Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Phụng Dương Công chúa”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 3: Dòng 3:


== Tiểu sử ==
== Tiểu sử ==
Cụ tổ của Phụng Dương là Trần Kinh. Trần Kinh sinh ra Trần Hấp. Trần Hấp sinh ra hai con trai là Trần Lý và Trần Hoằng Nghi. Trần Hoằng Nghi sinh ra ba con trai là Trần An Quốc, Trần An Bang và Trần Thủ Độ. Trần Thủ Độ lấy bà phu nhân Bảo Châu sinh ra Phụng Dương.

Từ nhỏ, Phụng Dương đã nổi tiếng thông minh và rất mực hiền hậu. Bà được vua Thái Tông [[Trần Thái Tông|Trần Cảnh]] đem về cung nhận làm con nuôi cho hiệu Phụng Dương. Từ đó Phụng Dương sống trong hoàng cung như một [[công chúa]]. Khi trưởng thành bà được gả cho Thượng tướng Thái sư [[Trần Quang Khải]] với nghi lễ dành cho con gái vua.
Từ nhỏ, Phụng Dương đã nổi tiếng thông minh và rất mực hiền hậu. Bà được vua Thái Tông [[Trần Thái Tông|Trần Cảnh]] đem về cung nhận làm con nuôi cho hiệu Phụng Dương. Từ đó Phụng Dương sống trong hoàng cung như một [[công chúa]]. Khi trưởng thành bà được gả cho Thượng tướng Thái sư [[Trần Quang Khải]] với nghi lễ dành cho con gái vua.



Phiên bản lúc 12:04, ngày 1 tháng 2 năm 2014

Công chúa Phụng Dương (1244-1291) là con Tướng quốc Thái sư Trần Thủ Độ và phu nhân Bảo Châu. Có tài liệu ghi bà sinh 1241[cần dẫn nguồn].

Tiểu sử

Cụ tổ của Phụng Dương là Trần Kinh. Trần Kinh sinh ra Trần Hấp. Trần Hấp sinh ra hai con trai là Trần Lý và Trần Hoằng Nghi. Trần Hoằng Nghi sinh ra ba con trai là Trần An Quốc, Trần An Bang và Trần Thủ Độ. Trần Thủ Độ lấy bà phu nhân Bảo Châu sinh ra Phụng Dương.

Từ nhỏ, Phụng Dương đã nổi tiếng thông minh và rất mực hiền hậu. Bà được vua Thái Tông Trần Cảnh đem về cung nhận làm con nuôi cho hiệu Phụng Dương. Từ đó Phụng Dương sống trong hoàng cung như một công chúa. Khi trưởng thành bà được gả cho Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải với nghi lễ dành cho con gái vua.

Nhưng khi đó Trần Quang Khải lại đang say mê một người thiếp nên lạnh nhạt với bà. Trần Quang Khải có nhiều thê thiếp, nhưng danh nghĩa chỉ có Phụng Dương là chánh phi. Phụng Dương đối xử với các thê thiếp của rất sức bao dung. Bà cũng quán xuyến công việc, quản lý tiền bạc cho chồng khiến Trần Quang Khải hết sức hài lòng. Cùng với Linh từ Quốc mẫu, bà là một phụ nữ quý tộc tiêu biểu của nhà Trần và được các sử gia ghi chép lại.

Cuối đời, Trần Quang Khải về nghỉ ở trang riêng tại phủ Thiên Trường. Bà về theo rồi mất ở đấy năm 47 tuổi. Nhân cách bà được chính Thái sư Trần Quang Khải đánh giá: Làm điều thiện, nói điều nhân, sống nết na, chết lưu danh, vượng phu ích tử.

Theo Gia phả Trần tộc Nguyên Thiên Nghệ Tĩnh do tác giả Trần Thanh San biên soạn năm 2001 thì Trần Quang Khải và Phụng Dương có 6 người con, 3 trai và 3 gái. Người con trai trưởng mất sớm, trai thứ hai Văn Túc Vương - Trần Đạo Tái, con trai thứ ba: Vũ Túc Vương (?) sau lấy Công chúa Bảo Châu con gái thứ ba của vua Trần Thánh Tông. Ba người con gái là Quỳnh Huy, Quỳnh Bảo, Quỳnh Thái.

Thái sư Trần Quang Khải và công chúa Phụng Dương được thờ tại Hội làng Cao Đài, được tổ chức ngày 22 tháng 7 âm lịch hàng năm ở làng Cao Đài, xã Mỹ Thành, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định.

Tham khảo