Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Bạch Liên giáo”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 1: Dòng 1:
{{sơ khai Trung Quốc}}
{{sơ khai Trung Quốc}}

'''Bạch Liên giáo''' ([[chữ Hán]]: 白蓮教, [[bính âm Hán ngữ|bính âm]]: báiliánjiào, phiên âm Wade-Giles: Pai-lien chiao) có nghĩa là giáo phái thờ Bông sen trắng, là một giáo phái chịu ảnh hưởng của [[Phật giáo]] được được cho là hình thành từ thời kỳ [[nhà Nguyên]] khi người [[Mông Cổ]] đang thống trị ở [[Trung Quốc]]. Bạch Liên giáo phát triển mạnh đến thời Minh và [[nhà Thanh]]. Đây là một tôn giáo rất thần bí với nhiều nghi thức tế lễ rất phức tạp. Đứng đầu Bạch Liên giáo là Bạch liên giáo chủ dưới có tả Thanh [[Long (định hướng)|Long]], hữu Bạch [[Hổ]]. Đến thời kỳ nhà Thanh khi Trung Quốc đang học hỏi văn minh của các nước Phương Tây thì Bạch Liên giáo bị cho là tuyên truyền mê tín vì vậy Bạch Liên giáo đôi khi được gọi là Bạch Liên tà giáo. Bạch Liên giáo có liên quan đến [[Nghĩa Hòa Đoàn]].
'''Bạch Liên giáo''' ([[chữ Hán]]: 白蓮教, [[bính âm Hán ngữ|bính âm]]: báiliánjiào, phiên âm Wade-Giles: Pai-lien chiao) có nghĩa là giáo phái thờ Bông sen trắng, là một giáo phái chịu ảnh hưởng của [[Phật giáo]] được được cho là hình thành từ thời kỳ [[nhà Nguyên]] khi người [[Mông Cổ]] đang thống trị ở [[Trung Quốc]]. Bạch Liên giáo phát triển mạnh đến thời Minh và [[nhà Thanh]]. Đây là một tôn giáo rất thần bí với nhiều nghi thức tế lễ rất phức tạp. Đứng đầu Bạch Liên giáo là Bạch liên giáo chủ dưới có tả Thanh [[Long (định hướng)|Long]], hữu Bạch [[Hổ]]. Đến thời kỳ nhà Thanh khi Trung Quốc đang học hỏi văn minh của các nước Phương Tây thì Bạch Liên giáo bị cho là tuyên truyền mê tín vì vậy Bạch Liên giáo đôi khi được gọi là Bạch Liên tà giáo. Bạch Liên giáo có liên quan đến [[Nghĩa Hòa Đoàn]].
==Tổng quan==
Bạch Liên giáo là tông giáo bí mật hoạt động chủ yếu vào đời [[Nhà Minh|Minh]] – [[Nhà Thanh|Thanh]], sùng phụng '''Vô sanh lão mẫu''' <ref>''Vô sanh lão mẫu'', còn gọi là ''Vô cực lão mẫu'', ''Vô cực thiên mẫu'', ''Vô cực thánh tổ''… là thần tối cao của nhiều tông giáo vào đời Minh – Thanh, bao gồm [[La giáo]], [[Tây Đại Thừa giáo]], [[Kê Túc sơn Đại Thừa giáo]], [[Trai giáo]], [[Văn Hương giáo]], [[Thiên Lý giáo]], [[Nhất Quán đạo]] cùng [[Thiên đạo]]. Vô sanh lão mẫu được cho là do La giáo tổ [[La Tư Phu]] sáng tạo ra, theo đó, Vô sanh lão mẫu là mẹ (lão mẫu) của vũ trụ và loài người, do đó bà không có cha mẹ (vô sanh). Vô sanh lão mẫu xếp trên cả 3 vị [[phật]] [[Quá khứ]] [[Hiện tại]] [[Chủ nghĩa vị lai|Vị lai]]</ref> và '''Di Lặc phật''' <ref>[[Di-lặc|Di Lặc]] là phật Vị lai. Theo quan niệm nhà Phật, nhân gian có 96 ức (10 vạn) dân chúng, 2 phật Quá khứ Hiện tại cứu 4 ức, Di Lặc cứu 92 ức.</ref>, lấy “真空家乡,无生老母” (Hán Việt: Chân không gia hương <ref>''Chân không gia hương'' được hiểu là ''Chân không thế giới'', cụ thể hơn là "''[[Thiên đàng|Thiên đường]]'' hay ''Thiên giới''</ref>, Vô sanh lão mẫu) làm chân quyết 8 chữ, cho người ta chỗ dựa về mặt tinh thần, đối với hoàn cảnh khổ sở của lưu dân mà nói, có sức hấp dẫn rất lớn, nên người gia nhập ngày một nhiều.

Cuối đời Càn Long, mâu thuẫn xã hội trở nên gay gắt. Quan lại, địa chủ, phú thương kiêm tính phần lớn đất đai. Dân số tăng nhanh, đất canh tác không đủ, nhu cầu lương thực trở nên bức thiết, dân đói ngày càng nhiều. Lại thêm giai cấp thống trị phong kiến sanh hoạt xa xỉ, tham quan ô lại hoành hành, tâm lý bất mãn ngày một dâng cao, nội dung tuyên truyền của Bạch Liên giáo cũng theo đó tăng thêm nhiều yếu tố phản kháng hiện thực.

Năm Càn Long thứ 39 (1774), giáo thủ Phàn Minh Đức tại Hà Nam trong bài giảng đã nói với các giáo đồ về '''mạt kiếp niên''' (tạm dịch: ''năm tận thế''), cần phải ''hoán kiền khôn, hoán thế giới'' (tạm dịch: thay đổi trời đất, thay đổi thế giới). Ít lâu sau, bọn Lưu Tùng, Lưu Chi Hiệp, Tống Chi Thanh tại các nơi Hồ Bắc, Tứ Xuyên, An Huy trong lúc truyền giáo, lại nói đến '''Di Lặc chuyển thế, đương phụ Ngưu Bát''' (tạm dịch: Di Lặc ra đời, đang giúp Ngưu Bát. '''Ngưu''' (牛) '''Bát''' (八) tức là chữ '''Chu''' (朱) viết tách ra, ám chỉ hậu duệ nhà Minh), tuyên xưng '''hoàng thiên tương tử, thương thiên tương sanh''' (tạm dịch: ''trời vàng sắp chết, trời xanh sắp sinh''), gia nhập giáo thì có thể miễn được tai vạ "''nước lửa đao binh''". Sau khi nhập giáo, "''người trong giáo sẽ thu lấy gia tài, chia đều cho mọi người''"; giáo đồ đã quen thì "''mặc áo ăn cơm, không phân ngươi - ta''", ngoài ra còn có những giáo điều như "''có vạ cùng cứu, có nạn cùng chết''", "''không giữ một đồng (tiền) (vẫn) có thể đi khắp thiên hạ''",… Đây là những khẩu hiệu tuyên truyền phù hợp với yêu cầu bình quân, bình đẳng và được giúp đỡ của những người nghèo, còn thỏa mãn nguyện vọng phản kháng cầu sanh của bọn họ. Nhờ vậy, Bạch Liên giáo đã phát triển một thế lực lớn mạnh, rồi tiến đến ý đồ khởi nghĩa vũ trang.

==Tham khảo==
==Tham khảo==
* ''Những mẫu chuyện [[lịch sử thế giới]]'', Nguyễn Khoa Tịnh - Nguyễn Thế Toàn - Lê Thúy Mùi, Trường Cao đẵng sư phạm [[Bình Trị Thiên]] – [[Huế]], năm [[1998]]
* ''Những mẫu chuyện [[lịch sử thế giới]]'', Nguyễn Khoa Tịnh - Nguyễn Thế Toàn - Lê Thúy Mùi, Trường Cao đẵng sư phạm [[Bình Trị Thiên]] – [[Huế]], năm [[1998]]

Phiên bản lúc 11:47, ngày 8 tháng 5 năm 2014

Bạch Liên giáo (chữ Hán: 白蓮教, bính âm: báiliánjiào, phiên âm Wade-Giles: Pai-lien chiao) có nghĩa là giáo phái thờ Bông sen trắng, là một giáo phái chịu ảnh hưởng của Phật giáo được được cho là hình thành từ thời kỳ nhà Nguyên khi người Mông Cổ đang thống trị ở Trung Quốc. Bạch Liên giáo phát triển mạnh đến thời Minh và nhà Thanh. Đây là một tôn giáo rất thần bí với nhiều nghi thức tế lễ rất phức tạp. Đứng đầu Bạch Liên giáo là Bạch liên giáo chủ dưới có tả Thanh Long, hữu Bạch Hổ. Đến thời kỳ nhà Thanh khi Trung Quốc đang học hỏi văn minh của các nước Phương Tây thì Bạch Liên giáo bị cho là tuyên truyền mê tín vì vậy Bạch Liên giáo đôi khi được gọi là Bạch Liên tà giáo. Bạch Liên giáo có liên quan đến Nghĩa Hòa Đoàn.

Tổng quan

Bạch Liên giáo là tông giáo bí mật hoạt động chủ yếu vào đời MinhThanh, sùng phụng Vô sanh lão mẫu [1]Di Lặc phật [2], lấy “真空家乡,无生老母” (Hán Việt: Chân không gia hương [3], Vô sanh lão mẫu) làm chân quyết 8 chữ, cho người ta chỗ dựa về mặt tinh thần, đối với hoàn cảnh khổ sở của lưu dân mà nói, có sức hấp dẫn rất lớn, nên người gia nhập ngày một nhiều.

Cuối đời Càn Long, mâu thuẫn xã hội trở nên gay gắt. Quan lại, địa chủ, phú thương kiêm tính phần lớn đất đai. Dân số tăng nhanh, đất canh tác không đủ, nhu cầu lương thực trở nên bức thiết, dân đói ngày càng nhiều. Lại thêm giai cấp thống trị phong kiến sanh hoạt xa xỉ, tham quan ô lại hoành hành, tâm lý bất mãn ngày một dâng cao, nội dung tuyên truyền của Bạch Liên giáo cũng theo đó tăng thêm nhiều yếu tố phản kháng hiện thực.

Năm Càn Long thứ 39 (1774), giáo thủ Phàn Minh Đức tại Hà Nam trong bài giảng đã nói với các giáo đồ về mạt kiếp niên (tạm dịch: năm tận thế), cần phải hoán kiền khôn, hoán thế giới (tạm dịch: thay đổi trời đất, thay đổi thế giới). Ít lâu sau, bọn Lưu Tùng, Lưu Chi Hiệp, Tống Chi Thanh tại các nơi Hồ Bắc, Tứ Xuyên, An Huy trong lúc truyền giáo, lại nói đến Di Lặc chuyển thế, đương phụ Ngưu Bát (tạm dịch: Di Lặc ra đời, đang giúp Ngưu Bát. Ngưu (牛) Bát (八) tức là chữ Chu (朱) viết tách ra, ám chỉ hậu duệ nhà Minh), tuyên xưng hoàng thiên tương tử, thương thiên tương sanh (tạm dịch: trời vàng sắp chết, trời xanh sắp sinh), gia nhập giáo thì có thể miễn được tai vạ "nước lửa đao binh". Sau khi nhập giáo, "người trong giáo sẽ thu lấy gia tài, chia đều cho mọi người"; giáo đồ đã quen thì "mặc áo ăn cơm, không phân ngươi - ta", ngoài ra còn có những giáo điều như "có vạ cùng cứu, có nạn cùng chết", "không giữ một đồng (tiền) (vẫn) có thể đi khắp thiên hạ",… Đây là những khẩu hiệu tuyên truyền phù hợp với yêu cầu bình quân, bình đẳng và được giúp đỡ của những người nghèo, còn thỏa mãn nguyện vọng phản kháng cầu sanh của bọn họ. Nhờ vậy, Bạch Liên giáo đã phát triển một thế lực lớn mạnh, rồi tiến đến ý đồ khởi nghĩa vũ trang.

Tham khảo

  1. ^ Vô sanh lão mẫu, còn gọi là Vô cực lão mẫu, Vô cực thiên mẫu, Vô cực thánh tổ… là thần tối cao của nhiều tông giáo vào đời Minh – Thanh, bao gồm La giáo, Tây Đại Thừa giáo, Kê Túc sơn Đại Thừa giáo, Trai giáo, Văn Hương giáo, Thiên Lý giáo, Nhất Quán đạo cùng Thiên đạo. Vô sanh lão mẫu được cho là do La giáo tổ La Tư Phu sáng tạo ra, theo đó, Vô sanh lão mẫu là mẹ (lão mẫu) của vũ trụ và loài người, do đó bà không có cha mẹ (vô sanh). Vô sanh lão mẫu xếp trên cả 3 vị phật Quá khứ Hiện tại Vị lai
  2. ^ Di Lặc là phật Vị lai. Theo quan niệm nhà Phật, nhân gian có 96 ức (10 vạn) dân chúng, 2 phật Quá khứ Hiện tại cứu 4 ức, Di Lặc cứu 92 ức.
  3. ^ Chân không gia hương được hiểu là Chân không thế giới, cụ thể hơn là "Thiên đường hay Thiên giới