho sinh viên; Trung tâm Công nghệ; Trung tâm dạy nghề lái xe.

Xem thêm

Chú thích

Liên kết ngoài