Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tây Bán cầu”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Ptbotgourou (thảo luận | đóng góp)
n robot Thay: tr:Batı Yarımküre
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 12: Dòng 12:
*[[Bắc bán cầu]]
*[[Bắc bán cầu]]
*[[Nam bán cầu]]
*[[Nam bán cầu]]
{{commonscat|Maps of Earth's hemispheres|Bản đồ các bán cầu của Trái Đất}}
{{Khu vực}}
{{Khu vực}}
{{Lục địa}}
{{Lục địa}}

Phiên bản lúc 02:27, ngày 24 tháng 10 năm 2008

Tây bán cầu của Trái Đất được tô màu vàng.
Bản đồ tây bán cầu

Tây bán cầu (viết hoa) là một thuật ngữ địa chính trị để chỉ châu Mỹ và các đảo gần đó. Nó có nguồn gốc từ thuật ngữ địa lý tây bán cầu, là một nửa của bề mặt Trái Đất nằm ở phía tây của kinh tuyến gốc, nhưng việc sử dụng đã được thay đổi để thuật ngữ này chỉ nói tới Bắc Mỹ, Trung Mỹ, Nam Mỹ và các đảo của vùng Caribe. Nó cũng được sử dụng trong ý nghĩa dân số học nhiều hơn, để chỉ những người (và nhà nước hay chính quyền) sống hay tồn tại trong khu vực này. Sự khác biệt cơ bản giữa ý nghĩa địa lý và địa chính trị là sự loại bỏ các phần của châu Phi, châu Âuchâu Nam Cực (cũng như mỏm phía đông của châu Á) khi nói đến nó theo nghĩa sau.

Từ bán cầu là một thuật ngữ hình học có nghĩa văn chương là "nửa quả cầu" và trong địa lý thì thuật ngữ được sử dụng khi phân chia Trái Đất thành hai nửa. Đường phân chia rõ ràng nhất là đường xích đạo, tạo ra Bắc bán cầuNam bán cầu. Các bán cầu này dựa trên các điểm tham chiếu rõ ràng là Bắc cựcNam cực, được định nghĩa theo trục tự quay của Trái Đất và theo đó người ta định nghĩa đường xích đạo. Bất kỳ định nghĩa nào của đông bán cầu hay tây bán cầu đòi hỏi việc chọn lựa kinh tuyến một cách tùy hứng (cộng với kinh tuyến tương ứng ở đầu kia của Trái Đất). Thông thường kinh tuyến gốc được sử dụng, nó chạy qua Greenwich, London để xác định đường đổi ngày quốc tế ở đầu kia của Trái Đất ở đường có kinh độ 180°. Người nào đó có thể cho rằng sự lựa chọn này có tính thiên vị mang đặc trưng châu Âu rõ nét, điều này dẫn tới là thuật ngữ địa chính trị phổ biến của 'châu Mỹ' là có tính chất tương tự như thế.

Thuật ngữ đông bán cầu nói chung không phải là phổ biến trong ý nghĩa địa chính trị như từ này.

Xem thêm