Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Sấm ký Nguyễn Bỉnh Khiêm”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n đã thêm Thể loại:Huyền bí dùng HotCat
Dòng 454: Dòng 454:


[[Thể loại:Dân gian Việt Nam]]
[[Thể loại:Dân gian Việt Nam]]
[[Thể loại:Huyền bí]]

Phiên bản lúc 01:55, ngày 23 tháng 10 năm 2013

Sấm ký Nguyễn Bỉnh Khiêm, còn gọi là Sấm Trạng Trình là những lời tiên tri của Nguyễn Bỉnh Khiêm về các biến cố chính của dân tộc Việt trong khoảng 500 năm (từ năm 1509 đến khoảng năm 2019). Đây là những dự báo thiên tài, hợp lý, tùy thời, tự cường, hướng thiện và lạc quan theo lẽ tự nhiên “thuận thời thì an nhàn, trái thời thì vất vả”. “Trạng Trình đã nắm được huyền cơ của tạo hóa” (lời Nguyễn Thiếp – danh sĩ thời Lê mạt). “An Nam lý học hữu Trình Tuyền” (lời Chu Xán- sứ giả của triều Thanh). Sấm ký, giai thoại và giải đoán chứa đựng nhiều thú vị về một trí tuệ bậc Thầy kỳ tài muôn thuở, nặng lòng yêu nước thương dân và sâu sắc hiếm thấy.

Sấm ký bản A

Sấm ký ở bản A có 262 câu, gồm 14 câu “cảm đề” và 248 câu “sấm ký”. Đây là bản trích ở bộ “Thành ngữ, điển tích, danh nhân từ điển” (tập 2) của Trịnh Văn Thanh – Sài Gòn – 1966.

SẤM KÝ

Nguyễn Bỉnh Khiêm

Cảm đề

1- Thanh nhàn vô sự là tiên

Năm hồ phong nguyệt ruổi thuyền buông chơi

Cơ tạo hoá

Phép đổi dời

Đầu non mây khói tỏa

Mặt nước cánh buồm trôi

Hươu Tần mặc kệ ai xua đuổi

Lầu Hán trăng lên ngẫm mệnh trời

Tuổi già thua kém bạn

Văn chương gửi lại đời

Dở hay nên tự lòng người cả

Nghiên bút soi hoa chép mấy lời

Bí truyền cho con cháu

Dành hậu thế xem chơi.

Sấm ký

15- Nước Nam từ họ Hồng Bàng

Biển dâu cuộc thế, giang sơn đổi dời

Từ Đinh, Lê, Lý, Trần thuở trước

Đã bao lần ngôi nước đổi thay

Núi sông thiên định đặt bày

Đồ thư một quyển xem nay mới rành

21- Hoà đao mộc lạc,

Thập bát tử thành.

Đông A xuất nhập

Dị mộc tái sinh.

25- Chấn cung xuất nhật

Đoài cung vẫn tinh.

Phụ nguyên trì thống,

Phế đế vi đinh.

29- Thập niên dư chiến,

Thiên hạ cửu bình.

Lời thần trước đã ứng linh,

Hậu lai phải đoán cho minh mới tường.

33- Hoà đao mộc hồi dương sống lại

Bắc Nam thời thế đại nhiễu nhương.

Hà thời biện lại vi vương,

Thử thời Bắc tận Nam trường xuất bôn.

37- Lê tồn, Trịnh tại,

Lê bại, Trịnh vong.

Bao giờ ngựa đá sang sông,

Thì dân Vĩnh Lại quận công cả làng.

43- Chim bằng cất cánh về đâu?

Chết tại trên đầu hai chữ quận công.

Bao giờ trúc mọc qua sông,

Mặt trời sẽ lại đỏ hồng non Tây.

47- Đoài cung một sớm đổi thay,

Chấn cung sao cũng sa ngay chẳng còn.

Đầu cha lộn xuống chân con,

Mười bốn năm tròn hết số thời thôi.

51- Phụ nguyên chính thống hẳn hoi,

Tin dê lại phải mắc mồi đàn dê.

Dục lòng chim chích u mê,

Thập trên tứ dưới nhất đè chữ tâm.

55- Để loại quỷ bạch Nam xâm,

Làm cho trăm họ khổ trầm lưu ly

Ngai vàng gặp buổi khuynh nguy

Gia đình một ở ba đi dần dần.

Cho hay những gã công hầu,

Giàu sang biết gửi nơi đâu chuyến này.

61- Kìa kìa gió thổi lá rung cây

Rung Bắc, rung Nam, Đông tới Tây

Tan tác kiến kiều an đất nước

Xác xơ cổ thụ sạch am mây.

65- Lâm giang nổi sóng mù thao cát,

Hưng địa tràn dâng hóa nước đầy.

Một ngựa một yên ai sùng bái?

Nhắn con nhà vĩnh bảo cho hay.

69- Tiền ma bạc quỷ trao tay

Đồ, Môn, Nghệ, Thái dẫy đầy can qua,

Giữa năm hai bảy mười ba,

Lửa đâu mà đốt tám gà trên mây.

73- Rồng nằm bể cạn dễ ai hay,

Rắn mới hai đầu khó chịu thay,

Ngựa đã gác yên không người cưỡi

Dê không ăn lộc ngoảnh về Tây.

77- Khỉ nọ ôm con ngồi khóc mếu

Gà kia vỗ cánh chập chùng bay

Chó nọ vẫy đuôi mừng thánh chúa

Ăn no ủn ỉn lợn kêu ngày.

81- Nói cho hay khảm cung ong dậy,

Chí anh hùng biết đấy mới ngoan.

Chữ rằng lục, thất nguyệt gian

Ai mà giữ được mới nên anh tài.

85- Ra tay điều độ hộ mai Bấy giờ mới rõ là người an dân Lọ là phải nhọc kéo quân, Thấy nhân ai chẳng mến nhân tìm về.

89- Phá điền than đến đàn dê Hễ mà chuột rúc thì dê về chuồng Dê đi dê lại tuồn luồn Đàn đi nó cũng một môn phù trì

93- Thương những kẻ nam nhi chí cả Chớ vội sang tất tả chạy rong Học cho biết chữ cát hung Biết phương hướng đứng chớ đừng lầm chi Hễ trời sinh xuống phải thì Bất kỳ nhi ngộ tưởng gì đợi mong.

99- Kìa những kẻ vội lòng phú quý Xem trong mình một tí đều không Ví dù có gặp ngư ông Lưới dăng đâu dễ nên công mà hòng.

103- Khuyên những đấng thời trung quân tử Lòng trung nghi nên giữ cho mình Âm dương cơ ngẫu hộ sinh Thái Nhâm, Thái Ất trong mình cho hay. Chớ vật vờ quen loài ong kiến Hư vô bàn miệng tiếng nói không.

109- Ô hô thế sự tự bình bồng Nam Bắc hà thời thiết lộ thông Hồ ẩn sơn trung mao tận bạch Kình ngư hải ngoại huyết lưu hồng.

113- Kê minh ngọc thụ thiên khuynh bắc Ngưu xuất lam điền nhật chính đông Nhược đãi ưng lai sư tử thượng Tứ phương thiên hạ thái bình phong.

117- Ngỡ may gặp hội mây rồng Công danh rạng rỡ chép trong vân đài Nước Nam thường có thánh tài Sơn hà đặt vững ai hay tỏ tường?

121- So mấy lề để tàng kim quỹ Kể sau này ngu bỉ được coi Đôi phen đất lở, cát bồi Đó đây ong kiến, dậy trời quỷ ma

125- Ba con đổi lấy một cha Làm cho thiên hạ xót xa vì tiền Mão Thìn Tí Ngọ bất yên Đợi tam tứ ngũ lai niên cùng gần.

129- Hoành Sơn nhất đái Vạn đại dung thân Đến thời thiên hạ vô quân Làm vua chẳng dễ, làm dân chẳng lành.

133- Gà kêu cho khỉ dậy nhanh Phụ nguyên số đã rành rành cáo chung Thiên sinh hữu nhất anh hùng Cứu dân độ thế trừ hung diệt tà.

137- Thái Nguyên cận Bắc đường xa Ai mà tìm thấy mới là thần minh Uy nghi dung mạo khác hình Thác cư một góc kim tinh non đoài

141- Cùng nhau khuya sớm chăn nuôi Chờ cơ mới sẽ ra đời cứu dân Binh thư mấy quyển kinh luân Thiên văn địa lý, nhân dân phép màu

145- Xem ý trời ngõ hầu khải thánh Dốc sinh ra điều đỉnh hộ mai Song thiên nhật nguyệt sáng soi Thánh nhân chẳng biết thì coi như tường

149- Thông minh kim cổ khác thường Thuấn Nghiêu là trí, Cao Quang là tài Đấng hiên ngang nào ai biết trước Tài lược thao uyên bác vũ văn Ai còn khoe trí khoe năng Cấm kia bắt nọ hung hăng với người.

155- Chưa từng thấy nay đời sự lạ Chốc lại mòng gá vạ cho dân Muốn bình sao chẳng lấy nhân Muốn yên sao lại bắt dân ghê mình?

159- Đã ngu dại Hoàn, Linh đời Hán Lại đua nhau quần thán đồ lê Chức này quyền nọ say mê Làm cho thiên hạ khôn bề tựa nương Kẻ thì phải thuở hung hoang Kẻ thì bận của bổng toan, khốn mình

165- Cửu cửu càn khôn dĩ định Thanh minh thời tiết hoa tàn Trực đáo dương đầu mã vĩ Hồ binh bát vạn nhập Tràng An

169- Nực cười những kẻ bàng quang Cờ tam lại muốn toan đường chống xe Lại còn áo mũ xun xoe Còn ra xe ngựa màu mè khoe khoang.

173- Ghê thay thau lẫn với vàng Vàng kia thử lửa càng cao giá vàng Thánh ra tuyết tán mây tan Bây giờ mới sáng rõ ràng nơi nơi.

177- Can qua, việc nước bời bời Trên thuận ý trời, dưới đẹp lòng dân Oai phong khấp quỷ kinh thần Nhân nghĩa xa gần bách tính ngợi ca

181- Rừng xanh, núi đỏ bao la Đông tàn, Tây bại sang gà mới yên Sửu Dần thiên hạ đảo điên Ngày nay thiên số vận niên rành rành.

185- Long vĩ xà đầu khởi chiến tranh Can qua xứ xứ khổ đao binh Mã đề dương cước anh hùng tận Thân dậu niên lai kiến thái bình

189- Sự đời tính đã phân minh Thanh nhàn mới kểchyện mình trước sau Đầu thu gà gáy xôn xao Mặt Trăng xưa sáng tỏ vào Thăng Long.

193- Chó kêu ầm ỉ mùa đông Cha con Nguyễn lại bế bồng nhau đi Lợn kêu tình thế lâm nguy Quỷ vương chết giữa đường đi trên giời

197- Chuột sa chỉnh gạo nằm chơi Trâu cày ngốc lại chào đời bước ra Hùm gầm khắp nẽo gần xa Mèo kêu rợn tiếng, quỷ ma tơi bời.

201- Rồng bay năm vẻ sáng ngời Rắn qua sửa soạn hết đời sa tăng Ngựa hồng quỷ mới nhăn răng Cha con dòng họ thầy tăng hết thời

205- Chín con rồng lộn khắp nơi Nhện giăng lưới gạch dại thời mắc mưu Lời truyền để lại bấy nhiêu Phương đoài giặc đã đến chiều bại vong Hậu sinh thuộc lấy làm lòng Đến khi ngộ biến đường trong giữ mình.

211- Đầu can Võ tướng ra binh Ắt là trăm họ thái bình âu ca Thần Kinh Thái Ất suy ra Để dành con cháu đem ra nghiệm bàn

215- Ngày thường xem thấy quyển vàng Của riêng bảo ngọc để tàng xem chơi Bởi Thái Ất thấy lạ đời Ấy thuở sấm trời vô giá thập phân

219- Kể từ đời Lạc Long Quân Đắp đổi xoay vần đến lục thất gian Mỗi đời có một tôi ngoan Giúp chung nhà nước dân an thái bình

223- Phú quý hồng trần mộng Bần cùng bạch phát sinh Hoa thôn đa khuyển phệ Mục giã giục nhân canh Bắc hữu Kim thành tráng Nam hữu Ngọc bích thành Phân phân tùng bách khởi Nhiễu nhiễu xuất đông chinh Bảo giang thiên tử xuất Bất chiến tự nhiên thành

233- Rồi ra mới biết thánh minh Mừng đời được lúc hiển vinh reo hò Nhị Hà một dải quanh co Chính thực chốn ấy đế đô hoàng bào Khắp hoà thiên hạ nao nao Cá gặp mưa rào có thích cùng chăng?

239- Nói đến độ thầy tăng mở nước Đám quỷ kia xuôi ngược đến đâu Bấy lâu những cậy phép màu Bây giờ phép ấy để lâu không hào

243- Cũng có kẻ non trèo biển lội Lánh mình vào ở nội Ngô Tề Có thầy Nhân Thập đi về Tả hữu phù trì, cây cỏ thành binh

247- Những người phụ giúp thánh minh Quân tiên xướng nghĩa chẳng tàn hại ai Phùng thời nay hội thái lai Can qua chiến trận để người thưởng công

251- Trẻ già được biết sự lòng Ghi làm một bản để hòng giở xem Đời này những thánh cùng tiên Sinh những người hiền trị nước an dân

255- Này những lúc thánh nhân chưa lại Chó còn nằm đầu khải cuối thu Khuyên ai sớm biết khuông phù Giúp cho thiên hạ Đường, Ngu ngỏ hầu.

259- Cơ tạo hoá phép mầu khôn tỏ, Cuộc tàn rồi mới tỏ thấp cao. Thấy sấm từ đây chép vào Một mảy tơ hào chẳng dám sai ngoa.

Những bản Sấm ký khác

Ngoài bản A còn có ít nhất ba dị bản về sấm Trạng Trình. Tài liệu liên quan hiện có 20 văn bản, trong đó 7 bản là tiếng Hán Nôm lưu tại Thư viện Khoa học Xã hội (trước đây là Viện Viễn Đông Bác Cổ) và Thư viện Quốc gia Hà Nội và 13 tựa sách quốc ngữ về sấm Trạng Trình xuất bản từ năm 1948 đến nay. Bản tiếng quốc ngữ phát hiện sớm nhất có lẽ là Bạch Vân Am thi văn tập in trong Quốc Học Tùng Thư năm 1930 mà hiện nay vẫn chưa tìm được.

Giai thoại Sấm Trạng Trình

Sấm ký gắn với những giai thoại và sự thật lịch sử. Nhiều nội dung trong sấm ký hiện đã được giải mã, chứng minh tính đúng đắn của những quy luật- dự đoán học trong Kinh DịchThái Ất thần kinh. Đến nay đã có 36 giai thoại và sự thật lịch sử về Sấm Trạng Trình đã được giải mã.

Cảm nhận Sấm Trạng Trình

Trước Nguyễn Bỉnh Khiêm, vua Phật Trần Nhân Tông (1258- 1308) là người rất coi trọng phép biến Dịch. Người đã viết trong “Cư trần lạc đạo”:“Kinh Dịch xem chơi, yêu tính sáng yêu hơn châu báu. Sách Nhàn đọc giấu, trọng lòng rồi trọng nữa hoàng kim”. Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm với “Thái Ất thần kinh”,“Sấm ký”,“Bạch Vân Am thi văn tập”, “huyền thoại và di tích lịch sử” đã lưu lại cho dân tộc Việt Nam và nhân loại một tài sản văn hoá vô giá.

Sau Nguyễn Bỉnh KhiêmLê Quý Đôn với Thái Ất dị giản lục, Phan Bội Châu với sự diễn giải phép thời biến trong Kinh Dịch, Hồ Chí Minh với sự vận dụng và kết hợp nhuần nhuyễn giữa tinh hoa văn hóa truyền thống phương Đông với tinh hoa văn hóa Thế giới để giải quyết những vấn đề thực tiễn cấp bách của cách mạng Việt Nam.

Liên kết ngoài