Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Cá rô phi”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Chú thích: Alphama Tool
Dòng 29: Dòng 29:
Cá rô phi là một loại cá tăng trưởng nhanh, khỏe mạnh mà từ lâu đã trở thành nguồn [[protein]] chủ yếu ở nhiều quốc gia đang phát triển và gần đây có nhu cầu cao ở các nước phát triển. Thịt cá rô phi ngọt, bùi, trong thịt cá rô phi giàu khoáng, ít [[mỡ]], lượng đạm vừa phải, thịt cá rô phi có vị ngọt, tính bình, không độc, có tác dụng bồi bổ cơ thể <ref name="nuongsa">[http://sgtt.com.vn/PrintView.aspx?ArticleID=113202 Cá rô phi nướng sả] {{link chết|truy vấn quá lâu}}</ref>.
Cá rô phi là một loại cá tăng trưởng nhanh, khỏe mạnh mà từ lâu đã trở thành nguồn [[protein]] chủ yếu ở nhiều quốc gia đang phát triển và gần đây có nhu cầu cao ở các nước phát triển. Thịt cá rô phi ngọt, bùi, trong thịt cá rô phi giàu khoáng, ít [[mỡ]], lượng đạm vừa phải, thịt cá rô phi có vị ngọt, tính bình, không độc, có tác dụng bồi bổ cơ thể <ref name="nuongsa">[http://sgtt.com.vn/PrintView.aspx?ArticleID=113202 Cá rô phi nướng sả] {{link chết|truy vấn quá lâu}}</ref>.


Các nước có nhu cầu cao tiêu thụ cá rô phi gồm cả [[Hoa Kỳ]], nơi cá rô phi xếp thứ 8 trong danh sách 10 loài thủy sản được tiêu thụ nhiều nhất. Cá rô phi là mặt hàng thuỷ sản được nhập khẩu lớn thứ 3 vào [[Hoa Kỳ|Mỹ]], sau tôm và cá hồi. Hầu hết cá rô phi được nhập khẩu vào Hoa Kỳ, [[Liên minh châu Âu|Liên Minh Châu Âu]] và [[Nhật Bản]].
Cá rô phi được nuôi rộng rãi trên thế giới với sản lượng hàng năm vào khoảng 2,8 triệu tấn do là loài cá mau lớn, dễ nuôi, ít dịch bệnh và có thể nuôi trong nhiều loại hình thủy vực khác nhau. Trước đây, cá rô phi thường được nuôi ghép với các loài cá khác trong ao hay trên ruộng lúa nhằm sử dụng hết nguồn thức ăn trong thủy vực. Tuy nhiên, với nhu cầu ngày càng tăng của thị trường, hiện nay cá rô phi hầu như được nuôi thâm canh trong ao hay bè. Sản lượng cá rô phi ở Việt Nam khoảng 50 ngàn tấn, chiếm 2,2% tổng sản lượng thủy sản nuôi. Các nước có nhu cầu cao tiêu thụ cá rô phi gồm cả [[Hoa Kỳ]], nơi cá rô phi xếp thứ 8 trong danh sách 10 loài thủy sản được tiêu thụ nhiều nhất. Cá rô phi là mặt hàng thuỷ sản được nhập khẩu lớn thứ 3 vào [[Hoa Kỳ|Mỹ]], sau tôm và cá hồi. Hầu hết cá rô phi được nhập khẩu vào Hoa Kỳ, [[Liên minh châu Âu|Liên Minh Châu Âu]] và [[Nhật Bản]].


Ở [[Việt Nam]], cá rô phi được coi là sản phẩm xuất khẩu chủ lực, diện tích nuôi cá rô phi ở [[Đồng bằng sông Cửu Long]] dự kiến sẽ tăng lên khoảng 13.000-15.000 ha (tương đương 3% diện tích nước ngọt) để sản lượng đạt 120.000-150.000 tấn, trong đó 2/3 dành cho xuất khẩu, kim ngạch thu về từ số cá này sẽ vào khoảng 100-120 triệu [[Đô la Mỹ|USD]] mỗi năm<ref>{{chú thích web | url = http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/2002/08/3b9bf8ba/ | tiêu đề = Cá rô phi sẽ là sản phẩm xuất khẩu chủ lực - VnExpress Kinh Doanh | author = | ngày = | ngày truy cập = 13 tháng 6 năm 2014 | nơi xuất bản = [[VnExpress|VnExpress - Tin nhanh Việt Nam]] | ngôn ngữ = }}</ref><ref>{{chú thích web | url = http://teen.tuoitre.vn/Index.aspx?ArticleID=18136&ChannelID=11 | tiêu đề = Tuổi Trẻ Online | author = | ngày = | ngày truy cập = 13 tháng 6 năm 2014 | nơi xuất bản = [[Tuổi Trẻ (báo)|Tuổi Trẻ Online]] | ngôn ngữ = }}</ref>.
Ở [[Việt Nam]], cá rô phi được coi là sản phẩm xuất khẩu chủ lực, diện tích nuôi cá rô phi ở [[Đồng bằng sông Cửu Long]] dự kiến sẽ tăng lên khoảng 13.000-15.000 ha (tương đương 3% diện tích nước ngọt) để sản lượng đạt 120.000-150.000 tấn, trong đó 2/3 dành cho xuất khẩu, kim ngạch thu về từ số cá này sẽ vào khoảng 100-120 triệu [[Đô la Mỹ|USD]] mỗi năm<ref>{{chú thích web | url = http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/2002/08/3b9bf8ba/ | tiêu đề = Cá rô phi sẽ là sản phẩm xuất khẩu chủ lực - VnExpress Kinh Doanh | author = | ngày = | ngày truy cập = 13 tháng 6 năm 2014 | nơi xuất bản = [[VnExpress|VnExpress - Tin nhanh Việt Nam]] | ngôn ngữ = }}</ref><ref>{{chú thích web | url = http://teen.tuoitre.vn/Index.aspx?ArticleID=18136&ChannelID=11 | tiêu đề = Tuổi Trẻ Online | author = | ngày = | ngày truy cập = 13 tháng 6 năm 2014 | nơi xuất bản = [[Tuổi Trẻ (báo)|Tuổi Trẻ Online]] | ngôn ngữ = }}</ref>.

Phiên bản lúc 13:16, ngày 11 tháng 7 năm 2014

Cá rô phi
Cá rô phi
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Actinopterygii
Bộ (ordo)Perciformes
Họ (familia)Cichlidae
Phân họ (subfamilia)Pseudocrenilabrinae
Tông (tribus)Tilapiini
Genera

Oreochromis (khoảng 30 loài)
Sarotherodon (trên 10 loài)
Tilapia (khoảng 40 loài)

và xem văn bản

Cá rô phi (tiếng Anh: Tilapia) là tên gọi chỉ chung cho các loài cá nước ngọt phổ biến, sống tại các sông suối, kênh rạch, ao hồ[1], đây là giống cá thuộc họ Cichlidae gồm có nhiều chủng, có nguồn gốc phát sinh từ châu PhiTrung Đông. Một trong những loài đặc hữu của họ cá này là cá diêu hồng (Oreochromis sp), cá rô phi xanh (Oreochromis aureus) và rô phi vằn (Oreochromis niloticus).

Đặc điểm

Cá rô có thân hình màu hơi tím, vảy sáng bóng, có 9-12 sọc đậm song song nhau từ lưng xuống bụng. Vây đuôi có màu sọc đen sậm song song từ phía trên xuống phía dưới và phân bổ khắp vi đuôi. Vi lưng có những sóc trắng chạy song song trên nền xám đen. Viền vi lưng và vi đuôi có màu hồng nhạt.[2] Con cá rô phi có thể dài tới 0,6m và nặng 4 kg [1], là loài cá dễ nuôi. Rô phi đơn tính (đực) lớn nhanh, sau 4-5 tháng nuôi có thể đạt trọng lượng 0,4-0,6 kg/con.

Cá rô phi sử dụng được hầu hết các loại thức ăn tự nhiên, mùn bã hữu cơ trong ao nuôi, rô phi vừa có tác dụng tiêu diệt các loại động vật nhỏ mang mần bệnh vừa có tác dụng làm sạch môi trường và cho sản phẩm có giá trị. Khi còn nhỏ, cá rô phi ăn sinh vật phù du (tảo và động vật nhỏ) là chủ yếu (cá 20 ngày tuổi, kích thước khoảng 18mm).

Khi cá trưởng thành ăn mùn bả hữu cơ lẫn các tảo lắng ở đáy ao, ăn ấu trùng, côn trùng, thực vật thuỷ sinh. Tuy nhiên trong nuôi công nghiệp cá cũng ăn các loại thức ăn chế biến từ cá tạp, cua, ghẹ, ốc, bột cá khô, bột bắp, bột khoai mì, khoai lang, bột lúa, cám mịn, bã đậu nành, bã đậu phộng.Trong thiên nhiên cá thường ăn từ tầng đáy có mức sâu từ 1-2m [2]. Hàng năm, cá rô phi có thể đẻ trứng từ 6-11 lần. Cá mái đẻ mỗi lần khoảng 200 trứng vào trong ổ tự tạo, sau đó con đực làm cho trứng thụ tinh. Trứng và cá bột được cha mẹ giữ trong miệng khoảng 2 tuần lễ.

Giá trị kinh tế

Đánh bắt cá rô phi

Cá rô phi là một loại cá tăng trưởng nhanh, khỏe mạnh mà từ lâu đã trở thành nguồn protein chủ yếu ở nhiều quốc gia đang phát triển và gần đây có nhu cầu cao ở các nước phát triển. Thịt cá rô phi ngọt, bùi, trong thịt cá rô phi giàu khoáng, ít mỡ, lượng đạm vừa phải, thịt cá rô phi có vị ngọt, tính bình, không độc, có tác dụng bồi bổ cơ thể [3].

Cá rô phi được nuôi rộng rãi trên thế giới với sản lượng hàng năm vào khoảng 2,8 triệu tấn do là loài cá mau lớn, dễ nuôi, ít dịch bệnh và có thể nuôi trong nhiều loại hình thủy vực khác nhau. Trước đây, cá rô phi thường được nuôi ghép với các loài cá khác trong ao hay trên ruộng lúa nhằm sử dụng hết nguồn thức ăn trong thủy vực. Tuy nhiên, với nhu cầu ngày càng tăng của thị trường, hiện nay cá rô phi hầu như được nuôi thâm canh trong ao hay bè. Sản lượng cá rô phi ở Việt Nam khoảng 50 ngàn tấn, chiếm 2,2% tổng sản lượng thủy sản nuôi. Các nước có nhu cầu cao tiêu thụ cá rô phi gồm cả Hoa Kỳ, nơi cá rô phi xếp thứ 8 trong danh sách 10 loài thủy sản được tiêu thụ nhiều nhất. Cá rô phi là mặt hàng thuỷ sản được nhập khẩu lớn thứ 3 vào Mỹ, sau tôm và cá hồi. Hầu hết cá rô phi được nhập khẩu vào Hoa Kỳ, Liên Minh Châu ÂuNhật Bản.

Việt Nam, cá rô phi được coi là sản phẩm xuất khẩu chủ lực, diện tích nuôi cá rô phi ở Đồng bằng sông Cửu Long dự kiến sẽ tăng lên khoảng 13.000-15.000 ha (tương đương 3% diện tích nước ngọt) để sản lượng đạt 120.000-150.000 tấn, trong đó 2/3 dành cho xuất khẩu, kim ngạch thu về từ số cá này sẽ vào khoảng 100-120 triệu USD mỗi năm[4][5].

Bởi lý do đạt hiệu quả kinh tế cao, nhiều chủng thuộc giống Talipia đã được du nhập để nuôi trong những ao hồ nước ngọt, tại Trung Mỹ và vùng đông nam Á. Khoảng 2,3 triệu tấn cá rô phi được sản xuất hàng năm, trong đó 73% là cá nuôi. Phần lớn cá rô phi được sản xuất ở Trung Quốc, sau đó là Ai Cập, Indonesia, Thái LanPhilippines. Mặc dù không được liệt kê vào các nước sản xuất lớn, Costa Rica, HondurasEcuador là những nhà cung cấp cá rô phi phi lê tươi quan trọng sang Hoa Kỳ.[6][7]

Các rô phi là nguyên liệu để chế biến thành những món ăn ngon, từ nướng, chiên, hấp, nấu canh như là cá rô phi kho tiêu [8], cá rô phi nướng sả [3], cá rô phi sốt cà chua [9]...

Hình ảnh

Chú thích

  1. ^ a b “Cá rô phi song sinh dính liền bụng”. Báo điện tử Dân Trí. 5 tháng 10 năm 2008. Truy cập 13 tháng 6 năm 2014.
  2. ^ a b Cá rô phi: đặc điểm sinh học
  3. ^ a b Cá rô phi nướng sả [liên kết hỏng]
  4. ^ “Cá rô phi sẽ là sản phẩm xuất khẩu chủ lực - VnExpress Kinh Doanh”. VnExpress - Tin nhanh Việt Nam. Truy cập 13 tháng 6 năm 2014.
  5. ^ “Tuổi Trẻ Online”. Tuổi Trẻ Online. Truy cập 13 tháng 6 năm 2014.
  6. ^ “Aquaculture Stewardship Council”. Truy cập 13 tháng 6 năm 2014.
  7. ^ “Tuổi Trẻ Online”. Tuổi Trẻ Online. Truy cập 13 tháng 6 năm 2014.
  8. ^ “Trời lạnh ăn cá rô phi kho tiêu”. Afamily.vn. Truy cập 13 tháng 6 năm 2014.
  9. ^ “Cá rô phi sốt cà chua - VnExpress Đời sống”. VnExpress - Tin nhanh Việt Nam. Truy cập 13 tháng 6 năm 2014.

Bản mẫu:Sơ khai cá