Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Ung Văn Khiêm”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
n →‎Chú thích: replaced: {{tham khảo}} → {{tham khảo|2}} using AWB
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 85: Dòng 85:
[[Thể loại:Chủ tịch tỉnh Việt Nam]]
[[Thể loại:Chủ tịch tỉnh Việt Nam]]
[[Thể loại:Bí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu]]
[[Thể loại:Bí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu]]
[[Thể loại:Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam]]
[[Thể loại:Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa II]][[Thể loại:Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa III]]
[[Thể loại:Ban Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam]]
[[Thể loại:Ban Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam]]
[[Thể loại:Huân chương Hồ Chí Minh]]
[[Thể loại:Huân chương Hồ Chí Minh]]

Phiên bản lúc 07:42, ngày 20 tháng 12 năm 2013

Ung Văn Khiêm (hoặc Uông Văn Khiêm) (1910-1991) là một nhà cách mạng và chính trị gia người Việt Nam. Ông từng giữ các chức vụ cao cấp như trong chính phủ Việt Nam Dân chủ Công hòa như Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam từ tháng 2 năm 1961 đến tháng 4 năm 1963, sau đó làm Bộ trưởng Bộ Nội vụ Việt Nam đến năm 1971. Trong thời gian đảm nhận chức vụ này, ông là Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam.

Thân thế

Ông còn có tên khác là Nhường, Huân, sinh ngày 13 tháng 2 năm năm 1910, tại làng Tân Đức (xã Tân Mỹ), huyện Chợ Mới, Long Xuyên (ngày nay là tỉnh An Giang). Ông nội là Ung Văn Tre, bà con trong vùng gọi là ông Chủ Tre, người đầu tiên đến đây chống thú dữ, khai phá vùng đất hoang vu này trở thành vùng cù lao trù phú, xinh tươi, từng được mệnh danh là “Đệ nhất Cù lao”. Thân phụ ông là ông Ung Văn Quản, từng theo Trương Định kháng Pháp.

Học tập

Do ảnh hưởng của thân phụ, từ nhỏ, ông đã được giáo huấn về lòng yêu nước. Học xong trường làng, ông thi vào Trường Collège de Can Tho (nay là trường THPT Châu Văn Liêm) và là một trong hai học sinh đậu cao được cấp học bổng (người còn lại là Trần Văn Thạnh). Tuy nhiên, do thường xuyên tham gia các phong trào bãi khóa và đấu tranh với hiệu trưởng Tây nên ông sớm bị đuổi học.

Về quê, ông tiếp xúc nhiều lần với Châu Văn Liêm, một thầy giáo tiểu học và cũng là một nhà cách mạng, cung cấp cho ông nhiều sách báo tiến bộ, và giới thiệu ông gia nhập nhóm “đồng tâm, đồng chí” tại Chợ Mới.

Quá trình hoạt động cách mạng

- Cuối năm 1927, Khiêm gia nhập tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Sau khi đã vào tổ chức, Khiêm được tổ chức điều về Cần Thơ, làm Ủy viên Ban Chấp hành Tỉnh bộ Việt Nam Cách mạng Thanh niên tỉnh Cần Thơ, phụ trách công nhân.

- Tham dự lớp huấn luyện do Nguyễn Ái Quốc tổ chức ở Quảng Châu (Trung Quốc), sau khi về nước được chỉ định làm Bí thư Đặc uỷ miền Hậu Giang, tham gia Xứ uỷ Nam Kỳ khi hợp nhất 3 tổ chức Cộng sản (1928);

- Tháng 9/1929 giữ chức vụ Bí thư Đặc ủy An Nam Cộng sản Đảng miền Hậu Giang, sau đó được phân công là ủy viên thường vụ xứ ủy Hậu Giang.

- Tham gia Đảng Cộng sản Đông Dương năm 1930

- Bị thực dân Pháp bắt và bị tù ở Khám lớn Sài gòn và Côn Đảo (1931-1936);

- Hoạt động công khai, tổ chức Mặt trận bình dân ở các tỉnh miền Tây Nam bộ (1936-1939);

- Bị bắt giam tại Long xuyên (1939-1941);

- Hoạt động ở miền tây Nam bộ chuẩn bị cho sự thành lập Xứ ủy Nam kỳ (1944-1945);

- Bí thư Xứ uỷ Nam kỳ (08/1945 - 12/1945);

- Đại biểu Quốc hội Việt Nam khoá I, đơn vị tỉnh Long Xuyên (1946); Uỷ viên nội vụ Uỷ ban Kháng chiến hành chính Nam bộ;

- Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam; Uỷ viên Trung ương Cục miền Nam (tại Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam II tháng 02/1951);

- Bí thư, kiêm Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến hành chánh tỉnh Bạc Liêu - Cà Mau 1951-1954

- Thứ trưởng Bộ Ngoại giao; Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (1955);

- Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng - 1960);

- Đại biểu Quốc hội Việt Nam các khoá I, II, III;

- Bộ trưởng Bộ Nội vụ Việt Nam (30/4/1963 - 1971).

Sau 30 tháng 4 năm 1975, Ung Văn Khiêm trở về miền Nam, sinh sống tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Ông qua đời ngày 20 tháng 3 năm 1991, sau nhiều năm bệnh tật, thọ 81 tuổi.

Những đóng góp chính cho ngành Ngoại giao

Bộ trưởng Ung Văn Khiêm đã có những đóng góp nổi bật vào việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của Ngành trong những năm đầu thập kỷ 1960, phục vụ sự nghiệp khôi phục và phát triển đất nước, tiếp tục đề cao Hội nghị Giơ-ne-vơ, tranh thủ sự ủng hộ quốc tế đối với cuộc chiến tranh cách mạng ở miền Nam, tăng cường đoàn kết 3 nước Đông Dương, mở rộng quan hệ với các nước XHCN và dân tộc chủ nghĩa, đồng thời tích cực phối hợp với các hoạt động đối ngoại của Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam.

Về xây dựng Ngành, Bộ trưởng Ung Văn Khiêm đã đưa Bộ Ngoại giao phát triển thêm một bước mới bằng việc xây dựng bộ máy tổ chức, nội dung công tác của Bộ, của từng đơn vị và quy định chế độ, lề lối làm việc, phối hợp thống nhất công tác đối ngoại theo Nghị định 157/CP của Chính phủ.

Theo thông tin từ Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ngày 15 tháng 6 năm 1956, tức khi đang là Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Ung Văn Khiêm đã nói với đại biện lâm thời của lãnh sự quán Trung Quốc tại Việt Nam, Lý Chí Dân, rằng: "Căn cứ vào tư liệu của phía Việt Nam, về mặt lịch sử thì quần đảo Tây SaNam Sa nên là một phần lãnh thổ của Trung Quốc".[1]

Vinh danh

Do quá trình đóng góp của mình, ông đã được Nhà nước Việt Nam tặng thưởng nhiều huân chương như:

Tên của ông được Ủy ban nhân dân TP Hồ Chí Minh đặt cho 1 con đường tại phường 25 quận Bình Thạnh.

Chú thích

  1. ^ “五、中国对南沙群岛的主权得到国际上的承认”. 中华人民共和国外交部. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2012. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |accessdate= (trợ giúp)

Liên kết ngoài