Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nguyễn Tôn Hoàn”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Tham khảo: add category using AWB
→‎Tham khảo: clean up, replaced: → using AWB
Dòng 38: Dòng 38:


==Tham khảo==
==Tham khảo==
*{{chú thích sách | title=Lodge in Vietnam: A Patriot Abroad |first=Anne E. |last=Blair |publisher=Yale University Press |year=1995 |isbn=0300062265 |location=New Haven, Connecticut}}
*{{chú thích sách | title=Lodge in Vietnam: A Patriot Abroad |first=Anne E. |last=Blair |publisher=Yale University Press |year=1995 |isbn=0300062265 |location=New Haven, Connecticut}}
*{{chú thích sách| title=A Death in November| authorlink=Ellen Hammer |first=Ellen J.|last=Hammer| year=1987 |publisher=E. P. Dutton|isbn=0-525-24210-4|location=New York City, New York}}
*{{chú thích sách| title=A Death in November| authorlink=Ellen Hammer |first=Ellen J.|last=Hammer| year=1987 |publisher=E. P. Dutton|isbn=0-525-24210-4|location=New York City, New York}}
*{{chú thích sách| first=Howard |last=Jones| year=2003| title= Death of a Generation| publisher=Oxford University Press| isbn=0-19-505286-2|location=New York City, New York}}
*{{chú thích sách| first=Howard |last=Jones| year=2003| title= Death of a Generation| publisher=Oxford University Press| isbn=0-19-505286-2|location=New York City, New York}}

Phiên bản lúc 14:57, ngày 27 tháng 5 năm 2014

Nguyễn Tôn Hoàn (1917-2001) là một chính khách Việt Nam, một trong những lãnh tụ của Đại Việt Quốc dân Đảng. Ông cũng từng giữ chức Bộ trưởng Thanh niên trong chính phủ Quốc gia Việt Nam (1950) và Phó Thủ tướng Việt Nam Cộng hòa (1964).

Thân thế

Ông sinh khoảng tháng 5 năm 1917, là con trong một gia đình theo đạo Công giáo giàu có ở Tây Ninh, Nam Kỳ. Ông theo học y khoa ở Trường Đại học Đông Dương, Hà Nội nơi ông bắt đầu hoạt động chính trị trong giới sinh viên. Năm 1939 ông tham gia thành lập Đại Việt Quốc dân Đảng[1], và nhanh chóng nổi lên như một lãnh đạo của đảng này.

Hoạt động chính trị

Khi quân Nhật tiếng vào Đông Dương, họ đã hậu thuẫn cho một số đảng phái chính trị chống Pháp, trong đó có Đại Việt Quốc dân Đảng. Năm 1944, Đại Việt Quốc Dân Đảng kết hợp với Đại Việt Quốc xã, Đại Việt Duy dân, Đại Việt Dân chính thành lập một mặt trận chung với tên gọi là Đại Việt Quốc gia Liên minh với mục đích liên kết với Nhật để đánh Pháp. Về sau, còn có thêm sự gia nhập của Tân Việt Nam Quốc dân Đảng. Khi Nhật đảo chánh Pháp vào ngày 9 tháng 3 năm 1945, Đại Việt Quốc gia Liên minh đứng ra lập Ủy ban Chính trị Bắc Kỳ mong tiếp quản quyền điều hành từ tay người Nhật. Tuy nhiên chính phủ Tokyo chọn duy trì thể chế quân chủ của triều đình Huế và cho thành lập chính phủ Trần Trọng Kim. Thủ tướng Trần Trọng Kim cho lập Ủy ban Giám đốc Chính trị Miền Bắc, trong đó có sự tham gia của Nguyễn Tường Long là một lãnh đạo của Đại Việt Quốc gia Liên minh, với nhiệm vụ ổn định tình hình ở Bắc Bộ. Tuy nhiên, trước khi Ủy ban kịp hoạt động thì lực lượng Việt Minh đã giành được chính quyền, vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị khiến Ủy ban mất cơ sở hoạt động, phải giải tán. Đại Việt Quốc gia Liên minh cũng tan rã vì các đảng thành viên không nhất trí quan điểm hành động trong giai đoạn mới.

Năm 1945, chính phủ Việt Minh do có chuẩn bị và tổ chức tốt đã chớp thời cơ giành được chính quyền. Do việc hợp tác với người Nhật trước đây, chính phủ Việt Minh đã kết tội Đại Việt Quốc dân đảng và ra lệnh giải tán đảng này. Yếu thế hơn hẳn, Đại Việt Quốc dân đảng cùng với Việt Nam Quốc dân đảngĐại Việt Dân Chính Đảng thành lập Mặt trận Quốc dân Đảng Việt Nam để chống lại chính phủ Việt Minh. Tuy nhiên, Mặt trận không hoạt động hiệu quả do mâu thuẫn giữa cách thức hành động của các thành viên dẫn đến tan rã. Bên cạnh đó, nhằm ổn định tình hình để rảnh tay tập trung chống Pháp, các lãnh đạo Việt Minh cũng thực hiện nhiều biện pháp để tiễu trừ các đảng phái chống đối.

Là một lãnh đạo của Đại Việt, Nguyễn Tôn Hoàn cũng nằm trong số cần phải diệt trừ. Do vậy, giữa năm 1946, ông lẩn trốn sang Trung Hoa,[1] bấy giờ hãy còn do Trung Hoa Quốc dân Đảng kiểm soát.[1] Không lâu sau đó, khi người Pháp tái chiếm và kiểm soát được hầu hết lãnh thổ Đông Dương, ông trở về nước và hoạt động ở Sài Gòn.[1] Từ năm 1947, Đại Việt Quốc dân đảng hoạt động trong Mặt trận Quốc gia Thống nhất, một tập hợp các đảng chính trị do tướng Nguyễn Văn Xuân thành lập, với chủ trương chống Việt Minh và thỏa hiệp với chính phủ Pháp, ủng hộ Giải pháp Bảo Đại[2] với hy vọng có thể được người Pháp trao trả độc lập.[1][3] Khi chính phủ Quốc gia Việt Nam được thành lập, Nguyễn Tôn Hoàn được bổ nhiệm làm Tổng trưởng Bộ Thanh niên và Thể thao. Ông được cho là người đã đưa môn bóng bàn vào Việt Nam.[1]

Tuy nhiên, Quốc gia Việt Nam còn phụ thuộc chính quyền Pháp vì toàn bộ các quyền quân sự, ngoại giao và tài chính đều do người Pháp nắm giữ. Khi đạt được mục đích có được danh nghĩa đã trao trả độc lập cho người Việt, chính quyền Pháp tìm cách gạt những chính khách từng có quá khứ chống Pháp để thay vào bởi những người dễ bảo hơn. Nhân vụ một cảm tử quân của Việt MinhPhan Văn Út ném bom giết chết tướng Charles Marie Chanson ngày 31 tháng 7 năm 1951 tại Sa Đéc,[4] chính quyền Pháp kết tội và truy bắt một số lãnh đạo của đảng Đại Việt. Ông cũng bị liên lụy, phải từ chức, sau đó sinh kế bằng cách mở một tiệm bán gạo ở trên đường Galiéni (nay là đường Trần Hưng Đạo).[5]

Lưu vong lần thứ nhất

Khi người Pháp bắt đầu tỏ ra yếu thế trên các chiến trường trước sự gia tăng mạnh mẽ của Việt Minh, hè năm 1953, với sự hậu thuẫn của người Mỹ, Ngô Đình Nhu đã tổ chức một Đại hội Đoàn kết, nhằm tập hợp các chính đảng chống Cộng, trong đó có cả Đại Việt, nhằm tạo thanh thế cho Ngô Đình Diệm và công kích Bảo Đại.[6]. Nguyễn Tôn Hoàn bắt đầu tham gia chính trường trở lại. Dưới áp lực của người Mỹ và sự vận động của các chính đảng trong nước, đầu năm 1954, Ngô Đình Diệm được Bảo Đại bổ nhiệm làm Thủ tướng.

Trước sự đi xuống của người Pháp và sự hỗ trợ từ người Mỹ, Thủ tướng Ngô Đình Diệm, với sự trợ giúp của 2 người em mình là Ngô Đình Nhu và Ngô Đình Cẩn, và đảng Cần Lao, tìm cách phế truất Bảo Đại và thống nhất quyền lực. Điều này dẫn đến xung đột quân sự với các lực lượng cát cứ như của Hòa Hảo, Cao Đài, Bình Xuyên và cả Đại Việt. Căn cứ quân sự quan trọng nhất của đảng Đại Việt là Ba Lòng (Quảng Trị) bị triệt hạ. Rất nhiều lãnh đạo đảng Đại Việt bị bắt giữ hoặc phải lẩn trốn hoặc lưu vong. Ông cũng nằm trong đó buộc phải lưu vong sang Pháp,[1] sinh sống bằng cách mở quán ăn Sông Hương (la Rivière des parfums).[5].

Tham chính

Đầu thập niên 1960, khi chính quyền Ngô Đình Diệm đứng trước khả năng sụp đổ, một số chính khách Hoa Kỳ đã mời ông sang Mỹ để thảo luận khả năng về nước tham chính. Tuy nhiên, mãi sau cuộc đảo chính quân sự 1963, và sau khi tướng Nguyễn Khánh thực hiện cuộc "chỉnh lý" để nắm được quyền lực, nhằm tranh thủ sự ủng hộ của đảng Đại Việt, tướng Nguyễn Khánh đã mời Nguyễn Tôn Hoàn về nước giữ chức vụ Thủ tướng.[1] Tuy nhiên, việc không thành[7] do thất bại trong việc lập Nội các[8] và do đảng Đại Việt đã phân hóa thành nhiều nhóm, trong đó không ít nhóm tỏ ý bất phục do ông lưu vong nhiều năm ở nước ngoài và không còn hoạt động, nay đột nhiên về nước nắm quyền.[7] Tướng Khánh, nhân danh Chủ tịch Hội đồng Quân nhân Cách mạng đành tự nắm quyền Thủ tướng và và bổ nhiệm Nguyễn Tôn Hoàn làm Đệ nhất Phó Thủ tướng, đặc trách công tác bình định nông thôn và quản nhiệm năm bộ, trong đó có Bộ Nội vụ và Bộ Quốc phòng. Trong những công việc chính của Nguyễn Tôn Hoàn là tổ chức lại hệ thống Ấp Chiến lược cũ thành "Ấp Đời mới" để đối phó với lực lượng Cộng sản.[7][8]. Ông cũng là người cho thành lập Bộ Phát triển Sắc tộc, nhằm giải quyết các xung đột với người dân tộc thiểu số và các mâu thuẫn ở vùng Tây Nguyên với sự trỗi dậy của lực lượng BAJARAKA, tiền thân của Fulro.

Chủ trương của ông là nhằm mục đích mở cuộc thanh lọc chống tham nhũng và tìm cách chuyển giao sang chính phủ dân sự. Tuy nhiên, bấy giờ chiến cuộc bắt đầu lan rộng bởi sự phát triển của Quân Giải phóng miền Nam. Trong hoàn cảnh chiến tranh, do không phải là một quân nhân, vai trò Nguyễn Tôn Hoàn càng bị lu mờ trước các tướng lãnh được sự ủng hộ đắc lực hơn của đồng minh Hoa Kỳ.[9] Không lâu sau, ông bị Hội đồng Quân lực loại khỏi chức vụ bình định nông thôn.[1][10]

Lưu vong lần thứ hai

Từ địa vị tham chính, Nguyễn Tôn Hoàn dần quay sang lập trường đối kháng, chỉ trích chính phủ. Giữa năm 1964 khi giáo dân Công giáo xuống đường biểu tình thì Nguyễn Tôn Hoàn ngấm ngầm ủng hộ nhóm biểu tình và lên án tướng Khánh và đại sứ Hoa Kỳ là Henry Cabot Lodge, Jr. đã thiên vị Phật giáo để áp bức Thiên Chúa giáo.[11] Ngày 13 tháng 9 năm 1964, Trung tướng Dương Văn ĐứcThiếu tướng Lâm Văn Phát dẫn lực lượng Quân đoàn 4 kéo về Sài Gòn thị uy, dự định lật đổ chính phủ Nguyễn Khánh để nắm quyền. Nguyễn Tôn Hoàn cũng tìm cách huy động các đảng viên Đại Việt dưới quyền ông ủng hộ đảo chính.[12] Tuy nhiên, cuộc đảo chính bất thành do thiếu kiên quyết và thiếu sự ủng hộ của nhiều thế lực khác nhau. Ngày 15 tháng 9, tướng Nguyễn Khánh trở về Sài Gòn, tuyên bố cách chức và buộc giải ngũ tướng Dương Văn Đức, Lâm Văn Phát và một số sĩ quan cao cấp chỉ huy đảo chính. Tuy nhiên, không ai trong số họ bị bắt giữ và vẫn được tự do. Dù vậy các chính khách dân sự ủng hộ đảo chính đều bị cách chức và trục xuất, trong đó có Nguyễn Tôn Hoàn. Ông phải lưu vong sang Nhật Bản rồi lại sang Pháp.[1][13] Được một năm thì ông lại bỏ Pháp vì bất đồng với đường lối ngoại giao của Pháp đối với Việt Nam Cộng hòa rồi sang Mỹ định cư năm 1965.[1]

Ở Hoa Kỳ ông làm giảng viên tiếng Việt tại một số cơ sở của Quân đội Hoa Kỳ. Ngoài ra ông mở nhà hàng Việt Nam.

Trong khi đó ở quốc nội, đảng Đại Việt phân rã thành nhiều nhóm, quan trọng là Đại Việt Cách mạng đảngTân Đại Việt. Mãi đến năm 1972, các nhóm còn lại của Đại Việt Quốc dân đảng mới hợp nhất lại. Ông được bầu làm thành viên của Cố vấn đoàn.

Sau năm 1975, trong những nỗ lực để tái hoạt động, các đảng viên Đại Việt lưu vong đã tìm cách quy tụ các đảng viên cũ trở lại sinh hoạt. Tháng 8 năm 1992, một Đại hội được tổ chức ở Longview, California (Hoa Kỳ), các đảng viên Đại Việt (gồm cả Đại Việt Quốc dân đảng và Tân Đại Việt) thống nhất lấy lại danh xưng Đại Việt Quốc dân Đảng.[14] Ông được bầu làm Chủ tịch Đảng, bác sĩ Lý Ngọc Dưỡng được bầu làm Chủ tịch Ban chấp hành Trung ương. Ông giữ chức vụ này cho đến khi mất ngày 19 tháng 9 năm 2001Mountain View, California.[1]

Sau cái chết của ông, nội bộ lãnh đạo Đại Việt Quốc dân Đảng có lục đục dẫn đến sự phân rã và hình thành 3 tổ chức chính trị hải ngoại cùng lấy tên là Đại Việt Quốc dân đảng.

Chú thích

  1. ^ a b c d e f g h i j k l Lewis, Paul (26 tháng 9 năm 2001). “Dr. Nguyen Ton Hoan, Pro-Independence Vietnamese Official, Is Dead”. The New York Times. |url= trống hay bị thiếu (trợ giúp); |ngày truy cập= cần |url= (trợ giúp)
  2. ^ Miller, p. 439.
  3. ^ Miller, p. 440.
  4. ^ Vụ ném bom này cũng làm Thủ hiến Nam phần là Thái Lập Thành, một quan chức cao cấp Quốc gia Việt Nam hoạt động bí mật cho Việt Minh.
  5. ^ a b Phỏng vấn ông Phan Văn Song, Chủ tịch Đại Việt Quốc Dân Đảng với báo Việt Luận.
  6. ^ Miller, pp. 452–453.
  7. ^ a b c Karnow, p. 355.
  8. ^ a b Shaplen, pp. 236–237.
  9. ^ Blair, p. 132.
  10. ^ Shaplen, p. 245.
  11. ^ Shaplen, p. 246.
  12. ^ Shaplen, pp. 268–269.
  13. ^ Shaplen, p. 282.
  14. ^ Riêng Đại Việt Cách mạng đảng vẫn tiếp tụ hoạt động độc lập.

Tham khảo

  • Blair, Anne E. (1995). Lodge in Vietnam: A Patriot Abroad. New Haven, Connecticut: Yale University Press. ISBN 0300062265.
  • Hammer, Ellen J. (1987). A Death in November. New York City, New York: E. P. Dutton. ISBN 0-525-24210-4.
  • Jones, Howard (2003). Death of a Generation. New York City, New York: Oxford University Press. ISBN 0-19-505286-2.
  • Karnow, Stanley (1997). Vietnam: A history. New York City, New York: Penguin Books. ISBN 0-670-84218-4.
  • Miller, Edward (2004). “Vision, Power and Agency: The Ascent of Ngo Dinh Diem”. Journal of Southeast Asian Studies. Singapore: Cambridge University Press. 35 (3): 433–458. doi:10.1017/S0022463404000220. Đã bỏ qua tham số không rõ |month= (trợ giúp)
  • Shaplen, Robert (1965). The Lost Revolution: Vietnam 1945–1965. London: André Deutsch.

==Liên kết== *Cáo phó trên báo The New York Times về Nguyễn Tôn Hoàn *Ngày giỗ Bác sĩ Nguyễn Tôn Hoàn theo trang nhà của Đảng Đại Việt