Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đại học Chicago”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Wkpda (thảo luận | đóng góp)
Wkpda (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 67: Dòng 67:
{{Tham khảo|30em}}
{{Tham khảo|30em}}


{{Sơ khai Giáo dục}}
{{Commonscat|University of Chicago}}
{{Commonscat|University of Chicago}}


{{Liên kết bài chất lượng tốt|en}}
{{Liên kết bài chất lượng tốt|en}}

[[Thể loại:Đại học Chicago]]
[[Thể loại:Đại học Chicago]]
[[Thể loại:Trường đại học và cao đẳng Chicago]]
[[Thể loại:Trường đại học và cao đẳng Chicago]]

Phiên bản lúc 22:48, ngày 17 tháng 2 năm 2014

Viện Đại học Chicago
tiếng Latinh: Universitas Chicagiensis
Khẩu hiệuCrescat scientia; vita excolatur (Latin)
Khẩu hiệu trong Tiếng Anh
Hãy để kiến thức được làm giàu nhiều hơn; và nhờ đó làm phong phú thêm cuộc sống của nhân loại[1]
Loại hìnhTư thục, không tôn giáo, cả nam lẫn nữ
Thành lập1890
Tài trợ6,67 tỉ USD[2]
Hiệu trưởngRobert J. Zimmer
Giảng viên
2.168[3]
Nhân viên quản lý
14.772 (gồm cả nhân viên của Trung tâm Y khoa Viện Đại học Chicago]])[3]
Sinh viên14.954[4]
Sinh viên đại học5.134[4]
Sinh viên sau đại học9.820[4]
Vị trí
Chicago,
,
Khuôn viênNội đô, 211 mẫu Anh (85,4 ha)[3]
MàuMaroon      White     [5]
Điền kinhNCAA Division III UAA
Biệt danhMaroons
Liên kếtAssociation of American Universities Committee on Institutional Cooperation
Linh vậtPhượng hoàng
Websiteuchicago.edu

Viện Đại học Chicago (tiếng Anh: The University of Chicago, gọi tắt là Chicago), còn gọi là Đại học Chicago, là một viện đại học nghiên cứu tư thục ở Chicago, Illinois, Hoa Kỳ. Viện đại học này được Hội Giáo dục Baptist Hoa Kỳ thành lập vào năm 1890 với khoản tiền hiến tặng từ tỉ phú đầu lửa John D. Rockefeller. William Rainey Harper trở thành viện trưởng đầu tiên của viện đại học vào năm 1891; những lớp học đầu tiên khai giảng vào năm 1892.

Viện Đại học Chicago bao gồm Trường Đại học (the College), nhiều chương trình sau đại học và ủy ban liên ngành khác nhau được tổ chức thành bốn phân khoa, sáu trường chuyên nghiệp, và một trường giáo dục thường xuyên. Viện đại học có tổng cộng chừng 15.000 sinh viên, trong đó có chừng 5.000 sinh viên theo học ở Trường Đại học. Viện Đại học Chicago nhiều năm liền được xếp vào một trong 10 viện đại học hàng đầu thế giới;[6][7][8] và được xếp thứ năm cùng với Viện Đại học Stanford trong "Bảng xếp hạng những viện đại học tốt nhất nước" năm 2014 của U.S. News & World Report.[9]

Các học giả của Viện Đại học Chicago đã đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển những lĩnh vực học thuật khác nhau, trong đó có: trường phái kinh tế học Chicago, trường phái xã hội học Chicago, phong trào luật và kinh tế học trong phân tích pháp lý,[10] trường phái phê bình văn học Chicago, trường phái nghiên cứu tôn giáo Chicago,[11] trường phái khoa học chính trị đến biết đến với tên "thuyết hành vi" (behavioralism),[12] và trong lĩnh vực vật lý nơi các nhà khoa học của viện đại học đã tạo ra phản ứng hạt nhân nhân tạo và tự duy trì đầu tiên của thế giới.[13] Viện Đại học Chicago cũng là cơ sở giáo dục đại học có nhà xuất bản lớn nhất Hoa Kỳ, Nhà xuất bản Viện Đại học Chicago.[14]

Viện Đại học Chicago có 89 người được trao Giải Nobel (trong đó có 10 người đang là giảng viên),[15] 49 Học giả Rhodes,[16] và 9 người được Huân chương Fields.[17]

Lịch sử

Từ lúc thành lập cho đến thập niên 1910

Một buổi lễ ở Viện Đại học Chicago, 1894.

Viện Đại học Chicago được Hội Giáo dục Baptist Hoa Kỳ thành lập vào năm 1890 như một cơ sở giáo dục phi tôn giáo, dành cho cả nam lẫn nữ,[18] với tiền hiến tặng từ tỉ phú dầu lửa John D. Rockefeller và được xây dựng trên phần đất do Marshall Field hiến tặng.[19] Viện đại học này là một cơ sở độc lập về mặt pháp lý; nó thay thế cho viện đại học có cùng tên gọi của những người theo phái Baptist, vốn đã đóng cửa vào năm 1886 vì những khó khăn tài chính và khủng hoảng lãnh đạo triền miên.[20] William Rainey Harper trở thành viện trưởng đầu tiên của viện đại học hiện đại này vào ngày 1 tháng 7 năm 1891, và viện đại học mở cửa đón sinh viên vào học vào ngày 1 tháng 10 năm 1892.[20]

Trường kinh doanh được thành lập vào năm 1898,[21] và trường luật được thành lập vào năm 1902.[22] Harper qua đời vào năm 1906;[23] sau Harper là ba vị viện trưởng khác liên tiếp nắm giữ chức vụ cho đến năm 1929.[24] Trong thời kỳ này, Viện Đông phương được thành lập để hỗ trợ và diễn giải những kết quả khảo cổ ở vùng đất mà ngày đó gọi là Cận Đông.[25]

Trong thập niên 1890, vì sợ rằng nguồn lực to lớn của mình sẽ làm tổn hại các trường nhỏ hơn vì thu hút hết sinh viên giỏi, Viện Đại học Chicago đã liên kết với một số trường và viện đại học trong vùng: Trường Đại học Des Moines, Trường Đại học Kalamazoo, Trường Đại học Butler, và Viện Đại học Stetson. Theo thỏa thuận liên kết, các trường vừa kể được yêu cầu phải có những khóa học tương đương với những khóa học ở Viện Đại học Chicago, phải báo trước với viện đại học bất kỳ sự bổ nhiệm hay sa thải giảng viên nào, không được bổ nhiệm giảng viên nếu không có sự chấp thuận của viện đại học, và phải gởi bản sao các bài thi để được nhận góp ý. Viện Đại học đồng ý trao bằng cho bất cứ sinh viên năm cuối sắp tốt nghiệp nào từ trường liên kết nếu sinh viên này đạt được điểm A trong suốt bốn năm học, và trao bằng cho bất cứ sinh viên tốt nghiệp nào học thêm 12 tuần ở Viện Đại học. Sinh viên hay giảng viên của một trường liên kết được hưởng chế độ miễn học phí ở Viện Đại học, và sinh viên Chicago được phép theo học ở một trường liên kết và được hưởng chế độ tương tự và được công nhận tín chỉ. Viện Đại học cũng đồng ý cung cấp cho các trường liên kết sách và trang thiết bị và dụng cụ khoa học với một mức giá nào đó; cung cấp những giảng viên biệt phái mà các trường liên kết không phải trả tiền, ngoại trừ chi phí đi lại; và cung cấp miễn phí mỗi bản một cuốn sách hay tạp chí do Nhà xuất bản Viện Đại học Chicago ấn hành. Thỏa thuận này cũng quy định rằng một trong hai bên có thể chấm dứt sự liên kết này bằng cách thông báo cho bên kia biết theo đúng quy định. Một số giáo sư ở Viện Đại học Chicago thời đó không thích chương trình này vì công sức mà họ bỏ ra thêm không được đền bù, và họ cho rằng nó hạ thấp danh tiếng học thuật của Viện Đại học Chicago. Chương trình này chấm dứt vào năm 1910.[26]

Thập niên 1920 đến thập niên 1980

A group of people in suits standing in three rows on the steps in front of a stone building.
Nhóm khoa học gia Viện Đại học Chicago làm trong dự án tạo ra phản ứng hạt nhân nhân tạo và tự duy trì đầu tiên của thế giới, bao gồm Enrico Fermi (hàng đầu) và Leó Szilárd (hàng thứ hai).

Năm 1929, vị viện trưởng thứ năm của viện đại học, Robert Maynard Hutchins, bắt đầu nhiệm kỳ; viện đại học đã trải qua nhiều thay đổi trong nhiệm kỳ 24 năm của ông. Hutchins đã loại bỏ môn bóng bầu dục ra khỏi viện đại học trong một cố gắng nhằm nhấn mạnh vào học thuật hơn là thể thao,[27] thiết lập chương trình học về các môn khai phóng trong trường đại học dạy sinh viên bậc đại học, được biết đến với tên gọi Common Core (Cốt lõi chung),[28] và tổ chức hoạt động học tập và nghiên cứu sau đại học của viện đại học thành bốn phân khoa như hiện nay.[27] Năm 1933, Hutchins đề xuất kế hoạch sáp nhập Viện Đại học Chicago và Viện Đại học Tây Bắc (Northwestern University) thành một viện đại học đơn lẽ, nhưng kế hoạch này không được thông qua.[29] Trong nhiệm kỳ của ông, các Bệnh viện Viện Đại học Chicago (nay gọi là Trung tâm Y khoa Viện Đại học Chicago) được xây dựng xong và bắt đầu tuyển những sinh viên y khoa đầu tiên.[30] Ngoài ra, Ủy ban Tư tưởng Xã hội, một cơ sở đặc trưng của Viện Đại học Chicago cũng được thành lập.

Số tiền quyên góp được trong suốt thập niên 1920 và sự giúp đỡ tài chính từ Quỹ Rockefeller đã giúp viện đại học tồn tại qua thời Đại suy thoái.[27] Trong Đệ nhị Thế chiến, viện đại học đã có những đóng góp quan trọng vào Dự án Manhattan.[31] Viện đại học là nơi đầu tiên cô lập plutonium và là nơi tạo ra phản ứng hạt nhân nhân tạo và tự duy trì đầu tiên, công trình này do một nhóm các nhà khoa học do Enrico Fermi đứng đầu thực hiện vào năm 1942.[31][32]

Thập niên 1990 đến thập niên 2010

Học thuật

Về mặt học thuật, Viện Đại học Chicago bao gồm Trường Đại học (the College, chuyên về giáo dục bậc đại học), bốn phân khoa nghiên cứu sau đại học, sáu trường chuyên nghiệp, và Trường Giáo dục Thường xuyên trong các ngành Chuyên nghiệp và Khai phóng (Graham School of Continuing Liberal and Professional Studies). Viện đại học còn có một hệ thống thư viện, Nhà xuất bản Viện Đại học Chicago (University of Chicago Press), các Trường Thực nghiệm Viện Đại học Chicago (University of Chicago Laboratory School, dành cho các lớp từ mẫu giáo đến trung học), và Trung tâm Y khoa Viện Đại học Chicago (University of Chicago Medical Center), và có quan hệ mật thiết với một số các cơ sở học thuật độc lập, bao gồm FermilabPhòng Thí nghiệm Quốc gia Argonne (Argonne National Laboratory).

Tham khảo

  1. ^ “About the University”. The University of Chicago. 2013. Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2013.
  2. ^ “TRIP Total Market Value”. The University of Chicago. 30 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 13 tháng 5 năm 2013.
  3. ^ a b c “Facts for Journalists”. University of Chicago News Office. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 6 năm 2009. Truy cập ngày 30 tháng 8 năm 2009.
  4. ^ a b c “Facts for Journalists”. UChicago News Office. Truy cập ngày 15 tháng 12 năm 2013.
  5. ^ “Traditions”. University of Chicago Office of College Admissions. Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2009.
  6. ^ “Academic Ranking of World Universities”. shanghairanking.com. Truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2013.
  7. ^ “The World University Rankings 2012-2013”. timeshighereducation.co.uk. Truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2013.
  8. ^ “The World University Rankings 2011-2012”. timeshighereducation.co.uk. Truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2013.
  9. ^ "US News Best College Rankings." US News and World Report. 2014
  10. ^ “History of Law and Economics” (PDF). University of Montreal. Truy cập ngày 26 tháng 8 năm 2009.
  11. ^ “The Chicago School”. Britanica Academic Edition. Truy cập ngày 12 tháng 10 năm 2011.
  12. ^ Hanson, John Mark. “Building the Chicago School” (PDF).
  13. ^ Angelo, Joseph A. (30 tháng 11 năm 2004). Nuclear Technology. Greenwood Press. tr. 1. doi:10.1336/1573563366. ISBN 1-57356-336-6.
  14. ^ “Duffy is named Director of the University Press”. The University of Chicago Chronicle. 27 tháng 4 năm 2000. Truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2006.
  15. ^ “About the University of Chicago”. University of Chicago.
  16. ^ Chicago, university of. “Rhodes Scholars”. UChicago. Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2012.
  17. ^ Fields Medal | The University of Chicago. Uchicago.edu. Retrieved on 2013-08-15.
  18. ^ Goodspeed, Thomas Wakefield (1916). A History of the University of Chicago. Chicago: The University of Chicago Press. tr. 137. ISBN 0-226-30367-5.
  19. ^ “History”. University of Chicago. Truy cập ngày 26 tháng 5 năm 2011.
  20. ^ a b Rudolph, Frederick (1962). The American College and University: A History. Knopf. tr. 351. ISBN 978-0-8203-1284-2.
  21. ^ “Chicago Booth History”. University of Chicago Booth School of Business. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2009.
  22. ^ “History of the Law School”. University of Chicago Law School. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2009.
  23. ^ “History of the Office:William Rainey Harper”. University of Chicago. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2009.
  24. ^ “History of the Office”. University of Chicago. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2009.
  25. ^ “A Brief History of the Oriental Institute”. The Oriental Institute. Since its establishment in 1919, The Oriental Institute has sponsored archaeological and survey expeditions in every country of the Near East.
  26. ^ Gilbert Lycan, Stetson University: The First 100 Years at 70-72, pp. 165-185 (Stetson University Press, 1983)
  27. ^ a b c “History of the Office”. The University of Chicago Office of the President. 6 tháng 11 năm 2008. Truy cập ngày 14 tháng 9 năm 2009.
  28. ^ “The Common Core”. University of Chicago Office of College Admissions. Truy cập ngày 31 tháng 7 năm 2009.
  29. ^ “The University of Chicago proposal”. Northwestern university. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2009.
  30. ^ “A Brief History of the Medical Center”. The University of Chicago Medical Center. Truy cập ngày 14 tháng 9 năm 2009.
  31. ^ a b “University of Chicago Met Lab”. Atomic Heritage Foundation. Truy cập ngày 31 tháng 7 năm 2009.
  32. ^ “The First Reactor”. tháng 12 năm 1982. Truy cập ngày 15 tháng 7 năm 2009. On December 2, 1942, in a racquets court underneath the West Stands of Stagg Field at the University of Chicago, a team of scientists led by Enrico Fermi created man's first controlled, self-sustaining nuclear chain reaction.

Bản mẫu:Liên kết bài chất lượng tốt