Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nhà phát triển phần mềm”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
VolkovBot (thảo luận | đóng góp)
Dòng 47: Dòng 47:
[[nl:Softwareontwikkelaar]]
[[nl:Softwareontwikkelaar]]
[[ja:ソフトウェア開発者]]
[[ja:ソフトウェア開発者]]
[[simple:Software developer]]
[[fi:Ohjelmistosuunnittelija]]
[[fi:Ohjelmistosuunnittelija]]
[[sv:Utvecklare]]
[[sv:Utvecklare]]

Phiên bản lúc 11:43, ngày 30 tháng 11 năm 2008

Nhà phát triển phần mềm là một cá nhân hay một tổ chức có liên quan đến các vần đề trong quá trình phát triển phần mềm ở mức cao hơn việc chỉ thiết kế và viết mã, là khái niệm rộng hơn phạm vi lập trình máy tính hay quản lý dự án, bao gồm cả nhiều vấn đề quản lý sản phẩm phần mềm. Đối tượng này có thể tác động bao quát cả dự án ở mức ứng dụng thay vì mức thành phần hay những tác vụ lập trình riêng lẻ. Các nhà phát triển phần mềm thường được chỉ đạo bởi những lập trình viên lãnh đạo cũng như bao gồm cả những nhà phát triển phần mềm tự do.

Trong những phạm vi cụ thể, thuật ngữ này có thể có những tên gọi khác là nhà phân tích phần mềmkỹ sư phần mềm.

Trên thị trường hiện nay có thể bắt gặp sự phân biệt giữa lập trình viên và nhà phát triển, với một bên là người tác động thực sự khác với một bên là người thiết kế lớp cấu trúc và phân cấp. Hơn nữa, các nhà phát triển còn là những kiến trúc sư hệ thống, thiết kế kiến trúc đa cấp độ hay những thành phần tương tác của một hệ thống phần mềm lớn.[1]

  • Một 'lập trình viên' có thể chỉ làm công việc viết mã,[1] nhưng một 'nhà phát triển' có thể làm những việc liên quan nhiều hơn tới quá trình phát triển phần mềm, như:
    • Tham gia vào xác định sản phẩm phần mềm, bao gồm Business case hay phân tích lỗ hổng
    • Chi tiết hóa
    • Phân tích yêu cầu
    • Phát triển và chọn lọc những nguyên mẫu và mô phỏng để tái xác định yêu cầu.D
    • Tinh giản hóa và phân tích lợi nhuận, bao gồm lựa chọn kiến trúc và framework cho ứng dụng, điều chỉnh kinh phí và kế hoạch cho dự án.
    • Thiết kế
    • Gia công (Ví dụ, cài đặt, cấu hình, lập trình/chế tạo, hợp nhất, di trú dữ liệu)
    • Viết tài liệu cho người dùng và các đối tác.
    • Kiểm thử, bao gồm xác định/hỗ trợ acceptance testing và tập hợp các phản hồi từ những kiểm thử viên tiền phát hành.
    • Tham gia vào hoạt động phát hành và tiền phát hành sản phẩm phần mềm, bao gồm quảng bá công nghệ (ví dụ, thuyết minh tính năng hay các mẫu sản phẩm) và phân tích tính cạnh tranh cho phiên bản sản phẩm sau/ vòng tròn phát hành)
    • Bảo trì
  • Trong một công ty lớn, có thể có nhiều nhân viên đảm nhận từng công việc ở trên. Còn trong những môi trường phát triển nhỏ hơn, sẽ chỉ có một số ít, hay thậm chí chỉ một người phải thực hiện toàn bộ cả quy trình phát triển.

Xem thêm

Chú thích

  1. ^ a b Eric Sink. “Small ISVs: Bạn cần những nhà phát triển, chứ không phải những lập trình”. sourcegear. Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2008. Một lập trình viên là người không làm gì khác ngoài việc viết mã cho những tính năng mới và (nếu bạn may mắn) sửa lỗi. Họ không viết ra sự kinh doanh. Họ không viết ra những tính huống phân tích tự động hóa. Họ không giúp khách hàng xử lý các vấn đề. Họ không viết tài liệu hướng dẫn. Họ không kiểm lỗi. Họ thậm chí không đọc mã (code). Tất cả những gì họ làm là viết những đoạn mã mới. Liên kết ngoài trong |publisher= (trợ giúp)