Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Khủng long”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n Đã lùi lại sửa đổi của 117.1.191.203 (Thảo luận) quay về phiên bản cuối của AlphamaBot
Dòng 81: Dòng 81:
== Khả năng của khủng long ==
== Khả năng của khủng long ==
=== Trí tuệ ===
=== Trí tuệ ===
Một số loài khủng long như chi ''[[Trung]]'' hơi kém thông minh nhưng không phải tất cả khủng long đều là lũ thú vật đần độn. Nhiều loài, ví dụ chi ''[[Velociraptor]]'' có trí tuệ ngang với chim hiện đại và có những tư duy, hành vi khá phức tạp. Một số loài còn biết giả chết để đánh lừa kẻ thù.
Một số loài khủng long như chi ''[[Stegosaurus]]'' hơi kém thông minh nhưng không phải tất cả khủng long đều là lũ thú vật đần độn. Nhiều loài, ví dụ chi ''[[Velociraptor]]'' có trí tuệ ngang với chim hiện đại và có những tư duy, hành vi khá phức tạp. Một số loài còn biết giả chết để đánh lừa kẻ thù.


=== Giác quan ===
=== Giác quan ===

Phiên bản lúc 00:15, ngày 5 tháng 2 năm 2014

Khủng long
Thời điểm hóa thạch: 231.4–65.5 triệu năm trước đây Hậu Tam điệp-Hậu Phấn trắng
Thuộc nhóm Chim mà tới nay vẫn còn tồn tại.
Mô hình Khủng long Bạo chúa T-rex tại Viện bảo tàng Senckenberg.
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Nhánh Craniata
Phân ngành (subphylum)Vertebrata
Phân thứ ngành (infraphylum)Gnathostomata
Liên lớp (superclass)Tetrapoda
Lớp (class)Sauropsida
Phân lớp (subclass)Diapsida
Phân thứ lớp (infraclass)Archosauromorpha
Liên bộ (superordo)Dinosauria
Owen, 1842
(không phân hạng)Archosauria
Nhánh Ornithodira
Bộ và phân bộ

Khủng long (Hán-Việt: 恐龍/恐龙) hay theo Danh pháp khoa họcDinosauria (tức Thằn lằn Khủng khiếp trong tiếng Latinh) là một nhóm động vật có xương sống đa dạng chiếm ưu thế trên mặt đất trong hơn 160 triệu năm, từ thời kỳ cuối kỷ Tam điệp (khoảng 230 triệu năm trước) cho đến khi kết thúc kỷ Phấn trắng (khoảng 65 triệu năm trước), khi sự tuyệt chủng kỷ Phấn trắng-Đệ Tam đã dẫn đến sự tuyệt chủng của các loài khủng long và cả kết thúc của thời Đại Trung Sinh. Các hóa thạch ghi lại cho thấy rằng chim tiến hoá từ các loài khủng long chân thú trong kỷ Jura. Một số con trong số chúng sống sót sau sự kiện tuyệt chủng kỷ Phấn trắng- Đệ Tam, bao gồm cả tổ tiên của tất cả các loài chim hiện đại. Do đó, trong các hệ thống phân loại hiện đại, chim được coi là một loại của nhóm khủng long, trong đó đã sống sót cho đến ngày nay.[1]

Khủng long là nhóm đa dạng nhất của động vật có xương sống bên cạnh cá vược.[2] Các nhà cổ sinh vật học đã xác định hơn 500 chi khác biệt[3] và hơn 1.000 loài khác nhau không phải chim[3]. Khủng long sống trên mọi lục địa bởi vẫn còn hóa thạch ở đó chứng minh[4]. Một số loài khủng long ăn cỏ, những loài khác ăn thịt. Nhiều loài khủng long, trong đó có chim, có thể đi bằng hai chân, mặc dù nhiều nhóm đã tuyệt chủng đi bằng bốn chân, và một số đã có thể chuyển đổi giữa các tư thế cơ thể. Nhiều loài có cấu trúc như sừng hoặc mào, và một số nhóm cổ đại phát triển và thay đổi xương như vậy thậm chí còn phức tạp hơn như áo giáp xương.Loài chim đã được chi phối của bầu trời hành tinh và trở thành động vật có xương sống bay phát triển nhất kể từ sự tuyệt chủng của thằn lằn bay. Mặc dù thường được biết đến với kích thước lớn của một số loài, hầu hết các loài khủng long có kích thước người bình thường hoặc thậm chí nhỏ hơn. Tất cả các loài khủng long đều xây tổ và đẻ trứng.

Thuật ngữ "khủng long" được đặt ra năm 1842 bởi nhà cổ sinh vật học Richard Owen, và có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp δεινός (deinos) "khủng khiếp, mạnh mẽ, kỳ diệu" + σαῦρος (sauros) "thằn lằn". Thông qua nửa đầu của thế kỷ 20, hầu hết cộng đồng khoa học tin rằng khủng long là động vật máu lạnh chậm chạp, không thông minh. Hầu hết các nghiên cứu được tiến hành từ những năm 1970, tuy nhiên, đã chỉ ra rằng khủng long là động vật hoạt động chuyển hóa cao và thích nghi rất nhiều cho quan hệ xã hội.

Kể từ khi khủng long hóa thạch đầu tiên được ghi nhận trong những năm đầu thế kỷ 19, bộ xương khủng long hóa thạch hoặc bản sao được gắn kết do các viện bảo tàng trên thế giới trưng bày, và khủng long đã trở thành một phần của văn hóa thế giới. Chúng là đặc trưng trong các cuốn sách bán chạy nhất và những bộ phim như Jurassic Park, và những khám phá mới thường xuyên được bao phủ bởi các phương tiện truyền thông. Trong bài phát biểu chính thức, từ "khủng long" được sử dụng để mô tả những điều không thực tế lớn, lỗi thời, hoặc bị ràng buộc bởi sự tuyệt chủng, phản ánh quan điểm lỗi thời rằng khủng long là những con quái vật maladapted của thế giới cổ đại[5][6].

Khủng long là gì

"Khủng long" (Được người Việt dịch ra từ tiếng Trung) là từ Hán-Việt (恐龍) có nghĩa là "rồng lớn". Từ Dinosaur được Sir Richard Owen nghĩ ra, trong tiếng Hi Lạp, δεινός (deinos) (có nghĩa là kinh khủng, mạnh mẽ, khủng khiếp) ghép với σαῦρος (sauros)(có nghĩa là thằn lằn, tuy khủng long không phải là thằn lằn), Dinosaur là từ ngữ quốc tế đầu tiên được sử dụng để gọi những con bò sát cổ đại này. Chúng đã từng tồn tại ở khắp các vùng trên thế giới từ châu Âu, châu Mỹ, châu Á, châu Phi cho tới châu Nam Cực trong suốt hơn 150 triệu năm. Vì là bò sát chúng làm tổ và đẻ trứng. Khủng long có đủ mọi kích cỡ, từ những con Sauropoda nặng tới 70 tấn và dài tới 30 m tới các loài khủng long Compsognathus chỉ to bằng con gà tây. Thuật ngữ " khủng long " đã được lời đồn đại vào năm 1842 do ngài Richard Owen và có từ Hy Lạp (deinos) " khủng khiếp, mạnh, kỳ diệu " + (sauros) " thằn lằn "[7]:103[8]. Thông qua nửa đầu thế kỷ hai mươi, hầu hết hội khoa học tin khủng long để đã được chậm chạp, động vật máu lạnh. Hầu hết các nghiên cứu tiến hành từ những năm 1970.

Giraffatitan

Con Giraffatitan có cặp chi trước dài hơn cặp chi sau, được phát hiện ở Tanzania năm 1912, là một trong những con khủng long cao lớn và nặng nề nhất đã từng được biết đến, hiện đang được trưng bày ở Viện bảo tàng Humboldt tại Berlin. Nó cao 12 m (38 ft) và nặng khoảng 30–60 tấn.

Còn bộ xương khủng long dài nhất, 27 m (89 ft) thộc về Diplodocus canegie, được khai quật ở Wyoming, (Hoa Kỳ) và được trưng bày ở Viện bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Carnegie tại Pittsburgh năm 1907. Nó cũng như các con Giraffatitan đều là khủng long ăn cỏ thuộc cận bộ khủng long chân thằn lằn (Sauropoda). Chúng thường sống ở vùng đất rộng, bằng phẳng và gặm nhấm những ngọn cây xanh tốt.

Gần đây, ở Argentina, người ta đã phát hiện ra những loài khủng long mới, trong đó có chi Argentinosaurus, dài hơn 30 mét (100 ft) và nặng hơn bất cứ loài nào khác trước đây. Các loài của chi này này có thể nói là những loài động vật trên cạn lớn nhất từng sinh tồn (gần như ngang bằng với loài động vật lớn nhất thế giới là cá voi xanh).

Kích cỡ con người so với Tyrannosaurus

Khủng long bạo chúa thuộc chi Tyrannosaurus nhiều khả năng là 1 loài ăn thịt đáng sợ bởi thị lực cao, tầm nhìn tốt từ 2 mắt và đôi hàm to khoẻ. Tuy nhiên, theo các nghiên cứu mới nhất, thì rất có thể tyrannosaurus chỉ là loài ăn xác thối, do cấu trúc xương của chúng không phù hợp với các kỹ năng săn mồi.

Spinosaurus aegypticus, loài khủng long nổi tiếng từ phần 3 của loạt phim truyền hình Công viên kỷ Jura được xem như là loài khủng long ăn thịt lớn nhất thế giới. Với chiều dài 15 mét, cao hơn 5 mét và nặng gần 8 tấn nhưng thay vào đó, nhiều khả năng loài khủng long này là một loài ăn cá hơn là kẻ săn mồi đáng sợ. 2 chi trước dài (hơn của khủng long bạo chúa), chúng có thể dùng chi trước để hỗ trợ đắc lực việc bắt cá.

Một vài loài khủng long khác nổi tiếng như các loài Apatosaurus cao 3 m, dài cỡ 16– 21 m (70 ft) và nặng khoảng 20 tấn.

Nguồn gốc và tiến hóa thời kỳ đầu

Vào kỷ Tam Điệp[9], các châu lục ngày nay đều tập hợp thành một đại lục duy nhất (Pangea). Khí hậu lúc đó khô nóng, thích hợp cho các loài động vật bò sát phát triển. Các loài bò sát dạng động vật có vú - tổ tiên lớp động vật có vú - cũng xuất hiện trong thời gian này. Khoảng 240 triệu năm trước, một chi thuộc họ OrnithosuchidaeEuparkeria - tổ tiên của khủng long, chim, PterosauriaPlesiosauria - đã có thể chạy trên hai chi sau khiến nó có thể di chuyển hiệu quả. Đây là điểm tiến hóa hơn so với các loài bò sát thời đó và được di truyền lại cho khủng long. Năm 1992, ở Argentina phát hiện một chi thuộc phân bộ Theropoda, có niên đại 231,4 triệu năm trước, cuối kỷ Tam Điệp. Nó được đặt tên chi là Eoraptor (kẻ cướp bình minh ở thung lũng Mặt Trăng). Trong năm 2011, loài Eodromaeus sống cùng thời gian và địa điểm với Eoraptor được đặt tên.

Khủng long phân nhánh từ tổ tiên của chúng archosaur cách nay khoảng 230 triệu năm trong khoảng thời gian Kỷ Trias giữa đến muộn, gần 20 triệu năm sau sự kiện tuyệt chủng Permi–Trias đã quét sạch khoảng 95% tất cả các loài trên Trái Đất.[10][11] Việc định tuổi phóng xạ của các thành hệ đá chứa các hóa thạch từ chi khủng long Eoraptor cho thấy sự trùng khớp với với thời điểm trên. Các nhà cổ sinh vật học nghĩ rằng Eoraptor giống với tổ tiên chung của tất cả các loài khủng long;[12] nếu đây là sự thật thì đặc điểm các loài khủng long ban đầu đều là các loài săn mồi nhỏ có hai chân.[13] Việc phát hiện ra các ornithodiran nguyên thủy giống khủng long như MarasuchusLagerpeton trong địa tầng có tuổi Trias giữa ở Argentina chứng minh cho quan điểm này; phân tích những hóa thạch được phục dựng lại cho thấy rằng những động vật này thực sự là các loài săn mồi nhỏ có hai chân. Khủng long có thể xuất hiện sớm cách nay khoảng 243 triệu năm từ các mảnh còn sót lại củ chi Nyasasaurus trong thời kỳ trên, những mảnh này quá nát để có thể nói rằng chính là khủng long hoặc có quan hệ họ hàng rất gần với khủng long.[14]

Khi khủng long xuất hiện các môi trường trên lục địa được có nhiều loài archosaur và therapsids sinh sống như aetosaur, cynodont, dicynodont, ornithosuchidae, rauisuchia, và rhynchosaur. Hầu hết các loài khác đã tuyệt chủng trong kỷ Trias, một trong 2 lần tuyệt chủng. Đầu tiên, vào khoảng ranh giới giữa các tầng động vật CarnianNorian (khoảng 215 triệu năm trước), dicynodont vanhie62u6 nhánh gốc của archosauromorpha, bao gồm prolacertiformes và rhynchosaur đã tuyệt chủng. Tiếp theo sau giai đoạn tuyệt chủng Trias-Jura (khoảng 200 triệu năm trước), cho thấy sự kết thúc của hầu hết các nhóm khác của archosaur thời kỳ đầu như aetosaur, ornithosuchidae, phytosaur, và rauisuchian. Sự mất mát này để lại một hệ động vật trên cạn gồm crocodylomorpha, khủng long, thú, pterosauria, và rùa.[15] Dòng mới đầu tiên của khủng long ban đầu đa dạng hóa qua các tầng động vật CarnianNorian trong kỷ Trias, nhiều khả năng bằng cách chiếm các hốc sinh thái của nhóm đã bị tuyệt chủng.

Phân loại

Khủng long là một siêu bộ với danh pháp khoa học Dinosauria, theo quan điểm của phân loại học truyền thống thuộc lớp bò sát (Reptilia) hay theo quan điểm của phát sinh loài là lớp Mặt thằn lằn (Sauropsida), một lớp bao gồm cá sấu, khủng long, thằn lằn, rắn, rùa và là tổ tiên của lớp chim. Chúng có chân nằm dưới thân, khác với các loài bò sát có chân nằm ở hai bên thân. Nhờ vậy, thân của chúng được nâng cao khỏi mặt đất, giúp chúng có khả năng đứng thẳng và chuyển động hiệu quả. Các loài bò sát bay được thuộc bộ Pterosauria (thằn lằn có cánh) hoặc sống dưới nước thuộc bộ Plesiosauria (thằn lằn cổ rắn) không phải là khủng long. Khủng long được phân loại dựa vào kiểu hông của chúng. Đó là các bộ khủng long hông chim (Ornithischia) và khủng long hông thằn lằn (Saurischia).

Xương hông kiểu thằn lằn. Hai chạc xương của xương hông lần lượt hướng về hai phía trước và sau tạo sự cân bằng cho trục cơ thể ở phía trên hai chi sau.
Xương hông kiểu chim có cả hai chạc xương đều cùng hướng về phía sau cơ thể, sự tiến hóa này giúp tăng thêm một diện tích đáng kể dành cho cái dạ dày và bộ lòng của những con khủng long ăn thực vật của kỉ Creta vốn cần rất nhiều thức ăn
  • Khủng long hông thằn lằn gồm 2 phân bộ: khủng long chân thú (Theropoda) và khủng long dạng chân thằn lằn (Sauropodomorpha).
    • Phân bộ khủng long chân thú bao gồm phần lớn các loài khủng long ăn thịt. Chúng có thể có lông vũ và những loài chân thú nhỏ còn là tổ tiên của loài chim.
    • Phân bộ khủng long dạng chân thằn lằn gồm các loài ăn thực vật phát triển mạnh ở kỷ Jura, thân hình đồ sộ và có cổ dài.
  • Khủng long hông chim bao gồm phân bộ giáp long (Thyreophora) và phân bộ khủng long sừng (Cerapoda).
    • Phân bộ khủng long sừng ăn thực vật sống ở kỷ Phấn trắng, đi bằng 4 chân, có vành xương ở cổ, có sừng. Trong phân bộ này chứa cận bộ khủng long hông chim (Ornithopoda), bao gồm những loài khủng long ăn thực vật sinh sống trong kỷ Phấn trắng, đi được bằng 4 chân lẫn 2 chân sau. Một số loài có mào, có mỏ vịt hoặc hộp sọ cứng chắc, xương xẩu.
    • Phân bộ giáp long sống ở kỷ Jura, có bộ giáp nặng nề tạo bởi các tấm xương và gai hoặc có các hai hàng xương dựng đứng trên lưng, đuôi có chùy hoặc gai.

Nóng và lạnh

Một câu hỏi lớn được đặt ra: khủng long là loài có máu nóng hay máu lạnh? Thông thường, loài bò sát là loài động vật biến nhiệt, tức là thân nhiệt của chúng biến đổi theo nhiệt độ môi trường. Các loài này thường mất nhiều thời gian để sưởi ấm hay làm nguội cơ thể. Điều đó không phù hợp với lối sống của khủng long: những loài khủng long to lớn như những con Sauropoda ăn chay sẵn sàng bỏ ra nhiều giờ mỗi ngày để thỏa mãn nhu cầu ăn uống nhằm bồi đắp tấm thân khổng lồ, chúng cần duy trì một nhiệt lượng nhất định để các enzim trong hệ tiêu hóa hoạt động liên tục cho công việc xử lí số thức ăn thực vật trong cái dạ dày đồ sộ của chúng - một loại thức ăn vốn là thứ khó tiêu hóa và đem lại ít dưỡng chất hơn thức ăn từ động vật. Bởi vậy chúng phải là một loài động vật đẳng nhiệt, và có vẻ như chính tấm thân bồ tượng vốn giữ nhiệt rất tốt của nó cũng hưởng ứng điều đó. Trong khi đó, những con Theropoda nhỏ hơn thì lại rất năng động và nhanh nhẹn, chúng liên tục kiếm mồi trên hai chân sau nên cần duy trì cho các cơ bắp một sức mạnh không phải đến từ bên ngoài. Có lẽ tất cả, hoặc phần lớn, khủng long là loài đẳng nhiệt như chim và thú, đó là những loài động vật có thân nhiệt ổn định, không phụ thuộc môi trường. Nhờ vậy, chúng không mất thời gian để làm thân nhiệt cân bằng với nhiệt độ môi trường và khiến chúng trở nên ưu việt, chỉ có một vấn đề duy nhất là chúng cần ăn liên tục để duy trì thân nhiệt.

Khả năng của khủng long

Trí tuệ

Một số loài khủng long như chi Stegosaurus hơi kém thông minh nhưng không phải tất cả khủng long đều là lũ thú vật đần độn. Nhiều loài, ví dụ chi Velociraptor có trí tuệ ngang với chim hiện đại và có những tư duy, hành vi khá phức tạp. Một số loài còn biết giả chết để đánh lừa kẻ thù.

Giác quan

Khủng long sở dĩ vốn không có tai nhưng có một số khả năng đặc biệt khác. Tuỳ loại khủng long, ví dụ: "Loài Velociraptor mongoliensis khứu giác nhậy bén như kền kền...

Sức mạnh

Tương xứng với kích cỡ của khủng long là sức mạnh của chúng. Những loài ăn thực vật thường dùng sức mạnh đó để tự vệ. Các loài khủng long thuộc nhóm Sauropoda như chi Diplodocus có thể tấn công kẻ thù với cái quật đuôi có vận tốc ngang tốc độ âm thanh. Tương tự, các loài trong chi Ankylosaurus có một chiếc đuôi chùy đầy uy lực và đánh gãy được chân của mọi loài săn mồi. Tyrannosaurus đang gây nhiều tranh cãi là loài săn mồi hay ăn xác thối nhưng không vì thế mà bộ hàm của chúng không đáng sợ một khi chúng bị chọc giận. Chúng có thể dùng hàm nhấc bổng được xác của một con khủng long to lớn ngang nó như chi Edmontosaurus hoặc dứt đứt được chân con này. Những loài Theropoda nhỏ hơn như DeinonychusVelociraptor thì dùng những chiếc móng vuốt khủng khiếp ở hai chi sau để xé rách cơ con mồi.

Tốc độ

Khủng long lớn thì chậm chạp nhưng khủng long nhỏ lại khá nhanh nhẹn. Gallimimus, một chi Theropoda giống đà điểu là vua tốc độ trong thế giới khủng long. Nó có chân dài, chạy trên móng như chim và chiếc đuôi là bánh lái giúp nó chuyển hướng dễ dàng. Galimimus có thể đạt tới vận tốc 50 km/h.

Chăm sóc con

Maiasaura bên ổ trứng, Trung tâm khủng long Wyoming

Động vật bò sát như rùa, rắn thường bỏ bê con cái sau khi đẻ trứng nên không có gì là lạ khi trước đây nhiều người vẫn cho rằng khủng long không có khả năng chăm sóc con cái. Năm 1924, ở Mông Cổ phát hiện được hóa thạch một con Theropoda chết bên cạnh một ổ trứng. Con vật đó được nhận định là đại diện của một loài mới và ổ trứng được cho là của một loài trong chi Protoceratops. Do vậy, loài khủng long mới được đặt tên chi là Oviraptor, nghĩa là "kẻ trộm trứng". Sau đó, ổ trứng được khẳng định là của chính con Oviraptor đó, nó đã chết khi bảo vệ cho ổ trứng của mình. Năm 1970, một loài Ornithopoda được phát hiện cùng rất nhiều ổ trứng. Nó được đặt tên là Maiasaura (Bà mẹ bò sát tốt). Những phát hiện đó cho thấy khủng long là những ông bố, bà mẹ biết chăm sóc con cái. Khủng long con mới đẻ ra rất bé và chúng cần được chăm sóc cho tới khi trưởng thành. Có lẽ khủng long giống như cá sấu, chim và nhiều loài thú: bố, mẹ, anh chị lớn hoặc thậm chí cả đàn cùng nhau trông nom lũ trẻ.

Kích thước

Loài khủng long lớn nhất và nặng nhất được biết đến nay là Giraffatitan brancai, di cốt tìm thấy ở Tazania giai đoạn 1907-12. Hóa thạch của rất nhiều các cá thể khác nhau nhưng tương đương về kích cỡ được lắp ghép lại thành 1 bộ xương hoàn chỉnh, nay được trưng bày ở bảo tàng Humbolt ở Berlin. Bộ xương này cao 12m, dài 22.5 m, khi sống có thể nặng từ 30 tới 60 tấn. Bộ xương hoàn thiện dài nhất thuộc về 1 con Diplodocus 27m. Dựa trên những phần rời rạc tìm thấy được, người ta cho rằng thậm chí có những loài khủng long còn lớn hơn thế. Đó là Argentinosaurus, PuertasaurusFutalognkosaurus (có liên quan chặt chẽ) có thể dài 30– 40 m, trọng lượng phỏng đoán 80 tới 100 tấn; Diplodocus hallorum (trước là Seismosaurus) và Supersaurus có thể dài tới 33m; Sauroposeidon cao 18m, tương đương nhà 6 tầng. Tuy nhiên, các loài trên có thể vẫn còn xa mới đạt tới kích thước của Amphicoelias fragillimus. Dựa trên đốt xương sống phát hiện năm 1878, người ta ước tính loài này dài tới 58m và nặng 120 tấn. Bruhathkayosaurus nặng hơn, có khả năng tới 175-220 tấn nhưng kích thước cũng không bằng. Khủng long săn mồi lớn nhất là Spinosaurus, dài 16-18m, nặng 8 tấn. Những loài tương đương bao gồm Giganotosaurus, Oxalaia, Tyrannosaurus, CacharodontosaurusSaurophaganax.

Sự tuyệt chủng

Sự tuyệt chủng của loài khủng long đến bây giờ vẫn còn tranh cãi. Giả thuyết được nhiều người ủng hộ nhất hiện nay cho rằng vào 65 triệu năm trước đây đã có thiên thạch đã rơi xuống Trái Đất vào bán đảo Yucatan Mexico (Trung Mỹ) phá hủy toàn bộ sinh quyển của Trái Đất. Bụi cát tràn lan xung quanh dày đặc Trái Đất làm che khuất Mặt Trời và một số trận mưa axit trong thời gian dài. Điều này làm cho thảm thực vật chết hàng loạt nên khủng long ăn cỏ chết vì thiếu thức ăn và bị nhiễm độc. Khi các loài khủng long ăn cỏ chết rồi thì kéo theo cả các loài ăn thịt[4].

Thuyết về sự diệt chủng do thiên thạch

Hiện nay người ta tìm thấy những giai đoạn chuyển tiếp giữa kỷ Cretakỷ Đệ tam trong những địa tầng trầm tích thuộc vùng Gubbio ở miền Trung Italia. Người ta cũng tìm thấy những lớp đất đá giàu iridi, thuộc cùng thời đại địa chất như trên ở Đan Mạch, Tây Ban Nha, PhápNew Zealand. Theo nhà địa chất Mỹ Walter Alvarez thì sự hình thành các địa tầng trầm tích này xảy ra cùng với sự tuyệt chủng của các loài khủng long không thể là ngẫu nhiên mà phải có mối quan hệ nhân quả giữa hai hiện tượng đó.

Kịch bản do Alvarez đề xuất năm 1980 như sau: chất iridi vốn là một nguyên tố rất hiếm trên Trái Đất nên sự tập trung chất đó trong một lớp trầm tích không thể chỉ do sự xói mòn những khối núi cổ nổi lên trên bề mặt biển hoặc do những hiện tượng sinh hóa tạo ra, mà phải bắt nguồn từ một vật thể ở ngoài Trái Đất. Các thiên thạch vốn rất giàu iridi và Alvarez cho rằng một khối thiên thạch lớn đường kính từ 6 đến 10 km đã rơi xuống Trái Đất, làm bốc lên một đám mây bụi Trái Đất rất lớn trộn lẫn với đám bụi do sự nổ tung của khối thiên thạch sinh ra, khiến cho bầu khí quyển bị u ám đến mức cản trở không để ánh sáng Mặt trời xuyên qua và làm ngừng trệ quá trình quang hợp. Màn đêm trường kỳ đó rất có thể kéo dài từ 6 đến 10 năm; trong thời gian này các loài khủng long đều bị chết đói. Các động vật có vú, kích thước nhỏ hơn nhiều, có thể đã sống sót được bằng cách ăn các loại hạt và những thực vật còn lại mà không bị thối rữa.

Vật thể này được cho là một thiên thạch thuộc Vành đai tiểu hành tinh đã lao vào khu vực vinh Mexico bên bán đảo Yucátan ngày nay tạo ra hố thiên thạch Chicxulub.[16]

Các ý kiến khác

Ý kiến thứ hai lại cho rằng khi thiên thạch rơi xuống Trái Đất, khí hậu Trái Đất thay đổi dữ dội. Những con khủng long với kích thước lớn không bị ảnh hưởng bởi sự va chạm thiên thạch, nhưng khi bầu sinh quyển thay đổi thì thức ăn, khí hậu và môi trường sống của chúng bị thay đổi. Vì quá phân hóa, chúng không thể thích nghi được và dần bị tuyệt chủng, trong khi những loài bò sát nhỏ hơn như tắc kè, kì nhông và những con nào bơi và bay được thì còn tồn tại đến tận bây giờ.

Đó là sao chổi chứ không phải thiên thạch

Tảng đá vũ trụ va vào Trái đất 65 triệu năm trước có thể là một ngôi sao chổi, khiến cho loài khủng long hoàn toàn bị diệt chủng Nếu một tiểu hành tinh mang tới Trái đất một lượng Iridium và Osmium lớn đến vậy, nó phải có đường kính đên 5 km. Song dù thế đi chăng nữa, nó cũng không thể tạo ra được một cái hố khổng lồ có đường kính tới 200 km. Nếu phải đủ năng lượng tạo ra một hố lớn như thế phải là một sao chổi.

Hình ảnh khủng long qua các thời đại

Minh họa ban đầu về loài Megalosaurus

Khi khủng long mới được phát hiện, người ta háo hức muốn biết về chúng. Do hiểu biết về còn hạn chế, chúng được minh họa như những con thằn lằn khổng lồ, đi bằng bốn chân một cách nặng nề. Sau đó, các họa sĩ vẽ những con vật khổng lồ này đứng thẳng như chuột túi, đi bằng hai chân sau hoặc đi bốn chân, đuôi dài quét đất, da xù xì, có vảy như da cá sấu. Ngày nay, nhờ sự phát triển của cổ sinh vật học, con người đã có những cái nhìn mới mẻ và thực tế hơn về loài vật kỳ diệu này. Khủng long không còn lờ đờ, trì trệ nữa. Chúng được miêu tả như những sinh vật năng động, phát triển cao, giống chim hơn cá sấu. Tuy vậy, ở bất cứ thời đại nào, khủng long cũng chiếm một phần không nhỏ trong tri thức, văn hóa của loài người và để lại cho con người những cảm xúc đặc biệt: kinh ngạc, sợ hãi nhưng thích thú.

Tham khảo

  1. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Holtz2008
  2. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Alfaroetal2009
  3. ^ a b Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Wang&Dodson
  4. ^ a b MacLeod, N, Rawson, PF, Forey, PL, Banner, FT, Boudagher-Fadel, MK, Bown, PR, Burnett, JA, Chambers, P, Culver, S, Evans, SE, Jeffery, C, Kaminski, MA, Lord, AR, Milner, AC, Milner, AR, Morris, N, Owen, E, Rosen, BR, Smith, AB, Taylor, PD, Urquhart, E & Young, JR (1997). “The Cretaceous–Tertiary biotic transition”. Journal of the Geological Society. 154 (2): 265–292. doi:10.1144/gsjgs.154.2.0265.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  5. ^ Gauthier, Jacques; de Querioz, Kevin (2001). “Feathered dinosaurs, flying dinosaurs, crown dinosaurs, and the name 'Aves'.”. New Perspectives on the Origin and Early Evolution of Birds: Proceedings of the International Symposium in Honor of John H. Ostrom (PDF) |format= cần |url= (trợ giúp). Peabody Museum of Natural History, Yale University. ISBN 0-912532-57-2. Đã bỏ qua tham số không rõ |chapterurl= (trợ giúp); Đã định rõ hơn một tham số trong |author=|last1= (trợ giúp); |ngày truy cập= cần |url= (trợ giúp)
  6. ^ Zhou, Z. (2004). “The origin and early evolution of birds: discoveries, disputes, and perspectives from fossil evidence”. Naturwissenchaften. 91 (10): 455–471. doi:10.1007/s00114-004-0570-4.
  7. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Owen1842
  8. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên LSJ
  9. ^ Wang, S.C., and Dodson, P. (2006). “Estimating the Diversity of Dinosaurs”. Proceedings of the National Academy of Sciences USA. 103 (37): 13601–13605. doi:10.1073/pnas.0606028103. PMC 1564218. PMID 16954187.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  10. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên KPA
  11. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên TannerLucas
  12. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Sereno1999
  13. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên SFRM93
  14. ^ Nesbitt, S. J., Barrett, P. M., Werning, S., Sidor, C. A., and A. J. Charig. (2012). "The oldest dinosaur? A Middle Triassic dinosauriform from Tanzania." Biology Letters.
  15. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên MJB04dino
  16. ^ P, Claeys; Goderis, S (5 tháng 9 năm 2007). “Solar System: Lethal billiards”. Nature. 449 (7158): 30–31. doi:10.1038/449030a. PMID 17805281.

Đọc thêm

Liên kết ngoài

Bản mẫu:Liên kết bài chất lượng tốt