Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nguyễn Cao Kỳ”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Gia đình: clean up, General fixes using AWB
n →‎Liên kết ngoài: Alphama Tool
Dòng 216: Dòng 216:
[[Thể loại:Bảo quốc Huân chương]]
[[Thể loại:Bảo quốc Huân chương]]
[[Thể loại:Nhân vật trong chiến tranh Việt Nam]]
[[Thể loại:Nhân vật trong chiến tranh Việt Nam]]
[[Thể loại:Tướng Việt Nam Cộng Hòa]]

Phiên bản lúc 17:17, ngày 10 tháng 7 năm 2014

Nguyễn Cao Kỳ
Tướng Nguyễn Cao Kỳ năm 1966
Sinh(1930-09-08)8 tháng 9, 1930
Sơn Tây, Hà Nội, Việt Nam
Mất23 tháng 7, 2011(2011-07-23) (80 tuổi)
Kuala Lumpur, Malaysia
Thuộc Quân lực Việt Nam Cộng hòa
Năm tại ngũ1952-1975
Quân hàm Thiếu tướng
Chỉ huyQuân đội Quốc gia Việt Nam
Quân lực Việt Nam Cộng hòa
Công việc khácTư lệnh Không lực Việt Nam Cộng hòa
Chủ tịch Ủy ban Hành pháp Trung ương
Phó tổng thống Việt Nam Cộng hòa

Nguyễn Cao Kỳ (8 tháng 9 năm 193023 tháng 7 năm 2011) là một sĩ quan quân đội cao cấp và cựu chính khách Việt Nam Cộng hòa. Ông từng là Thủ tướng (1965-1967) và Phó Tổng thống (1967-1971) của Việt Nam Cộng hòa; từng là đồng minh rồi đối thủ của cựu Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu; từng được coi là người có tư tưởng chống Cộng trong thời kỳ trước 1975 rồi sau đó, kể từ năm 2004, được Nhà nước Việt Nam coi là biểu tượng của sự hòa hợp hòa giải dân tộc. Nguyễn Cao Kỳ là người nhận được nhiều mô tả và bình luận rất trái chiều từ nhiều phía.

Thời trẻ

Ông sinh ngày 8 tháng 9 năm 1930 tại thị xã Sơn Tây, quê làng Mai Trai (Mai Chai)[1] (làng này nằm bên trái phố Quang Trung (Cửa Tiền thành cổ Sơn Tây), thuộc phường Quang Trung thị xã Sơn Tây (thời xưa (thế kỷ 19) là xã Mai Trai tổng Thanh Vị huyện Minh Nghĩa phủ Quảng Oai tỉnh Sơn Tây[2]), là con thứ ba và con trai độc nhất của ông giáo Nguyễn Cao Hiếu. Ông lúc trẻ học giỏi, nhưng rất ngỗ nghịch. Ông học ở Sơn Tây hết lớp 4 thì được cho về Hà Nội vào học ở trường Bưởi (hay trường trung học Bảo hộ - Lycée du protectorat - nay được gọi là trường trung học phổ thông Chu Văn An).

Binh nghiệp và hoạt động chính trị

Giai đoạn trước 1967

Tổng thống Lyndon Baines Johnson, Tướng William Westmoreland, Nguyễn Văn Thiệu và Nguyễn Cao Kỳ (ngoài cùng bên phải) năm 1966

Nguyễn Cao Kỳ tham gia Quân đội Quốc gia Việt Nam năm 1952 và được đưa vào huấn luyện tại Trường sỹ quan trừ bị khoá I ở Nam Định. Sau đó Nguyễn Cao Kỳ được chọn đi đào tạo tại trường không quân Marrakech tại Maroc.

Sau Hiệp định Genève, ông ở lại tham gia Quân lực Việt Nam Cộng hòa, trở thành một trong những phi công và sĩ quan chỉ huy đầu tiên của Không lực Việt Nam Cộng hoà.

Khi đảo chính 1963 nổ ra, ông đứng về lực lượng đảo chính, nắm quyền chỉ huy không quân, tạo áp lực buộc lực lượng trung thành với tổng thống Ngô Đình Diệm phải đầu hàng.

Sau cuộc đảo chính, Nguyễn Cao Kỳ thăng chức nhanh chóng. Ông trở thành Tư lệnh không quân, mang hàm Thiếu tướng và là Ủy viên của Hội đồng Quân nhân Cách mạng. Tư cách Ủy viên Hội đồng tiếp tục là cơ hội để ông có bước tiến mới về chính trị, đặc biệt là sau khi Thủ tướng Nguyễn Ngọc Thơ bị buộc phải từ chức và tuyên bố trao quyền cho phe quân nhân. Ông được coi là thủ lĩnh của một phe quy tụ các tướng trẻ. Khi Hội đồng Quân lực thành lập thì vị trí của ông càng được củng cố. Trong khi đó Đại tướng Nguyễn Khánh, kiêm Bộ trưởng Quốc phòng, Tổng Tham mưu trưởng, Quốc trưởng bị nhiều thành phần chống đối. Ngoài những cuộc biểu tình phản đối của dân chúng, chính phủ còn phải đối phó với âm mưu đảo chính do hai tướng Dương Văn Đức cùng Lâm Văn Phát (Tháng Chín, 1964) và của Đại tá Phạm Ngọc Thảo (Tháng Hai, 1965). Tướng Nguyễn Khánh phải từ chức thủ tướng sau khi giữ ghế này chưa đầy năm. Sau sự thất thế nhanh chóng của Dương Văn MinhTrần Thiện Khiêm (hai đại tướng trong bộ ba Khánh-Minh-Khiêm) và của chính phủ ba tháng của Phan Huy Quát, Nguyễn Cao Kỳ qua dàn xếp của Hội đồng Quân lực trở thành thủ tướng, trên pháp lý là Chủ tịch Ủy ban Hành pháp Trung ương.

Chính ông là người ra quyết định cứng rắn, đàn áp cuộc đấu tranh của Phật giáo và mưu toan ly khai của tướng Nguyễn Chánh Thimiền Trung năm 1965. Một thời gian ngắn sau đó, vào năm 1966, Nguyễn Chánh Thi bị bắt rời Việt Nam và sống lưu vong tại Hoa Kỳ.

Kỳ nói chuyện với Lyndon Johnson tại Hawaii năm 1966

Giai đoạn 1967-1975

Năm 1967, ông cùng với tướng Nguyễn Văn Thiệu ứng cử và đắc cử Phó tổng thống Việt Nam Cộng hòa nhiệm kỳ 1967-1971. Trong hồi kí cũng như phỏng vấn của một số cựu sĩ quan cao cấp của chính quyền Việt Nam Cộng hòa, ban đầu ông giành được nhiều tín nhiệm trong giới quân nhân hơn Nguyễn Văn Thiệu và là người nhiều khả năng nhất có được sự đề cử duy nhất, trở thành đại diện duy nhất của quân đội tham gia bầu cử với vai trò ứng viên Tổng thống. Sự ủng hộ từ hàng ngũ các tỉnh trưởng dành cho ông cũng vượt trội so với sự hậu thuẫn mà Nguyễn Văn Thiệu có được. Tuy nhiên, sự bứt phá của Nguyễn Văn Thiệu sau khi ông này có được hậu thuẫn của những thế lực chính trị khác như từ phía lãnh đạo Công giáo miền Nam (Nguyễn Văn Thiệu là tín hữu Công giáo) và, quan trọng nhất, sự ủng hộ của Chính phủ Hoa Kỳ đã làm Nguyễn Cao Kỳ được nhìn nhận là không phải người tốt nhất cho vị trí đại diện quân đội tham gia vòng bầu cử Tổng thống nữa. Nguyễn Cao Kỳ chấp nhận tham gia liên danh tranh cử Thiệu-Kỳ với vai ứng viên Phó Tổng thống. Lời tuyên bố của ông khi việc chọn ứng viên quân đội chưa ngã ngũ "...tôi sẽ trở về làm sếp không quân như cũ!" thường được trích dẫn với ám chỉ rằng đó là sự đe dọa sẽ gây khó dễ bằng các biện pháp quân sự nếu ông không thắng trong cuộc bầu chọn ứng viên. Lần bầu cử năm 1967, liên danh Thiệu-Kỳ thắng cử với chỉ trên 30% số phiếu và khoảng cách không vượt trội so với cặp đôi đứng sát sau. [cần dẫn nguồn]

Từ năm 1968 trở đi là giai đoạn ông bị gạt ảnh hưởng ra khỏi các vị trí quan trọng trong chính quyền, các tùy tùng thuộc nhóm của ông bị thải loại dần, chuyển sang vị thế đối lập với ê-kíp Nguyễn Văn Thiệu. Rút lui khỏi vòng bầu cử Tổng thống năm 1971 với những tố cáo công khai rằng đó là một trò hề chính trị, ông càng ngày càng xây dựng hình ảnh bản thân như là một trong những nhân vật bất đồng chính kiến gay gắt nhất đối với phe cầm quyền[cần dẫn nguồn]. Ở kì bầu cử Tổng thống này, Nguyễn Văn Thiệu - Trần Văn Hương là liên danh tranh cử duy nhất với kết quả chung cuộc là họ giành hơn 90% số phiếu bầu. Trước khi cuộc bỏ phiếu được tiến hành, Dương Văn Minh, người mới trở lại Việt Nam sau vài năm lưu vong, cũng tuyên bố rút lui. Mặc dù trước đó cũng tham dự cuộc chạy đua, rốt cuộc Dương Văn Minh cũng quyết định từ bỏ cuộc đua nữa sau khi tham khảo ý kiến của một số người, trong đó có Phạm Xuân Ẩn.

Năm 1975, trước thắng lợi của quân đội nhân dân Việt Nam trước Việt Nam Cộng hòa và lo sợ sự trừng phạt của miền Bắc, ông đã thu xếp cho gia đình di tản và định cư tại Mỹ. Còn ông đã đào thoát bằng máy bay trực thăng do chính ông lái ra hàng không mẫu hạm Midway ngày 29 tháng 4 năm 1975 (trong chuyến bay này có cả tướng Ngô Quang Trưởng).

Theo lời tự thuật của ông với báo chí trong những lần trở về Việt Nam, ông kiếm sống bằng cách đi làm thuê trong hơn 10 năm đầu sống trên đất Mỹ.[3]

Sau khi định cư tại Mỹ, ông Kỳ vẫn ưu tư về hiểm họa Trung Quốc. Hễ khi nào các trường Đại học Hoa Kỳ mời nói chuyện, ông Kỳ đều vận động, thuyết phục Hoa Kỳ trở lại Việt Nam, vì ông tin rằng chỉ có Hoa Kỳ mới có đủ sức mạnh để ngăn giấc mộng bành trướng từ Phương Bắc. Các nước nhỏ như Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc nếu không có sự bảo trợ của Mỹ thì các nước ấy đã bị Trung Quốc khống chế.[4]

Những năm cuối đời

Ông Nguyễn Cao Kỳ từ năm 2004-2008, sau khi sống tại Hoa Kỳ, đã về Việt Nam bốn lần. Ông có tư tưởng muốn hàn gắn quan hệ giữa tầng lớp Việt Kiều ngoài nước và chính quyền trong nước, xây dựng quan hệ Việt Nam Hoa Kỳ. Con gái ông, Nguyễn Cao Kỳ Duyên, là một ca sĩ, luật sư và là người dẫn chương trình nổi tiếng của cộng đồng người Việt hải ngoại. Khi trở về Việt Nam, ông được nhiều cấp cao của Việt Nam đón tiếp, đó là những người có trọng trách bên Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội và cả Mặt trận Tổ quốc (Chủ tịch Phạm Thế Duyệt).

Những ngày ở Việt Nam, ông là người đóng vai trò trung gian cho Đào Hồng Tuyển[5], một trong những người giàu nhất Việt Nam, thành công trong một thương vụ xây dựng resort và sân golf, được báo chí tường thuật là tới 1,5 tỉ USD với một doanh nhân Mỹ[6].

Trong cuộc họp báo tại khách sạn Sheraton TP Hồ Chí Minh vào chiều 15/1/2004, ông Kỳ nói: "Tôi cũng muốn nói thêm rằng những người mà giờ phút này, sau 30 năm khi đất nước đã thống nhất và đây là lúc cần sự tập hợp của tất cả người VN trong cũng như ngoài nước để phục hưng đất nước, để VN trở thành một con rồng châu Á."[3]

Ông qua đời ngày 23 tháng 7 năm 2011 tại một bệnh viện ở Malaysia ở tuổi 80[7][8]. Thi hài của ông được hoả táng, sau đó tro cốt được đưa về Mỹ[9].

Gia đình

Ông nội của Nguyễn Cao Kỳ là Nguyễn Cao Côn làm tới chức thương tá (tức thương biện hay thương tá tỉnh vụ) tỉnh Sơn Tây. Bố của Nguyễn Cao Kỳ là Nguyễn Cao Hiếu, làm nghề thầy giáo, sinh được 4 người con: 3 gái 1 trai. Nguyễn Cao Kỳ là con thứ ba và là con trai duy nhất. Thuở nhỏ, Nguyễn Cao Kỳ sống tại phố Hữu Lợi thị xã Sơn Tây tỉnh Sơn Tây, nay là số nhà 51 phố Ngô Quyền phường Ngô Quyền thị xã Sơn Tây Hà Nội. Ký sự của Lê Tuấn Vũ về chuyến hồi hương đầu tiên của ông Nguyễn Cao Kỳ tháng 1 năm 2004, có tường thuật như sau:"Chiều ngày 7/1/2004, tức 16 tháng chạp âm lịch, chỉ còn 14 ngày nữa là đến tết 2004, chúng tôi có mặt tại thị xã Sơn Tây. Cả một con phố Ngô Quyền dài, nơi ông Nguyễn Cao Kỳ sinh ra và lớn lên, đang râm ran bàn tán chuyện ông được về thăm quê..."[10]. Nguyễn Cao Kỳ có 3 người vợ với 6 người con:

  • Người vợ đầu là người Pháp, lấy nhau khi ông học phi công tại Châu Phi, có với ông 5 người con (4 trai 1 gái là: Nguyễn Cao Thắng, Nguyễn Cao Trí, Nguyễn Cao Đạt, Nguyễn Cao Tuấn, Nguyễn Cao Kỳ Vân). Khoảng năm 1962, Nguyễn Cao Kỳ đã làm thủ tục ly dị bà vợ này. ("Theo lời ông thuật lại qua hồi ký:... Cuộc hôn nhân đầu tiên của tôi với một phụ nữ Pháp – và chúng tôi đã có 5 đứa con với nhau – đã kết thúc bằng sự ly thân và tiếp theo đó chúng tôi đã ly dị. Sau khi ly dị với vợ tôi, theo lời của một nhà báo, tôi đã hưởng được "hai năm hết sức sôi động của một người có số đào hoa"... Ông kể năm 1964, trên một chuyến bay của hàng không Việt Nam đến Thái Lan, ông đã gặp một cô chiêu đãi viên: "là một cô gái 20 tuổi, với những nét đẹp cổ kính nhất mà tôi chưa thấy bao giờ. Nàng tên là Đặng Tuyết Mai và tôi đã thuyết phục mời đi dùng cơm với tôi chiều hôm đó...".")[11]. Như vậy, theo lời của chính ông, thì ông có khoảng 2 năm tự do trước khi có cuộc hôn nhân thứ 2 với bà Đặng Tuyết Mai.
  • Người vợ thứ hai là Đặng Tuyết Mai, trước khi lấy ông năm 1964 là tiếp viên hàng không của hàng không Air Vietnam[11]. Hai ông bà sinh được duy nhất một người con gái là Nguyễn Cao Kỳ Duyên. Khi sang Hoa Kỳ, (khoảng năm 1989, sau 25 năm chung sống[12]), hai ông bà đã ly dị nhau.[13].
  • Người vợ thứ ba, sống cùng ông trong những năm cuối đời, có tên là Lê Hoàng Kim Nicole[9][14]. Bà này trước đó đã có một đời chồng và có bốn con riêng[15].
  • Theo danh sách các con trong bản cáo phó tiếng Việt, ông còn có một con gái nữa là Nguyễn Cao Kỳ Trang, không rõ với người vợ nào[15].

Hình ảnh công cộng

Giai đoạn trước 1975

Thêm vào đó, hành vi của những người được coi là cùng cánh với ông cũng là nguyên cớ khiến ông trở nên mất uy tín. Một trong những vụ tai hại nhất là vụ của Nguyễn Ngọc Loan với bức ảnh chụp lại cảnh ông Loan nã súng bắn thẳng vào đầu một người Việt Cộng (bài chi tiết: Saigon Execution) trong Tết Mậu Thân 1968. Nguyễn Ngọc Loan, người giữ chức vụ cao nhất tại Đặc ủy Trung ương Tình báo, là cấp dưới trực tiếp của Nguyễn Cao Kỳ khi ông là Tư lệnh Không quân (Nguyễn Ngọc Loan là Tư lệnh phó).

Một trong những lời tuyên bố được xem là tai tiếng của ông là trong một cuộc tụ họp quần chúng có quy mô lớn vào ngày 21-4-1975, ông công khai tuyên bố "tử thủ Sài Gòn cho đến giọt máu cuối cùng", quyết tâm biến Sài Gòn thành giống "Stalingrad đệ nhị"[16]; nhưng ngay sau đó vài hôm, vào ngày 29-4-1975, ông quyết định đi di tản.

Giai đoạn định cư tại Hoa Kỳ

Theo lời tự thuật của ông với báo chí trong những lần trở về Việt Nam, khi rời khỏi Việt Nam ngay trước biến cố 30 tháng 4 năm 1975, ông chỉ kịp mang theo vài va-li nhỏ đựng vật dụng cá nhân và phải bỏ lại toàn bộ gia sản của ông, bao gồm một số lớn bất động sản, trang trại, máy móc, xe ủi tại Đà Lạt. Ông kiếm sống bằng cách đi làm thuê trong hơn 10 năm đầu sống trên đất Mỹ. Cũng theo tự thuật của Nguyễn Cao Kỳ, ông phải chịu nhiều châm biếm và dè bỉu từ người khác khi họ cho rằng ông chỉ làm bộ như vậy để che giấu món tài sản lớn mà ông đã mang theo trên thực tế[cần dẫn nguồn]. Những người cho rằng khi này ông thật sự nghèo khó thì so sánh ông với Nguyễn Văn Thiệu - người được đồn đại rộng rãi là đã mang nhiều của cải khi rời khỏi Việt Nam. Ông tự nhận xét là trong một giai đoạn dài ông không nhận được thiện cảm của bất cứ ai cả. [cần dẫn nguồn]

Giai đoạn sau khi trở về Việt Nam

Sự trở về của ông cũng gây ra nhiều mâu thuẫn gay gắt. Đối với một số người, ông là sự phản bội và bị phản đối ở nhiều nơi. Nhưng với một số người khác, ông được xem như một biểu hiện của hòa giải, gác bỏ hận thù quá khứ[cần dẫn nguồn]. Ông đã tuyên bố ủng hộ Nhà nước Việt Nam và lên tiếng chỉ trích những người tự xưng là đang tranh đấu cho dân chủ tại Việt Nam, và theo ông thì chuyện một số người Việt ở hải ngoại đòi Việt Nam có một thể chế dân chủ như ở Hoa Kỳ là điều rất sai lầm, vì dân chủ kiểu đó không phù hợp với thực trạng Việt Nam lúc này.[17]. Ông đã về Việt Nam nhiều lần và chuẩn bị cho ấn hành tập hồi ký Con cầu tự tại Việt Nam (bản tiếng Anh là: Buddha's child-my fight to save Vietnam[18]). Cuốn sách này được thông báo là sẽ được phát hành với số lượng vào cỡ 4000 bản.

Trước đó, ông cũng công bố một số bài viết (phần nhiều trước năm 2000) về Chiến tranh Việt Nam, chẳng hạn như những bài phân tích và mô tả binh sĩ Quân lực Việt Nam Cộng hòa không thể hoàn toàn thích nghi với lối huấn luyện, lối trang bị vũ khí tốn kém và đắt tiền kiểu Mỹ cũng như cách thức tiến hành chiến tranh theo kiểu nhà giàu. Ông cũng phê phán sự phụ thuộc thái quá của miền Nam, trên hầu như tất cả mọi phương diện, vào người "đỡ đầu" của họ là Chính phủ Hoa Kỳ.

Tuy vậy, cho tới những năm 2000, vẫn xuất hiện những chỉ trích nhắm vào Nguyễn Cao Kỳ, kể cả những cựu quân nhân được coi là kín tiếng nhất và được tôn trọng ở cộng đồng hải ngoại về đạo đức như Cao Văn Viên. Tướng Cao Văn Viên, cựu Tổng Tham mưu trưởng quân đội Việt Nam Cộng hòa, trong môt bài phỏng vấn lúc cuối đời, phê phán Nguyễn Cao Kỳ là khoác lác và nhận về mình công trạng của người khác, cụ thể là trong trường hợp chính quyền Việt Nam Cộng hòa sử dụng biện pháp cứng rắn và đàn áp thành công những cuộc phản kháng của Phật tử Huế vào năm 1968.[19]

Câu nói nổi tiếng

Xem thêm

Chú thích

  1. ^ Lương Thị Bích Ngọc (29 tháng 1 năm 2004). “Ông Nguyễn Cao Kỳ định về Việt Nam sinh sống lâu dài”. Báo điện tử VietNamNet. Truy cập ngày 25 tháng 5 năm 2014.
  2. ^ Cuốn Tên làng xã Việt Nam đầu thế kỷ 19, trang 42.
  3. ^ a b http://giaoduc.net.vn/xa-hoi/40-tin-nong/8407-nh-v-hai-git-nc-mt-trong-i-ong-nguyn-cao-k-.html
  4. ^ Về tướng Nguyễn Cao Kỳ
  5. ^ Hoàng Huy (29 tháng 11 năm 2004). “Ông Nguyễn Cao Kỳ muốn định cư cuối đời tại Tuần Châu”. Báo điện tử VietNamNet. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2011.
  6. ^ Vũ Cường, Hoàng Huy (18 tháng 12 năm 2004). “Minh chứng tâm nguyện ông Nguyễn Cao Kỳ với quê hương”. Báo điện tử VietNamNet. Truy cập ngày 9 tháng 3 năm 2011.
  7. ^ “Ông Nguyễn Cao Kỳ qua đời tại Malaysia ở tuổi 80”. Báo điện tử VietnamPlus. 23 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 25 tháng 5 năm 2014.
  8. ^ Hồng Khánh (23 tháng 7 năm 2011). “Ông Nguyễn Cao Kỳ qua đời tại Malaysia”. Báo điện tử VnExpress. Truy cập ngày 25 tháng 5 năm 2014.
  9. ^ a b Đ.D. (24 tháng 7 năm 2011). “Tro cốt cựu PTT Nguyễn Cao Kỳ sẽ được đưa về Mỹ”. Người Việt Online. Truy cập ngày 25 tháng 5 năm 2014.
  10. ^ Lê Tuấn Vũ (10 tháng 1 năm 2004). “Ông Nguyễn Cao Kỳ được về thăm quê Sơn Tây”. Báo điện tử VietNamNet. Truy cập ngày 25 tháng 5 năm 2014.
  11. ^ a b Bài viết Những bóng hồng của dinh Độc Lập-Tình yêu Mai qua hồi ký Nguyễn Cao Kỳ của Giao Hưởng đăng trên báo Thanh Niên điện tử ngày 24/4/2010.
  12. ^ Nam Yên (28 tháng 12 năm 2012). “Chuyện tình "hoa khôi Sài Gòn" và "Tướng râu kẽm". Báo điện tử Người đưa tin. Truy cập ngày 25 tháng 5 năm 2014.
  13. ^ Vợ cũ của Nguyễn Cao Kỳ và hành trình nuôi con một mình
  14. ^ Bài viết Ông Nguyễn Cao Kỳ: Rồi chim lại bay về tổ trên Vietnamnet ngày 27/11/2004.
  15. ^ a b “Cáo phó Thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ”. Người Việt Online. 26 tháng 7 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 8 năm 2011. Truy cập ngày 25 tháng 5 năm 2014.
  16. ^ Stalingrad, trong Thế chiến thứ hai đã đứng vững trước sự tiến công của quân Đức Quốc xã trong ngót 100 ngày, sau đó quân đội Đức bị bao vây và tiêu diệt trong thành phố
  17. ^ Cựu phó Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Cao Kỳ tuyên bố ủng hộ chế độ cộng sản
  18. ^ Đứa con cầu tự (bản tiếng Anh) của Nguyễn Cao Kỳ và Marvin J. Wolf
  19. ^ Mạn Đàm Với Đại Tướng Cao Văn Viên - Lâm Lễ Trinh, đăng tại lenduong.net.
  20. ^ Richard Basehart, Ellsworth Bunker, Vietnam - The Ten Thousand Day War, DVD, 1980.
  21. ^ BBC Vietnamese dẫn lại lời nói của ông Kỳ trong một cuộc phỏng vấn của đài này.

Liên kết ngoài

Tiền nhiệm:
Phan Huy Quát
Thủ tướng Việt Nam Cộng Hòa Kế nhiệm:
Nguyễn Văn Lộc