Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chung kết giải vô địch bóng đá châu Âu 2012”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
n Tập tin Євро-2012._Церемонія_закриття.JPG đã bị bỏ ra khỏi bài viết vì nó đã bị xóa ở Commons bởi Blackcat vì lý do: Per [[commons:Commons:Deletion requests/File:Є…
Dòng 135: Dòng 135:
== Thông tin trước trận đấu ==
== Thông tin trước trận đấu ==
Trước giải đấu, hai đội đã gặp nhau 30 lần, với 10 trận thắng cho Ý và 8 trận cho Tây Ban Nha. Lần cuối 2 đội gặp nhau là trong trận giao hữu Ý thắng 2–1 vào ngày 10 tháng 8, 2011 trên sân [[Stadio San Nicola]], [[Bari]].<ref>{{chú thích web |url=http://www.uefa.com/printoutfiles/competitions/euro/2012/E/E_2003351_pk.pdf|title=Match Press kit – Final – Spain-Italy |date=1/07/2012 |work=UEFA.com |publisher=Union of European Football Associations |format=PDF |accessdate=1/07/2012}}</ref><ref>{{chú thích báo | title=Aquilani leaves it late | url=http://soccernet.espn.go.com/report?id=316314&cc=5739 | work=ESPN Soccernet | publisher=ESPN | date=10/08/2011 | accessdate=1/07/2012 }}</ref> Đội tuyển Ý đã một lần [[giải vô địch bóng đá châu Âu|vô địch châu Âu]] vào năm [[giải vô địch bóng đá châu Âu 1968|1968]], trong khi Tây Ban Nha cũng đã 2 lần bước lên bục cao nhất, vào năm [[Giải vô địch bóng đá châu Âu 1964|1964]] và [[Chung kết giải vô địch bóng đá châu Âu 2008|2008]]. Năm [[Chung kết giải vô địch bóng đá châu Âu 2000|2000]], Ý lần thứ hai lọt vào trận chung kết nhưng lại để thua 1–2 trong hiệp phụ trước [[Đội tuyển bóng đá quốc gia Pháp|đội tuyển Pháp]], còn Tây Ban Nha cũng đã từng thất bại với tỉ số 2-0 trước [[Đội tuyển bóng đá quốc gia Pháp|đội tuyển Pháp]] trong trận chung kết năm [[giải vô địch bóng đá châu Âu 1984|1984]]. Trước khi Euro 2012 khởi tranh, Tây Ban Nha là đội dẫn đầu [[Bảng xếp hạng bóng đá nam FIFA]] còn Ý đứng vị trí thứ 12, và thứ 8 tại châu Âu. Tuy vậy, đội tuyển Ý đã có 4 chức [[giải vô địch bóng đá thế giới|vô địch thế giới]] ([[giải vô địch bóng đá thế giới 1934|1934]], [[giải vô địch bóng đá thế giới 1938|1938]], [[giải vô địch bóng đá thế giới 1982|1982]], và [[giải vô địch bóng đá thế giới 2006|2006]]), và 2 lần vào đến chung kết năm [[giải vô địch bóng đá thế giới 1970|1970]] và [[giải vô địch bóng đá thế giới 1994|1994]], trong khi Tây Ban Nha mới chỉ vô địch 1 lần năm [[giải vô địch bóng đá thế giới 2010|2010]].
Trước giải đấu, hai đội đã gặp nhau 30 lần, với 10 trận thắng cho Ý và 8 trận cho Tây Ban Nha. Lần cuối 2 đội gặp nhau là trong trận giao hữu Ý thắng 2–1 vào ngày 10 tháng 8, 2011 trên sân [[Stadio San Nicola]], [[Bari]].<ref>{{chú thích web |url=http://www.uefa.com/printoutfiles/competitions/euro/2012/E/E_2003351_pk.pdf|title=Match Press kit – Final – Spain-Italy |date=1/07/2012 |work=UEFA.com |publisher=Union of European Football Associations |format=PDF |accessdate=1/07/2012}}</ref><ref>{{chú thích báo | title=Aquilani leaves it late | url=http://soccernet.espn.go.com/report?id=316314&cc=5739 | work=ESPN Soccernet | publisher=ESPN | date=10/08/2011 | accessdate=1/07/2012 }}</ref> Đội tuyển Ý đã một lần [[giải vô địch bóng đá châu Âu|vô địch châu Âu]] vào năm [[giải vô địch bóng đá châu Âu 1968|1968]], trong khi Tây Ban Nha cũng đã 2 lần bước lên bục cao nhất, vào năm [[Giải vô địch bóng đá châu Âu 1964|1964]] và [[Chung kết giải vô địch bóng đá châu Âu 2008|2008]]. Năm [[Chung kết giải vô địch bóng đá châu Âu 2000|2000]], Ý lần thứ hai lọt vào trận chung kết nhưng lại để thua 1–2 trong hiệp phụ trước [[Đội tuyển bóng đá quốc gia Pháp|đội tuyển Pháp]], còn Tây Ban Nha cũng đã từng thất bại với tỉ số 2-0 trước [[Đội tuyển bóng đá quốc gia Pháp|đội tuyển Pháp]] trong trận chung kết năm [[giải vô địch bóng đá châu Âu 1984|1984]]. Trước khi Euro 2012 khởi tranh, Tây Ban Nha là đội dẫn đầu [[Bảng xếp hạng bóng đá nam FIFA]] còn Ý đứng vị trí thứ 12, và thứ 8 tại châu Âu. Tuy vậy, đội tuyển Ý đã có 4 chức [[giải vô địch bóng đá thế giới|vô địch thế giới]] ([[giải vô địch bóng đá thế giới 1934|1934]], [[giải vô địch bóng đá thế giới 1938|1938]], [[giải vô địch bóng đá thế giới 1982|1982]], và [[giải vô địch bóng đá thế giới 2006|2006]]), và 2 lần vào đến chung kết năm [[giải vô địch bóng đá thế giới 1970|1970]] và [[giải vô địch bóng đá thế giới 1994|1994]], trong khi Tây Ban Nha mới chỉ vô địch 1 lần năm [[giải vô địch bóng đá thế giới 2010|2010]].

[[Tập tin:Євро-2012. Церемонія закриття.JPG|nhỏ|phải|250px|Lễ bế mạc trước trận chung kết.]]
=== Sân vận động ===
=== Sân vận động ===
[[Khu phức hợp thể thao quốc gia Olimpiysky|Sân vận động Olympic]] ở [[Kiev|Kiev, Ukraina]], sân lớn nhất trong 8 sân vận động chính của Euro 2012, đã được lựa chọn là nơi tổ chức trận chung kết Euro 2012, sau cuộc họp tổ chức tại [[Ukraina]] vào ngày 25 tháng 6 năm 2007.<ref>{{chú thích báo | title=Poland and Ukraine host Euro 2012 | url=http://news.bbc.co.uk/sport2/hi/football/europe/6562527.stm | work=BBC Sport | publisher=British Broadcasting Corporation | date=18/04/2007 | accessdate=1/07/2012 }}</ref><ref>{{chú thích báo | title=Volodymyr Rybak: Final tournament of the 2012 European Championship to take place at the NSC "Olimpiysky" | url=http://www.kmu.gov.ua/control/publish/article?art_id=83686335 | work=[[Cabinet of Ukraine|Ukrainian Cabinet]] Portal | date=25/06/2007 | accessdate=1/07/2012 }}</ref>
[[Khu phức hợp thể thao quốc gia Olimpiysky|Sân vận động Olympic]] ở [[Kiev|Kiev, Ukraina]], sân lớn nhất trong 8 sân vận động chính của Euro 2012, đã được lựa chọn là nơi tổ chức trận chung kết Euro 2012, sau cuộc họp tổ chức tại [[Ukraina]] vào ngày 25 tháng 6 năm 2007.<ref>{{chú thích báo | title=Poland and Ukraine host Euro 2012 | url=http://news.bbc.co.uk/sport2/hi/football/europe/6562527.stm | work=BBC Sport | publisher=British Broadcasting Corporation | date=18/04/2007 | accessdate=1/07/2012 }}</ref><ref>{{chú thích báo | title=Volodymyr Rybak: Final tournament of the 2012 European Championship to take place at the NSC "Olimpiysky" | url=http://www.kmu.gov.ua/control/publish/article?art_id=83686335 | work=[[Cabinet of Ukraine|Ukrainian Cabinet]] Portal | date=25/06/2007 | accessdate=1/07/2012 }}</ref>

Phiên bản lúc 12:56, ngày 9 tháng 1 năm 2014

Chung kết giải vô địch bóng đá châu Âu 2012
Tập tin:NSC Olimpiyskyi-2011.jpeg
Sự kiệnGiải vô địch bóng đá châu Âu 2012
Ngày1 tháng 7, 2012
Địa điểmSân vận động Olympic, Kiev
Cầu thủ xuất sắc
nhất trận đấu
Tây Ban Nha Andrés Iniesta
Trọng tàiBồ Đào Nha Pedro Proença
Khán giả63,170
Thời tiếtTrời quang
26 °C (79 °F)
Độ ẩm 42%[1]
2008
2016

Trận chung kết giải vô địch bóng đá châu Âu 2012 là một trận đấu được diễn ra vào ngày 1 tháng 7, 2012 tại sân vận động OlympicKiev, Ukraine, để xác định nhà vô địch Euro 2012.[2] Hai đội giành quyền lọt vào trận đấu cuối cùng này là: Tây Ban Nha, đương kim vô địch của giải và [3] Ý, đội đã đánh bại Đức 2–1 trong một trận cầu kịch tính tại bán kết. Tây Ban Nha là đội giành chiến thắng trong trận chung kết. Họ trở thành đội bóng đầu tiên vô địch châu Âu 2 lần liên tiếp và là đội tuyển quốc gia đầu tiên vô địch 3 giải đấu lớn liên tiếp (Euro 2008World Cup 2010).[4][5] Đây cũng là lần thứ 4 trong lịch sử giải vô địch châu Âu, hai đội từng đụng độ ở vòng bảng lại gặp nhau lần nữa trong trận chung kết. Các trường hợp trước đó là vào năm 1988, 19962004.

Thông thường, đội chiến thắng trong trận đấu này sẽ giành quyền tham dự Cúp Liên đoàn các châu lục 2013 tổ chức tại Brazil. Tuy vậy, do Tây Ban Nha đã được nhận 1 suất nhờ vô địch World Cup 2010 nên Ý, dù đã thua trong trận chung kết, vẫn sẽ là đội đại diện cho UEFA tham dự giải đấu trên.[6]

Hành trình đến trận chung kết

Tây Ban Nha Vòng đấu Ý
Đối thủ Kết quả Vòng bảng Đối thủ Kết quả
 Ý 1–1 Trận 1  Tây Ban Nha 1–1
 Cộng hòa Ireland 4–0 Trận 2  Croatia 1–1
 Croatia 1–0 Trận 3  Cộng hòa Ireland 2–0
Đội tuyển St T H B Bt Bb Hs Điểm
 Tây Ban Nha 3 2 1 0 6 1 +5 7
 Ý 3 1 2 0 4 2 +2 5
 Croatia 3 1 1 1 4 3 +1 4
 Cộng hòa Ireland 3 0 0 3 1 9 −8 0
Bảng xếp hạng
Đội tuyển St T H B Bt Bb Hs Điểm
 Tây Ban Nha 3 2 1 0 6 1 +5 7
 Ý 3 1 2 0 4 2 +2 5
 Croatia 3 1 1 1 4 3 +1 4
 Cộng hòa Ireland 3 0 0 3 1 9 −8 0
Đối thủ Kết quả Vòng đấu loại trực tiếp Đối thủ Kết quả
 Pháp 2–0 Tứ kết  Anh 0–0 (h.p.) (4–2 pen.)
 Bồ Đào Nha 0–0 (h.p.) (4–2 pen.) Bán kết  Đức 2–1

Tây Ban Nha

Tây Ban Nha mở đầu giải đầu với đối thủ mà số phận đã run rủi họ gặp lại ở trân chung kết, đội tuyển Ý với thế trận bị chia sẻ và dẫn trước ở phút 61; tuy nhiên,chỉ ba phút sau, Cesc Fàbregas đã lấy lại một điểm cho đội tuyển bò tót. Trận tiếp theo vòng bảng là dễ dàng hơn với tỉ số 4-0 trước Ireland, trong đó có hai bàn của Fernando Torres. Kết thúc vòng bảng với tỉ số 1-0 trước Croatia đã đưa đội lên vị trí số một vòng bảng.

Ý

Ý mở đầu giải đầu với đối thủ mà số phận đã run rủi họ gặp lại ở trân chung kết, đội tuyển Tây Ban Nha với thế trận bị chia sẻ và dẫn trước ở phút 61 do công của lão tướng Di Natale, nhưng bị gỡ hòa chỉ 3 phút sau đó. Ở trận đấu tiếp theo với Croatia, một lần nữa người Ý lại vượt lên dẫn trước sau cú sút phạt tuyệt đẹp của Pirlo phút thứ 39, nhưng họ một lần nữa không thể giành trọn 3 điểm khi để Croatia gỡ hòa vào phút 72. Bước vào loạt trận cuối, chiến thắng trước Ireland với tỉ số 2-0, cùng với việc Croatia thất thủ 0-1 trước Tây Ban Nha đã giúp Ý lọt vào vòng sau với vị trí nhì bảng

Thông tin trước trận đấu

Trước giải đấu, hai đội đã gặp nhau 30 lần, với 10 trận thắng cho Ý và 8 trận cho Tây Ban Nha. Lần cuối 2 đội gặp nhau là trong trận giao hữu Ý thắng 2–1 vào ngày 10 tháng 8, 2011 trên sân Stadio San Nicola, Bari.[7][8] Đội tuyển Ý đã một lần vô địch châu Âu vào năm 1968, trong khi Tây Ban Nha cũng đã 2 lần bước lên bục cao nhất, vào năm 19642008. Năm 2000, Ý lần thứ hai lọt vào trận chung kết nhưng lại để thua 1–2 trong hiệp phụ trước đội tuyển Pháp, còn Tây Ban Nha cũng đã từng thất bại với tỉ số 2-0 trước đội tuyển Pháp trong trận chung kết năm 1984. Trước khi Euro 2012 khởi tranh, Tây Ban Nha là đội dẫn đầu Bảng xếp hạng bóng đá nam FIFA còn Ý đứng vị trí thứ 12, và thứ 8 tại châu Âu. Tuy vậy, đội tuyển Ý đã có 4 chức vô địch thế giới (1934, 1938, 1982, và 2006), và 2 lần vào đến chung kết năm 19701994, trong khi Tây Ban Nha mới chỉ vô địch 1 lần năm 2010.

Sân vận động

Sân vận động OlympicKiev, Ukraina, sân lớn nhất trong 8 sân vận động chính của Euro 2012, đã được lựa chọn là nơi tổ chức trận chung kết Euro 2012, sau cuộc họp tổ chức tại Ukraina vào ngày 25 tháng 6 năm 2007.[9][10]

Trước trận đấu, Lễ bế mạc Euro đã được tổ chức và kéo dài trong 12 phút, với màn trình diễn của 600 tình nguyện viên. Ca khúc chính thức của giải đấu, Endless Summer (Mùa Hè bất tận), được thể hiện bởi nữ ca sĩ người Đức, Ocean.[11] Ngoài ra, quốc ca của hai đội tuyển lọt vào trận Chung kết được trình bày bởi Tamara Khodakova and Mykhailo Humenniy, những nghệ sĩ tới từ Học viện Opera thành phố Kiev.[12]

Trọng tài

Pedro Proença, đại diện của liên đoàn bóng đá Bồ Đào Nha đã được UEFA lựa chọn làm trong tài chính trong trận chung kết Euro 2012.[13] Năm 2003, lần đầu tiên ông trở thành trọng tài quốc tế,[14] cũng trong tháng 6 năm đó, Proença đã cầm còi trận đấu vòng một Intertoto Cup 2003 giữa ŽalgirisÖrgryte.[15] Proença đã từng bắt chính 2 trận chung kết UEFA, chung kết giải vô địch bóng đá U19 châu Âu 2004 giữa U-19 Thổ Nhĩ KỳU-19 Tây Ban Nha,[16]chung kết UEFA Champions League 2012 giữa ChelseaBayern Munich.[17] Ông cũng đã bắt chính 9 trận đấu khác ở Champions League,[18] và 18 trận ở UEFA Europa League.

Tổ trọng tài trong trận chung kết ngoài Proença còn có các trợ lý Bertino Miranda, Ricardo Santos, Jorge Sousa, và Duarte Gomes,[13] những người đã làm việc cùng Proença trước đấy trong trận bảng C giữa Tây Ban NhaCộng hòa Ireland, trận bảng D giữa Thụy ĐiểnPháp, và trận tứ kết giữa AnhÝ. Trọng tài bàn là trọng tài Thổ Nhĩ Kỳ Cüneyt Çakır, người cũng tham gia điều hành trận tứ kết Anh và Ý.[13]

Trận chung kết

Đội hình xuất phát

Tây Ban Nha

Đội hình Tây Ban Nha trong trận chung kết

Huấn luyện viên Tây Ban Nha Vicente del Bosque đã lên danh sách đội hình với 11 cầu thủ từng góp mặt ở trận đấu vòng bảng giữa 2 đội và ở trận tứ kết gặp Pháp. Tây Ban Nha xuất phát trong trận chung kết bằng sơ đồ 4-3-3 với chỉ một cuộc tranh luận duy nhất rằng liệu Cesc Fàbregas, vốn là một tiền vệ, sẽ xuất phát ở ví trí cao nhất trong sơ đồ (giống trận gặp Ý và Pháp), hay Del Bosque sẽ chọn Fernando Torres (người đá chính trận gặp Cộng hòa IrelandCroatia), Álvaro Negredo (người đá vị trí tiền đạo trong trận bán kết gặp Bồ Đào Nha), Pedro Rodríguez (dự bị trận Pháp và Bồ Đào Nha) hay Fernando Llorente.

Hàng phòng ngự Tây Ban Nha với phần lớn cầu thủ Real Madrid bao gồm Iker Casillas trong khung gỗ, Álvaro Arbeloa bên cánh phải và Sergio Ramos ở giữa. Các cầu thủ Barcelona gồm Gerard Piqué hợp cùng với Ramos thành cặp trung vệ và đồng đội mới của anh ở câu lạc bộ, Jordi Alba đá bên cánh trái. Tuyến giữa bao gồm các cầu thủ XaviSergio Busquets của Barcelona và Xabi Alonso của Real Madrid, trấn giữ 2 bên cánh là Andrés Iniesta (cũng của Barcelona) và David Silva của Manchester City – cầu thủ duy nhất trong đội hình không chơi cho Barca hay Real.

Ý

Đội hình Ý trong trận chung kết

Trái ngược với sự ổn định chiến thuật của Tây Ban Nha, đội tuyển Ý, do chấn thương và thẻ phạt, đã sử dụng một số đội hình khác nhau trong suốt giải đấu. Tuy vậy, sau 2 trận đấu vòng bảng, huấn luyện viên Cesare Prandelli đã dành sự ưu tiên cho sơ đồ 4–1–3–2 với Andrea Pirlo đá vị trí thấp nhất trên hàng tiền vệ. Anh cũng có khuynh hướng hỗ trợ cặp tiền đạo Antonio CassanoMario Balotelli ở phía trên. Tiền vệ Daniele De Rossi trong 2 trận đầu tiên đá vị trí hậu vệ quét, nhưng những trận sau đó anh lại thường xuyên được bố trí đá tiền vệ cánh trái.

Thủ môn Gianluigi Buffon, hậu vệ cánh trái Giorgio Chiellini, và các trung vệ Andrea BarzagliLeonardo Bonucci là những nhân tố phòng ngự chủ chốt cho một mùa giải Serie A 2011–12 bất bại của Juventus. Hỗ trợ họ bên cánh phải là hậu vệ Ignazio Abate của A.C. Milan, người vừa quay trở lại sau khi lỡ trận bán kết vì chấn thương. Andrea Pirlo, cũng là cầu thủ Juventus, tiếp tục đóng vai trò tiền vệ kiến thiết từ tuyến dưới phía sau người đồng đội Claudio Marchisio bên cánh phải, Riccardo Montolivo của Milan ở giữa và Daniele De Rossi của Roma bên cánh trái. Cassano, cầu thủ Milan, và Balotelli (Manchester City) hợp thành cặp tiền đạo ở tuyến trên.

Tóm tắt trận đấu

Trong trận chung kết trên sân Olympic, Kiev, Ukraina. Tây Ban Nha đã giành chiến thắng với tỉ số 4–0 trước Ý.[19] Họ nhanh chóng làm chủ thế trận trong hiệp 1, với 1 bàn thắng ở phút 14 sau pha đánh đầu của David Silva, và 1 bàn ở phút 41 của Jordi Alba.[19] Trong hiệp hai, Ý đã sử dụng hết quyền thay người của mình, với Antonio Di NataleThiago Motta được thay vào. Tuy vậy, thi đấu chưa được bao lâu, Motta đã dính chấn thương gân kheo và phải rời sân, buộc Ý phải chơi với 10 người trong phần còn lại của hiệp đấu.[19] Tây Ban Nha sau đó đã nới rộng khoảng cách lên 4–0, với pha lập công của Fernando Torres ở phút 84, và Juan Mata ở phút 88, qua đó giúp Tây Ban Nha bảo vệ thành công chức vô địch châu Âu. Đây cũng là danh hiệu thứ 3 liên tiếp của họ sau (Euro 2008World Cup 2010).[19] Gerard Piqué (Tây Ban Nha) và Andrea Barzagli (Ý) bị phạt thẻ vàng trong trận đấu.[19]

Chi tiết

Tây Ban Nha 4 – 0 Ý
Silva  14'
Alba  41'
Torres  84'
Mata  88'
Chi tiết
Khán giả: 63,170[20]
Trọng tài: Bồ Đào Nha Pedro Proença
Tây Ban Nha[1]
Ý[1]
Tây Ban Nha
TÂY BAN NHA:
GK 1 Iker Casillas (c)
RB 17 Álvaro Arbeloa
CB 3 Gerard Piqué Thẻ vàng 25'
CB 15 Sergio Ramos
LB 18 Jordi Alba
CM 8 Xavi
CM 16 Sergio Busquets
CM 14 Xabi Alonso
AM 10 Cesc Fàbregas Thay ra sau 75 phút 75'
RF 21 David Silva Thay ra sau 59 phút 59'
LF 6 Andrés Iniesta Thay ra sau 87 phút 87'
Vào thay người:
FW 7 Pedro Vào sân sau 59 phút 59'
FW 9 Fernando Torres Vào sân sau 75 phút 75'
MF 13 Juan Mata Vào sân sau 87 phút 87'
Huấn luyện viên trưởng:
Tây Ban Nha Vicente del Bosque
Ý
Ý:
GK 1 Gianluigi Buffon (c)
RB 7 Ignazio Abate
CB 15 Andrea Barzagli Thẻ vàng 45'
CB 19 Leonardo Bonucci
LB 3 Giorgio Chiellini Thay ra sau 21 phút 21'
DM 21 Andrea Pirlo
RW 8 Claudio Marchisio
AM 18 Riccardo Montolivo Thay ra sau 57 phút 57'
LW 16 Daniele De Rossi
CF 9 Mario Balotelli
CF 10 Antonio Cassano Thay ra sau 46 phút 46'
Vào thay người:
DF 6 Federico Balzaretti Vào sân sau 21 phút 21'
FW 11 Antonio Di Natale Vào sân sau 46 phút 46'
MF 5 Thiago Motta Vào sân sau 57 phút 57'
Huấn luyện viên trưởng:
Ý Cesare Prandelli

Cầu thủ xuất sắc nhất trận:
Tây Ban Nha Andrés Iniesta[20]

Trợ lý trọng tài:
Bồ Đào Nha Bertino Miranda
Bồ Đào Nha Ricardo Santos
Trọng tài bàn:
Thổ Nhĩ Kỳ Cüneyt Çakır
Các trọng tài phụ (khu vực cấm địa):
Bồ Đào Nha Jorge Sousa
Bồ Đào Nha Duarte Gomes

Thống kê

Chú thích

  1. ^ a b c “Tactical Line-up – Final – Spain-Italy” (PDF). UEFA.com. Union of European Football Associations. 1 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2012. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |accessdate= (trợ giúp)
  2. ^ “Fixture plan brings EURO dream closer”. Union of European Football Associations. 10 tháng 4 năm 2010. Truy cập ngày 1 tháng 3 năm 2012. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |accessdate= (trợ giúp)
  3. ^ McNulty, Phil (29/06/2008). “Germany 0–1 Spain”. BBC Sport. British Broadcasting Corporation. Truy cập 22/06/2012. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |accessdate=|date= (trợ giúp)
  4. ^ Logothetis, Paul (27/06/2012). “Euro 2012: Spain won't change game plan for Portugal's Cristiano Ronaldo”. National Post. Truy cập 28/06/2012. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |accessdate=|date= (trợ giúp)
  5. ^ Evans, Simon (27/06/2012). “Spot-on Fabregas sends Spain into Euro 2012 final”. Chicago Tribune. Truy cập 28/06/2012. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |accessdate=|date= (trợ giúp)
  6. ^ “Italy qualify for Confederations Cup”. Soccerway. 29/06/2012. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)
  7. ^ “Match Press kit – Final – Spain-Italy” (PDF). UEFA.com. Union of European Football Associations. 7 tháng 1 năm 2012. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2012. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |accessdate= (trợ giúp)
  8. ^ “Aquilani leaves it late”. ESPN Soccernet. ESPN. 8 tháng 10 năm 2011. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2012. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |accessdate= (trợ giúp)
  9. ^ “Poland and Ukraine host Euro 2012”. BBC Sport. British Broadcasting Corporation. 18/04/2007. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2012. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |accessdate=|date= (trợ giúp)
  10. ^ “Volodymyr Rybak: Final tournament of the 2012 European Championship to take place at the NSC "Olimpiysky". Ukrainian Cabinet Portal. 25/06/2007. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2012. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |accessdate=|date= (trợ giúp)
  11. ^ “Euro 2012 closing ceremony to last 12 minutes”. Kyiv Post. 30 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2012.
  12. ^ “Hé lộ kịch bản lễ bế mạc EURO 2012: Tôn vinh EURO, tôn vinh thể thao”. thethaovanhoa.vn. 29/06/2012. Truy cập ngày 7 tháng 2 năm 2012. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |accessdate=|date= (trợ giúp)
  13. ^ a b c “Proença to referee UEFA Euro 2012 final”. UEFA.com. Union of European Football Associations. 29/06/2012. Truy cập ngày 7 tháng 3 năm 2012. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |accessdate=|date= (trợ giúp)
  14. ^ “Referees”. UEFA.com. Union of European Football Associations. Truy cập ngày 3 tháng 7 năm 2012.
  15. ^ “Žalgiris – Örgryte 1–1”. UEFA.com. Union of European Football Associations. 22/06/2003. Bản gốc lưu trữ 28/06/2003. Truy cập ngày 7 tháng 3 năm 2012. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |accessdate=, |date=, và |archivedate= (trợ giúp)
  16. ^ “Proença named for Nyon final”. UEFA.com. Union of European Football Associations. 22/07/2004. Bản gốc lưu trữ 23/07/2004. Truy cập ngày 7 tháng 3 năm 2012. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |accessdate=, |date=, và |archivedate= (trợ giúp)
  17. ^ “Proença to officiate UEFA Champions League final”. UEFA.com. Union of European Football Associations. 17/05/2012. Truy cập ngày 7 tháng 3 năm 2012. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |accessdate=|date= (trợ giúp)
  18. ^ “Pedro Proença referee profile”. UEFA.com. Union of European Football Associations. 7 tháng 1 năm 2011. Truy cập ngày 7 tháng 3 năm 2012. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |accessdate= (trợ giúp)
  19. ^ a b c d e “Spain claim historic win”. ESPN Soccernet. ESPN. 7 tháng 1 năm 2012. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2012. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |accessdate= (trợ giúp)
  20. ^ a b “Full-time report Spain-Italy” (PDF). UEFA.com. Union of European Football Associations. 7 tháng 1 năm 2012. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2012. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |accessdate= (trợ giúp)
  21. ^ a b c “Team statistics: Full time” (PDF). UEFA.com. Union of European Football Associations. 7 tháng 1 năm 2012. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2012. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |accessdate= (trợ giúp)