Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Phương diện quân Karelia”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Chú thích: clean up, replaced: <references/> → {{tham khảo}}
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
n replaced: {{tham khảo}} → {{tham khảo|2}} using AWB
Dòng 29: Dòng 29:
}}
}}


'''Phương diện quân Karelia''' ([[tiếng Nga]]: ''Карельский фронт'') là một tổ chức tác chiến chiến lược của [[Hồng Quân|Hồng quân Liên Xô]] trong [[Chiến tranh thế giới thứ hai|Chiến tranh thế giới II]].
'''Phương diện quân Karelia''' ([[tiếng Nga]]: ''Карельский фронт'') là một tổ chức tác chiến chiến lược của [[Hồng Quân|Hồng quân Liên Xô]] trong [[Chiến tranh thế giới thứ hai|Chiến tranh thế giới II]].


==Lịch sử==
==Lịch sử==
Dòng 284: Dòng 284:
==Chú thích==
==Chú thích==
{{tham khảo}}
{{tham khảo|2}}


==Tham khảo==
==Tham khảo==

Phiên bản lúc 10:15, ngày 30 tháng 10 năm 2013

Phương diện quân Karelia
Hoạt động1 tháng 9 năm 1941
15 tháng 11 năm 1944
Quốc gia Liên Xô
Phục vụHồng quân Liên Xô
Chức năngTổ chức tác chiến chiến lược
Quy môPhương diện quân
Tham chiếnTrận Leningrad
Các tư lệnh
Chỉ huy
nổi tiếng
Valerian Frolov
Kirill Meretskov

Phương diện quân Karelia (tiếng Nga: Карельский фронт) là một tổ chức tác chiến chiến lược của Hồng quân Liên Xô trong Chiến tranh thế giới II.

Lịch sử

Phương diện quân Karelia được thành lập ngày 1 tháng 9 năm 1941 dựa trên chỉ lệnh của Bộ tổng tư lệnh tối cao Liên Xô (STAVKA) ra ngày 23 tháng 8 năm 1941, về việc chia Phương diện quân Bắc thành Phương diện quân Karelia và Phương diện quân Leningrad. Biên chế của phương diện quân Karelia gồm các tập đoàn quân 7, 14, các đơn vị độc lập chiến đấu ở vùng cực và Karelia. Ngoài ra còn được phối thuộc Hạm đội Biển Bắc. Tháng 9 năm 1941, tập đoàn quân 7 không còn nằm trong biên chế của phương diện quân và trực thuộc STAVKA. Các trận phòng thủ của phương diện quân được tiến hành từ vùng Bắc Cực và Karelia của Liên Xô tới bờ phía bắc của hồ Ladoga. Đến cuối năm 1941, phương diện quân Karelia đã chặn được bước tiến của quân Đức và ổn định được chiến tuyến.[1]

Bắt đầu năm 1942, phương diện quân thực hiện các chiến dịch tấn công và phòng thủ, kết quả là đã phá vỡ được kế hoạch tiến quân của quân Đức tại phía bắc. Giữa năm 1942, các tập đoàn quân 19, 26, 32 được thành lập từ các đơn vị của phương diện quân. Cuối năm 1942, không quân của phương diện quân hợp nhất thành tập đoàn quân không quân 7. Tháng 2 năm 1944, tập đoàn quân hợp thành 7 được đưa trở lại biên chế của phương diện quân. Trong các chiến dịch phản công vào tháng 6-9 năm 1944, các đơn vị của phương diện quân đã giải phóng Karelia, vùng Bắc Cực của Liên Xô, khôi phục lại biên giới với Phần LanNa Uy.[1]

Phương diện quân giải thể vào ngày 15 tháng 11 năm 1944 theo chỉ lệnh của STAVKA ra ngày 7 tháng 11 năm 1944. Bộ chỉ huy và các đơn vị rút về làm lực lượng dự bị của STAVKA. Tháng 4 năm 1945, các đơn vị được chuyển đến vùng Viễn Đông và thành lập Phương diện quân Viễn đông 1.[1]

Bộ chỉ huy

Thành phần biên chế

1 tháng 10 năm 1941

  • Tập đoàn quân:
    • Tập đoàn quân 14
    • Lực lượng tác chiến đặc biệt Кемская
  • Các đơn vị đã tham gia vào đội hình phương diện quân:
    • Pháo binh:
      • Lữ đoàn phòng không khu vực Petrozavodsk
    • Không quân:
      • Sư đoàn không quân hỗn hợp 55
    • Công binh:
      • Tiểu đoàn kỹ thuật đặc chủng 19

1 tháng 1 năm 1942

  • Tập đoàn quân:
    • Tập đoàn quân 14
    • Lực lượng tác chiến đặc biệt Кемская
    • Lực lượng tác chiến đặc biệt Maselskaya
    • Lực lượng tác chiến đặc biệt Medvezhegorskaya
  • Các đơn vị đã tham gia vào đội hình phương diện quân:
    • Bộ binh, đổ bộ đường không và kỵ binh:
      • Sư đoàn bộ binh 37, 263
      • Lữ đoàn hải quân đánh bộ 65, 66
    • Pháo binh:
      • Tiểu đoàn súng cối độc lập 15, 16
      • Tiểu đoàn pháo phòng không độc lập 15, 32
    • Không quân:
      • Sư đoàn không quân hỗn hợp 103
      • Đại đội không quân trinh sát 118
    • Công binh:
      • Tiểu đoàn kỹ thuật đặc chủng 19

1 tháng 4 năm 1942

  • Tập đoàn quân:
    • Tập đoàn quân 14, 32
    • Lực lượng tác chiến đặc biệt Кемская
  • Các đơn vị đã tham gia vào đội hình phương diện quân:
    • Bộ binh, đổ bộ đường không và kỵ binh:
      • Sư đoàn bộ binh 367
      • Lữ đoàn hải quân đánh bộ 80, 85
    • Pháo binh:
      • Tiểu đoàn súng cối độc lập 15, 16
      • Tiểu đoàn pháo phòng không độc lập 15, 32, 261, 298
    • Cơ giới hóa:
      • Tiểu đoàn nhảy dù trượt tuyết độc lập 3
    • Không quân:
      • Trung đoàn không quân ném bom tầm gần 608
    • Công binh:
      • Lữ đoàn xung kích 1
      • Tiểu đoàn kỹ thuật đặc chủng 19, 90
      • Tiểu đoàn xung kích độc lập 1216

1 tháng 7 năm 1942

  • Tập đoàn quân:
    • Tập đoàn quân 14, 19, 26, 32
  • Các đơn vị đã tham gia vào đội hình phương diện quân:
    • Bộ binh, đổ bộ đường không và kỵ binh:
      • Sư đoàn bộ binh 152, 186
      • Lữ đoàn bộ binh 3
    • Pháo binh:
      • Tiểu đoàn pháo phòng không độc lập 32, 446
    • Cơ giới hóa:
      • Sư đoàn xe lửa bọc thép độc lập 27, 47
    • Không quân:
      • Trung đoàn không quân ném bom 80, 137, 608, 679
      • Đại đội không quân trinh sát 118
      • Trung đoàn không quân tiêm kích 839 (на укомплектовании и обучении)
      • Trung đoàn không quân tiêm kích 841 (на укомплектовании и обучении)
    • Công binh:
      • Lữ đoàn công binh đặc biệt 1
      • Tiểu đoàn kỹ thuật đặc chủng 19, 27

1 tháng 10 năm 1942

  • Tập đoàn quân:
    • Tập đoàn quân 14, 19, 26, 32
  • Các đơn vị đã tham gia vào đội hình phương diện quân:
    • Bộ binh, đổ bộ đường không và kỵ binh:
      • Lữ đoàn trượt tuyết 32
    • Pháo binh:
      • Tiểu đoàn pháo phòng không độc lập 32, 446
    • Cơ giới hóa:
      • Sư đoàn xe lửa bọc thép độc lập 27, 47
    • Không quân:
      • Trung đoàn không quân ném bom hạng nhẹ 679, 968
      • Trung đoàn không quân tiêm kích 839
      • Đại đội không quân trinh sát 42, 118
    • Công binh:
      • Lữ đoàn công binh đặc biệt 1
      • Tiểu đoàn dò phá mìn cận vệ 6, 10
      • Tiểu đoàn kỹ thuật đặc chủng 19, 27

1 tháng 1 năm 1943

  • Tập đoàn quân:
    • Tập đoàn quân 14, 19, 26, 32
    • Tập đoàn quân không quân 7
  • Các đơn vị đã tham gia vào đội hình phương diện quân:
    • Bộ binh, đổ bộ đường không và kỵ binh:
      • Lữ đoàn trượt tuyết 32
      • Tiểu đoàn 2 (từ Lữ đoàn hải quân đánh bộ 80)
    • Pháo binh:
      • Tiểu đoàn pháo phòng không độc lập 32, 446
    • Cơ giới hóa:
      • Đại đội xe tăng KV (từ Tiểu đoàn xe tăng độc lập 376)
      • Tiểu đoàn nhảy dù trượt tuyết độc lập 28
      • Sư đoàn xe lửa bọc thép độc lập 27, 47
    • Công binh:
      • Lữ đoàn công binh đặc biệt 1
      • Tiểu đoàn dò phá mìn cận vệ 6
      • Tiểu đoàn kỹ thuật đặc chủng 19, 27

1 tháng 4 năm 1943

  • Tập đoàn quân:
    • Tập đoàn quân 14, 19, 26, 32
    • Tập đoàn quân không quân 7
  • Các đơn vị đã tham gia vào đội hình phương diện quân:
    • Bộ binh, đổ bộ đường không và kỵ binh:
      • Lữ đoàn trượt tuyết 32
    • Pháo binh:
      • Tiểu đoàn pháo phòng không độc lập 32
    • Cơ giới hóa:
      • Đại đội xe tăng KV (từ Tiểu đoàn xe tăng độc lập 376)
      • Tiểu đoàn nhảy dù trượt tuyết độc lập 28
      • Sư đoàn xe lửa bọc thép độc lập 27, 47
    • Công binh:
      • Lữ đoàn công binh đặc biệt 1
      • Tiểu đoàn dò phá mìn cận vệ 6
      • Tiểu đoàn dò phá mìn độc lập 733

1 tháng 7 năm 1943

  • Tập đoàn quân:
    • Tập đoàn quân 14, 19, 26, 32
    • Tập đoàn quân không quân 7
  • Các đơn vị đã tham gia vào đội hình phương diện quân:
    • Pháo binh:
      • Tiểu đoàn pháo phòng không độc lập 32
    • Cơ giới hóa:
      • Đại đội xe tăng KV (từ Tiểu đoàn xe tăng độc lập 376)
      • Tiểu đoàn nhảy dù trượt tuyết độc lập 28
      • Sư đoàn xe lửa bọc thép độc lập 27
    • Công binh:
      • Lữ đoàn công binh đặc biệt 1
      • Tiểu đoàn dò phá mìn cận vệ 6
      • Tiểu đoàn dò phá mìn độc lập 733

1 tháng 10 năm 1943

  • Tập đoàn quân:
    • Tập đoàn quân 14, 19, 26, 32
    • Tập đoàn quân không quân 7
  • Các đơn vị đã tham gia vào đội hình phương diện quân:
    • Pháo binh:
      • Tiểu đoàn pháo phòng không độc lập 32, 298
    • Cơ giới hóa:
      • Đại đội xe tăng KV (từ Tiểu đoàn xe tăng độc lập 376)
      • Tiểu đoàn nhảy dù trượt tuyết độc lập 28
      • Sư đoàn xe lửa bọc thép độc lập 27, 47
    • Công binh:
      • Lữ đoàn công binh đặc biệt 1
      • Tiểu đoàn dò phá mìn cận vệ 6
      • Tiểu đoàn dò phá mìn độc lập 733

1 tháng 1 năm 1944

  • Tập đoàn quân:
    • Tập đoàn quân 14, 19, 26, 32
    • Tập đoàn quân không quân 7
  • Các đơn vị đã tham gia vào đội hình phương diện quân:
    • Pháo binh:
      • Tiểu đoàn pháo phòng không độc lập 32, 298
    • Cơ giới hóa:
      • Sư đoàn xe lửa bọc thép độc lập 27, 47
    • Công binh:
      • Lữ đoàn công binh đặc biệt 1
      • Tiểu đoàn dò phá mìn cận vệ 6
      • Tiểu đoàn dò phá mìn độc lập 733
    • Огнеметные части:
      • Tiểu đoàn súng phun lửa độc lập 6

1 tháng 4 năm 1944

  • Tập đoàn quân:
    • Tập đoàn quân 7, 14, 19, 26, 32
    • Tập đoàn quân không quân 7
  • Các đơn vị đã tham gia vào đội hình phương diện quân:
    • Pháo binh:
      • Tiểu đoàn pháo phòng không độc lập 32, 298
    • Cơ giới hóa:
      • Sư đoàn xe lửa bọc thép độc lập 7, 27, 47
    • Công binh:
      • Tiểu đoàn dò phá mìn cận vệ 6
      • Tiểu đoàn kỹ thuật đặc chủng 40
    • Огнеметные части:
      • 194-я отдельная рота ранцевых огнеметов

1 tháng 7 năm 1944

  • Tập đoàn quân:
    • Tập đoàn quân 7, 14, 19, 26, 32
    • Tập đoàn quân không quân 7
  • Các đơn vị đã tham gia vào đội hình phương diện quân:
    • Pháo binh:
      • Trung đoàn súng cối cận vệ 44
      • Tiểu đoàn pháo phòng không độc lập 32, 298
    • Cơ giới hóa:
      • Sư đoàn xe lửa bọc thép độc lập 7, 27, 47
    • Công binh:
      • Tiểu đoàn kỹ thuật đặc chủng 40

1 tháng 10 năm 1944

  • Tập đoàn quân:
    • Tập đoàn quân 7, 14, 19, 26, 32
    • Tập đoàn quân không quân 7
  • Các đơn vị đã tham gia vào đội hình phương diện quân:
    • Bộ binh, đổ bộ đường không và kỵ binh:
      • Quân đoàn bộ binh 31:
        • Sư đoàn bộ binh 83
    • Pháo binh:
      • Trung đoàn súng cối 280, 298, 566
      • Tiểu đoàn pháo phòng không độc lập 268, 298
    • Cơ giới hóa:
      • Trung đoàn xe tăng độc lập 89
      • Sư đoàn xe lửa bọc thép độc lập 7, 27, 47
    • Không quân:
      • Trung đoàn không quân 5 ГВФ
    • Công binh:
      • Lữ đoàn công binh dò phá minh 1
      • Tiểu đoàn kỹ thuật đặc chủng 40
      • Tiểu đoàn cầu phà 55

Các chiến dịch lớn đã tham gia

Các chiến dịch chiến lược

  • Chiến dịch tấn công chiến lược Vyborg-Petrozavodsk 1944
  • Chiến dịch tấn công chiến lược Kirkenes-Pechenga 1944
  • Chiến dịch phòng thủ chiến lược Bắc Cực và Cộng hòa Karelia 1941

Các chiến dịch của phương diện quân và tập đoàn quân

  • Chiến dịch tấn công Kandalaksha Kestengskaya 1944
  • Chiến dịch phòng thủ Kandalaksha 1941
  • Chiến dịch phòng thủ hướng Kestengskom 1941
  • Chiến dịch phòng thủ Murmansk 1941
  • Chiến dịch phòng thủ hướng Olonets 1941
  • Chiến dịch phòng thủ hướng Petrozavodsk 1941
  • Chiến dịch phòng thủ hướng rugozerskom 1941
  • Chiến dịch phòng thủ hướng Ukhta 1941
  • Chiến dịch tấn công Svir-Petrozavodsk 1944

Chú thích

Tham khảo