Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Phạm Ngọc Sang”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Tiểu sử: Alphama Tool, General fixes
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
n →‎Tiểu sử: replaced: {{fact}} → {{fact|date=7-2014}}
Dòng 32: Dòng 32:
Năm 1973, ông được thăng quân hàm chuẩn tướng [[Quân lực Việt Nam Cộng hòa]]<ref name="a"/><ref>[http://www.vannha.com/NXV/CacCapChiHuy.htm Các cấp chỉ huy đơn vị đầu tiên của Không quân VNCH]</ref>.
Năm 1973, ông được thăng quân hàm chuẩn tướng [[Quân lực Việt Nam Cộng hòa]]<ref name="a"/><ref>[http://www.vannha.com/NXV/CacCapChiHuy.htm Các cấp chỉ huy đơn vị đầu tiên của Không quân VNCH]</ref>.


Ngày 16 tháng 4 năm 1975, ông bị một tiểu đội Quân giải phóng miền Nam Việt Nam thuộc Sư đoàn 3 Sao Vàng bắt khi phòng tuyến [[Phan Rang]] thất thủ trong [[chiến dịch Mùa Xuân 1975]].<ref name="b">[http://antg.cand.com.vn/News/PrintView.aspx?ID=77946 Hai viên bại tướng tại phòng tuyến Phan Rang], Báo Công An Nhân Dân, Chuyên đề An Ninh Thế giới và Văn nghệ Công An</ref> Cùng bị bắt trong trận này còn có trung tướng [[Nguyễn Vĩnh Nghi]], Phó tư lệnh Quân đoàn 3, quân đội Việt Nam Cộng hòa phụ trách Bộ tư lệnh tiền phương của quân đoàn này đang phòng thủ tại [[Chiến dịch Phan Rang - Xuân Lộc|Phan Rang]]. Sau [[chiến dịch Mùa Xuân 1975]], Phạm Ngọc Sang bị quản chế trong 17 năm và được trả tự do ngày 12 tháng 2 năm 1992 do bị chứng ra máu đường ruột {{fact}}.
Ngày 16 tháng 4 năm 1975, ông bị một tiểu đội Quân giải phóng miền Nam Việt Nam thuộc Sư đoàn 3 Sao Vàng bắt khi phòng tuyến [[Phan Rang]] thất thủ trong [[chiến dịch Mùa Xuân 1975]].<ref name="b">[http://antg.cand.com.vn/News/PrintView.aspx?ID=77946 Hai viên bại tướng tại phòng tuyến Phan Rang], Báo Công An Nhân Dân, Chuyên đề An Ninh Thế giới và Văn nghệ Công An</ref> Cùng bị bắt trong trận này còn có trung tướng [[Nguyễn Vĩnh Nghi]], Phó tư lệnh Quân đoàn 3, quân đội Việt Nam Cộng hòa phụ trách Bộ tư lệnh tiền phương của quân đoàn này đang phòng thủ tại [[Chiến dịch Phan Rang - Xuân Lộc|Phan Rang]]. Sau [[chiến dịch Mùa Xuân 1975]], Phạm Ngọc Sang bị quản chế trong 17 năm và được trả tự do ngày 12 tháng 2 năm 1992 do bị chứng ra máu đường ruột {{fact|date=7-2014}}.


Năm 1993, ông sang định cư tại tiểu bang [[California]], [[Hoa Kỳ]] và mất ngày 30 tháng 11 năm 2002 ở đây.
Năm 1993, ông sang định cư tại tiểu bang [[California]], [[Hoa Kỳ]] và mất ngày 30 tháng 11 năm 2002 ở đây.

Phiên bản lúc 20:12, ngày 16 tháng 7 năm 2014

Phạm Ngọc Sang
Sinh12 tháng 8, 1931 (92 tuổi)
Mất11/30/2002
California, Hoa Kỳ
ThuộcViệt Nam Cộng Hòa
Quân chủngQuân lực Việt Nam Cộng Hòa
Năm tại ngũ1951 - 1975
Quân hàmChuẩn tướng
Đơn vịKhông quân
Chỉ huySư đoàn 6
Tham chiếnChiến tranh Việt Nam

Phạm Ngọc Sang (sinh ngày 12 tháng 8 năm 1931, mất ngày 30 tháng 11 năm 2002), là chuẩn tướng binh chủng không quân Quân lực Việt Nam Cộng hòa.

Tiểu sử

Tướng Phạm Ngọc Sang sinh năm 1931 tại Gia Định, theo học trường Trung học Petrus Ký;

Năm 1951, ông tốt nghiệp khoá 1 trường Bộ binh Thủ Đức[1] và chuyển đến làm việc ở trung đoàn bộ binh 17. Năm 1952, ông chuyển sang ngạch không quân và được cử sang Pháp học khoá 52F huấn luyện lái máy bay vận tải cho phi công Việt Nam đầu tiên. Sau khi mãn khoá, ông về nước và được giao trách nhiệm lái máy bay cho Tổng thống Ngô Đình Diệm từ năm 1955 cho tới ngày xảy ra cuộc đảo chính lật đổ tổng thống Ngô Đình Diệm[1].

Thời gian sau ông được cử ra phục vụ tại trường sĩ quan phi hành Nha Trang và theo học khóa 3 trường Cao Đẳng Quốc Phòng khi mang quân hàm Đại tá. Năm 1972, ông giữ quyền tư lệnh Sư đoàn 6 Không quân Việt Nam Cộng hòa mới thành lập ở Pleiku, phụ trách vùng trời quân đoàn 2.

Năm 1973, ông được thăng quân hàm chuẩn tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa[1][2].

Ngày 16 tháng 4 năm 1975, ông bị một tiểu đội Quân giải phóng miền Nam Việt Nam thuộc Sư đoàn 3 Sao Vàng bắt khi phòng tuyến Phan Rang thất thủ trong chiến dịch Mùa Xuân 1975.[3] Cùng bị bắt trong trận này còn có trung tướng Nguyễn Vĩnh Nghi, Phó tư lệnh Quân đoàn 3, quân đội Việt Nam Cộng hòa phụ trách Bộ tư lệnh tiền phương của quân đoàn này đang phòng thủ tại Phan Rang. Sau chiến dịch Mùa Xuân 1975, Phạm Ngọc Sang bị quản chế trong 17 năm và được trả tự do ngày 12 tháng 2 năm 1992 do bị chứng ra máu đường ruột [cần dẫn nguồn].

Năm 1993, ông sang định cư tại tiểu bang California, Hoa Kỳ và mất ngày 30 tháng 11 năm 2002 ở đây.

Xem thêm

Chú thích

  1. ^ a b c Hạnh Nhơn, Đỗ Tiến Đức, Chuẩn Tướng Phạm Ngọc Sang: Một vì sao lặn -- Hai điều trăn trối, Cộng đồng người Việt hải ngoại, đăng ngày 12/17/2002
  2. ^ Các cấp chỉ huy đơn vị đầu tiên của Không quân VNCH
  3. ^ Hai viên bại tướng tại phòng tuyến Phan Rang, Báo Công An Nhân Dân, Chuyên đề An Ninh Thế giới và Văn nghệ Công An