Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hạ Long”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động
Dòng 174: Dòng 174:


Cảng tầu du lịch Bãi Cháy được mở rộng, quy hoạch được một số bến đỗ tàu du lịch, tàu cao tốc tại khu vực Băi Cháy, Hùng Thắng, Tuần Châu như bến thuyền của công viên Hoàng Gia hiện nay đã có 1 bến của Sài gòn Tour, Bến Cái Dăm đã được cải tạo. Ông [[Đào Hồng Tuyển]] đã xây dựng xong bến [[du thuyền]] đầu tiên ở Việt Nam trên đảo [[Tuần Châu]] cùng với bến phà nối Tuần Châu - [[Cát Bà]]. Hiện tại Tuần Châu đang xây dựng cảng tầu, bến du thuyền thứ 2 lớn nhất Châu Á, gấp 10 lần bến hiện có. Thành phố còn có bến tàu khách thuỷ đi nhiều nơi trong tỉnh và về thành phố [[Hải Phòng]].
Cảng tầu du lịch Bãi Cháy được mở rộng, quy hoạch được một số bến đỗ tàu du lịch, tàu cao tốc tại khu vực Băi Cháy, Hùng Thắng, Tuần Châu như bến thuyền của công viên Hoàng Gia hiện nay đã có 1 bến của Sài gòn Tour, Bến Cái Dăm đã được cải tạo. Ông [[Đào Hồng Tuyển]] đã xây dựng xong bến [[du thuyền]] đầu tiên ở Việt Nam trên đảo [[Tuần Châu]] cùng với bến phà nối Tuần Châu - [[Cát Bà]]. Hiện tại Tuần Châu đang xây dựng cảng tầu, bến du thuyền thứ 2 lớn nhất Châu Á, gấp 10 lần bến hiện có. Thành phố còn có bến tàu khách thuỷ đi nhiều nơi trong tỉnh và về thành phố [[Hải Phòng]].

{{Wide image|HalongHarbour tango7174.jpg|900px|Cảng tầu du lịch}}


== Văn hóa xã hội ==
== Văn hóa xã hội ==

Phiên bản lúc 01:56, ngày 1 tháng 2 năm 2014

Xem các mục từ khác cùng có tên gọi tại Hạ Long.

Thành phố Hạ Long là thành phố tỉnh lỵ, trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị của tỉnh Quảng Ninh, thuộc vùng duyên hải Bắc Bộ. Thành phố Hạ long được thành lập ngày 27 tháng 12 năm 1993, trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của thị xã Hồng Gai[5]. Ngày 10/10/2013,chính phủ ban hành quyết định số 1838/QĐ-TTg, thành phố Hạ Long được công nhận là đô thị loại I.

Vị trí địa lý

Thành phố Hạ Long nằm ở trung tâm của tỉnh Quảng Ninh, có diện tích 271,95 km², với chiều dài bờ biển dài gần 50 km. Phía đông Hạ Long giáp thành phố Cẩm Phả, tây giáp thị xã Quảng Yên, bắc giáp huyện Hoành Bồ, nam là vịnh Hạ Long. Thành phố nằm dọc theo bờ Vịnh Hạ Long với chiều dài 50 km, cách Hà Nội 165 km về phía Tây, Hải Phòng 60 km về phía Tây Nam, cửa khẩu Móng Cái 184 km về phía Đông Bắc, phía nam thông ra Biển Đông. Hạ Long có vị trí chiến lược về phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng của khu vực và quốc gia.[6]

Điều kiện tự nhiên

Địa chất

Thành phố Hạ Long có địa hình đa dạng và phức tạp, đây cũng là một trong những khu vực hình thành lâu đời nhất trên lãnh thổ Việt Nam, địa hình ở đây bao gồm cả đồi núi, thung lũng, vùng ven biển và hải đảo, được chia thành 3 vùng rõ rệt gồm có: Vùng đồi núi bao bọc phía bắc và đông bắc, Vùng ven biển ở phía nam quốc lộ 18A cuối cùng là Vùng hải đảo.

Trong đó, Vùng đồi núi bao bọc phía bắc và đông bắc chiếm 70% diện tích, với độ cao trung bình từ 150 mét đến 250 mét, chạy dài từ Yên Lập đến Hà Tu, đỉnh cao nhất là 504 mét. Dãy đồi núi này thấp dần về phía biển, độ dốc trung bình từ 15-20%, xen giữa là các thung lũng nhỏ hẹp. thứ hai là Vùng ven biển ở phía nam quốc lộ 18A, độ cao trung bình từ 0.5 đến 5 mét. cuối cùng là Vùng hải đảo bao gồm toàn bộ vùng vịnh, với gần hòn đảo lớn nhỏ, chủ yếu là đảo đá. Kết cấu địa chất của thành phố Hạ Long chủ yếu là đất sỏi sạn, cuội sỏi, cát kết, cát sét… ổn định và có cường độ chịu tải cao, từ 2.5 đến 4.5 kg/cm2, thuận lợi cho việc xây dựng các công trình. Khoáng sản chủ yếu là than đá và nguyên vật liệu xây dựng.

Khí hậu

Bãi tắm và bến tàu trên đảo Ti Tốp

Thành phố Hạ Long thuộc vùng khí hậu ven biển, với 2 mùa rõ rệt là mùa đôngmùa hè.

Nhiệt độ trung bình hằng năm là 23.70C. Mùa đông thường bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ trung bình là 16.70C rét nhất là 50C.Mùa hè từ tháng 5 đến tháng 10. nhiệt độ trung bình vào mùa hè là 28.60C, nóng nhất có thể lên đến 380C

Lượng mưa trung bình một năm của Hạ Long là 1832 mm, phân bố không đều theo 2 mùa. Mùa hè, mưa từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm từ 80- 85% tổng lượng mưa cả năm. Lượng mưa cao nhất vào tháng 7 và tháng 8, khoảng 350mm. Mùa đông là mùa khô, ít mưa, từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, chỉ đạt khoảng 15-20% tổng lượng mưa cả năm. Lượng mưa ít nhất là tháng 12 và tháng 1, chỉ khoảng từ 4 đến 40 mm.

Độ ẩm không khí trung bình hằng năm là 84%. Đồng thời khí hậu ở Hạ Long có 2 loại hình gió mùa hoạt động khá rõ rệt là gió Đông Bắc về mùa đông và gió Tây Nam về mùa hè. Hạ Long là vùng biển kín nên ít chịu ảnh hưởng của những cơn bão lớn, sức gió mạnh nhất trong các cơn bão thường là cấp 9, cấp 10.[7]

Thủy văn và sinh vật

Các sông chính chảy qua địa phận Thành phố gồm có các sông Diễn Vọng, Vũ Oai, Man, Trới, cả 4 sông này đều đổ vào vịnh Cửa Lục rồi chảy ra vịnh Hạ Long. Riêng sông Míp đổ vào hồ Yên Lập. Các con suối chảy dọc sườn núi phía nam thuộc phường Hồng Gai, Hà Tu, Hà Phong. Cả sông và suối ở thành phố Hạ Long đều nhỏ, ngắn, lưu lượng nước không nhiều. Vì địa hình dốc nên khi có mưa to, nước dâng lên nhanh và thoát ra biển cũng nhanh.

Chế độ thuỷ triều của vùng biển Hạ Long, chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ nhật triều vịnh Bắc Bộ, biên độ dao động thuỷ triều trung bình là 3.6m. Nhiệt độ nước biển ở lớp bề mặt trung bình là 180C đến 30.80C, độ mặn nước biển trung bình là 21.6% (vào tháng7) cao nhất là 32.4% (vào tháng 2 và 3 hằng năm).

Tài nguyên rừng của Vịnh Hạ Long rất phong phú, đặc trưng với tổng số loài thực vật sống trên các đảo, núi đá với hơn 1.000 loài. Một số quần xã các loài thực vật khác nhau bao gồm các loài ngập mặn, các loài thực vật ở bờ cát ven đảo, các loài mọc trên sườn núi và vách đá, trên đỉnh núi hoặc mọc ở của hang hay khe đá.

Lịch sử

Người tiền sử đã xuất hiện trên Vịnh Hạ Long từ rất lâu. Qua nhiều năm khảo cổ, các nhà nghiên cứu kết luận rằng trong suốt tiến trình sơ sử, ba nền văn hóa mang tên Soi Nhụ-Cái Bèo-Hạ Long trên khu vực vịnh cho thấy vịnh Hạ Long và khu vực lân cận một thời từng là cái nôi văn hóa của nhân loại.

Vùng đất trung tâm của thành phố Hạ Long ngày nay, xưa kia chỉ là một làng chài ven biển, có tên là Bãi Hàu. Đến đầu thời Nguyễn được đổi tên thành xã Mẫu Lệ. Về sau, hình thành thêm các xã Hà Lầm, Lũng Phong, Giang Võng và Trúc Võng. Các xã phường phía Đông và phía Tây của thành phố hiện nay, trước đó đều thuộc huyện Hoành Bồ. Năm 1883, Pháp chiếm vùng vịnh Hạ Long, họ tiến hành khai thác than ở các mỏ trên bờ vịnh. Có ý kiến cho rằng do trên các đảo ở đây có nhiều cây gai nên người Pháp gọi là lle des brouilles, phiên âm là Hon Gai hay Hon Gay, sau đổi thành Hòn Gai.Còn theo các nhà nghiên cứu thì Hòn Gai là cách gọi lệch của người Pháp từ địa danh Hồng Hải lúc bấy giờ. Do tiếng Pháp âm H là âm câm. Nên đọc là Hongay hay Hòn Gai sau này. Lúc bấy giờ, Hòn Gai là một đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh Quảng Yên.

Sau Cách mạng tháng Tám 1945, thị xã Hồng Gai thủ phủ của vùng mỏ. Cuối năm 1946, người Pháp tái chiếm Hòn Gai. Sau hiệp định Gienève 1954, thị xã Hồng Gai lại là thủ phủ của khu Hồng Quảng. Ngày 30 tháng 10 năm 1963, hợp nhất tỉnh Hải Ninh và khu Hồng Quảng thành tỉnh Quảng Ninh, từ đó Hồng Gai trở thành thủ phủ của Quảng Ninh, đồng thời mở rộng thị xã về phía Đông và phía Tây (trên cơ sở sáp nhập 2 xã: Hùng Thắng, Tuần Châu thuộc huyện Hoành Bồ). Thị xã Hồng Gai là trung tâm cung cấp than cho toàn bộ ngành công nghiệp của Miền Bắc Xã Hội Chủ Nghĩa, là cửa ngõ nối với Trung Quốc nên trở thành trọng điểm đánh phá ác liệt của Mỹ trong chiến tranh. Bến phà Bãi Cháy (ngừng hoạt động năm 2007, nay được thay thế bằng cầu Bãi Cháy) đã từng là đầu mối giao thông quan trọng, bị bom Mỹ hủy diệt nhiều lần, 3 lần danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Ngày 11 tháng 8 năm 1981, chia thị trấn Hà Tu thành 2 phường: Hà Tu và Hà Phong; chia thị trấn Hà Lầm thành 3 phường: Hà Lầm, Hà Trung, Hà Khánh; chia thị trấn Cọc 5 thành 2 phường: Hồng Hà và Hồng Hải; chia thị trấn Cao Thắng thành 2 phường: Cao Thắng và Cao Xanh; chia thị trấn Giếng Đáy thành 2 phường: Giếng Đáy và Hà Khẩu; chuyển thị trấn Bãi Cháy thành phường Bãi Cháy [8].

Ngày 27 tháng 12 năm 1993, Chính phủ bàn hành Nghị định số 102/CP, thành phố Hạ Long được chính thức thành lập trên cơ sở của thị xã Hòn Gai[9]. Ngày 28 tháng 10 năm 1996, phường Hạ Long được đổi tên thành phường Hồng Gai; sáp nhập xã Thành Công vào phường Hà Khẩu. Ngày 16 tháng 8 năm 2001, hai xã Việt Hưng và Đại Yên của huyện Hoành Bồ được sáp nhập về thành phố Hạ Long[10]. Ngày 26 tháng 9 năm 2003, thành phố Hạ Long được công nhận là đô thị loại 2[11]. Ngày 1 tháng 10 năm 2003, chuyển 2 xã: Hùng Thắng và Tuần Châu thành 2 phường có tên tương ứng[12]. Ngày 5 tháng 2 năm 2010, Chính phủ ban hành Nghị quyết 07/NQ-CP[13], thành lập các phường Đại Yên và Việt Hưng thuộc thành phố Hạ Long. Giới hạn phía đông thành phố ngăn cách với Thành phố Cẩm Phả là dốc Đèo Bụt. Dốc Đèo Bụt trước đây còn gọi là Khe Hùm, theo những người già kể lại thì trước đây có nhiều hổ tại đây. Khi đi từ Hòn Gai sang Cẩm Phả phải qua khe này. Giới hạn phía Tây là hồ Yên Lập, giáp với thị xã Quảng Yên..

Ngày 10 tháng 10 năm 2013, Chính phủ ban hành Quyết định số 1838/QĐ-TTg công nhận thành phố Hạ Long là đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh Quảng Ninh[14].

Hành chính

Thành phố Hạ Long hiện có 20 phường trực thuộc:

Danh sách các đơn vị hành chính trực thuộc thành phố Hạ Long[4][15]
Tên Diện tích (km²) Dân số (người)
Các Phường
Hà Khánh 31,9 6.306
Hà Lầm 4,01 9.807
Hà Trung 5,68 7.442
Hà Phong 5,68 9.220
Hà Tu 15,94 12.234
Hồng Hải 2,77 17.815
Cao Thắng 2,47 16.167
Cao Xanh 7,14 15.756
Yết Kiêu 1,57 9.440
Trần Hưng Đạo 0,64 9.643
Tên Diện tích (km²) Dân số (người)
Các Phường
Bạch Đằng 1,7 9.334
Hồng Gai 1,67 7.232
Bãi Cháy 21 19.890
Hồng Hà 3,81 15.058
Hà Khẩu 8,28 11.588
Giếng Đáy 6,24 14.822
Hùng Thắng 5,97 5.730
Tuần Châu 7,1 1.763
Việt Hưng 31,7 8.648
Đại Yên 45,37 7.900
Cầu Bãi Cháy ở trung tâm nối hai bờ thành phố

Kinh tế

Cơ cấu kinh tế của thành phố được xác định là: Công nghiệp - du lịch, Dịch vụ, Thương Mại, Nông - lâm nghiệp và hải sản. Năm 2002, GDP của thành phố đạt 1700 tỷ đồng chiếm 38% toàn tỉnh (trong đó Công nghiệp & xây dựng chiếm 31%, Dịch vu & du lịch chiếm 53%), tổng thu ngân sách chiếm 86,3% toàn tỉnh. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân là 12%/năm.[16]

Theo quy hoạch, thành phố Hạ Long hình thành 5 vùng kinh tế:

  • Vùng 1: Thương mại, dịch vụ gồm các phường Yết Kiêu, Trần Hưng Đạo, Hồng Gai, Bạch Đằng, Hồng Hải, Hồng Hà, Cao Xanh, Cao Thắng
  • Vùng 2: Công nghiệp, lâm nghiệp gồm các phường Hà Trung, Hà Tu, Hà Khánh, Hà Lầm, Hà Phong
  • Vùng 3: Khu công nghiệp, cảng biển gồm Tây Bắc phường Bãi Cháy, Bắc phường Việt Hưng, các phường Hà Khẩu, Giếng Đáy
  • Vùng 4: Du lịch, thương mại gồm Nam phương Bãi Cháy, Phường Hùng Thắng, Tuần Châu
  • Vùng 5: Nông, lâm, ngư nghiệp gồm phường Đại Yên và Nam phường Việt Hưng

Thành phố có 1470 cơ sở sản xuất Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp bao gồm các ngành khai thác chế biến than, vật liệu xây dựng, cơ khí, chế biến gỗ, lương thực thực phẩm, may mặc. Có 3 khu công nghiệp tập trung là Cái Lân, Việt Hưng và Hà Khánh, 4 cảng lớn là Cửa Dứa, Cái Lân, Hồng Gai, B12 và 11 cảng nhỏ.

Khai thác than được xem một thế mạnh của thành phố với nhiều mỏ lớn như Hà Tu, Hà Lầm, Tân Lập, Núi Béo, lượng than khai thác mỗi năm ước đạt trên 10 triệu tấn. Gắn liền với các mỏ là các nhà máy sàng tuyển, cơ khí các xí nghiệp vận tải và bến cảng. Hạ Long phát triển mạnh công nghiệp đóng tàu, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến thực phẩm hải sản. Nhà máy đóng tàu Hạ Long có thiết kế đóng tàu dưới 53.000 tấn, nhà máy nhiệt điện Quảng Ninh có tổng công suất 1.200 MW. Hạ Long còn có nhiều mỏ đất sét rất tốt, với khoảng 6 nhà máy sản xuất gạch ngói chất lượng cao, cung cấp cho trong và ngoài tỉnh, có một phần xuất khẩu. Cảng quốc gia Cái Lân là cảng nước sâu của thành phố. Nhiều thương hiệu nổi tiếng trong nước như: Viglacera Hạ Long, Công ty Dầu thực vật Cái Lân (Neptune, Cái Lân), Bột mì VIMA FLOUR (Hoa Ngọc Lan), Bia Hạ Long, Hải sản Hạ Long...

Ngư nghiệp là một thế mạnh với nhiều chủng loại hải sản, và yêu cầu tiêu thụ lớn, nhất là phục vụ cho khách du lịch và cho xuất khẩu. Thành phố đã và đang đóng mới nhiều tàu thuyền lớn để chuyển ra đánh bắt tuyến ngoài khơi. Hàng xuất khẩu chủ yếu là than và hải sản, hàng nhập khẩu là xăng dầu, máy mỏ, sắt thép, phương tiện vận tải. Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2002 đạt 160 triệu USD.

Năm 2011 thu ngân sách của thành phố là 19.445 tỷ đồng, và thu nhập bình quân đầu người năm 2011 là 3.718 USD/người/năm bằng 2,86 lần so với cả nước.[2]

Cầu Bãi Cháy, nối liền hai bờ Hạ Long và đường 18

Giao thông vận tải

Về giao thông, Hạ Long nằm chính giữa quốc lộ 18 nối từ Bắc Ninh tới cửa khẩu Móng Cái đã và đang liên tục được nâng cấp, mở rộng do nhu cầu đi lại tăng rất nhanh. Từ Hạ Long theo quốc lộ 10 có thể đến Uông Bí và qua Hải Phòng, Nam Định tới đường quốc lộ 1A xuyên Việt tại Ninh Bình cũng sẽ được nâng cấp thành đường cao tốc theo chương trình "Hai hành lang, một vành đai kinh tế". Trong tương lai sẽ xây dựng các tuyến đường cao tốc Nội Bài - Hạ Long, Hải Phòng - Hạ Long, Móng Cái - Hạ Long. Khối lượng hàng hóa luân chuyển năm 2010 ước đạt 1.200 triệu tấn, tăng 1,7 lần so với năm 2005, tốc độ tăng bình quân 5 năm 11,2%; khối lượng hành khách vận chuyển ước đạt 6,5 triệt lượt, tăng 1,73 lần so với năm 2005, tốc độ tăng bình quân 5 năm 11,6%.[17]

Thành phố còn có những bãi đỗ cho sân bay trực thăng và thuỷ phi cơ. Hiện nay mới có máy bay trực thăng hàng tuần đưa khách đi du lịch từ Hà Nội tới Bãi Cháy. Tuyến đường sắt nối Yên Viên – Phả Lại – Hạ Long trên tuyến đường sắt Quốc gia Kép – Bãi Cháy đã có. Hiện nay tuyến đường sắt đang được nỗ lực triển khai đầu tư nâng cấp để đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa từ Hà Nội tới Hạ Long và cảng Cái Lân.

Thành phố còn có tiềm năng lớn phát triển giao thông thuỷ. Cảng Cái Lân có khả năng tiếp nhận 1 triệu tấn hàng hoá mỗi năm. Cảng xăng dầu B12 cảng chuyên dùng (xăng, dầu) công suất khoảng 1 triệu tấn/năm, độ sâu bến 7-9m cho tàu 1 vạn tấn. Hệ thống đường ống dẫn dầu đi từ cảng B12 là hệ thống giao thông đường ống lớn nhất và duy nhất ở nước ta. Cảng Hòn Gai có thể đón tàu 1 vạn tấn vào sát bờ, các tàu lớn hơn có thể chuyển tải từ vùng cảng nổi trong vịnh. Việc cải tạo cảng Hòn Gai thành cảng hành khách và dịch vụ tổng hợp đã thực hiện xong, độ sâu bến 7-9m, có khả năng phục vụ các tàu du lịch loại lớn của Quốc tế, đang được quy hoạch trở thành cảng khách quốc tế trong khu vực.

Cảng tầu du lịch Bãi Cháy được mở rộng, quy hoạch được một số bến đỗ tàu du lịch, tàu cao tốc tại khu vực Băi Cháy, Hùng Thắng, Tuần Châu như bến thuyền của công viên Hoàng Gia hiện nay đã có 1 bến của Sài gòn Tour, Bến Cái Dăm đã được cải tạo. Ông Đào Hồng Tuyển đã xây dựng xong bến du thuyền đầu tiên ở Việt Nam trên đảo Tuần Châu cùng với bến phà nối Tuần Châu - Cát Bà. Hiện tại Tuần Châu đang xây dựng cảng tầu, bến du thuyền thứ 2 lớn nhất Châu Á, gấp 10 lần bến hiện có. Thành phố còn có bến tàu khách thuỷ đi nhiều nơi trong tỉnh và về thành phố Hải Phòng.

Cảng tầu du lịch

Văn hóa xã hội

Dân cư

Năm 2009, Thành phố Hạ Long có dân tộc Kinh chiếm đa số còn có 15 dân tộc khác gồm có Sán Dìu, Hoa, Tày, Nùng, Hán, Dao, Thổ, Mường, Vân Kiều, Cao Lan... với 2.073 nhân khẩu chủ yếu là dân tộc Sán Dìu, Tày, Hoa.

Giáo dục

Thành phố có 3 trường đào tạo hệ Cao đẳng (Cao đẳng Y tế Quảng Ninh, Cao đẳng Văn hóa, Nghệ thuật và Du lịch Hạ Long, Cao đẳng nghề mỏ Hồng Cẩm) và 4 trường Trung cấp dạy nghề, 6 trường thpt (Trường THPT Hòn Gai lâu đời nhất thành lập năm 1959), 38 trường Trung học cơ sở, PTCS và Tiểu học. Năm 2002, thành phố được công nhận phổ cập Trung học cơ sở.

Tôn giáo

Đạo Phật ở Hạ long có khoảng 5032 phật tử với hơn 5 chùa, trong đó có 3 chùa nổi tiếng là chùa Long Tiên tọa lạc tại phường Hồng Gai, chùa Lôi Âm ở phường Đại Yên và chùa Quang Nghiêm ở phường Hà Tu. Công giáo ở đây có khoảng 1759 tín đồ với 1 nhà thờ. Ngoài ra ở phố Bến Đoan có đền thờ Trần Quốc Nghiễn và bốn miếu nhỏ, trong đó 2 miếu thờ Thành Hoàng đã bị bom Mỹ san bằng.

Thông tin liên lạc

Thành phố vẫn tiếp tục thực hiện theo quy hoạch: mở rộng hệ thống bưu điện và các dịch vụ bưu điện, điện thoại tới các phường, xã, hải đảo, khuyến khích tạo mọi điều kiện cho nhân dân khai thác và sử dụng, đầu tư phát triển mạng điện thoại, bưu điện phục vụ sản xuất kinh doanh và sinh hoạt.

Ngoài hệ thống thông tin liên lạc đường dây còn có hệ thống thông tin liên lạc(TTLL) không dây của Vinaphone, Mobifone, Viettel, phủ sóng khắp Thành phố và cả khu vực Vịnh Hạ Long, đã tạo điều kiện rất thuận lợi cho phục vụ khách du lịch cũng như nhân dân Thành phố. Thành phố có một bưu cục trung tâm, một tổng đài có hơn 80.000 số hoà mạng lưới quốc gia tuyến đường cáp quang nối với Hà Nội đã được xây dựng, dịch vụ internet cũng phát triển rất nhanh. Tổng số máy điện thoại cố định trên địa bàn năm 2010 đạt trên 80.000 máy, mật độ điện thoại đạt hơn 36 máy/100 dân; có hơn 43% người dân sử dụng dịch vụ Internet; trên 380.000 thuê bao di động trả trước và trả sau. Toàn thành phố có hơn 17.500 hộ thuê bao dịch vụ truyền hình cáp. Hiện tại toàn bộ thành phố, kể cả vùng Vịnh Hạ Long đã được phủ sóng Wifi miễn phí.

Ẩm thực

Chả mực - món chả được chế biến công phu và đắt tiền

Ẩm thực Hạ Long là 1 trong những yếu tố đặc trưng của thành phố này. Các món ăn ở đây chủ yếu được chế biến từ hải sản nhưng theo những phương pháp truyền thống của dân miền biển và bằng những loài hải sản độc đáo mà nhiều người còn chưa được nhìn thấy bao giờ. Ví dụ như ngán là một loài nhuyễn thể chỉ sống ở Quảng Ninh. Ngán rất bổ dưỡng và chế biến được nhiều món ăn ngon khác nhau như ngán luộc, ngán nướng, gỏi ngán, cháo ngán, bún ngán. Mỗi món ngán được chế biến theo những cách khác nhau lại có hương vị riêng.

Ngoài ra còn rất nhiều đặc sản khác mà du khách không thể bỏ qua khi đến Hạ Long như: chả mực (ăn với xôi, bánh cuốn), canh , cà sáy (cà sáy là con vịt lai ngan), sam Hạ Long, sò huyết, ruốc (Ruốc lỗ là một loài thuộc họ bạch tuộc nhưng chỉ nhỏ bằng ngón chân cái đứa trẻ), tu hài, tôm hùm, bề bề, sá sùng, cù kỳ (cù kỳ là một loại cua biển có hai càng rất to, chân có nhiều lông, thịt chắc và rất thơm), ghẹ, hàu, mực...

Du lịch dịch vụ

Hạ Long được mệnh danh là thành phố du lịch,trung tâm du lịch lớn của Việt Nam. Năm 2012 số du khách đến Vịnh Hạ Long đạt trên 7 triệu lượt người. Vịnh Hạ Long đã được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới. Ngoài ra vào lúc 2 giờ của ngày 12 tháng 11 năm 2011 (theo giờ Việt Nam), vịnh Hạ Long được tổ chức New7Wonders tuyên bố là một trong bảy kỳ quan thiên nhiên thế giới mới. Hạ Long đã được nhận Cúp quốc gia về môi trường là Thành phố xanh - sạch - đẹp.

Gắn liền với vịnh Hạ Long, phường Bãi Cháy và các phường Tuần Châu, Hùng Thắng đang là vùng phát triển các khách sạn nhà hàngxây dựng các công trình du lịch. Hạ Long có khoảng 20 khách sạn lớn nhỏ với nhiều khách sạn 4, 5 sao, trang thiết bị đầy đủ đón khách quốc tế và hơn 300 khách sạn nhỏ. Các bãi tắm Bãi Cháy, Thanh Niên, Tuần Châu ngày càng được tu bổ, phát triển, ngoài ra một công viên vui chơi đã hình thành. Ngoài vịnh, với gần 30 hang động đã được phát hiện, các hang động Thiên Cung, Ðầu Gỗ, hang Sửng Sốt đã được đưa vào phục vụ du lịch tạo thêm sức hấp dẫn.

Cụm di tích lịch sử và danh thắng ở trung tâm thành phố bao gồm Núi Bài Thơ, Đền Thờ Đức Ông Đông Hải Đại Vương Trần Quốc Nghiễn, Chùa Long Tiên ở bên núi Bài Thơ. Các địa chỉ lịch sử, các sinh hoạt văn hoá và sinh cảnh, các đồi thông, các công viên thành phố đang được khai thác để đón hơn 1 triệu khách trong những năm tới.

Trích dẫn

Hòn Cánh Buồm

[18]

[19]

Thành phố kết nghĩa

Hình ảnh

Chú thích

  1. ^ a b Nghị quyết số 07/NQ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ về việc thành lập các phường thuộc thành phố Hạ Long và thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh.
  2. ^ a b Công nhận thành phố Hạ Long đô thị loại I Báo Hà Nội Mới
  3. ^ Nghị định số 102-CP ngày 27 tháng 12 năm 1993 của Chính phủ về việc thành lập thành phố Hạ Long thuộc tỉnh Quảng Ninh.
  4. ^ a b “Mã số đơn vị hành chính Việt Nam”. Bộ Thông tin & Truyền thông. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2012. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |accessdate= (trợ giúp)
  5. ^ Nghị định số 102/CP của Chính phủ : Nghị định về việc thành lập thành phố Hạ Long thuộc tỉnh Quảng Ninh, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ.
  6. ^ Hạ Long- Thành phố du lịch, Sở VHTT Quảng Ninh, 2003, trang 12
  7. ^ [1] Điều kiện tự nhiên và xã hội Hạ Long
  8. ^ Quyết định 63-HĐBT năm 1981 về việc phân vạch địa giới một số thị trấn của thị xã Hồng Gai, tỉnh Quảng Ninh
  9. ^ Nghị định về việc thành lập thành phố Hạ Long thuộc tỉnh Quảng Ninh, Nghị định Chính Phủ.
  10. ^ Nghị định 51/2001/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Hoành Bồ để mở rộng thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
  11. ^ Quyết định 199/2003/QĐ-TTg về việc công nhận thành phố Hạ Long là đô thị loại II
  12. ^ Nghị định 111/2003/NĐ-CP về việc thành lập 2 phường Tuần Châu và Hùng Thắng thuộc thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
  13. ^ Nghị quyết số 07/NQ-CP của Chính phủ : V/v thành lập các phường thuộc thành phố Hạ Long, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ
  14. ^ Quyết định 1838/QĐ-TTg năm 2013 công nhận thành phố Hạ Long là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Quảng Ninh do Thủ tướng Chính phủ ban hành
  15. ^ Dân số và và dân số các phường của Hạ Long tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2009, Website Thành phố Hạ Long.
  16. ^ Số liệu từ báo cáo kinh tế của Cục thống kê Tỉnh Quảng Ninh 2002
  17. ^ [2] Hệ thống giao thông Hạ Long
  18. ^ Trần Nhuận Minh dịch, Thơ chữ Hán Lê Thánh Tông, Viện Hán Nôm, Nxb Khoa học Xã hội 1994, tái bản 1996, 1998, 2002, 2004
  19. ^ Sổ vàng UBND thành phố Hạ Long

Bản mẫu:TPVN Bản mẫu:Huyện thị Đông Bắc Bộ