Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Quần đảo Trường Sa”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 459: Dòng 459:


=== Trung Quốc ===
=== Trung Quốc ===
Từ năm 1959, Trung Quốc (Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa) đặt quần đảo Nam Sa (bao hàm quần đảo Trường Sa) cùng với quần đảo Tây Sa (tức [[quần đảo Hoàng Sa]]) và quần đảo Trung Sa (gồm [[bãi Macclesfield]] và một số thực thể địa lí thuộc biển Đông) thành một cấp gọi là Văn phòng quần đảo Tây Sa, Nam Sa và Trung Sa ({{zh|c=西南中沙群岛办事处|v=Tây Nam Trung Sa quần đảo biện sự xứ}}) dưới quyền quản lý của khu hành chính Hải Nam thuộc tỉnh [[Quảng Đông]]. Đến năm 1988, khi Hải Nam tách khỏi Quảng Đông để trở thành một tỉnh riêng biệt, Văn phòng quần đảo Tây Sa, Nam Sa và Trung Sa trực thuộc tỉnh [[Hải Nam]]. Tháng 11 năm 2007, từng có tin rằng Trung Quốc đã thành lập [[huyện cấp thị|đô thị cấp huyện]] Tam Sa để quản lí ba quần đảo trên biển Đông.<ref>{{chú thích báo |title=Phản đối Trung Quốc thành lập thành phố Tam Sa |author=Khổng Loan |url=http://tuoitre.vn/The-gioi/232458/Phan-doi-Trung-Quoc-thanh-lap-thanh-pho-Tam-Sa.html |publisher=Tuổi trẻ online |date=2007/12/4 |accessdate=2012/9/27}} Lưu trữ bởi WebCite® tại [http://www.webcitation.org/6BiTt2txX đây].</ref> Ngày 21 tháng 6 năm 2012, Quốc vụ viện Trung Quốc chính thức phê chuẩn thành lập [[địa cấp thị|thành phố cấp địa khu]] [[Tam Sa]] để thay thế Văn phòng quần đảo Tây Sa, Nam Sa và Trung Sa.<ref>{{chú thích web |url=http://news.xinhuanet.com/politics/2012-06/21/c_112269753.htm |title=国务院批准设立地级三沙市 民政部新闻发言人答问 [Quốc Vụ Viện phê chuẩn thiết lập địa cấp thị Tam Sa - Người phát ngôn của Bộ Dân chính trả lời câu hỏi của báo giới] |publisher=Tân Hoa xã |date=2012/6/21 |accessdate=2012/7/20 |language=tiếng Trung}} Lưu trữ bởi WebCite® vào ngày 13 tháng 11 năm 2012 tại [http://www.webcitation.org/6C8x8cLYZ đây].</ref>
Từ năm 1959, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) đặt quần đảo Nam Sa (bao hàm quần đảo Trường Sa) cùng với quần đảo Tây Sa (tức [[quần đảo Hoàng Sa]]) và quần đảo Trung Sa (gồm [[bãi Macclesfield]] và một số thực thể địa lí thuộc biển Đông) thành một cấp gọi là Văn phòng quần đảo Tây Sa, Nam Sa và Trung Sa ({{zh|c=西南中沙群岛办事处|v=Tây Nam Trung Sa quần đảo biện sự xứ}}) dưới quyền quản lý của khu hành chính Hải Nam thuộc tỉnh [[Quảng Đông]]. Tháng 3 năm 1969, Văn phòng quần đảo Tây Sa, Nam Sa và Trung Sa cải danh thành Ủy ban Cách mạng quần đảo Tây Sa, Nam Sa và Trung Sa tỉnh Quảng Đông ({{zh|c=广东省西、南、中沙群岛革命委员会|v=Quảng Đông tỉnh Tây, Nam, Trung Sa quần đảo Cách mạng Ủy viên hội}}), đến tháng 10 năm 1981 lại đổi về tên Văn phòng quần đảo Tây Sa, Nam Sa và Trung Sa tỉnh Quảng Đông (tương đương cấp huyện).<ref name="tamsathi">{{chú thích web |url=http://www.coi.gov.cn/kepu/yanhai/hainan/sansha/ |title=三沙市 [Thành phố Tam Sa] |publisher=Mạng Thông tin Hải dương Trung Quốc |date= |accessdate=2014/6/12 |language=tiếng Trung}}</ref> Đến năm 1988, khi Hải Nam tách khỏi Quảng Đông để trở thành một tỉnh riêng biệt, Văn phòng quần đảo Tây Sa, Nam Sa và Trung Sa trực thuộc tỉnh [[Hải Nam]].
Tháng 11 năm 2007, có tin Trung Quốc đã thành lập [[huyện cấp thị|đô thị cấp huyện]] Tam Sa để quản lí ba quần đảo trên biển Đông.<ref>{{chú thích báo |title=Phản đối Trung Quốc thành lập thành phố Tam Sa |author=Khổng Loan |url=http://tuoitre.vn/The-gioi/232458/Phan-doi-Trung-Quoc-thanh-lap-thanh-pho-Tam-Sa.html |publisher=Tuổi trẻ online |date=2007/12/4 |accessdate=2012/9/27}} Lưu trữ bởi WebCite® tại [http://www.webcitation.org/6BiTt2txX đây].</ref> Theo Trung Quốc, thực tế vì gặp phản ứng ở Việt Nam nên việc thành lập này bị dừng lại, tuy nhiên đô thị cấp huyện Tam Sa vẫn tồn tại trên danh nghĩa.<ref name="tamsathi" /> Ngày 21 tháng 6 năm 2012, Quốc vụ viện Trung Quốc chính thức phê chuẩn thành lập [[địa cấp thị|thành phố cấp địa khu]] [[Tam Sa]] để thay thế Văn phòng quần đảo Tây Sa, Nam Sa và Trung Sa.<ref>{{chú thích web |url=http://news.xinhuanet.com/politics/2012-06/21/c_112269753.htm |title=国务院批准设立地级三沙市 民政部新闻发言人答问 [Quốc Vụ Viện phê chuẩn thiết lập địa cấp thị Tam Sa - Người phát ngôn của Bộ Dân chính trả lời câu hỏi của báo giới] |publisher=Tân Hoa xã |date=2012/6/21 |accessdate=2012/7/20 |language=tiếng Trung}} Lưu trữ bởi WebCite® vào ngày 13 tháng 11 năm 2012 tại [http://www.webcitation.org/6C8x8cLYZ đây].</ref> Cơ quan chính quyền thành phố Tam Sa đóng trên đảo Phú Lâm, Hoàng Sa.


=== Philippines ===
=== Philippines ===

Phiên bản lúc 03:34, ngày 12 tháng 6 năm 2014

Các đảo tranh chấp
Quần đảo Trường Sa
Tên khác: xem trong bài
Vị trí quần đảo Trường Sa
Địa lý
Quần đảo Trường Sa trên bản đồ Biển Đông
Quần đảo Trường Sa
Quần đảo Trường Sa (Biển Đông)
Vị tríBiển Đông
Tọa độ6°12' ~ 12°00' vĩ Bắc và 111°30' ~ 117°20' kinh Đông
Tổng số đảoxem trong bài
Các đảo chínhBa Bình, Thị Tứ, Bến Lạc,
Trường Sa, Song Tử Đông,
Song Tử Tây (diện tích)
Diện tíchdưới 5 km2 (đất nổi)
Đường bờ biển926 kilômét (575 mi)
Điểm cao nhấtmột vị trí trên đảo Song Tử Tây
Độ cao cao nhất4 mét (13 ft)
Tranh chấp giữa
Quốc gia Brunei
VùngVùng đặc quyền kinh tế
thềm lục địa

Quốc gia

 Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan)
Thành phố
Khu
Cao Hùng

Kỳ Tân

Quốc gia

 Malaysia
Bang Sabah

Quốc gia

 Philippines
Tỉnh
Đô thị
Palawan
Kalayaan
Quốc gia
 Trung Quốc
Tỉnh
Thành phố
Hải Nam
Tam Sa
Quốc gia
 Việt Nam
Tỉnh
Huyện
Khánh Hòa
Trường Sa
Dân cư
Dân sốDân thường: 195 người
(phần Việt Nam kiểm soát; 2009),[1]
222 người
(đảo Thị Tứ; 2010)[2]

Quần đảo Trường Sa (tiếng Anh: Spratly Islands; giản thể: 南沙群岛; phồn thể: 南沙群島; Hán-Việt: Nam Sa quần đảo; bính âm: Nánshā Qúndǎo; tiếng Mã Laitiếng Indonesia: Kepulauan Spratly; tiếng Tagalog: Kapuluan ng Kalayaan) là một tập hợp thực thể địa lí được bao quanh bởi những vùng đánh cá trù phú và có tiềm năng dầu mỏkhí đốt thuộc biển Đông. Tuy nhiên, quần đảo này đang trong tình trạng tranh chấp ở các mức độ khác nhau giữa sáu bên là Brunei, Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan), Malaysia, Philippines, Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc)Việt Nam. Ở cấp độ quốc tế, phạm vi của khái niệm Spratly Islands vẫn chưa được xác định rõ và đang trong vòng tranh cãi.[3] Ở cấp độ quốc gia cũng có các cách hiểu khác nhau. Tuy Đài Loan, Trung Quốc và Việt Nam trên danh nghĩa đều tuyên bố chủ quyền đối với toàn bộ quần đảo, nhưng khái niệm quần đảo Nam Sa trong nhận thức của Đài Loan và Trung Quốc là bao hàm toàn bộ các thực thể địa lí nằm bên trong phần phía nam của đường chín đoạn. Đối với Philippines, phạm vi tuyên bố chủ quyền của nước này bao trùm hầu hết quần đảo và được gọi là Nhóm đảo Kalayaan. Về phần Malaysia, nước này đòi hỏi một số thực thể ở phía nam của quần đảo. Cuối cùng, chưa rõ Brunei đòi hỏi cụ thể thực thể địa lí nào vì chỉ thấy nước này đưa ra yêu sách về vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa mà trong vùng đó có vài thực thể thuộc biển Đông toạ lạc.

Tất cả những nước tham gia tranh chấp này, trừ Brunei, đều có quân đội đồn trú tại nhiều căn cứ trên các đảo nhỏ và đá ngầm khác nhau. Tháng 3 năm 1988, Việt Nam và Trung Quốc đụng độ quân sự tại ba rạn đá là Gạc Ma, Cô LinLen Đao. Tháng 2 năm 1995 và tháng 11 năm 1998, giữa Trung Quốc và Philippines đã hai lần bùng phát căng thẳng chính trị do hành động giành và củng cố quyền kiểm soát đá Vành Khăn của phía Trung Quốc. Dù rằng Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển đã ra đời nhằm xác định các vấn đề về ranh giới trên biển nhưng bản thân Công ước không có điều khoản nào quy định cách giải quyết các tranh chấp về chủ quyền đối với đảo.[4]

Địa lí tự nhiên

Quần đảo Trường Sa là một tập hợp gồm nhiều đảo san hô, cồn cát, rạn đá (ám tiêu) san hô nói chung (trong đó có rất nhiều rạn san hô vòng, tức rạn vòng hay còn gọi là ám tiêu san hô vòng, "đảo" san hô vòng) và bãi ngầm rải rác từ 6°12' đến 12°00' vĩ Bắc và từ 111°30' đến 117°20' kinh Đông, trên một diện tích gần 160.000 km²[5] (nguồn khác: 410.000 km²) ở giữa biển Đông.[Ghi chú 1] Quần đảo này có độ dài từ tây sang đông là 800 km, từ bắc xuống nam là 600 km với độ dài đường bờ biển đạt 926 km.[6][7] Mỗi tài liệu lại có một con số thống kế riêng về số lượng thể địa lí của quần đảo này: hơn 100 đảo và rạn đá ngầm (CIA),[6] 137 "đảo-đá-bãi" (Nguyễn Hồng Thao),[8] khoảng 160 đảo nhỏ-cồn cát-rạn đá ngầm-bãi cát ngầm/bãi cạn-bãi ngầm đã đặt tên (Trung Quốc).[9][Ghi chú 2]

Quần đảo Trường Sa

Tổng diện tích đất nổi của quần đảo rất nhỏ, không quá 5 km²[6] (nguồn khác: 11 km²[8]) do số lượng đảo thực sự rất ít mà chủ yếu là các rạn san hô thường và rạn san hô vòng chìm ngập dưới nước khi thủy triều lên. Các hòn đảo san hô ở Trường Sa tương đối bằng phẳng và thấp, ngay cả khi so sánh với một quần đảo san hô khác gần đó là quần đảo Hoàng Sa. Theo CIA, điểm cao nhất của Trường Sa nằm trên đảo Song Tử Tây với cao độ 4 m so với mực nước biển.[6]

Địa hình và địa chất

Quần đảo Trường Sa là một vi lục địa bị nhận chìm vào đầu đại Kainozoi do tách giãn lục địa Đông Nam Á, xoay chuyển và trượt dần về phía tây nam.[10] Thềm lục địa Trường Sa là một dải địa hình tương đối hẹp, kéo dài tự nhiên của các đảo từ độ sâu 0–200 m quanh đảo, sâu từ 60 đến 80 m. Thành phần cấu tạo dải này thường là các mảnh vụn san hô, chủ yếu là hạt thô. Trong khi đó, sườn lục địa Trường Sa là một dải bao quanh thềm lục địa, kéo dài từ mép thềm lục địa đến độ sâu 2.500 m, có nơi lên tới hơn 3.000 m. Thành phần cấu tạo chủ yếu là từ đá gốc. Các bãi ngầm có bề mặt sườn là các bề mặt đổ dốc từ độ sâu 170 đến 1.500 m. Sườn của các rạn đá ngầm như đá Tây, Vành Khăn, Phan Vinh có sườn dốc gần như thẳng đứng.[11]

Cả quần đảo bị chia cắt bởi các hệ thống đứt gãy có phương đông bắc - tây nam và tây bắc - đông nam, gồm ba nhóm chính là nhóm đứt gãy đông bắc - tây nam (nổi bật nhất), nhóm đứt gãy tây bắc - đông nam và nhóm đứt gãy hướng kinh tuyến - á vĩ tuyến (lệch so với vĩ tuyến).[12] Ba nhóm này chia quần đảo Trường Sa thành ba cụm đảo có quy mô khác nhau:

Lịch sử hình thành các đảo thuộc quần đảo Trường Sa bắt đầu từ cuối thế Pleistocen, đầu thế Holocen, và đa số chúng là phần nhô cao của các rạn vòng.[14] Theo Nguyễn (1985), các rạn vòng nơi đây được đặc trưng bởi dạng kéo dài theo hướng đông bắc-tây nam, trong khi các đảo và mỏm đá ngầm thường nằm trên góc tây bắc, trái ngược với quy luật phân bố đảo trên các rạn vòng khác trên thế giới. Nguyên nhân của các hiện tượng vừa đề cập có thể là vì hướng gió đông bắc - tây nam và hoạt động kiến tạo trong kỉ Đệ tứ.[15] Tại các rạn vòng này, cấu tạo của đảo nổi và hành lang san hô xung quanh đảo có ít sự khác biệt. Hành lang này thường có diện tích gấp từ 4 đến 35 lần so với diện tích đảo.[16]

Các nhà khoa học Việt Nam đã nghiên cứu một số đảo như Nam Yết, Song Tử Tây, Trường Sa và phân chia địa hình tại đây thành ba mực địa hình theo độ cao, gồm 0,5-1,5 m; 2,0-3,5 m và 4,5–6 m, trong đó mực địa hình 4,5–6 m chỉ có ở phía tây đảo Song Tử Tây (cao nhất quần đảo). Trên một số đảo có một số túi nước ngọt ngầm ở tầng nông, hình thành khi nước mưa ngấm xuống. Tuy nhiên, trữ lượng và chất lượng loại nước này thay đổi theo không gian - thời gian và bị lẫn tạp chất ở tầng đất mặt cũng như lẫn nước biển; tính kiềm yếu là đặc trưng của nguồn nước này.[17] Ngoài ra, diện tích các đảo cũng thay đổi tuỳ theo mùa; vào mùa đông diện tích giảm và tăng vào mùa hè.[18] Sự sống còn của đảo lệ thuộc vào sự phát triển của san hô; nếu san hô chết sẽ khiến đảo dễ bị sóng và gió bão bào trụi.[16]

Khí hậu

Quần đảo Trường Sa nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới với hai mùa. Gió mùa đông nam thổi qua Trường Sa từ tháng 3 đến tháng 4 trong khi gió mùa tây nam thổi từ tháng 5 đến tháng 11. Theo số liệu của McManus, Shao & Lin (2010), nhiệt độ không khí trung bình trong năm của quần đảo vào khoảng 27°C.[19] Tại trạm khí tượng trên đảo Trường Sa, nhiệt độ trung bình đo được là 27,7°C. Về mùa hè (tháng 5 đến tháng 10), nhiệt độ trung bình đạt 28,2°C; giá trị cực đại đo được là 29,3°C vào tháng 9. Về mùa đông (tháng 10 đến tháng 4), nhiệt độ trung bình là 28,8°C, trong đó giá trị cực tiểu đo được là 26,4°C vào tháng 2. Nhiệt độ trung bình tháng 4 (tháng chuyển tiếp từ mùa đông sang mùa hè) là 28,8°C, còn nhiệt độ trung bình tháng 10 (tháng chuyển tiếp từ mùa hè sang mùa đông) là 27,8°C, gần xấp xỉ với nhiệt độ trung bình năm. Nhìn chung biên độ dao động của nhiệt độ không khí vùng đảo Trường Sa không quá 4°C.[20]

Nhiệt độ nước biển bị ảnh hưởng rất lớn bởi yếu tố thời tiết. Do nằm trong vùng nhiệt đới nên tầm nhiệt độ cao là đặc trưng cho nước biển Trường Sa. Vào mùa đông, nhiệt độ trung bình là 26-28°C và đạt cực tiểu 25-26°C vào tháng 12 và tháng 1. Vào mùa hè, nhiệt độ trung bình tầng mặt là 29-31°C và đạt cực đại là 31-32°C vào tháng 5.[21]

Dữ liệu khí hậu của đảo Trường Sa (nhiệt độ nước biển)
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm
Cao kỉ lục °C 28.1 29.2 30.6 31.7 32.9 32.4 33.0 31.6 34.2 31.4 32.0 30.4 34,2
Trung bình ngày, °C 26.2 26.3 27.5 28.7 29.6 29.2 28.5 28.5 28.6 28.8 28.5 27.5 28,2
Thấp kỉ lục, °C 25.0 24.6 24.5 25.8 26.0 26.7 26.2 26.7 25.9 26.4 26.6 25.6 24,5
Cao kỉ lục, °F 82,6 84,6 87,1 89,1 91,2 90,3 91,4 88,9 93,6 88,5 89,6 86,7 93,6
Trung bình ngày, °F 79,2 79,3 81,5 83,7 85,3 84,6 83,3 83,3 83,5 83,8 83,3 81,5 82,7
Thấp kỉ lục, °F 77,0 76,3 76,1 78,4 78,8 80,1 79,2 80,1 78,6 79,5 79,9 78,1 76,1
Nguồn: Trạm khí tượng Trường Sa (1986-1987)[22]

Mùa khô tại quần đảo kéo dài từ tháng 2 đến tháng 4 còn mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 1 năm sau.[20] Lượng mưa dao động từ 1.800 đến 2.200 mm.[19] Trong giai đoạn 1954-1998, có tổng cộng 498 cơn bão ở biển Đông, trong đó có 89 trận đi qua hoặc phát sinh từ quần đảo Trường Sa. Một đặc điểm quan trọng là bão có xu hướng muộn dần từ bắc xuống nam. Cụ thể, bão chủ yếu xuất hiện ở phía bắc và trung tâm quần đảo trong tháng 10, trong khi bão đi qua phía nam rất ít và nếu có thì chủ yếu là trong tháng 11.[23] Trong cơn bão, tốc độ gió cực đại ghi nhận trong giai đoạn 1977-1985 có thể lên đến 34 m/s so với mức trung bình mọi thời điểm là 5,9 m/s.[24]

Bão biển Đông (1954-1998)
Đặc trưng Qua quần đảo Qua phía bắc quần đảo Qua phía nam quần đảo Hình thành trong quần đảo
Số cơn bão 34 33 2 20
Tần suất trong 89 cơn bão 38% 37% 2% 22%
Tần suất trong 498 cơn bão 7% 6% 0,4% 4%
Nguồn: Bùi Nhi Thanh & Nguyễn Văn Lương (2007)[23]

Phân cụm

Do sở hữu rất nhiều thực thể địa lí nên quần đảo Trường Sa được các nhà hàng hải quốc tế cũng như một số quốc gia phân chia thành nhiều cụm riêng biệt dựa trên sự gần gũi hoặc tương đồng về mặt địa lí hay đơn thuần chỉ là phân chia tương đối.

Việt Nam phân chia

Việt Nam chia quần đảo Trường Sa thành tám cụm là cụm Song Tử, cụm Thị Tứ, cụm Loại Ta, cụm Nam Yết, cụm Sinh Tồn, cụm Trường Sa, cụm Thám Hiểm (cụm An Bang) và cụm Bình Nguyên.[25]

Cụm Song Tử
Tập tin:Đảo Đá Nam.jpg
Đá Nam là một rạn san hô (ám tiêu san hô) thuộc cụm Song Tử.

Cụm Song Tử là một tập hợp các thực thể địa lí nằm ở phần tây bắc của quần đảo Trường Sa. Gọi là Song Tử vì hai đảo Song Tử Đông và Song Tử Tây như một cặp đảo song sinh, vừa nằm gần nhau vừa có kích thước gần như tương đương. Cặp đảo này hợp cùng các rạn đá san hô như đá Nam, đá Bắc ở khu vực lân cận để tạo nên một vòng cung san hô lớn mà tài liệu hàng hải quốc tế gọi là (cụm) rạn Nguy Hiểm Phía Bắc (tiếng Anh: North Danger Reef(s); tiếng Trung: 双子群礁; Hán-Việt: Song Tử quần tiêu). Tuy nhiên, Việt Nam còn gộp hai rạn vòng ngầm dưới nước ở phía đông của rạn Nguy Hiểm Phía Bắc vào cụm Song Tử, cụ thể là bãi Đinh Babãi Núi Cầu.

Cụm Thị Tứ
Đá Xu Bi là một rạn san hô vòng thuộc cụm Thị Tứ.

Cụm Thị Tứ là một tập hợp các thực thể địa lí nằm ở phía nam của cụm Song Tử và phía bắc của cụm Loại Ta. Cụm này chỉ có một đảo san hô là Thị Tứ (đứng thứ hai về diện tích trong quần đảo), còn lại đều là các rạn đá như đá Hoài Ân, đá Vĩnh Hảo, đá Xu Bi... Đá Xu Bi là trường hợp cá biệt do tách biệt hẳn về phía tây nam so với tất cả các thực thể còn lại. Trừ đá Xu Bi thì đảo Thị Tứ và các rạn đá lân cận cùng nhau tạo thành cụm rạn Thị Tứ (tiếng Anh: Thitu Reefs; tiếng Trung: 中业群礁; Hán-Việt: Trung Nghiệp quần tiêu) theo tài liệu hàng hải quốc tế.

Cụm Loại Ta

Cụm Loại Ta là một tập hợp các thực thể địa lí nằm ở phía nam của cụm Thị Tứ và phía bắc của cụm Nam Yết. Cụm này có hai đảo lớn là Loại Ta và Bến Lạc. Đảo Loại Ta là trung tâm của bãi san hô Loại Ta (tiếng Anh: Loaita Bank; tiếng Trung: 道明群礁; Hán-Việt: Đạo Minh quần tiêu) theo cách gọi của tài liệu hàng hải quốc tế; về hai phía đông-tây của đảo là các cồn cát và rạn san hô như bãi An Nhơn, bãi An Nhơn Bắc, bãi Loại Ta,...Về phía đông bắc của bãi san hô Loại Ta là một rạn đá ngầm lớn có tên là bãi Đường; tại đầu mút phía bắc của bãi này là một rạn đá ngầm với tên gọi đá An Lão. Trong khi đó, đảo Bến Lạc (đứng thứ ba về diện tích trong quần đảo) và đá Cá Nhám lại nằm tách biệt hẳn về phía đông của các thực thể trên.

Tập tin:Sinh Tồn Đông.jpg
Đảo Sinh Tồn Đông là một cồn cát thuộc cụm Sinh Tồn.
Cụm Nam Yết

Cụm Nam Yết là một tập hợp các thực thể địa lí nằm ở phía nam cụm Loại Ta và phía bắc của cụm Sinh Tồn, gồm hàng loạt thực thể nổi bật như đảo Ba Bình (lớn nhất quần đảo), đảo Nam Yết, đảo Sơn Ca, đá Én Đất, đá Ga Ven,... Đa số các thực thể địa lí thuộc cụm này hợp thành một bãi san hô dạng vòng có tên gọi bãi san hô Tizard (tiếng Anh: Tizard Bank; tiếng Trung: 郑和群礁; Hán-Việt: Trịnh Hoà quần tiêu) theo tài liệu hàng hải quốc tế. Ngoài ra, về phía tây của bãi san hô Tizard còn có một số thực thể nằm riêng biệt như đá Lớn, đá Chữ Thập,...

Đảo Trường Sa là một đảo san hô thuộc cụm Trường Sa. Trong ảnh: cầu tàu và một phần đảo Trường Sa.
Cụm Sinh Tồn

Cụm Sinh Tồn là một tập hợp các thực thể địa lí nằm ở phía nam cụm Nam Yết. Khái niệm "cụm Sinh Tồn" hầu như đồng nhất với khái niệm bãi san hô Liên Minh hay cụm rạn Liên Minh (tiếng Anh: Union Bank/Reefs; tiếng Trung: 九章群礁; Hán-Việt: Cửu Chương quần tiêu) của tài liệu hàng hải quốc tế. Cụm này chỉ có một đảo san hôđảo Sinh Tồn, một cồn cátđảo Sinh Tồn Đông, còn lại là rất nhiều rạn đá như đá Cô Lin, đá Gạc Ma, đá Len Đao,...Trong số này, đá Ba Đầu là rạn đá lớn nhất.

Cụm Trường Sa
Bãi Trăng Khuyết là một rạn san hô vòng thuộc cụm Thám Hiểm/An Bang.

Cụm Trường Sa là một tập hợp các thực thể địa lí nằm dàn trải theo chiều ngang từ tây sang đông ở phía nam của các cụm Nam Yết, Sinh Tồn và phía bắc của cụm Thám Hiểm, chủ yếu giữa hai vĩ tuyến 8° Bắc và 9° Bắc. Cụm này chỉ có một đảo san hôđảo Trường Sa (biệt danh: Trường Sa Lớn), còn lại đều là rạn thường nói chung và rạn vòng nói riêng như đá Tây, đá Tiên Nữ, đảo Phan Vinh, đảo Trường Sa Đông...Bốn thực thể theo thứ tự từ tây sang đông gồm đá Tây, đảo Trường Sa Đông, đá Đông và đá Châu Viên cấu thành khái niệm cụm rạn Luân Đôn (tiếng Anh: London Reefs; tiếng Trung: 尹庆群礁; Hán-Việt: Doãn Khánh quần tiêu) theo tài liệu hàng hải quốc tế.

Cụm Thám Hiểm

Cụm Thám Hiểm hay cụm An Bang là một tập hợp các thực thể địa lí ở phía nam của quần đảo Trường Sa. Cụm này không có đảo san hô nào ngoài một cồn cát nổi bật là An Bang (quen gọi là đảo An Bang). Nhìn chung phần lớn thực thể của cụm này tạo thành một vòng cung lớn với phần lõm hướng về phía đông nam, trải dài từ đá Sác Lốt, qua đá Công Đo đến bãi Trăng Khuyết gần sát với Philippines. Một máng biển ngăn cách vòng cung này với thềm lục địa của đảo Borneo.

Cụm Bình Nguyên

Cụm Bình Nguyên là một tập hợp các thực thể địa lí hợp thành từ phần phía đông của quần đảo Trường Sa, trong khu vực gần với đảo Palawan. Tuy cụm này có nhiều thực thể địa lí nhất so với các cụm còn lại nhưng số này lại phân tán rải rác trên một vùng biển rộng lớn. Vĩnh ViễnBình Nguyên là hai đảo duy nhất của cụm, trong đó đảo Bình Nguyên đang chịu tác động của hiện tượng xói mòn. Số thực thể còn lại đều là những dạng rạn đá (ví dụ rạn vòng) và các bãi cát ngầm/bãi cạn cùng bãi ngầm.

Trung Quốc phân chia

Ngày 25 tháng 4 năm 1983, Nhân dân Nhật báo của Trung Quốc đã công khai danh sách 287 địa danh thuộc biển Đông, trong đó có tổng cộng 193 địa danh liên quan đến quần đảo Nam Sa.[9] Về mặt tên gọi, địa danh do Trung Quốc đặt thể hiện một phần tính chất của thực thể như đảo, cồn cát (sa châu), rạn đá ngầm (ám tiêu), bãi cát ngầm/bãi cạn (ám sa), bãi ngầm (ám than) và cả các luồng lạch (môn, thuỷ đạo) cho tàu thuyền. Nghiên cứu đăng tải trên mạng Hải Nam sử chí thể hiện rằng Trung Quốc phân biệt cả các loại hình rạn đá khác nhau như rạn mặt bàn (đài tiêu) hay rạn vòng (hoàn tiêu) để làm cơ sở phân loại chi tiết hơn.

Cách hiểu của Trung Quốc về quần đảo Nam Sa khác so với cách hiểu hiện thời của bản đồ hành chính Việt Nam về quần đảo Trường Sa ở chỗ nước này còn gộp rất nhiều thực thể địa lí trong khu vực gần Malaysia và Brunei (hầu như đều là bãi cát ngầm/bãi cạn và bãi ngầm) vào tổng thể Nam Sa. Dưới đây là danh sách nhóm và phân nhóm của khái niệm Nam Sa theo mạng Hải Nam sử chí (Trung Quốc):[26]

Số thứ tự Nhóm Phân nhóm Quan điểm của Việt Nam
1 Bắc Bắc Cụm Song Tử
Trung Cụm Thị Tứ, cụm Loại Ta và phần lớn cụm Nam Yết
Nam Cụm Sinh Tồn
2 Đông Bắc Bãi ngầm Lễ Nhạc Khu vực bãi Cỏ Rong, bãi Đá Bắc, đá Gò Giàđá Đồng Thạnh của cụm Bình Nguyên
Ngoại vi bãi ngầm Lễ Nhạc Phần lớn cụm Bình Nguyên như bãi Tổ Muỗi, bãi Nam,... và bãi Trăng Khuyết thuộc cụm Thám Hiểm
Rạn vòng Phí-Mã Ám tiêu san hô có hai đảo Bình Nguyên và Vĩnh Viễn (thuộc cụm Bình Nguyên)
3 Trung Vùng luồng lạch Nam Hoa Đá Chữ Thập của cụm Nam Yết và một vùng nằm giữa các cụm Nam Yết, Sinh Tồn và Trường Sa
Vùng vòng cung phía đông Gồm hầu hết phần phía đông của cụm Trường Sa, hầu hết cụm Thám Hiểm và cả khu vực rạn san hô Louisa.
Vùng vòng cung phía tây Phần phía tây của cụm Trường Sa cùng với bãi Vũng Mây. Việt Nam xem bãi Vũng Mây là một phần của vùng đặc quyền kinh tế - thềm lục địa và không thuộc Trường Sa.
Khu vực trung bộ máng biển Vài thực thể đơn lẻ thuộc cụm Thám Hiểm và cụm Trường Sa
4 Tây Nam Khu vực năm bãi ngầm là Tây Vệ, Quảng Nhã, Nhân Tuấn, Lý Chuẩn và Vạn An Khu vực năm bãi ngầm là Phúc Nguyên, Phúc Tần, Huyền Trân, Quế Đường và Tư Chính; Việt Nam xem năm bãi này thuộc vùng đặc quyền kinh tế - thềm lục địa và không thuộc Trường Sa.
5 Nam Bãi cạn/Bãi cát ngầm Bắc Khang (北康暗沙, tương đương North Luconia Shoals, tức cụm bãi cạn Luconia Bắc) Việt Nam không đòi hỏi.
Bãi cạn/Bãi cát ngầm Nam Khang (南康暗沙, tương đương South Luconia Shoals, tức cụm bãi cạn Luconia Nam)
Bãi cát ngầm Tăng Mẫu (曾母暗沙, tương đương James Shoal, tức bãi ngầm James)

Hệ động thực vật

Một cây phong ba (Heliotropium foertherianum) già cỗi trên đảo Trường Sa

Do sở hữu hàng trăm rạn san hô rải rác khắp một vùng biển rộng lớn nên quần đảo Trường Sa là nơi có đa dạng sinh học cao. Ước tính có đến mười nghìn loài sinh vật sinh sống tại vùng biển Trường Sa. Theo Nguyễn & Đặng (2009), có ba trăm hai mươi chín loài san hộ thuộc sáu mươi chín chi và mười lăm họ cùng nhau tạo lập nên các rạn san hô Trường Sa. Tuy nhiên, phân bố loài san hô rất không đồng đều và chỉ tập trung vào một số họ như họ San hô lỗ đỉnh (66 loài), họ San hô não (46 loài), họ San hô khối (17 loài), họ San hô nấm (14 loài),...[27] Các hệ sinh thái rạn san hô nơi đây không chỉ là nơi cư ngụ lí tưởng cho các sinh vật biển mà còn là nơi nuôi dưỡng nguồn lợi thủy sản dồi dào cho toàn vùng biển Đông.[28]

Cá chim nàng (cá bướm Philippines; Chaetodon adiergastos)

Về động vật, nghiên cứu của McManus, Shao & Lin (2010) cho biết rằng tại khu vực xung quanh đảo Ba Bình cho biết có ba trăm chín mươi chín loài cá rạn san hô đến từ bốn mươi chín họ; một trăm chín mươi loài san hô từ sáu mươi chín chi thuộc hai mươi lăm họ; chín mươi chín loài động vật thân mềm; chín mươi mốt loài động vật không xương sống thuộc bảy mươi hai chi; hai mươi bảy loài động vật giáp xác; mười bốn loài giun nhiều tơ và bốn loài động vật da gai. Người ta cũng ghi nhận năm mươi chín loài chim khác nhau tại đảo này, trong đó chủ yếu là chim điên nâu, chim điên chân đỏ, hải âu mặt trắng, nhàn màonhàn trắng. Hai loài bò sátđồi mồiđồi mồi dứa cũng thường lên đảo Ba Bình để đẻ trứng.[19] Tại khu vực phía đông quần đảo, có ba trăm mười bốn loài cá rạn san hô, trong đó có một trăm năm mươi sáu loài có giá trị thương mại (McManus & Meñez, 1997, dẫn lại số liệu của Castañeda, 1988).[29] Một nghiên cứu của Malaysia tại đá Hoa Lau đã chỉ ra rằng có hai trăm lẻ năm loài cá thuộc sáu mươi mốt họ, trong đó nhiều nhất là họ Bàng chài, họ Cá thia, họ Cá đuôi gaihọ Cá bướm.[30] Nghiên cứu về các loài cá rạn san hô sống tại biển Trường Sa của Nguyễn (1994) cho thấy có ba trăm hai mươi sáu loài cá rạn san hô thuộc một trăm mười bảy chi, đến từ bốn mươi bốn họ và mười ba bộ. Trong đó, các họ có sự đa dạng về loài nhất là họ Cá thia (53 loài, 12 chi), họ Bàng chài (32 loài, 14 chi), họ Cá mó (27 loài, 3 chi), họ Cá bướm (24 loài, 6 chi), họ Cá hồng (18 loài, 7 chi), họ Cá mú (18 loài, 6 chi) và họ Cá đuôi gai (16 loài, 4 chi).[31] Ngoài cá rạn san hô, nhiều loài cá nổi biển khơi xa bờ cũng hiện diện tại Trường Sa, đến từ một số họ như họ Cá khế, họ Cá thu ngừ, họ Cá nhám (Carchahinidae) và họ Cá thu rắn.[32]

Về thực vật, McManus, Shao & Lin (2010) thống kê được một trăm lẻ chín loài thực vật có mạch ở khu vực đảo Ba Bình.[19] Nurridan (2004) đã nghiên cứu phá nước (vụng biển) của đá Hoa Lau và xác định được hai loài cỏ biển và mười chín loài tảo biển, trong đó lớp tảo lục có mười hai loài, lớp tảo nâu có hai loài và lớp tảo đỏ có năm loài.[33] Tại một số đảo do Việt Nam kiểm soát, người ta ghi nhận một số loài thực vật hợp với thổ nhưỡng khô cằn và nhiễm mặn như bàng vuông, bão táp, muống biển, phi lao, phong ba,...[34] Nhìn chung, thảm thực vật trên các đảo có tuổi rất trẻ vì đảo mới hình thành trong thời kì địa chất gần đây. Các đảo ở phía nam như An Bang, Trường Sa có thảm thực vật kém phát triển hơn các đảo ở phía bắc như Sơn Ca, Ba Bình, Song Tử Tây.[35]

Môi trường của quần đảo Trường Sa bị xâm hại nghiêm trọng do ngư dân từ Việt Nam, Philippines và miền nam Trung Quốc khai thác thuỷ sản bằng các phương pháp tận diệt như vét cá, đánh cá bằng thuốc nổ và bằng chất độc natri xyanua. Binh lính các quốc gia đóng quân tại đây khai thác rùa biển và trứng của chúng, đồng thời còn đe doạ các sinh vật nhạy cảm sống ở nơi nước nông khi họ xây dựng công sựđường băng.[36]

Lịch sử

Sự thay đổi nhận thức về các đảo và quần đảo trên biển Đông của Phương Tây (châu Âu) từ thế kỷ 18 sang thế kỷ 19 (1710-1794-1801-1826).

Từ thế kỷ 16 đến 18, người châu Âu từ các quốc gia như Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh QuốcPháp vẫn chưa phân biệt rõ sự khác nhau giữa quần đảo Trường Sa với quần đảo Hoàng Sa. Trên bản đồ thường ghi I de Pracell như bản đồ Bartholomen Velho (1560), bản đồ Fernao Vaz Dourado (1590), bản đồ Van Langren (1595)... Cho đến năm 1787-1788, đoàn khảo sát Kergariou Locmaria mới xác định rõ vị trí của quần đảo Paracel (chính xác là quần đảo Hoàng Sa hiện nay) và từ đó người phương Tây mới bắt đầu phân biệt quần đảo Hoàng Sa ở phía bắc với một quần đảo khác ở phía nam, tức quần đảo Trường Sa.[37]

Tên gọi

Sang thế kỷ 18thế kỷ 19 thì các nhà hàng hải châu Âu thỉnh thoảng đi ngang qua vùng Trường Sa. Đến năm 1791 thì Henry Spratly người Anh du hành qua quần đảo và đặt tên cho đá Vành Khăn là Mischief. Năm 1843 Richard Spratly đặt tên cho một số thực thể địa lý thuộc Trường Sa, trong đó có Spratly's Sandy Island cho đảo Trường Sa. Kể từ đó Spratly dần trở thành tên tiếng Anh của cả quần đảo.[38]

Đối với người Việt thì thời nhà Lê các hải đảo ngoài khơi phía đông được gọi chung là Đại Trường Sa đảo. Đến thời nhà Nguyễn triều vua Minh Mạng thì tên Vạn Lý Trường Sa (萬里長沙) xuất hiện trong bản đồ Đại Nam nhất thống toàn đồ của Phan Huy Chú. Bản đồ này đặt nhóm Vạn Lý Trường Sa ở phía nam nhóm Hoàng Sa (黄沙). Về mặt địa lý thì cả hai nhóm đều được khoanh lại thành một quần đảo lớn nằm dọc bờ biển miền trung nước Đại Nam.[39]

"Hỗn nhất cương lý lịch đại quốc đô chi đồ" (混一疆理歷代國都之圖).
Bản đồ "The Selden Map of China" (1624).

Tên gọi theo phía Trung Quốc: "Hỗn nhất cương lý lịch đại quốc đô chi đồ" (混一疆理歷代國都之圖) thời nhà Minh có đánh dấu vị trí của Thạch Đường, và vị trí này hiện được phía Trung Quốc cho là tương ứng với Nam Sa (Trường Sa) hiện tại.[40] Bản đồ "The Selden Map of China" được lưu trữ tại thư viện Đại học Oxford (Anh), được cho là "Thiên hạ hải đạo toàn đồ" hay "Đông - Tây dương hàng hải đồ" và được làm ra vào khoảng năm Thiên Khải thứ 4 (1624), có ghi địa danh Vạn Lí Thạch Đường (萬里石塘), (phía đông của đảo mang tên Ngoại La (外羅), tức đảo Lý Sơn), ở kề cận phía nam tây nam của Vạn Lí Trường Sa (萬里長沙).[41] Năm 1935, Trung Hoa Dân Quốc đã xuất bản "Biểu đối chiếu tên gọi Hoa-Anh các đảo thuộc Nam Hải Trung Quốc", trong đó nước này gọi Trường Sa là Đoàn Sa (chữ Hán phồn thể: 團沙) còn địa danh Nam Sa thời đó là để chỉ thứ mà ngày nay được gọi laTrung Sa.[42][Ghi chú 3] Ngày 1 tháng 12 năm 1947, nước này công bố tên Trung Quốc cho hàng loạt thực thể thuộc biển Đông và đặt chúng dưới sự quản lí của mình.[43] Trong tấm bản đồ mới, Trung Hoa Dân Quốc lần đầu tiên vẽ đường mười một đoạn đứt khúc (tiền thân của đường chín đoạn) thay cho đường vẽ bằng nét liền trước đây, đồng thời họ đổi tên Nam Sa thành Trung Sa và đổi tên Đoàn Sa thành Nam Sa.[44]

Tranh chấp chủ quyền

Từ những thập niên đầu của thế kỉ 20, thời kì yên bình của quần đảo Trường Sa đã chấm dứt. Hàng loạt quốc gia từ châu Á đến châu Âu như Việt Nam, Pháp, các nhà nước Trung Quốc, Philippines, Malaysia, Brunei và trong một số giai đoạn lịch sử là Anh và Nhật Bản đều tham gia vào cuộc tranh chấp, dù là ở các mức độ khác nhau.

Việt Nam

Luận cứ

Bản đồ biển Đông do người Hà Lan vẽ vào năm 1754 đã ghi nhận quần đảo Hoàng Sa dưới tên gọi De Paracelles.[Ghi chú 4]

Việt Nam tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa dựa trên các luận cứ về hành động chiếm hữu thực tế, quản lí liên tục và hoà bình dưới các triều đại phong kiến đối với địa danh Hoàng Sa (nghĩa bao hàm Trường Sa) và sau này là sự nối tiếp của thực dân Pháp cùng các nhà nước hiện đại trên lãnh thổ Việt Nam. Ngoài ra, Việt Nam còn trưng ra các sử liệu về sự công nhận của các giáo sĩ, nhà hàng hải từ các quốc gia châu Âu, các quốc gia trên thế giới về chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này.

Thứ nhất, các sử liệu cổ của Việt Nam ghi chép rằng các địa danh như Bãi Cát Vàng, Hoàng Sa, Vạn Lí Hoàng Sa, Đại Trường Sa hoặc Vạn Lí Trường Sa thuộc lãnh thổ của Việt Nam, ít nhất là từ thế kỉ 17. Ví dụ:

  • Sách Phủ biên tạp lục (1776) của Lê Quý Đôn xác định Bãi Cát Vàng thuộc về địa phận tỉnh Quảng Ngãi. Đội Hoàng Sa kiêm quản đội Bắc Hải ở phía nam, tức quần đảo Trường Sa ngày nay.[45] Lê Quý Đôn miêu tả Bãi Cát Vàng là nơi người ta có thể khai thác các sản phẩm biển và những đồ vật sót lại từ các vụ đắm tàu. Ông viết:
Vạn Lí Trường Sa (萬里長沙) được thể hiện trong Đại Nam nhất thống toàn đồ (năm 1834-1840).

Tôi đã từng thấy một đạo công văn của quan chính đường huyện Văn Xương, Quỳnh Châu [đảo Hải Nam của Trung Quốc] gửi cho Thuận Hóa nói rằng: năm Càn Long thứ mười tám [năm 1753] có mười tên quân nhân xã An Vĩnh tổng Cát Liềm huyện Chương Nghĩa phủ Quảng Ngãi nước An Nam, một ngày tháng bảy đến Vạn Lí Trường Sa [萬里長沙] tìm kiếm các thứ, có tám tên lên bờ tìm kiếm, chỉ để hai tên giữ thuyền, bị gió đứt dây thuyền, dạt vào Thanh Lan cảng, quan ở đấy xét thực, đưa trả về nguyên quán...[46][Ghi chú 5]

— Lê Quý Đôn, "Phủ biên tạp lục", 1776
  • Đại Nam nhất thống toàn đồ (1838) thể hiện địa danh Vạn Lí Trường Sa và địa danh Hoàng Sa là bộ phận của lãnh thổ nước Đại Nam, dù rằng bản đồ vẫn vẽ cả hai vào chung một quần thể đảo.[39]

Thứ hai, Việt Nam cho rằng sau Hòa ước Giáp Thân (1884) do nhà Nguyễn kí kết với Pháp thì nước Pháp đã đại diện cho Việt Nam về mặt ngoại giao[47] và đã thi hành chủ quyền trên cả hai quần đảo là Trường Sa và Hoàng Sa thay cho Việt Nam.

Thứ ba, Việt Nam xem việc năm mươi phái đoàn nước khác tham dự Hội nghị San Francisco về hiệp ước hoà bình với Nhật Bản diễn ra ngày 7 tháng 7 năm 1951 (Trung Hoa Dân Quốc và Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa không dự) không bác bỏ hay bảo lưu ý kiến đối với lời phát biểu của Trần Văn Hữu-chủ tịch phái đoàn chính phủ Quốc gia Việt Nam-là một sự công nhận mang tính quốc tế về chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa:

Thứ tư, sau khi quân đội Pháp rút đi, chính quyền Việt Nam Cộng hòa ở phía nam vĩ tuyến 17 đã tiếp tục tuyên bố chủ quyền và thực hiện công tác quản lí cả về hành chính lẫn thực tế đối với quần đảo Trường Sa liên tục cho đến khi chấm dứt sự tồn tại vào tháng 4 năm 1975. Sau đó, nước Việt Nam thống nhất tiếp tục tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo này.

Diễn biến

Tháng 7 năm 1927, tàu de Lanessan của Pháp tiến hành một cuộc khảo sát khoa học trên quần đảo Trường Sa.[49][50] Tháng 4 năm 1930, Pháp gửi tàu thông báo la Malicieuse đến quần đảo và treo quốc kỳ Pháp trên một gò đất cao thuộc île de la Tempête;[51] tuy nhiên, dù nhìn thấy ngư dân Trung Quốc trên đảo này nhưng Pháp không tìm cách trục xuất họ.[52] Ngày 23 tháng 9, Pháp thông báo cho các cường quốc khác rằng Pháp đã chiếm quần đảo Trường Sa.[49]

Ngày 14 tháng 3 năm 1933, Pháp cho đội tàu gồm Malicieuse, tàu pháo Arlete và hai tàu thuỷ văn Astrobalede Lanessan từ Sài Gòn đến đảo Trường Sa và hàng loạt địa điểm khác như đá Chữ Thập, cụm rạn Luân Đôn, bãi san hô Tizard, bãi san hô Loại Ta, cụm rạn Thị Tứ và rạn Nguy Hiểm Phía Bắc.[51] Tại từng địa điểm đi qua, người Pháp đã tổ chức nghi lễ chiếm hữu các đảo chính thuộc nơi đó. Ngày 26 tháng 7, Bộ Ngoại giao Pháp ra thông báo về hành động trên, kèm theo danh sách liệt kê tên các đảo đã chiếm hữu cùng tọa độ, bao gồm:

  1. Đảo Spratly (chiếm ngày 13 tháng 4 năm 1930),
  2. Cù lao Caye-d'Amboine (7 tháng 4 năm 1933),
  3. Đảo Itu-Aba (10 tháng 4 năm 1933),
  4. Nhóm Hai Đảo (Groupe de Deux-îles, 10 tháng 4 năm 1933),[Ghi chú 6]
  5. Cù lao Loaito (11 tháng 4 năm 1933),
  6. Đảo Thi-Tu (12 tháng 4 năm 1933) và các đảo nhỏ phụ thuộc từng đảo này.[53]

Từ ngày 24 tháng 7 đến ngày 25 tháng 9, Pháp lần lượt thông báo cho các quốc gia có thể có lợi ích tại Trường Sa biết về hành động của Pháp. Theo bạch thư của Việt Nam Cộng hòa thì ngoại trừ Nhật Bản, tất cả các nước được thông báo đều không có lời phản đối Pháp; Trung Hoa Dân Quốc, Hà Lan (đang kiểm soát Indonesia) và Hoa Kỳ cũng đều giữ im lặng.[51][Ghi chú 7] Ngày 21 tháng 12 năm 1933, thống đốc Nam Kỳ Jean-Félix Krautheimer kí Nghị định số 4702-CP sáp nhập số đảo trên vào địa phận tỉnh Bà Rịa thuộc Liên bang Đông Dương.[54] Sáu năm sau Thứ trưởng Ngoại giao của Anh là Richard Butler cũng tuyên bố nhìn nhận chủ quyền của Pháp trên vùng Trường Sa.[55]

Thời Chiến tranh thế giới thứ hai, Đế quốc Nhật Bản chiếm một số đảo và sử dụng đảo Ba Bình làm căn cứ tàu ngầm cho các chiến dịch ở Đông Nam Á. Sau cuộc chiến, Pháp và Trung Hoa Dân Quốc tái khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa. Trung Hoa Dân Quốc gửi hai tàu tới quần đảo và cho quân đổ bộ dựng bia trên đảo Ba Bình. Phản ứng lại hành động này, Pháp vài lần gửi tàu đến Trường Sa vào cuối năm 1946. Năm 1947, Pháp yêu cầu Trung Hoa Dân Quốc rút quân khỏi các đảo ngoài biển Đông nhưng cũng không làm gì để hiện thực hoá mong muốn của mình. Khi hệ thống thuộc địa của Pháp bắt đầu tan rã, nước này cũng chấm dứt tuần tra quần đảo Trường Sa vào năm 1948.[52] Năm 1951, Nhật Bản kí vào Hiệp ước San Francisco và từ bỏ mọi quyền đối với quần đảo Trường Sa. Cũng tại Hội nghị San Franciso này, Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Trần Văn Hữu của Quốc gia Việt Nam đã tuyên bố rằng hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là lãnh thổ Việt Nam. Không một đại biểu nào trong hội nghị bình luận gì về lời tuyên bố này.[56]

Sau khi người Pháp rời khỏi Việt Nam theo quy định của Hiệp định Genève 1954, quyền kiểm soát các đảo thuộc về quân đội Quốc gia Việt Nam và kế tiếp là quân đội Việt Nam Cộng hòa. Sau sự kiện Tomás Cloma, ngày 1 tháng 6 năm 1956, Ngoại trưởng Việt Nam Cộng hoà Vũ Văn Mẫu tái khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với Trường Sa và Hoàng Sa. Ngày 2 tháng 6, Pháp cũng nhắc lại cho Philippines biết về quyền của Pháp từ năm 1933.[57] Ngày 22 tháng 8 năm 1956, tàu HQ-04 Tuỵ Động của Hải quân Việt Nam Cộng hòa viếng thăm một số đảo thuộc Trường Sa, thượng cờ và dựng bia ghi chủ quyền. Ngày 22 tháng 10 cùng năm, Ngô Đình Diệm kí sắc lệnh số 143-NV về việc đổi tên các tỉnh thành miền Nam Việt Nam; văn bản ghi "Hoàng Sa (Spratley)" (nguyên văn) thuộc tỉnh Phước Tuy.[58]

Phế tích bia chủ quyền Trường Sa do Việt Nam Cộng hòa dựng trên đảo Song Tử Tây. Trên bia có khắc lời văn kỷ niệm chuyến thị sát Trường Sa vào 22 tháng 8 năm 1956.

Trong thời kì 1961-1963, Việt Nam Cộng hoà tiếp tục viếng thăm và dựng bia nhiều đảo. Năm 1961, tàu HQ-02 Vạn Kiếp và HQ-06 Vân Đồn thăm Song Tử Tây - Thị Tứ - Loại Ta - An Bang; năm 1962, tàu Tuỵ Động và HQ-05 Tây Kết thăm Trường Sa - Nam Ai (tức Nam Yết); năm 1963, ba tàu gồm HQ-404 Hương Giang, HQ-01 Chi Lăng và HQ-09 Kì Hoà đã dựng bia trên Trường Sa (19 tháng 5), An Bang (20 tháng 5), Thị Tứ - Loại Ta (22 tháng 5) và Song Tử Đông - Song Tử Tây (24 tháng 5).[59] Tuy nhiên, Hải quân Việt Nam Cộng hòa không duy trì sự hiện diện liên tục ở quần đảo Trường Sa do vướng phải cuộc chiến tranh Việt Nam.

Ngày 13 tháng 7 năm 1971, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Cộng hoà Trần Văn Lắm đã nêu yêu sách của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa khi ông đang ở Manila. Ngày 6 tháng 9 năm 1973, Bộ Nội vụ Việt Nam Cộng hòa ban hành nghị định số 420-BNV/HCĐP/26 sáp nhập một số đảo chính và các đảo phụ cận vào xã Phước Hải, quận Đất Đỏ, tỉnh Phước Tuy.[60]

Đầu năm 1974, một thời gian ngắn sau thất bại trong trận chiến tại nhóm đảo Lưỡi Liềm thuộc quần đảo Hoàng Sa, chính quyền Việt Nam Cộng hoà ra quyết định tăng cường lực lượng tại Trường Sa và chỉ thị quân đội tiến hành chiến dịch Trần Hưng Đạo 48 nhằm chiếm một số đảo. Liên tiếp trong các tháng 2 và tháng 3 cùng năm, Việt Nam Cộng hoà tái khẳng định lại chủ quyền của mình đối với hai quần đảo bằng nhiều con đường như thông qua đại sứ ở Manila, qua hội nghị của Liên Hiệp Quốc về luật biển ở Caracas và hội nghị của Hội đồng Kinh tài Viễn Đông ở Colombia.[61] Từ ngày 14 đến ngày 28 tháng 4 năm 1975, các lực lượng hải quân của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt NamViệt Nam Dân chủ Cộng hoà đã hoàn toàn thay thế lực lượng Việt Nam Cộng hòa trên năm đảo là Song Tử Tây, Sơn Ca, Nam Yết, Sinh Tồn và Trường Sa.

Vào cuối thập niên 1970, trong các ngày 30 tháng 12 năm 1978 và 7 tháng 8 năm 1979, Việt Nam phản đối Trung Quốc và tái khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa. Ngày 28 tháng 9 năm 1978, Việt Nam phản đối Philippines sáp nhập các đảo thuộc Trường Sa vào lãnh thổ của mình.[62]

Sang thập niên 1980, Việt Nam tiếp tục nhiều lần lên tiếng để phản ứng lại hành động của một số quốc gia khác tại Trường Sa. Ngày 5 tháng 2 năm 1980, Việt Nam phản bác văn kiện ngày 30 tháng 1 năm 1980 của Trung Quốc về Nam Sa và Tây Sa. Trong năm 1982, Việt Nam sáp nhập huyện Trường Sa vào tỉnh Phú Khánh.[63] Năm 1983, Việt Nam phản đối việc Malaysia chiếm đá Hoa Lau.[64] Năm 1989, Việt Nam chia tách tỉnh Phú Khánh và quy thuộc Trường Sa vào tỉnh Khánh Hòa.

Năm 2007, Chính phủ Việt Nam kí nghị định thành lập ba đơn vị hành chính trực thuộc huyện Trường Sa.[65] Ngày 21 tháng 6 năm 2012, Quốc hội Việt Nam khóa XIII (kì họp thứ 3) đã bỏ phiếu thông qua Luật Biển Việt Nam gồm 7 chương và 55 điều. Điều 1 của luật tái khẳng định tuyên bố chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa.[66]

Chỉ trích

Nhiều học giả quốc tế phản bác các bằng chứng lịch sử mà Việt Nam đưa ra. Cụ thể, khi nhận định về các bằng chứng này, Valencia & ctg (1999) cho rằng chúng cũng "giống như Trung Quốc - thưa thớt, mang tính giai thoại và không thuyết phục".[67] Lu (1995) cho rằng thư tịch cổ Việt Nam "không trưng ra bằng chứng rõ ràng nói lên hiểu biết của Việt Nam về quần đảo Trường Sa xét về tuyên bố chủ quyền riêng rẽ".[68] Cũng theo Lu (1995), trong số vài ghi chép đề cập đến quần đảo Trường Sa thì "hầu hết chúng luôn luôn" xác định Trường Sa là một phần của quần đảo Hoàng Sa;[68] tấm bản đồ năm 1838 [tức Đại Nam nhất thống toàn đồ của nhà Nguyễn, trong đó thể hiện "Hoàng Sa" và "Vạn Lý Trường Sa" thuộc Việt Nam] vẽ "các đảo nằm rất sát nhau đồng thời cũng gần bờ biển" Việt Nam, "thực tế là cùng một nhóm đảo".[68] Cordner (1994) còn nhận xét tấm bản đồ 1838 thể hiện quần đảo Trường Sa nằm trong cương vực Việt Nam này là "không chính xác".[69] Dzurek (1996) dẫn lại nhận xét của Heinzig (1976) rằng, lý luận lịch sử đến hết thế kỷ 19 của Việt Nam "chỉ đề cập độc nhất đến quần đảo Hoàng Sa [Paracels]".[70] Cũng theo Dzurek (1996), quần đảo Trường Sa cách quần đảo Hoàng Sa đến 400 km, vì thế "sẽ là bất bình thường nếu xem cả hai là một thực thể duy nhất hoặc dùng một tên gọi duy nhất cho cả hai".[70]

Học giả quốc tế và học giả Việt Nam cũng có những nhận định khác nhau về giá trị của luận điểm cho rằng Pháp chiếm hữu một số đảo lớn và các đảo phụ thuộc thuộc quần đảo Trường Sa và sáp nhập chúng vào tỉnh Bà Rịa thuộc Nam Kỳ vào năm 1933 là thực thi chủ quyền cho Việt Nam. Về phía Việt Nam, Nguyễn (2002) dẫn chứng: "Cố vấn pháp luật Bộ Ngoại giao Pháp đã viết rất rõ: "Việc chiếm hữu quần đảo Spratley do Pháp tiến hành năm 1931-1932 là nhân danh Hoàng Đế "An Nam"."[50] Về phía nước ngoài, Chemillier-Gendreau (2000) đánh giá rằng thái độ của Pháp đối với quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa là khác nhau, vì Pháp khẳng định các quyền đối với Trường Sa thông qua tư cách người đầu tiên chiếm đóng các đảo, dựa vào nguyên tắc đất vô chủ (terra nullius) chứ không phải là người kế thừa của An Nam.[71] Valero (1993) dẫn chứng, vào giữa tháng 10 năm 1950, trong khi Pháp chính thức nhượng lại tuyên bố chủ quyền quần đảo Hoàng Sa cho Quốc gia Việt Nam [do Bảo Đại đứng đầu] thì nước này không ra một văn bản chính thức nào thể hiện quyết định từ bỏ chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa.[72] Năm 1956, trong khi Việt Nam Cộng hoà tự phản đối Tomás Cloma (xem thêm) tuyên bố quyền sở hữu đối với phần lớn quần đảo Trường Sa thì André-Jacques Boizet (đại biện Pháp tại Manila) báo cho Philippines biết rằng Pháp có chủ quyền đối với các đảo Trường Sa căn cứ trên hành động chiếm đảo trong thời kỳ 1932-1933. Đại biện bổ sung thêm: "trong khi Pháp nhượng lại [từ bỏ chủ quyền] quần đảo Hoàng Sa cho Việt Nam thì Pháp không nhượng quần đảo Trường Sa".[72][73][74][Ghi chú 8] Theo Kivimaki (2002) thì đến năm 1957, Pháp "không chính thức từ bỏ tuyên bố chủ quyền nhưng cũng không cố bảo vệ nó nữa"; cách hành xử này được cho là tương tự Anh Quốc thập niên 1930 (xem phần Các tuyên bố khác).[74] Chemillier-Gendreau (2000) nhận định nếu các luận cứ dựa trên lịch sử thời phong kiến của Việt Nam đủ làm sáng tỏ chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa thì sự kiện Pháp chiếm hữu quần đảo mới không làm phức tạp thêm vấn đề.[75]

Một hướng phản bác khác đối với luận điểm Việt Nam thừa hưởng chủ quyền Trường Sa từ tuyên bố chủ quyền của Pháp lần đầu vào năm 1933, Joyner (1998) cho rằng Pháp không hề nỗ lực hoàn thiện danh nghĩa giữ chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa bằng việc cho lính chiếm đóng quần đảo cả khi quân đội Nhật Bản rời đi (sau Thế chiến thứ hai) lẫn khi Nhật Bản từ bỏ tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa trong năm 1951. Ông kết luận: "hậu quả [của điều đó] là Pháp không có danh nghĩa sở hữu hợp pháp đối với quần đảo Trường Sa để mà Việt Nam thừa hưởng."[76]

Furtado (1999) dẫn ra các lập luận được cho là của Trung Quốc, có nội dung bác bỏ lập luận Việt Nam thừa hưởng Trường Sa từ Pháp. Tác giả viết, Trung Quốc lý luận rằng "không có dấu hiệu cho thấy Việt Nam tiếp nhận danh nghĩa đối với quần đảo Trường Sa khi nước này độc lập", đồng thời vì "Pháp chưa bao giờ tuyên bố chủ quyền đối với toàn bộ quần đảo Trường Sa" nên Trung Quốc không nhận thấy "bất cứ nguyên do có thể hiểu được nào giải thích cho việc Việt Nam nên được hưởng danh nghĩa [chủ quyền] đối với toàn bộ quần đảo".[77]

Các nhà nước Trung Quốc

Luận cứ

Năm 1958, Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) tuyên bố chủ quyền của mình đối với các đảo thuộc biển Đông dựa vào cơ sở lịch sử. Họ cho rằng quần đảo Trường Sa đã từng là một phần của Trung Quốc trong gần 2.000 năm và đưa ra các đoạn trích trong các thư tịch cổ cũng như các bản đồ từ thời nhà Hán, nhà Đường, nhà Tống, nhà Nguyên, nhà Thanh và gần nhất là thời Trung Hoa Dân Quốc mà theo Trung Quốc là có nhắc tới quần đảo Trường Sa. Hiện vật khảo cổ như những mảnh đồ gốm Trung Quốc và tiền cổ được tìm thấy ở đó cũng được Trung Quốc sử dụng nhằm chứng minh cho tuyên bố của mình.

Năm 1958, Thủ tướng Việt Nam Dân chủ Cộng hoà Phạm Văn Đồng đã gửi Tổng lý Quốc vụ viện Trung Quốc một công hàm để ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của chính phủ nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa về hải phận của nước này. Báo Nhân Dân của Việt Nam cũng đăng công hàm này vào ngày 22 tháng 9 cùng năm.[78] Theo Bộ Ngoại giao Trung Quốc, sự công nhận này "đương nhiên có giá trị với toàn bộ lãnh thổ Trung Quốc" vì báo Nhân Dân trước đó đã đăng bài chi tiết về bản tuyên bố về lãnh hải của chính phủ Trung Quốc, trong đó nói rằng "kích thước lãnh hải của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là 12 hải lí và điều này được áp dụng cho tất cả các vùng lãnh thổ của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, bao gồm tất cả các quần đảo trên biển Đông".[79][Ghi chú 9]

Ngoài ra, Trung Quốc còn khẳng định rằng Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và nhiều quốc gia khác đã nhiều lần công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Trường Sa trong quá khứ. Theo Trung Quốc thì:

  • Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là Ung Văn Khiêm đã nói rằng: "Theo dữ liệu của Việt Nam, các quần đảo Tây Sa và Nam Sa là phần lãnh thổ mang tính lịch sử của Trung Quốc".[79]
  • Trong Tập bản đồ thế giới do Cục Đo đạc và Bản đồ Phủ Thủ tướng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa in vào tháng 5 năm 1972, tại trang 19, hai quần đảo Tây Sa và Nam Sa được đề tên là "Tây Sa" và "Nam Sa" chứ không phải là "Hoàng Sa" và "Trường Sa."[80]
  • Bài "Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa" trong sách giáo khoa Địa lý - Lớp Chín Phổ thông - Toàn tập do Nhà xuất bản Giáo dục của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà xuất bản năm 1974 có câu: "Vòng cung đảo từ các đảo Nam sa, Tây sa đến các đảo Hải nam, Đài loan, quần đảo Hoành bồ, Châu sơn... làm thành một bức «trường thành» bảo vệ lục địa Trung quốc."[81]
  • Nhiều quốc gia trên thế giới như Hoa Kỳ, Liên Xô, Nhật Bản, Anh, Pháp, Tây Đức, Đông Đức cũng từng phát hành các bản đồ, át-lát địa lí trong đó thể hiện Trường Sa hoặc các quần đảo trên biển Đông là lãnh thổ Trung Quốc.[79]

Diễn biến

Ngày 29 tháng 9 năm 1932, để đáp lại một văn bản đề cập đến quần đảo Hoàng Sa do Pháp gửi tới toà công sứ Trung Quốc, Trung Hoa Dân Quốc gửi một văn bản không rõ ràng cho Pháp đề cập đến chủ quyền của họ đối với một quần đảo khác ở cách quần đảo Hoàng Sa 150 dặm dựa trên cơ sở là Công ước Pháp-Thanh 1887.[82] Sau sự kiện Pháp chiếm hữu Trường Sa vào năm 1933, các bản đồ của Trung Hoa Dân Quốc đã thay đổi cách vẽ qua việc mở rộng đường giới hạn (vẽ bằng nét liền) tại biển Đông xuống khu vực giữa vĩ tuyến 7° Bắc và vĩ tuyến 9° Bắc nhằm nói lên rằng quần đảo Trường Sa là thuộc về Trung Quốc.[83]

"Nam Hải chư đảo vị trí đồ" (南海諸島位置圖) năm 1947

Cuối năm 1946, Trung Hoa Dân Quốc cho hai tàu chiến là Thái BìnhTrung Nghiệp đến quần đảo Trường Sa. Sau thất bại trong cuộc nội chiến Trung Quốc, Quốc dân Đảng đã rút quân khỏi đảo Ba Bình vào năm 1950. Tuy nhiên, sự kiện Tomás Cloma đã kích động Đài Loan quay lại giành quyền kiểm soát đảo Ba Bình vào năm 1956.[84]

Tại đại lục Trung Quốc, Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa ra đời vào ngày 1 tháng 10 năm 1949. Chỉ hai năm sau, vào ngày 15 tháng 8 năm 1951, Chu Ân Lai công khai khẳng định lại chủ quyền của Trung Quốc đối với Trường Sa và Hoàng Sa sau khi ông đọc được bản sơ thảo hiệp ước hoà bình với Nhật Bản. Tiếp sau đó, ngày 24 tháng 8 năm 1951, Tân Hoa xã của Trung Quốc đã lên tiếng tranh cãi về quyền của Pháp cũng như tham vọng của Philippines đối với Trường Sa và mạnh mẽ khẳng định quyền của Trung Quốc. Ngày 31 tháng 5 năm 1956, Trung Quốc phản ứng lại sự kiện Cloma và khẳng định sẽ không tha thứ cho bất cứ sự xâm phạm nào đối với quyền của nước này đối với Trường Sa.[85]

Thập niên 1970, Trung Quốc nhiều lần lên tiếng phản hồi về hành động của các quốc gia khác: ngày 16 tháng 7 năm 1971, Trung Quốc phản đối việc Philippines có hành vi chiếm đóng một số đảo ở Trường Sa; ngày 14 tháng 1 năm 1974, Trung Quốc phản đối Việt Nam Cộng hoà sáp nhập các đảo Trường Sa vào tỉnh Phước Tuy.[86]

Năm 1987, Trung Quốc cho tàu khảo sát hàng loạt địa điểm ở quần đảo Trường Sa và đi đến quyết định sẽ chọn đá Chữ Thập làm nơi đóng quân.[87] Trong thời gian trước và sau cuộc xung đột vũ trang với Việt Nam tại Trường Sa vào năm 1988, hải quân Trung Quốc đã liên tục chiếm thêm nhiều rạn đá khác nhằm mở rộng tầm kiểm soát tại quần đảo.

Một điểm quan trọng trong chuỗi các diễn biến tại Trường Sa là sự phối hợp và tương trợ lẫn nhau của Đài Loan và Trung Quốc trong hoạt động tuyên bố chủ quyền và mở rộng tầm kiểm soát tại quần đảo. Tháng 3 năm 1988, quân đồn trú của Đài Loan trên đảo Ba Bình đã tham gia tiếp tế lương thực và nước uống cho Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc.[88] Đương thời, bộ trưởng Bộ Quốc phòng Đài LoanTrịnh Vi Nguyên (鄭為元) từng công khai tuyên bố rằng "Nếu chiến tranh nổ ra, quân đội Quốc gia sẽ giúp quân đội Cộng sản kháng chiến".[89] Đến năm 1995, khi Trung Quốc giành quyền kiểm soát đá Vành Khăn với Philippines vào tháng 2 thì Đài Loan cũng giành quyền kiểm soát bãi Bàn Than vào tháng 3. Ngoài ra, lực lượng Trung Quốc đóng tại Trường Sa còn nhận được nước ngọt từ quân đồn trú trên đảo Ba Bình.[90]

Chỉ trích

Tháng 7 năm 2012, báo chí Việt Nam đồng loạt đưa tin về tấm "Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ" do nhà Thanh lập và nhà xuất bản Thượng Hải ấn hành năm 1904, trong đó điểm cực nam của Trung Quốc dừng lại ở đảo Hải Nam và không có Nam Sa hay Tây Sa (Hoàng Sa) mà Trung Quốc đang tuyên bố chủ quyền. Mai Ngọc Hồng, người tặng bản đồ này cho Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam, nói rằng tấm bản đồ này được lập trong vòng một trăm chín mươi sáu năm, từ thời vua Khang Hi đến năm 1904 mới xuất bản; Nguyễn Hữu Tâm từ Viện Sử học Việt Nam bổ sung thêm là tỉ lệ xích của bản đồ chính xác.[91] Báo chí Việt Nam lập luận rằng đây là bằng chứng cho thấy việc Trung Quốc tuyên bố chủ quyền lịch sử tại Trường Sa (và Hoàng Sa) là không có căn cứ.[92]

Về công hàm của Phạm Văn Đồng, báo chí Việt Nam đã lên tiếng phản bác lại, việc lý lẽ Trung Quốc đã diễn giải công hàm một cách "xuyên tạc" bởi vì nội dung công hàm không đề cập đến Hoàng Sa - Trường Sa và không hề tuyên bố từ bỏ chủ quyền với hai quần đảo này mà chỉ công nhận "hải phận" 12 hải lí của Trung Quốc.[93] Nhà nghiên cứu về châu Á là Balazs Szalontai thì cho rằng công hàm không có sức nặng ràng buộc pháp lí.[94][95][96]

Philippines

Luận cứ

Philippines dựa trên các luận điểm là terra nullius (đất vô chủ) và sự gần gũi về khoảng cách địa lí để tuyên bố chủ quyền đối với Nhóm đảo Kalayaan, tương đương với phần lớn quần đảo Trường Sa.

Thứ nhất, công dân Philippines Tomás Cloma đã đến nhiều đảo không người thuộc Trường Sa vào năm 1947 và tuyên bố sở hữu chúng vào năm 1956. Tuy Philippines chưa bao giờ chính thức ủng hộ tuyên bố về quyền sở hữu đảo của Cloma nhưng nước này lại dùng sự kiện Cloma làm căn cứ để tuyên bố chủ quyền. Cụ thể, Philippines cho rằng không có nỗ lực giành chủ quyền nào với các đảo cho tới thập niên 1930 khi quân đội Pháp và sau đó là quân đội đế quốc Nhật Bản chiếm đảo; khi Nhật Bản kí vào Hiệp ước San Francisco thì đã có một sự từ bỏ quyền đối với các đảo Trường Sa mà không có bất kỳ một bên yêu cầu chủ quyền nào. Vì thế, Philippines cho rằng các đảo Trường Sa đã trở thành đất vô chủ và có thể được sáp nhập vào lãnh thổ của họ.

Thứ hai, trong một văn bản gửi tới Đài Loan năm 1971, Philippines khẳng định rằng quần đảo Trường Sa nằm trong lãnh thổ quần đảo mà nước này tuyên bố chủ quyền. Trong sắc lệnh 1596 kí năm 1978, tổng thống Philippines Ferdinand Marcos cho rằng phần lớn các thực thể Kalayaan đều nằm trên rìa lục địa của quần đảo Philippines.[97] Năm 1982, tài liệu của Bộ Quốc phòng Philippines cho rằng Nhóm đảo Kalayaan là riêng biệt khỏi các nhóm đảo khác ở biển Đông và không phải là một phần của quần đảo Trường Sa:

Nhóm đảo Kalayaan là khác biệt và không phải là một phần của quần đảo Trường Sa hay quần đảo Hoàng Sa. Có sự công nhận chung về thông lệ hải dương học khi người ta gọi một dãy các đảo bằng tên của hòn đảo lớn nhất trong nhóm hay thông qua việc sử dụng một cái tên chung.[Ghi chú 10] Ghi chú rằng đảo Trường Sa chỉ có diện tích 13 hecta so với diện tích 22 hecta của đảo Pagasa [đảo Thị Tứ] Chỉ cần xét riêng về mặt diện tích các đảo thì Nhóm đảo Kalayaan đã không phải là một phần của quần đảo Trường Sa. Xét về mặt khoảng cách, đảo Trường Sa cách đảo Pagasa 210 hải lí. Điều này nhấn mạnh lí lẽ rằng chúng không phải là các phần của cùng một dãy đảo.[98]

Diễn biến

Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, đế quốc Nhật Bản dùng quần đảo Trường Sa làm bàn đạp để tấn công Philippines. Năm 1947, Philippines kêu gọi giao cho nước này quần đảo Trường Sa nhưng Philippines lại không nhắc gì đến vấn đề này trong Hội nghị San Francisco năm 1951.[99]

Năm 1947, luật sưdoanh nhân người Philippines là Tomás Cloma đã tìm thấy nhiều đảo không người và chưa bị chiếm đóng trong biển Đông. Ngày 15 tháng 5 năm 1956, ông tuyên bố lập ra một nhà nước mới với tên gọi là Freedomland (Vùng đất tự do), trải rộng trên phần phía đông của biển Đông. Ngày 6 tháng 7 năm 1956, Cloma tuyên bố với toàn thế giới về việc thành lập chính phủ riêng cho Lãnh thổ Tự do Freedomland với thủ phủ đặt tại đảo Bình Nguyên. Hành động này dù không được chính phủ Philippines xác nhận nhưng vẫn bị các nước khác coi là một hành động gây hấn của Philippines. Trung Hoa Dân Quốc, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Việt Nam Cộng hòa đều tuyên bố phản đối.[100] Ngoài ra, Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) còn gửi lực lượng hải quân tái chiếm đảo Ba Bình.

Đường giới hạn "Nhóm đảo Kalayaan" theo sắc lệnh tổng thống số 1596 của Philippines

Trong buổi họp báo ngày 10 tháng 7 năm 1971, tổng thống Philippines Ferdinand Marcos cáo buộc lính Đài Loan trên đảo Ba Bình đã bắn vào một tàu của Philippines khi tàu này định cập vào đảo Ba Bình, nhưng Đài Loan chối bỏ.[101] Philippines còn gửi văn bản phản đối tới Đài Bắc với nội dung khẳng định một số ý chính như sau: (1) do hành động chiếm hữu của Cloma nên Philippines có danh nghĩa pháp lí đối với nhóm đảo; (2) hành động chiếm đóng của người Trung Quốc là phi pháp vì nhóm đảo này trên thực tế (de facto) nằm dưới sự uỷ trị của các lực lượng Đồng Minh trong Chiến tranh thế giới thứ hai; (3) quần đảo Trường Sa nằm trong lãnh thổ quần đảo mà Philippines tuyên bố chủ quyền.[102] Tháng 4 năm 1972, Kalayaan chính thức sáp nhập với tỉnh Palawan và được quản lý như một población (tương đương một barangay) với Tomás Cloma là chủ tịch hội đồng khu vực.[103] Năm 1978, Ferdinand Marcos kí sắc lệnh số 1596 định rõ giới hạn của khái niệm Nhóm đảo Kalayaan.[97]

Ngày 13 tháng 4 năm 2009, tổng thống Gloria Macapagal-Arroyo kí thông qua Luật Đường cơ sở Quần đảo (Đạo luật Cộng hoà số 9522) để tái khẳng định Nhóm đảo Kalayaan là thuộc lãnh thổ của nước này.[104] Lúc đầu, Philippines từng có ý định đưa Nhóm đảo Kalayaan vào đường cơ sở của mình. Tuy vậy, sau một số tranh luận, nước này từ bỏ ý định trên và quyết định chỉ xem Nhóm đảo Kalayaan là các đảo thuộc Philippines, tuân theo điều 121 về "Chế độ các đảo" của Công ước.[105]

Chỉ trích

Luận điểm thứ nhất về đất vô chủ, cho rằng chưa có ai tuyên bố chủ quyền hoặc từ bỏ chủ quyền đối với các đảo Trường Sa và Tomás Cloma đã "khám phá" ra chúng vào năm 1947 là không thuyết phục bởi lẽ tuyên bố của Cloma đã vấp phải sự phản đối của Việt Nam Cộng hoà và [các] nhà nước Trung Quốc.[106] Hơn nữa, Cloma chỉ là một cá nhân và không đại diện cho chính phủ Philippines. Năm 1951, Toà án Công lý Quốc tế khi xét xử vụ tranh chấp giữa Anh và Na Uy về đặc quyền đánh cá đã tạo ra tiền lệ là "hoạt động độc lập của các cá thể tư nhân có ít giá trị trừ khi có thể chỉ ra rằng họ hành động khi đang theo đuổi...một số...quyền hành nhận được từ chính phủ của họ hoặc theo một cách nào đó mà chính phủ của họ khẳng định quyền tài phán thông qua họ."[107] Khi Cloma thực hiện hành động của mình ở quần đảo Trường Sa thì chính phủ Philippines không hề tỏ ý đồng tình hay không đồng tình với ông.[106]

Luận điểm thứ hai về địa lí của Philippines cũng có điểm yếu bởi vì quần đảo Philippines bị máng biển Palawan ngăn cách khỏi quần đảo Trường Sa, không thoả điều 76 của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (xem thêm) về sự "kéo dài tự nhiên" nên nước này không thể đòi hỏi đặc quyền vượt quá phạm vi 200 hải lí tính từ đường cơ sở.[106] Ngoài ra, Dzurek (1996) cho rằng có vẻ Philippines đã không còn duy trì quan điểm cho rằng Nhóm đảo Kalayaan là riêng biệt với quần đảo Trường Sa nữa.[99]

Malaysia

Luận cứ

Malaysia dựa trên hai luận điểm là thềm lục địa và khai phá sớm nhất để tuyên bố chủ quyền/đòi hỏi đặc quyền đối với một khu vực biển Đông ở phía nam Trường Sa, trong đó có mười hai thực thể địa lí nổi bật là đảo An Bang, đá Công Đo, đá Én Ca, đá Hoa Lau, đá Kỳ Vân, đá Sác Lốt, đá Suối Cát, đá Thuyền Chài, bãi Kiêu Ngựa, bãi Thám Hiểm (thuộc Trường Sa) cùng rạn vòng Louisa và cụm bãi cạn Luconia (Bắc và Nam) (không thuộc Trường Sa).[108][Ghi chú 11]

Lược đồ một số thực thể địa lí thuộc biển Đông mà Malaysia đòi hỏi

Diễn biến

Tuyên bố về thềm lục địa của Malaysia khởi nguồn từ Hội nghị Genève năm 1958. Trong các năm 1966 và 1969, Malaysia đã thông qua Đạo luật về Thềm lục địa.

Ngày 3 tháng 2 năm 1971, đại sứ quán Malaysia tại Sài Gòn gửi công hàm cho Bộ Ngoại giao Việt Nam Cộng hoà để hỏi rằng nước này có sở hữu hay yêu sách các "đảo" nằm trong khoảng giữa vĩ tuyến 9° Bắc và kinh tuyến 112° Đông "thuộc" lãnh thổ nước Cộng hoà Morac-Songhrati-Meads không. Ngày 20 tháng 4, Sài Gòn đáp lại rằng quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam Cộng hoà.[109][110]

Năm 1979, Malaysia xuất bản một tấm bản đồ mang tựa đề "Bản đồ Thể hiện Lãnh hải và Các ranh giới Thềm lục địa" để xác định thềm lục địa và tuyên bố chủ quyền đối với tất cả các "đảo" nổi lên từ thềm lục địa đó.[108] Tháng 4 năm 1980, Malaysia tuyên bố yêu sách về vùng đặc quyền kinh tế nhưng chưa phân định ranh giới cụ thể. Tháng 5 năm 1983 (hay tháng 6[111]), Malaysia đánh dấu việc chiếm đóng thực thể địa lí đầu tiên thuộc Trường Sa khi cho quân đội đổ bộ lên đá Hoa Lau.[112] Tháng 11 năm 1986,[113] nước này cho hai mươi lính chiếm đá Kiêu Ngựa (rạn đá nổi bật của bãi Kiêu Ngựa) và cho một trung đội chiếm đá Kỳ Vân (theo nguồn khác thì Malaysia chiếm đá Kỳ Vân vào năm 1987[114]).[115] Năm 1987 (hay 1986[114]), Malaysia chiếm đá Suối Cát.[115]

Tháng 3 năm 1998, Philippines phát hiện hoạt động xây dựng của phía Malaysia trên hai thực thể địa lí nhưng bộ trưởng Bộ Ngoại giao Malaysia Abdullah bin Ahmad Badawi trấn an rằng chính phủ Malaysia không hề cấp phép cho hoạt động này.[115] Tuy nhiên vào tháng 6 năm 1999, Malaysia chiếm hẳn bãi Thám Hiểmđá Én Ca.[116]

Ngày 5 tháng 3 năm 2009, thủ tướng Malaysia khi này là Abdullah bin Ahmad Badawi có chuyến thăm đá Hoa Lau và tỏ ra ấn tượng với cơ sở hạ tầng dành cho du lịch tại đây.[117] Đồng thời ông cũng khẳng định tuyên bố chủ quyền với đá này và vùng biển lân cận.[118]

Chỉ trích

Nhận định về luận điểm thứ nhất, "thềm lục địa", của Malaysia, một số học giả cho rằng nước này đã "lầm lạc"[112] trong cách suy diễn hay "khó có thể thanh minh"[119] nếu đối chiếu với Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển. Cụ thể, Điều 76 của Công ước quy định thềm lục địa chỉ bao gồm "đáy biển và lòng đất dưới đáy biển" chứ không phải các phần đất hay đá nổi phía trên thềm lục địa đó:

Thềm lục địa của một quốc gia ven biển bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển bên ngoài lãnh hải của quốc gia đó, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền của quốc gia đó cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, hoặc đến cách đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải 200 hải lí, khi bờ ngoài của rìa lục địa của quốc gia đó ở khoảng cách gần hơn.

— Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển[4]

Một điểm nữa là tương tự như trường hợp Philippines, luận điểm về thềm lục địa của Malaysia cũng có thêm điểm yếu là máng biển Borneo-Palawan đã phá vỡ sự "kéo dài tự nhiên" của thềm lục địa của nước này.

Luận điểm thứ hai của Malaysia về "khai phá sớm nhất" cũng không thuyết phục vì nếu so với các nước khác thì Malaysia tham gia vào tranh chấp muộn hơn; khi tuyên bố chủ quyền đối với một phần của Trường Sa thì quốc gia này cũng vấp phải sự phản ứng từ các nước đó.[119]

Brunei

Luận cứ

Brunei dựa trên hai luận điểm là các điều 76-77 của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (về thềm lục địa) và sắc lệnh do Anh ban hành năm 1954 thể hiện biên giới biển của Brunei để đòi hỏi đặc quyền trên một vùng thuộc biển Đông,[120] và trong vùng này có hai hoặc ba thực thể địa lí nổi bật toạ lạc: rạn vòng Louisa, bãi Vũng Mây và có nguồn còn kể thêm bãi Chim Biển.[121][122] Về tính chất, rạn vòng Louisa là một rạn san hô vòng đa phần chìm dưới nước; tại đây Malaysia đã dựng một ngọn đèn hiệu và đang tuyên bố chủ quyền. Bãi Vũng Mây là một bãi ngầm dưới biển do Việt Nam kiểm soát thông qua các nhà giàn gọi là DK1 xây tại đá Ba Kè[Ghi chú 12] ở phần phía bắc của bãi Vũng Mây.

Không rõ Brunei có tuyên bố chủ quyền đối với rạn vòng Louisa hay chỉ đòi quyền tài phán với vùng biển xung quanh đó vì các nghiên cứu của quốc tế có cách viết khác nhau về vấn đề này; trong khi có nguồn cho rằng Brunei không đòi rạn vòng Louisa[6][122] thì nguồn khác chỉ ra Brunei đã phản đối Malaysia khi Malaysia tuyên bố chủ quyền đối với rạn vòng này.[123] Mặt khác, bãi ngầm (như bãi Vũng Mây) dù có được xem là thuộc quần đảo Trường Sa hay không thì theo Công ước, bãi này không phải đối tượng để các quốc gia có thể tuyên bố chủ quyền mà các nước đó chỉ có quyền chủ quyền (tức chỉ là một số bộ phận cấu thành chủ quyền) đối với bãi ngầm trên cơ sở chứng minh được bãi ngầm đó nằm trong vùng đặc quyền kinh tế hoặc thềm lục địa của mình một cách khoa học. Do vậy, nếu Brunei không đòi rạn vòng Louisa thì thực ra Brunei không tranh chấp một đảo hay đá nào "thuộc" quần đảo Trường Sa[122]

Diễn biến và chỉ trích

Năm 1979, Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland đại diện cho vùng đất do mình bảo hộBrunei để lên tiếng phản đối tấm bản đồ do Malaysia xuất bản.[124] Ngày 1 tháng 1 năm 1983, chính quyền sở tại ban hành Đạo luật Các giới hạn vùng Nghề cá. Năm 1988, Brunei xuất bản bản đồ mở rộng thềm lục địa 350 hải lí từ đường cơ sở và vươn đến bãi Vũng Mây.[125]

Điểm yếu của Brunei khi tuyên bố về thềm lục địa cũng tương tự với Philippines ở chỗ, máng biển Đông Palawan làm gián đoạn sự "kéo dài tự nhiên" của thềm lục địa cách bờ biển Brunei 60-100 dặm.[125][Ghi chú 13][Ghi chú 14]

Các tuyên bố khác

Anh

Năm 1877, Vương quốc Liên hiệp Anh và Ireland từng sáp nhập hai thực thể là đảo Trường Sađảo An Bang vào lãnh thổ đế quốc Anh. Năm 1889, Anh cho Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Trung Borneo (trụ sở tại Luân Đôn) thuê và khai thác phân chim tại hai nơi này.[126]

Năm 1933, trước hành động chiếm hữu các đảo Trường Sa của Pháp, Anh đã nhắc cho Pháp biết rằng đảo Trường Sa và đảo An Bang vẫn là lãnh thổ của Anh trừ khi Hoàng gia Anh dứt khoát từ bỏ những phần đất này.[127] Tuy vậy vào ngày 12 tháng 7 năm 1933, Văn phòng Đối ngoại và Khối thịnh vượng chung Anh nêu ý kiến rằng Anh chỉ có vị thế pháp lí yếu ớt nếu đưa vụ này ra Toà án Thường trực Công lý Quốc tế do nước Anh không tiến hành chiếm giữ hiệu quả đối với hai thực thể trên.[128] Rốt cuộc, dù trên thực tế Anh không hề từ bỏ tuyên bố chủ quyền nhưng nước này đã chọn cách im lặng thay vì tuyên bố phản đối Pháp.[129]

Trong một văn bản đề ngày 14 tháng 10 năm 1947 của Văn phòng Đối ngoại và Khối thịnh vượng chung Anh (sau này trở thành tài liệu chính thức cho phái đoàn Anh đến dự Hội nghị San Francisco năm 1951), Anh tiếp tục duy trì tuyên bố chủ quyền nhưng chỉ thị phái đoàn Anh không phản đối lời tuyên bố chủ quyền của Pháp và "để cho Pháp giữ thế chủ động".[130]

Năm 1950, dưới sự thúc đẩy của Úc, chính phủ Anh tiến hành nghiên cứu tầm quan trọng chiến lược của quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa nhằm quyết định xem có nên tiến hành biện pháp gì để ngăn các quần đảo này rơi vào tay "một nhà nước cộng sản nào đó" hay không. Sau đó, Anh kết luận rằng vì các đảo này hầu như không có giá trị kinh tế hay chiến lược gì nên Khối thịnh vượng chung có thể an tâm giữ nguyên thế bị động như hiện thời.[131]

Nhật Bản và Hà Lan

Năm 1917 (hay 1918), một nhóm thám hiểm người Nhật đến quần đảo Trường Sa và gặp một số ngư dân Trung Quốc đang sống ở đảo Song Tử Tây.[132] Trong các thập niên 1920 và 1930 kế tiếp, Nhật Bản tự tiến hành hoạt động khai thác phân chim tại một số đảo, ví dụ An Bang, Loại Ta, Song Tử Tây.[51][133] Khi Pháp chính thức chiếm Trường Sa vào năm 1933, Nhật Bản lên tiếng phản đối Pháp với lí lẽ là Nhật đã tổ chức khai thác phân chim trên một số đảo ở đây.[51] Cuối thập niên 1930, đế quốc Nhật Bản chiếm giữ đảo Ba Bình để làm căn cứ tàu ngầm nhằm mục đích ngăn chặn tàu thuyền qua lại khu vực Trường Sa.[133] Ngày 31 tháng 3 năm 1939, Bộ Ngoại giao Nhật Bản gửi thông báo cho đại sứ Pháp, tuyên bố rằng Nhật Bản là nước đầu tiên thám hiểm Trường Sa vào năm 1917 và họ đang kiểm soát quần đảo.[134] Thời đó, Nhật gọi các đảo này là Shinnan shotō (新南諸島 (Tân Nam chư đảo) nghĩa là "các đảo mới phía nam"?) và đặt chúng dưới sự cai trị của chính quyền thuộc địa tại đảo Đài Loan. Tuy nhiên, lời tuyên bố của Nhật Bản chỉ là trên giấy vì đến năm 1941 thì Nhật mới dùng vũ lực chiếm đóng quần đảo Trường Sa.[51] Sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, Nhật Bản kí Hiệp ước San Francisco và đã từ bỏ mọi quyền đối với quần đảo Trường Sa:

Nhật Bản từ bỏ mọi quyền, danh nghĩa và tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa và đối với quần đảo Hoàng Sa.

— Khoản f, điều 2, chương II của Hiệp ước San Francisco.[135]

Một sự kiện đơn lẻ khác diễn ra vào năm 1956 sau khi Tomás Cloma tuyên bố quyền sở hữu đối với phần lớn quần đảo Trường Sa. Hà Lan (khi này còn nắm quyền kiểm soát Tây Irian) đã gửi một thông báo cho Bộ Ngoại giao Philippines với nội dung rằng nước này sẽ sớm đòi hỏi quyền sở hữu các đảo này với sự ủng hộ của Anh.[73]

Một số phản đối và xung đột

Tranh chấp trong vùng quần đảo Trường Sa và các vùng gần đó không chỉ là tranh chấp chủ quyền đối với các đảo/đá mà còn là tranh chấp tài nguyên thiên nhiên như dầu khí và hải sản. Đã có nhiều cuộc xung đột xảy ra giữa các nước về những tàu đánh cá nước ngoài trong vùng đặc quyền kinh tế của nước khác và báo chí cũng thường đưa tin về những vụ bắt giữ ngư dân. Nhiều nước tuyên bố chủ quyền cũng chưa cấp phép khai thác tài nguyên tại vùng biển thuộc quần đảo vì lo ngại hậu quả là một cuộc xung đột ngay lập tức. Các công ty nước ngoài cũng không đưa ra bất kỳ một cam kết nào về việc khai thác vùng này cho đến khi tranh chấp về lãnh thổ được giải quyết hay các nước tham gia đạt được thoả thuận chung.

Từ trái sang phải là ba rạn đá san hô có tên là đá Cô Lin, đá Gạc Ma và đá Len Đao. Ngày 14 tháng 3 năm 1988, một cuộc đụng độ quân sự đã diễn ra tại đây.

Tháng 3 năm 1988, Việt Nam và Trung Quốc đụng độ vũ trang trên biển về quyền kiểm soát đá Gạc Ma, đá Cô Linđá Len Đao thuộc quần đảo Trường Sa. Trong sự kiện này, ba tàu frigate của Hải quân Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc là 502 Nam Sung, 556 Tương Đàm và 531 Ưng Đàm đã đánh đắm ba tàu vận tải của Hải quân Nhân dân Việt Nam là HQ-505, HQ-604 và HQ-605, đồng thời gây ra cái chết cho sáu mươi tư binh sĩ Việt Nam.[136]

Tháng 5 năm 1992, Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) và Crestone Energy (một công ty Mỹ có trụ sở ở Denver, tiểu bang Colorado) đã ký một hợp đồng hợp tác để cùng thăm dò một khu vực rộng 7.347 hải lí vuông (gần 25.200 km²) mà họ gọi là Vạn An Bắc-21 (nằm giữa bãi ngầm Tư Chínhbãi ngầm Phúc Tần; cách bờ biển Việt Nam 160 hải lí[137]), nơi Trung Quốc xem là một phần của quần đảo Nam Sa trong khi Việt Nam xem là một phần của vùng đặc quyền kinh tế - thềm lục địa và không liên quan đến quần đảo Trường Sa. Tháng 9 năm 1992, Việt Nam cáo buộc Trung Quốc đã bắt giữ hai mươi tàu chở hàng từ Việt Nam đến Hồng Kông từ tháng 6 năm 1992 nhưng không thả hết số tàu này.[138] Tháng 4 và tháng 5 năm 1994, Việt Nam phản đối công ty Crestone thăm dò địa chấn ở bãi Tư Chính, tái khẳng định bãi này hoàn toàn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế - thềm lục địa của Việt Nam và không có tranh chấp gì ở đây.[139]

Đá Vành Khăn là một rạn san hô vòng hầu như chìm ngập dưới nước. Đây chính là nơi bùng phát căng thẳng giữa Trung Quốc và Philippines trong nửa sau thập niên 1990.

Tháng 2 năm 1995, xung đột diễn ra giữa Trung Quốc và Philippines khi Philippines tìm thấy một số kết cấu trên đá Vành Khăn, khiến chính phủ nước này phải đưa ra một kháng cáo chính thức đối với hành động chiếm đóng của Trung Quốc. Ngày 25 tháng 3 năm 1995, Hải quân Philippines bắt giữ bốn tàu Trung Quốc gần đá Suối Ngọc.[140] Cũng trong ngày 25 tháng 3, Việt Nam nói rằng lính Đài Loan trên đảo Ba Bình bắn vào tàu chở hàng của Việt Nam đang trên đường từ đá Lớn đến đảo Sơn Ca.[141] Thời gian sau đó, nhiều cuộc gặp gỡ đã diễn ra giữa các bên tham gia tranh chấp và cả Indonesia nhưng thu được rất ít kết quả.[142] Đến năm 1998, Trung Quốc tuyên bố rằng "các chòi ngư dân" ở đá Vành Khăn bị hư hại do bão và điều bảy tàu đến vùng này để sửa chữa. Lần này Philippines tiếp tục có các hành động đáp trả như cho hải quân bắn chìm một số tàu cá của Trung Quốc mà nước này cho rằng đã xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của họ.[143]

Tháng 6 năm 1999, Philippines phản đối Malaysia chiếm bãi Thám Hiểmđá Én Ca, hai thực thể mà Philippines gọi là PawikanGabriela Silang. Đến tháng 10, nước này còn cho máy bay do thám bãi Thám Hiểm khiến Malaysia cũng chỉ thị máy bay bay theo. Tuy nhiên, không có đụng độ quân sự diễn ra.[144] Ngày 28 cùng tháng, Philippines cáo buộc quân đội Việt Nam trên đá Tiên Nữ đã bắn vào máy bay của Philippines khi máy bay này bay thấp để nhìn rõ toà nhà ba tầng của Việt Nam vào ngày 13 tháng 10.[145]

Ngày 10 tháng 4 năm 2007, trước câu hỏi của phóng viên về phản ứng của Trung Quốc trước việc chính phủ Việt Nam phân lô dầu khí, gọi thầu, hợp tác với hãng BP của Anh để xây dựng đường ống dẫn khí thiên nhiên (ở khu vực mà Trung Quốc quan niệm thuộc Nam Sa[146] và Việt Nam quan niệm thuộc vùng đặc quyền kinh tế - thềm lục địa[147]) đồng thời tổ chức bầu cử Quốc hội Việt Nam [khóa XII] tại quần đảo Trường Sa, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương trả lời rằng "Việt Nam đưa ra hàng loạt hành động mới xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Trung Quốc ở Nam Sa, đi ngược lại với đồng thuận mà lãnh đạo hai bên Trung-Việt đã đạt được về vấn đề trên biển", và "Trung Quốc đã biểu thị mối quan ngại sâu sắc và giao thiệp nghiêm khắc với Việt Nam"[146] ngay trong thời gian Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đang thăm chính thức nước này.[148] Ngày 9 tháng 7 năm 2007, tàu hải quân Trung Quốc đã nã súng vào một số thuyền đánh cá của ngư dân Việt Nam trong vùng biển gần Trường Sa, làm chìm một thuyền đánh cá của Việt Nam, khiến ít nhất một ngư dân thiệt mạng và một số người khác bị thương.[149]

Quân đội Việt Nam trên đảo Trường Sa

Ngày 31 tháng 5 năm 2011, chỉ vài ngày sau sự kiện tàu Bình Minh 02 khi tàu hải giám của Trung Quốc cắt cáp tàu địa chấn của Việt Nam, ba tàu Trung Quốc đã bắn đuổi các tàu cá Việt Nam tại một địa điểm nằm cách đá Đông 15 hải lí (27,8 km) về phía đông nam.[150]

Ngày 20 tháng 4 năm 2012, Cục Cảnh sát biển Đài Loan cho biết cho biết ngày 22 tháng 3 năm 2012, tàu tuần tra của Việt Nam đã xâm nhập vào vùng biển hạn chế quanh đảo Ba Bình, và đã rời đi sau khi tàu cao tốc M8 của Cục Cảnh sát biển Đài Loan tới chặn. Đến ngày 26 cùng tháng, tiếp tục có hai tàu tuần tra của Việt Nam xâm nhập vào vùng biển gần đảo Ba Bình, các tàu này đã rời đi sau khi phát hiện mình bị Cảnh sát biển Đài Loan theo dõi bằng radar. Cục Cảnh sát biển Đài Loan cho biết đã không bên nào nổ súng trong cả hai sự cố[151] Trước đó, một số phương tiện truyền thông đưa tin phía Việt Nam đã dùng súng máy bắn khiêu khích trước và bị phía Đài Loan bắn trả.[152][153] Ngày 21 tháng 5 năm 2012, ủy viên lập pháp thuộc Quốc Dân Đảng Lâm Úc Phương cho biết tàu Việt Nam thường xâm nhập vào vùng biển hạn chế 6.000 m ở quanh đảo Ba Bình, năm 2011 có 106 chiếc tàu xâm nhập, từ tháng 1 đến tháng 4 năm 2012 có 41 tàu xâm nhập. Cục trưởng Cục an ninh quốc gia Đài Loan Lâm Úc Phương phát biểu rằng Việt Nam đã mong muốn kiểm soát bãi Bàn Than (hiện do Đài Loan kiểm soát) từ lâu và cho rằng việc bãi này rơi vào tay Việt Nam sẽ chỉ còn là vấn đề thời gian nếu như chính phủ Đài Loan không có hành động tích cực như xây dựng cơ sở cố định trên bãi.[154]

Xoa dịu căng thẳng

Những năm sau căng thẳng tại đá Vành Khăn, Trung Quốc và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã thoả thuận đàm phán để đưa ra một bộ quy tắc ứng xử nhằm giảm căng thẳng tại các đảo tranh chấp. Ngày 5 tháng 3 năm 2002, một văn kiện chính trị đã ra đời để thể hiện mong ước giải quyết vấn đề chủ quyền "mà không sử dụng thêm nữa vũ lực". Ngày 4 tháng 11 năm 2002, Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) được kí kết nhưng lại không mang tính ràng buộc về mặt pháp lí.[6][155] Năm 2005, Bộ Ngoại giao Trung Quốc thông báo là vào ngày 14 tháng 3, Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) cùng Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam và Công ty Dầu Quốc gia Philippines đã kí thoả thuận thăm dò địa chấn chung nhằm thi hành DOC 2002.[156]

Tổ chức hành chính tại Trường Sa

Việt Nam

Tập tin:Song Tử Tây 2.jpg
Trụ sở UBND xã Song Tử Tây

Ngày 22 tháng 10 năm 1956, Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm ra sắc lệnh thay đổi địa giới các tỉnh và tỉnh lị tại Nam Việt, trong đó gọi Trường Sa là "Hoàng Sa" và quy thuộc tỉnh Phước Tuy. Đến ngày 6 tháng 9 năm 1973, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Việt Nam Cộng hòa đưa quần đảo Trường Sa vào phạm vi hành chính của xã Phước Hải, quận Đất Đỏ, tỉnh Phước Tuy.[60]

Ngày 9 tháng 12 năm 1982, Chính phủ Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam thành lập huyện Trường Sa trên cơ sở toàn bộ khu vực quần đảo Trường Sa mà trước đây họ quy thuộc huyện Long Đất, tỉnh Đồng Nai.[157][Ghi chú 15] Tuy nhiên, ngày 28 tháng 12 năm 1982, chính quyền Việt Nam đã chuyển huyện Trường Sa từ tỉnh Đồng Nai sang tỉnh Phú Khánh.[158] Từ ngày 1 tháng 7 năm 1989, tỉnh Phú Khánh được tách ra thành hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa; huyện Trường Sa trực thuộc tỉnh Khánh Hòa.[159]

Ngày 11 tháng 4 năm 2007, Chính phủ Việt Nam thành lập thị trấn Trường Sa và hai xã Song Tử Tây và Sinh Tồn thuộc huyện Trường Sa. Các thị trấn và xã này được thành lập trên cơ sở các hòn đảo cùng tên và các đảo, đá, bãi phụ cận.[160]

Trung Quốc

Từ năm 1959, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) đặt quần đảo Nam Sa (bao hàm quần đảo Trường Sa) cùng với quần đảo Tây Sa (tức quần đảo Hoàng Sa) và quần đảo Trung Sa (gồm bãi Macclesfield và một số thực thể địa lí thuộc biển Đông) thành một cấp gọi là Văn phòng quần đảo Tây Sa, Nam Sa và Trung Sa (tiếng Trung: 西南中沙群岛办事处; Hán-Việt: Tây Nam Trung Sa quần đảo biện sự xứ) dưới quyền quản lý của khu hành chính Hải Nam thuộc tỉnh Quảng Đông. Tháng 3 năm 1969, Văn phòng quần đảo Tây Sa, Nam Sa và Trung Sa cải danh thành Ủy ban Cách mạng quần đảo Tây Sa, Nam Sa và Trung Sa tỉnh Quảng Đông (tiếng Trung: 广东省西、南、中沙群岛革命委员会; Hán-Việt: Quảng Đông tỉnh Tây, Nam, Trung Sa quần đảo Cách mạng Ủy viên hội), đến tháng 10 năm 1981 lại đổi về tên Văn phòng quần đảo Tây Sa, Nam Sa và Trung Sa tỉnh Quảng Đông (tương đương cấp huyện).[161] Đến năm 1988, khi Hải Nam tách khỏi Quảng Đông để trở thành một tỉnh riêng biệt, Văn phòng quần đảo Tây Sa, Nam Sa và Trung Sa trực thuộc tỉnh Hải Nam.

Tháng 11 năm 2007, có tin Trung Quốc đã thành lập đô thị cấp huyện Tam Sa để quản lí ba quần đảo trên biển Đông.[162] Theo Trung Quốc, thực tế vì gặp phản ứng ở Việt Nam nên việc thành lập này bị dừng lại, tuy nhiên đô thị cấp huyện Tam Sa vẫn tồn tại trên danh nghĩa.[161] Ngày 21 tháng 6 năm 2012, Quốc vụ viện Trung Quốc chính thức phê chuẩn thành lập thành phố cấp địa khu Tam Sa để thay thế Văn phòng quần đảo Tây Sa, Nam Sa và Trung Sa.[163] Cơ quan chính quyền thành phố Tam Sa đóng trên đảo Phú Lâm, Hoàng Sa.

Philippines

Năm 1978, Philippines thành lập đô thị tự trị Kalayaan thuộc tỉnh Palawan trên cơ sở Nhóm đảo Kalayaan. Hiện thời đơn vị hành chính này chỉ có một barangayPag-asa (tức đảo Thị Tứ), nằm cách đảo Palawan 285 hải lí về phía tây.[164]

Dân cư

Ngoài các nhân viên quân sự đồn trú, trên các đảo thuộc quần đảo Trường Sa còn có các cư dân. Theo kết quả của cuộc tổng điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam năm 2009, huyện Trường Sa có 195 cư dân (128 nam và 67 nữ), trong đó 82 cư dân sống ở thành thị (thị trấn Trường Sa)[1] Theo điều tra dân số và nhà ở của Philippines vào năm 2010, đô thị tự trị Kalayaan có 222 cư dân, tất cả đều sinh sống trên đảo Thị Tứ (Pag-asa).[2]

Phát triển kinh tế

Một góc khu nghỉ dưỡng trên đảo nhân tạo của đá Hoa Lau
Du khách lặn biển tại vùng biển quanh đá Hoa Lau

Quần đảo Trường Sa vốn không có đất trồng trọt và không có dân bản địa sinh sống. Nghiên cứu của một số học giả như Dzurek (1985), Bennett (1992), Cordner (1994) và Tư vấn Pháp lí cho Bộ Ngoại giao Philippines đều chỉ ra rằng các đảo thuộc Trường Sa thiếu khả năng duy trì đời sống kinh tế riêng đầy đủ bởi vì chúng quá nhỏ, khô cằn và có rất ít tài nguyên trên đảo.[165]

Tuy trên các đảo chỉ có một vài tài nguyên (chẳng hạn phân chim) nhưng nguồn lợi thiên nhiên của vùng biển quần đảo Trường Sa thì lại rất có giá trị, ví dụ hải sản và tiềm năng dầu mỏ - khí đốt. Vào năm 1980, dân chúng trong vùng đánh bắt được 2,5 triệu tấn hải sản từ khu vực quần đảo Trường Sa.[166] Từ tháng 5 năm 2005, Việt Nam đã cho xây dựng trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá tại bãi đá Tây; diện tích đến 2013 đã đạt 3.000 mét vuông, sở hữu trang bị hiện đại, hỗ trợ nhiều mặt cho ngư dân nước này.[167] Về tiềm năng dầu khí và khoáng sản khác, hiện địa chất vùng biển quần đảo vẫn chưa được khảo sát nhiều nên chưa có các số liệu đánh giá đáng tin cậy. Tuy nhiên, Bộ Địa chất và Tài nguyên Khoáng sản Trung Quốc ước tính vùng quần đảo Trường Sa có trữ lượng dầu và khí thiên nhiên rất lớn, lên đến 17,7 tỉ tấn so với con số 13 tỉ tấn của Kuwait, và họ xếp nó vào danh sách một trong bốn vùng có trữ lượng dầu khí lớn nhất thế giới.[168] Tháng 6 năm 1976, Philippines khoan được dầu mỏ tại khu phức hợp Nido ở ngoài khơi đảo Palawan.[112]

Vùng biển Trường Sa cũng là một trong những vùng có mật độ hàng hải đông đúc nhất trên thế giới. Trong thập niên 1980, mỗi ngày có ít nhất hai trăm bảy mươi lượt tàu đi qua quần đảo Trường Sa, và "hiện tại" hơn một nửa số tàu chở dầu siêu trọng của thế giới chạy qua vùng biển này hàng năm.[169] Quần đảo Trường Sa hiện chưa có cảng lớn mà chỉ có một số cảng cá và đường băng nhỏ trên các đảo có vị trí chiến lược nằm gần tuyến đường vận chuyển tàu biển chính. Tuy nhiên, tàu thuyền lưu thông qua vùng này có thể gặp nhiều khó khăn do phải đối mặt với nguy hiểm từ gió bão, sóng lớn và nguy cơ bị mắc cạn hay va phải các rạn đá ngầm.

Nằm tại khu vực khí hậu nhiệt đới và có hệ sinh thái đa dạng, quần đảo Trường Sa có tiềm năng để thu hút khách du lịch. Tháng 6 năm 2011, Tổng cục Du lịch của Việt Nam mở hội thảo và công bố đề án phát triển du lịch hướng về biển đảo, trong đó đề cập đến dự định mở tuyến du lịch ra Trường Sa.[170] Tháng 4 năm 2012, Philippines tuyên bố kế hoạch phát triển đảo Thị Tứ bằng cách sửa chữa lại đường băng trên đảo và biến nơi đây thành một khu du lịch.[171] Tháng 9 năm 2012, Tân Hoa xã của Trung Quốc đưa tin về kế hoạch phát triển du lịch du thuyền giai đoạn 2012-2022 của thành phố Tam Á (tỉnh Hải Nam) đến quần đảo Trường Sa.[172] Tuy vậy, các nước trên đều đi sau Malaysia bởi vào đầu thập niên 1990, nước này không những đã hoàn thành việc xây đảo nhân tạo tại đá Hoa Lau (gần cực nam của quần đảo Trường Sa) mà còn mở cửa một khu nghỉ mát đầy đủ tiện nghi dành cho du khách, đặc biệt là những người yêu thích lặn biển.[108]

Cơ sở hạ tầng

Giao thông vận tải

Du khách lên máy bay tại đá Hoa Lau

Theo CIA, tại quần đảo Trường Sa có bốn đường băng được xây dựng.[6]

  • Đảo Thị Tứ: năm 1975, Philippines xây dựng một đường băng trên đảo Thị Tứ. Đường băng dài 1.260 m nhưng có vài chỗ đã bị xói mòn, xuống cấp nên chỉ có khả năng tiếp nhận máy bay C-130 Hercules vào những lúc điều kiện thời tiết tốt; vào các ngày mưa, đường băng này chỉ đón được các máy bay cỡ nhỏ hơn. Philippines đã có kế hoạch sửa chữa lại đường băng này.[171][173]
  • Đảo Ba Bình: năm 2006, chính quyền Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) giao cho Bộ Quốc phòng nhiệm vụ xây dựng đường băng trên đảo Ba Bình. Tháng 1 năm 2008, xuất hiện nguồn tin thông báo rằng Đài Loan đã hoàn tất công việc xây dựng.[174] Đường băng có bề mặt lát xi măng với chiều dài khoảng 1.200 m (lúc đầu ước tính là 1.150 m), chiều rộng 30 m cùng với lề vật liệu và khu vực cấm xây dựng rộng 21 m ở hai bên đường băng, đáp ứng nhu cầu đón máy bay C-130 Hercules.[175]
  • Đá Hoa Lau: trong quá khứ đá Hoa Lau thực chất chỉ có một phần nổi rất nhỏ. Sau khi chiếm đá này vào đầu thập niên 1980, quân đội Malaysia đã kiến tạo một hòn đảo nhân tạo và cho xây dựng một đường băng dài 1.067 m trên đó.[176]
  • Đảo Trường Sa: trên đảo này có một đường băng do Việt Nam xây dựng. Theo một nguồn tin, đường băng này đã được làm mới với tiêu chuẩn sân bay cấp ba, cho phép các loại máy bay cánh bằng chở khách hạ/cất cánh.[177]

Viễn thông

Năm 2005, công ty Smart Communications của Philippines đã cử người ra đảo Thị Tứ để xây một tháp thu phát sóng di động GSM thông qua thiết bị đầu cuối có độ mở rất nhỏ (VSAT).[178] Từ năm 2007, Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) của Việt Nam đã cho khảo sát và lắp đặt các trạm thu phát sóng thông tin di động tại một số nơi thuộc Trường Sa. Sau khi được lắp đặt, phạm vi phủ sóng của các trạm là cách các đảo/đá 20 km và còn cho phép binh sĩ đồn trú truy cập Internet không dây công nghệ EDGE 2,75G.[179] Từ tháng 5 năm 2010, Công ty Tập đoàn Thông tin Di động Trung Quốc (China Mobile) và hải quân Trung Quốc đã bắt đầu phủ sóng thông tin di động trên các rạn đá ngầm do nước này kiểm soát, bao phủ tổng diện tích là 280 km². Tại điểm đóng quân chính là đá Chữ Thập còn có một trạm dự phòng.[180] Đầu tháng 2 năm 2013, Thông tấn xã Trung ương của Đài Loan thông báo công ty Trung Hoa Điện Tín (Chunghwa Telecom) đã hoàn tất lắp đặt hệ thống viễn thông tại đảo Ba Bình. Hoạt động thông qua vệ tinh ST-2, hệ thống này không những đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc cho nhân viên của Cục Tuần phòng Bờ biển Đài Loan trên đảo mà còn phủ sóng vùng biển lân cận, hỗ trợ tích cực cho các tàu tuần tra và tàu đánh cá.[181]

Danh sách thực thể bị chiếm đóng

Hiện Việt Nam kiểm soát được 21 thực thể địa lý (7 đảo san hô và cồn cùng 14 ám tiêu san hô), Philippines 10 (7 đảo san hô và cồn cùng 3 ám tiêu san hô), Trung Quốc 7 ám tiêu san hô, Malaysia 7 ám tiêu san hô, Đài Loan 1 đảo san hô và 1 ám tiêu san hô.

Xem thêm

Ghi chú

  1. ^ Việc phân biệt giữa một đảo san hô và một cồn cát ở quần đảo này cũng chỉ ở mức độ tương đối.
  2. ^ Trừ các thực thể thuộc khu vực cụm bãi cạn Luconia và bãi cạn/bãi ngầm James.
  3. ^ Quần đảo Trung Sa là khái niệm mà Đài Loan và Trung Quốc dùng để chỉ bãi ngầm Macclesfield và một số thực thể địa lí khác. Xem thêm bãi Macclesfield.
  4. ^ Trong giới hạn quần đảo De Paracelles, có hai nhóm đảo, nhóm đảo phía nam tách rời (không được ghi chú) có hình dạng và vị trí tương đối giống với nhóm đảo Vạn Lí Trường Sa (萬里長沙) của Đại Nam nhất thống toàn đồ.
  5. ^ Mười người dân binh Việt này là đội Bắc Hải phụ trách các đảo từ xứ Bắc Hải (đông bắc biển Đông), cù lao Côn Lôn, và các đảo ở Hà Tiên.
  6. ^ Tức cặp đảo Song Tử Đông - Song Tử Tây.
  7. ^ Zou (2005) viết rằng sự kiện 1933 đã bị Trung Hoa Dân Quốc phản đối (Zou 2005, tr. 49)
  8. ^ Phó tổng thống Philippines Carlos Polistico García cũng có đề cập đến phát ngôn trên trong một cuộc họp báo sau đó khi ông cho rằng lời khẳng định của phía Pháp có vẻ được hỗ trợ bởi bằng chứng là một bia đánh dấu trên đảo Ba Bình ghi "Đảo Pháp, 25 tháng 4 năm 1933" và một tàn tích của một toà nhà cỡ vừa được cho là nhà máy phân bón của Pháp (Hartendorp 1958, tr. 217)
  9. ^ Theo nguồn tiếng Trung do Trung Quốc đăng tải thì bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của Chính phủ nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa có nhắc đến Trường Sa ở đoạn 1: "Bề rộng lãnh hải của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là 12 hải lý. Ðiều lệ này áp dụng cho toàn lãnh thổ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, bao gồm phần đất Trung Quốc trên đất liền và các hải đảo ngoài khơi, Ðài Loan (tách biệt khỏi đất liền và các hải đảo khác bởi biển cả) và các đảo phụ cận, quần đảo Bành Hồ, quần đảo Đông Sa, quần đảo Tây Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa, và các đảo khác thuộc Trung Quốc." (xem đầy đủ tại đây). Theo nguồn tiếng Anh đăng tải trên website của Đại học Tiểu bang Florida, Hoa Kỳ thì bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của Chính phủ nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa có nhắc đến Trường Sa ở đoạn 4: ""Tương tự, các nguyên tắc được nêu ra trong đoạn 2 và 3 áp dụng cho Đài Loan và các đảo lân cận, quần đảo Bành Hồ, quần đảo Đông Sa, quần đảo Tây Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa và tất cả các đảo thuộc Trung Quốc." (xem đầy đủ tại đây).
  10. ^ Ý nói rằng quần đảo Trường Sa được gọi thông qua tên của đảo "lớn nhất" là đảo Trường Sa.
  11. ^ Át-lát Địa lí (dùng trong nhà trường) của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam thể hiện cụm bãi cạn Luconia thuộc về Malaysia (thực chất Trung Quốc và Đài Loan cũng đòi hỏi). Chưa thể kết luận Việt Nam có xem rạn vòng Louisa là một phần của quần đảo Trường Sa hay không.
  12. ^ Một số nơi ghi là "bãi Ba Kè". Ở đây tuân theo tên gọi trong Bản đồ Hành chính Việt Nam - tỉ lệ xích 1:2200000 (nhà xuất bản Bản đồ - 2008) và Bản đồ hành chính. Phần bản đồ hành chính tỉnh Khánh Hoà, huyện Trường Sa
  13. ^ Nguyên văn trong sách là "miles" nên chưa rõ có phải là viết tắt của "nautical miles" (hải lí) hay không.
  14. ^ Tuy nhiên, Dzurek (1996) đã chỉ ra một số ví dụ về các vụ án cũ do Toà án Công lý Quốc tế xét xử, như vụ thềm lục địa giữa Libya và Tunisia (1982), vụ vịnh Maine giữa Hoa Kỳ và Canada (1984) và vụ thềm lục địa giữa Libya và Malta (1985), trong đó Toà án Công lý Quốc tế đánh giá thấp lí lẽ về sự "kéo dài tự nhiên" của thềm lục địa (Dzurek 1996, tr. 21).
  15. ^ Sau năm 1975, tỉnh Đồng Nai được thành lập từ tỉnh Biên Hoà, Long Khánh, Phước Tuy và một phần đất của tỉnh Bình Tuy.

Tham khảo

Chú thích

  1. ^ a b “Phần I: Biểu tổng hợp”. Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009: Kết quả toàn bộ. Tổng cục Thống kê Việt Nam. Truy cập ngày 3 tháng 10 năm 2012. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |accessdate= (trợ giúp)
  2. ^ a b “Total Population by Province, City, Municipality and Barangay: as of May 1, 2010” (PDF) (bằng tiếng Anh). National Statistics Office (Philippines). Truy cập 4 tháng 10 năm 2012.
  3. ^ Dzurek 1996, tr. 1
  4. ^ a b “Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển [bản dịch tiếng Việt của Bộ Ngoại giao Việt Nam]” (PDF). Trang thông tin điện tử về Biên giới lãnh thổ. Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2012. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |accessdate= (trợ giúp) Lưu trữ bởi WebCite® tại đây.
  5. ^ Chemillier-Gendreau 2000, tr. 4
  6. ^ a b c d e f g “Spratly Islands” (bằng tiếng tiếng Anh). CIA World Factbook. Truy cập ngày 12 tháng 9 năm 2012. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |accessdate= (trợ giúp)Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)
  7. ^ (Nguyễn và đồng nghiệp 2008, tr. 9)
  8. ^ a b Nguyễn 2002, tr. 9
  9. ^ a b Phạm 2011
  10. ^ (Nguyễn và đồng nghiệp 2008, tr. 42)
  11. ^ (Nguyễn và đồng nghiệp 2008, tr. 33)
  12. ^ (Nguyễn và đồng nghiệp 2008, tr. 31)
  13. ^ (Nguyễn và đồng nghiệp 2008, tr. 32)
  14. ^ (Nguyễn và đồng nghiệp 2008, tr. 32,86)
  15. ^ (Nguyễn 1985, tr. 20)
  16. ^ a b (Nguyễn 1985, tr. 21)
  17. ^ (Nguyễn và đồng nghiệp 2008, tr. 86)
  18. ^ (Nguyễn và đồng nghiệp 2008, tr. 25)
  19. ^ a b c d McManus, Shao & Lin 2010
  20. ^ a b (Nguyễn & Đặng 2008, tr. 18)
  21. ^ (Nguyễn & Đặng 2008, tr. 19-20)
  22. ^ (Nguyễn & Đặng 2008, tr. 21)
  23. ^ a b (Nguyễn và đồng nghiệp 2008, tr. 11)
  24. ^ (Nguyễn & Đặng 2008, tr. 17)
  25. ^ Nguyễn 2002, tr. 10
  26. ^ “第三节 南沙群岛的岛礁沙滩 [Phần ba: các đảo, ám tiêu, ám sa và ám than của quần đảo Nam Sa]”. 海南史志网. 11 tháng 6 năm 2009. Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2012. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |accessdate= (trợ giúp) Lưu trữ bởi WebCite® vào ngày 13 tháng 11 năm 2012 tại đây.
  27. ^ (Nguyễn & Đặng 2008, tr. 56,58)
  28. ^ Dai & Fan 1996, trích lại McManus, John W. (1994). The Spratly Islands: a Marine Park?.
  29. ^ McManus & Meñez 1997, tr. 1944
  30. ^ (Gambang & ctg 2004, tr. 43)
  31. ^ Nguyễn 1994, tr. 113
  32. ^ (Nguyễn & Đặng 2008, tr. 34)
  33. ^ (Nurridan 2004, tr. 1)
  34. ^ (Cục Chính trị 2011)
  35. ^ (Nguyễn & Đặng 2008, tr. 97-98)
  36. ^ McManus & Meñez 1997, tr. 1947
  37. ^ Nguyễn 2002, tr. 1
  38. ^ Hancox & Prescott 1995, tr. 15
  39. ^ a b Nguyễn 2002, tr. 2
  40. ^ “二、中国对南沙群岛拥有主权的历史依据”. 中华人民共和国外交部. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2012. Lưu trữ bởi WebCite® vào ngày 13 tháng 11 năm 2012 tại đây.
  41. ^ Bản đồ "The Selden Map of China".
  42. ^ “《三沙设市记》碑文解读:字字珠玑蕴含三沙千年” (bằng tiếng Trung). Tân Hoa xã. 27 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 2 tháng 10 năm 2012. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |accessdate= (trợ giúp) Lưu trữ bởi WebCite® tại đây.
  43. ^ Chemillier-Gendreau 2000, tr. 40
  44. ^ “三位北师大学子:渊源"南海断续线" (bằng tiếng Trung). Sina.com. 3 tháng 9 năm 2012. Truy cập ngày 2 tháng 10 năm 2012. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |accessdate= (trợ giúp) Lưu trữ bởi WebCite® tại đây.
  45. ^ Nguyễn 2002, tr. 33
  46. ^ Lê 1997, tr. 119-120
  47. ^ Nguyễn 2002, tr. 96
  48. ^ Đinh 2010, tr. bìa 2
  49. ^ a b Chemillier-Gendreau 2000, tr. 38
  50. ^ a b Nguyễn 2002, tr. 100
  51. ^ a b c d e f “White Paper on the Hoang Sa (Paracel) and Truong Sa (Spratly) Islands (1975) [Sách trắng về quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa (1975)] [phần trích 1]” (bằng tiếng Anh). Ministry of Foreign Affairs (Republic of Vietnam) [Bộ Ngoại giao Việt Nam Cộng hoà]. Truy cập ngày 7 tháng 9 năm 2012. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |accessdate= (trợ giúp) Lưu trữ bởi WebCite® tại đây.
  52. ^ a b Kelly 1999
  53. ^ Trần 1975
  54. ^ “Quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh Bà Rịa (1933)”. Trang thông tin điện tử về Biên giới lãnh thổ. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2012. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |accessdate= (trợ giúp) Lưu trữ bởi WebCite® vào ngày 13 tháng 11 năm 2012 tại đây.
  55. ^ White Paper on the Hoàng Sa (Paracel) and Trường Sa (Spratly) Islands. Sài Gòn: Ministry of Foreign Affairs, 1975. Trang 71.
  56. ^ Nguyễn 2002, tr. 108
  57. ^ Chemillier-Gendreau 2000, tr. 43
  58. ^ Nguyễn 2002, tr. 109
  59. ^ “White Paper on the Hoang Sa (Paracel) and Truong Sa (Spratly) Islands (1975) [Sách trắng về quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa (1975)] [phần trích 2]” (bằng tiếng Anh). Ministry of Foreign Affairs (Republic of Vietnam) [Bộ Ngoại giao Việt Nam Cộng hoà]. Truy cập ngày 7 tháng 9 năm 2012. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |accessdate= (trợ giúp) Lưu trữ bởi WebCite® tại đây.
  60. ^ a b “Một số văn kiện xác nhận chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ thời Pháp thuộc đến trước 30/4/1975 - Kì 3”. Cục Thông tin Đối ngoại (Việt Nam). 16 tháng 4 năm 2012. Truy cập ngày 31 tháng 10 năm 2012. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |accessdate= (trợ giúp) Lưu trữ bởi WebCite® tại đây.
  61. ^ Nguyễn 2002, tr. 112
  62. ^ Nguyễn 2002, tr. 113
  63. ^ “Nghị quyết của Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam ngày 28 tháng 12 năm 1982 về việc sáp nhập huyện Trường Sa thuộc tỉnh Đồng Nai vào tỉnh Phú Khánh”. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam. 28 tháng 12 năm 1982. Truy cập ngày 18 tháng 9 năm 2012. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |accessdate= (trợ giúp) Lưu trữ bởi WebCite® vào ngày 13 tháng 11 năm 2012 tại đây.
  64. ^ Chemillier-Gendreau 2000, tr. 47
  65. ^ “Nghị định về việc điều chỉnh địa giới hành chính thị xã Cam Ranh và huyện Diên Khánh để thành lập huyện Cam Lâm; điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập xã, thị trấn thuộc các huyện: Cam Lâm, Trường Sa và mở rộng phường Cam Nghĩa thuộc thị xã Cam Ranh, tỉnh Khánh Hoà”. Công báo Khánh Hoà. 11 tháng 4 năm 2007. Truy cập ngày 1 tháng 10 năm 2012. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |accessdate= (trợ giúp) Lưu trữ bởi WebCite® vào ngày 13 tháng 11 năm 2012 tại đây.
  66. ^ “Luật Biển Việt Nam”. Cổng Thông tin Điện tử Bộ Tư pháp (Việt Nam). Truy cập ngày 7 tháng 9 năm 2012. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |accessdate= (trợ giúp)
  67. ^ Valencia, Van Dyke & Ludwig 1999, tr. 32
  68. ^ a b c Lu 1995, tr. 40
  69. ^ Cordner 1994, tr. 65
  70. ^ a b Dzurek 1996, tr. 8, chú thích 30
  71. ^ Chemillier-Gendreau 2000, tr. 137-138
  72. ^ a b Valero 1993, tr. 60
  73. ^ a b Catley & Keliat 1997, tr. 29
  74. ^ a b Kivimäki 2002, tr. 13
  75. ^ Chemillier-Gendreau 2000, tr. 138
  76. ^ Joyner, Christopher C. “The Spratly Islands Dispute: What Role for Normalizing Relations between China and Taiwan?” (bằng tiếng Anh). (bản trực tuyến, trích từ tập san New England Law Review, quyển 32, số 3, xuân 1998).
  77. ^ Furtado 1999, tr. 392
  78. ^ Lưu 1995, tr. 105
  79. ^ a b c “International Recognition Of China's Sovereignty over the Nansha Islands” (bằng tiếng Anh). Bộ Ngoại giao CHND Trung Hoa. 17 tháng 11 năm 2000. Truy cập ngày 7 tháng 9 năm 2012. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |accessdate= (trợ giúp) Lưu trữ bởi WebCite® tại đây.
  80. ^ “The Operation of the HYSY 981 Drilling Rig: Vietnam's Provocation and China's Position (4)” (bằng tiếng Anh). Nhân dân Nhật báo đăng lại thông tin của Tân Hoa xã. 10 tháng 6 năm 2014. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2014. Không cho phép mã đánh dấu trong: |publisher= (trợ giúp); Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |accessdate= (trợ giúp)
  81. ^ “The Operation of the HYSY 981 Drilling Rig: Vietnam's Provocation and China's Position (5)” (bằng tiếng Anh). Nhân dân Nhật báo đăng lại thông tin của Tân Hoa xã. 10 tháng 6 năm 2014. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2014. Không cho phép mã đánh dấu trong: |publisher= (trợ giúp); Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |accessdate= (trợ giúp) Lưu trữ ngày 11 tháng 6 năm 2014 bởi WebCite® tại đây.
  82. ^ Chemillier-Gendreau 2000, tr. 109
  83. ^ Zou 2005, tr. 49
  84. ^ Nguyễn 2002, tr. 13
  85. ^ Chemillier-Gendreau 2000, tr. 41-43
  86. ^ Chemillier-Gendreau 2000, tr. 44
  87. ^ Fravel 2008, tr. 292-293
  88. ^ Roy 1998, tr. 185
  89. ^ “太平島背後的關鍵問題” (bằng tiếng Trung). 世界新聞報. 19 tháng 1 năm 2006. Truy cập ngày 24 tháng 10 năm 2012. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |accessdate= (trợ giúp) Lưu trữ bởi WebCite® tại đây.
  90. ^ Valencia, Van Dyke & Ludwig 1999, tr. 29-30
  91. ^ “Báo chí Trung Quốc đưa tin về bản đồ nhà Thanh không có Hoàng Sa, Trường Sa”. Cục Thông tin Đối ngoại. 28 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 13 tháng 9 năm 2012. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |accessdate= (trợ giúp) Lưu trữ bởi WebCite® tại đây.
  92. ^ Chử Đình Phúc (4 tháng 8 năm 2012). “Thêm sử liệu chống lại Trung Quốc”. Người lao động. Truy cập ngày 13 tháng 9 năm 2012. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |accessdate= (trợ giúp)
  93. ^ Nhóm phóng viên biển Đông (27 tháng 7 năm 2011). “Công hàm 1958 với chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam”. Đại Đoàn kết. Truy cập ngày 7 tháng 9 năm 2012. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |accessdate= (trợ giúp) Lưu trữ bởi WebCite® vào ngày 13 tháng 11 năm 2012 tại đây.
  94. ^ “Về lá thư của Phạm Văn Đồng năm 1958”. BBC tiếng Việt. 24 tháng 1 năm 2008. Truy cập ngày 7 tháng 9 năm 2012. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |accessdate= (trợ giúp)
  95. ^ “Im lặng nhưng không đồng tình”. BBC tiếng Việt. 24 tháng 3 năm 2009. Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2013. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |accessdate= (trợ giúp)
  96. ^ “Nhìn lại Công hàm Phạm Văn Đồng 1958”. BBC tiếng Việt. 14 tháng 9 năm 2012. Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2013. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |accessdate= (trợ giúp)
  97. ^ a b “[Tóm lược Luật Đường cơ sở Quần đảo của Philippines và Sắc lệnh Tổng thống số 1596]” (PDF) (bằng tiếng tiếng Anh). U.S Navy. Truy cập ngày 26 tháng 8 năm 2012. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |accessdate= (trợ giúp)Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)
  98. ^ (Ministry of Defence (Philippines) 1982, tr. 13)
  99. ^ a b Dzurek 1996, tr. 46
  100. ^ Dzurek 1996, tr. 16
  101. ^ Dzurek 1996, tr. 19
  102. ^ Pak 2000, tr. 92
  103. ^ Samuels 1982, tr. 91
  104. ^ “Archipelagic Baselines Law of the Philippines [Luật Đường cơ sở Quần đảo của Philippines]” (bằng tiếng Anh). Senate of the Philippines. Truy cập ngày 14 tháng 9 năm 2012. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |accessdate= (trợ giúp) Lưu trữ bởi WebCite® vào ngày 13 tháng 11 năm 2012 tại đây.
  105. ^ “Sponsorship speech on The 2009 Baseline Bill” (bằng tiếng Anh). Thượng viện Philippines. 27 tháng 1 năm 2009. Truy cập ngày 14 tháng 9 năm 2012. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |accessdate= (trợ giúp) Lưu trữ bởi WebCite® vào ngày 13 tháng 11 năm 2012 tại đây.
  106. ^ a b c Valencia, Van Dyke & Ludwig 1999, tr. 35
  107. ^ Pak 2000, tr. 93
  108. ^ a b c Valencia, Van Dyke & Ludwig 1999, tr. 36
  109. ^ Nguyễn 2002, tr. 164
  110. ^ Chemillier-Gendreau 2000, tr. 127
  111. ^ Lu 1995, tr. 34
  112. ^ a b c Dzurek 1996, tr. 20
  113. ^ Dzurek 1996, tr. 20-21
  114. ^ a b Severino 2010, tr. 181-182
  115. ^ a b c Asri, Che Hamdan & Kamaruzaman 2009, tr. 112-113
  116. ^ Nguyễn Thái Linh (17 tháng 11 năm 2011). “Tranh chấp Hoàng Sa, Trường Sa và luật pháp quốc tế (Kì cuối)”. Tạp chí Tia Sáng. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2012. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |accessdate= (trợ giúp) Lưu trữ bởi WebCite® tại đây.
  117. ^ “Abdullah Harap Pulau Layang-layang Dipelihara” (bằng tiếng Mã Lai). BERNAMA [Hãng thông tấn Quốc gia Malaysia]. 5 tháng 3 năm 2009. Truy cập ngày 4 tháng 10 năm 2012. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |accessdate= (trợ giúp) Lưu trữ bởi WebCite® tại đây.
  118. ^ “Chủ quyền với Hoàng Sa, Trường Sa là rõ ràng”. VietnamPlus. 9 tháng 3 năm 2009. Truy cập ngày 4 tháng 10 năm 2012. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |accessdate= (trợ giúp) Lưu trữ bởi WebCite® vào ngày 13 tháng 11 năm 2012 tại đây.
  119. ^ a b Valencia, Van Dyke & Ludwig 1999, tr. 37
  120. ^ Cordner 1994, tr. 68-69
  121. ^ Valencia, Van Dyke & Ludwig 1999, tr. 38
  122. ^ a b c Dzurek 1996, tr. 45
  123. ^ Valencia, Van Dyke & Ludwig 1999, tr. 38, trích lại Clagett (1995), trang 432, chú thích 197.
  124. ^ Dzurek 1996, tr. 21
  125. ^ a b Cordner 1994, tr. 68
  126. ^ (Imperial Institute 1893, tr. 769)
  127. ^ Lu 1995, tr. 172
  128. ^ Hill, Owen & Roberts 1991, tr. 129, chú thích 89.
  129. ^ Kivimäki 2002, tr. 10
  130. ^ Lu 1995, tr. 41
  131. ^ Kivimäki 2002, tr. 12
  132. ^ Dzurek 1996, tr. 9
  133. ^ a b Valencia, Van Dyke & Ludwig 1999, tr. 21
  134. ^ Chemillier-Gendreau 2000, tr. 39
  135. ^ “Treaty of Peace with Japan” (bằng tiếng Anh). Shuyo-Joyakushu, tr.5-32. Japan's Foreign Relations-Basic Documents, tập 1, tr.419-439. 8 tháng 9 năm 1951. Truy cập ngày 4 tháng 10 năm 2012. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |accessdate= (trợ giúp) Lưu trữ bởi WebCite® tại đây.
  136. ^ Mạnh Hùng; Việt Cường (10 tháng 5 năm 2010). “Tưởng niệm các chiến sỹ hy sinh tại quần đảo Trường Sa”. Báo điện tử Đài Tiếng nói Việt Nam. Truy cập ngày 4 tháng 11 năm 2012. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày truy cập= (trợ giúp)Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết) Lưu trữ bởi WebCite® vào ngày 13 tháng 11 năm 2012 tại đây.
  137. ^ Zou 2005, tr. 51
  138. ^ Thayer & Amer 2000, tr. 78, trích lại Layne (1994) tr.5-49 và Spiro (1994) tr.50-86.
  139. ^ Thayer & Amer 2000, tr. 78
  140. ^ Dzurek 1995, tr. 67
  141. ^ Dzurek 1996, tr. 37
  142. ^ Dzurek 1996, tr. 38-40
  143. ^ Carpenter & Wiencek 2000, tr. 112
  144. ^ Kivimäki 2002, tr. 128
  145. ^ “Calming the sea of troubles”. The Economist. 4 tháng 11 năm 1999. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2012. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |accessdate= (trợ giúp). Lưu trữ bởi WebCite® tại đây.
  146. ^ a b “外交部发言人秦刚就越南在南沙采取行动答记者问”. 中华人民共和国外交部. 10 tháng 4 năm 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 4 năm 2013. Truy cập ngày 5 tháng 4 năm 2013. Đã bỏ qua tham số không rõ |deadurl= (gợi ý |url-status=) (trợ giúp); Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |accessdate=|archivedate= (trợ giúp)
  147. ^ “Việt Nam khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”. Báo điện tử Chính phủ (Việt Nam). 11 tháng 4 năm 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 4 năm 2013. Truy cập ngày 5 tháng 4 năm 2013. Đã bỏ qua tham số không rõ |deadurl= (gợi ý |url-status=) (trợ giúp); Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |accessdate=|archivedate= (trợ giúp)
  148. ^ “Chủ tịch QH Nguyễn Phú Trọng thăm hữu nghị chính thức Trung Quốc”. Báo điện tử Đại biểu nhân dân. 10 tháng 4 năm 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 4 năm 2013. Truy cập ngày 5 tháng 4 năm 2013. Đã bỏ qua tham số không rõ |deadurl= (gợi ý |url-status=) (trợ giúp); Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |accessdate=|archivedate= (trợ giúp)
  149. ^ Milton, Roger (19 tháng 7 năm 2007). “Vietnam, China clash again over Spratlys” (bằng tiếng Anh). Straits Times. Truy cập ngày 7 tháng 9 năm 2012. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |accessdate= (trợ giúp) Lưu trữ bởi WebCite® tại đây.
  150. ^ Duy Thanh (1 tháng 6 năm 2011). “4 tàu đánh cá Phú Yên bị tàu Trung Quốc bắn đuổi”. Tuổi trẻ online. Truy cập ngày 27 tháng 9 năm 2012. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |accessdate= (trợ giúp) Lưu trữ bởi WebCite® tại đây.
  151. ^ Yeh, Joseph. “Vietnam vessels entered Taiwan waters: CGA” (bằng tiếng Anh). The China Post. Truy cập ngày 3 tháng 10 năm 2012. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |accessdate= (trợ giúp) Lưu trữ bởi WebCite® vào ngày 13 tháng 11 năm 2012 tại đây.
  152. ^ “台媒:越军在南沙太平岛鸣枪挑衅 台湾驻军开枪示警 [Truyền thông Đài Loan: lính Việt Nam nổ súng khiêu khích tại đảo Thái Bình thuộc Nam Sa khiến quân đồn trú Đài Loan phải bắn cảnh cáo]” (bằng tiếng Trung). 凤凰网. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2012. Lưu trữ bởi WebCite® vào ngày 13 tháng 11 năm 2012 tại đây.
  153. ^ “越南武装快艇逼近中国南沙太平岛 公然开枪挑衅 [Xuồng cao tốc có vũ trang của Việt Nam tiếp cận đảo Thái Bình thuộc Nam Sa của Trung Quốc, ngang nhiên nổ súng khiêu khích]” (bằng tiếng Trung). 搜狐网. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2012.
  154. ^ “蔡得勝:南海情勢還在可控制範圍內[Thái Đắc Thắng: tình hình tại Nam Hải vẫn trong tầm kiểm soát]” (bằng tiếng Trung). Radio Taiwan International [Đài phát thanh Quốc tế Đài Loan]. Truy cập ngày 3 tháng 10 năm 2012. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |accessdate= (trợ giúp) Lưu trữ bởi WebCite® vào ngày 13 tháng 11 năm 2012 tại đây.
  155. ^ “Declaration on the Conduct of Parties in the South China Sea (2002)” (bằng tiếng Anh). ASEAN Secretariat [Ban Thư kí ASEAN]. Truy cập ngày 14 tháng 9 năm 2012. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |accessdate= (trợ giúp) Lưu trữ bởi WebCite® vào ngày 13 tháng 11 năm 2012 tại đây.
  156. ^ “Foreign Ministry Spokesman Liu Jianchao's comment on the Joint Marine Seismic Undertaking Accord signed by the oil companies of China, Vietnam and the Philippines” (bằng tiếng Anh). Bộ Ngoại giao CHND Trung Hoa. 16 tháng 3 năm 2005. Truy cập ngày 14 tháng 9 năm 2012. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |accessdate= (trợ giúp) Lưu trữ bởi WebCite® tại đây.
  157. ^ “Quyết định số 193/HĐBT về việc thành lập huyện Trường Sa thuộc tỉnh Đồng Nai”. Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp (Việt Nam). Truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2012. Lưu trữ bởi WebCite® vào ngày 13 tháng 11 năm 2012 tại đây.
  158. ^ “Nghị quyết của Quốc hội Việt Nam về việc sáp nhập huyện Trường Sa thuộc tỉnh Đồng Nai vào tỉnh Phú Khánh”. Cổng Thông tin điện tử Bộ Tư pháp (Việt Nam). Truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2012. Lưu trữ bởi WebCite® vào ngày 13 tháng 11 năm 2012 tại đây.
  159. ^ Nguyễn Lê Đình Thống. “Quần đảo Trường Sa”. Báo Khánh Hòa. Truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2012.
  160. ^ “Nghị định số 65/2007/NĐ-CP”. Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp. Truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2012. Lưu trữ bởi WebCite® vào ngày 13 tháng 11 năm 2012 tại đây.
  161. ^ a b “三沙市 [Thành phố Tam Sa]” (bằng tiếng Trung). Mạng Thông tin Hải dương Trung Quốc. Truy cập ngày 12 tháng 6 năm 2014. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |accessdate= (trợ giúp)
  162. ^ Khổng Loan (4 tháng 12 năm 2007). “Phản đối Trung Quốc thành lập thành phố Tam Sa”. Tuổi trẻ online. Truy cập ngày 27 tháng 9 năm 2012. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |accessdate= (trợ giúp) Lưu trữ bởi WebCite® tại đây.
  163. ^ “国务院批准设立地级三沙市 民政部新闻发言人答问 [Quốc Vụ Viện phê chuẩn thiết lập địa cấp thị Tam Sa - Người phát ngôn của Bộ Dân chính trả lời câu hỏi của báo giới]” (bằng tiếng Trung). Tân Hoa xã. 21 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2012. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |accessdate= (trợ giúp) Lưu trữ bởi WebCite® vào ngày 13 tháng 11 năm 2012 tại đây.
  164. ^ Esplanada, Jerry E. (28 tháng 6 năm 2012). “Philippines ignores China: Pag-asa new school is in our land” (bằng tiếng Anh). Philippine Daily Inquirer. Truy cập ngày 27 tháng 9 năm 2012. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |accessdate= (trợ giúp) Lưu trữ bởi WebCite® vào ngày 13 tháng 11 năm 2012 tại đây.
  165. ^ Valencia, Van Dyke & Ludwig 1999, tr. 43-44, phần chú thích cuối trang.
  166. ^ Brown, Lynn-Jones & Miller 1996, tr. 135
  167. ^ Lê Hạnh Nguyên (12 tháng 5 năm 2013). “Hậu cần nghề cá Trường Sa: Điểm tựa của ngư dân bám biển”. Nhân Dân điện tử. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2014.
  168. ^ Dupont 2001, tr. 76
  169. ^ Clarke 2010, tr. 78
  170. ^ Thanh Giang (16 tháng 6 năm 2011). “Biển đảo là ưu tiên phát triển của du lịch Việt Nam”. VietnamPlus. Truy cập ngày 14 tháng 9 năm 2012. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |accessdate= (trợ giúp) Lưu trữ bởi WebCite® vào ngày 13 tháng 11 năm 2012 tại đây.
  171. ^ a b Santos, Matikas (16 tháng 6 năm 2011). “Government looking to develop Pagasa Island in Spratlys” (bằng tiếng Anh). Philippine Daily Inquirer. Truy cập ngày 14 tháng 9 năm 2012. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |accessdate= (trợ giúp) Lưu trữ bởi WebCite® tại đây.
  172. ^ “三沙航线通过评审 [Tuyến du thuyền đến ba quần đảo được thông qua]” (bằng tiếng Trung). Tân Hoa xã. 7 tháng 9 năm 2012. Truy cập ngày 20 tháng 9 năm 2012. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |accessdate= (trợ giúp) Lưu trữ bởi WebCite® tại đây.
  173. ^ Evangelista, Katherine (22 tháng 6 năm 2011). “Military to repair airstrip on Pagasa Island in Spratlys” (bằng tiếng Anh). Philippine Daily Inquirer. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2012. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |accessdate= (trợ giúp) Lưu trữ bởi WebCite® tại đây.
  174. ^ Jennings, Ralph; Macfie, Nick; Richardson, Alex (28 tháng 1 năm 2008). “Taiwan completes airstrip on disputed island” (bằng tiếng Anh). Reuters. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2012. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |accessdate= (trợ giúp)Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết) Lưu trữ bởi WebCite® tại đây.
  175. ^ “電子文件 - 監察院” (PDF) (bằng tiếng Trung). 中華民國監察院 [Giám sát viện Trung Hoa Dân Quốc]. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2012. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |accessdate= (trợ giúp) Lưu trữ bởi WebCite® tại đây.
  176. ^ “Diving in Malaysia” (bằng tiếng Anh). Malaysia Footsteps (Website of Tourism). 13 tháng 7 năm 2010. Truy cập ngày 14 tháng 9 năm 2012. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |accessdate= (trợ giúp) Lưu trữ bởi WebCite® tại đây.
  177. ^ Bá Hoạch. “Đường băng trải rộng Trường Sa”. Công ty TNHH MTV Xây dựng Công trình Hàng không, Bộ Quốc phòng (Việt Nam). Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 11 năm 2012. Truy cập ngày 13 tháng 11 năm 2012. Chú thích có các tham số trống không rõ: |month=, |accessmonthday=, và |accessyear= (trợ giúp); Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |accessdate=|archivedate= (trợ giúp)
  178. ^ “Smart maintains GSM service on Pag-asa Is”. The Philippine Star. 30 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2012. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |accessdate= (trợ giúp) Lưu trữ bởi WebCite® tại đây.
  179. ^ Văn Phong (25 tháng 4 năm 2011). “Sóng di động nối gần Trường Sa với đất mẹ”. Báo điện tử Quân đội Nhân dân. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2012. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |accessdate= (trợ giúp) Lưu trữ bởi WebCite® tại đây.
  180. ^ 郭景水; 欧燕燕 (7 tháng 8 năm 2012). “中国移动网络覆盖南沙群岛 提供通信保障” (bằng tiếng Trung). 人民网 [mạng Nhân dân Nhật báo]. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2012. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |accessdate= (trợ giúp)Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết) Lưu trữ bởi WebCite® tại đây.
  181. ^ 江明晏 (1 tháng 2 năm 2013). “太平島行動通信啟用” (bằng tiếng Trung). 中央通訊社. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 2 năm 2013. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2012. Đã bỏ qua tham số không rõ |deadurl= (gợi ý |url-status=) (trợ giúp); Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |accessdate=|archivedate= (trợ giúp)

Thư mục

Liên kết ngoài

Bản mẫu:Liên kết bài chất lượng tốt