Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Sa Đéc (tỉnh)”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
VietLong (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 43: Dòng 43:


Từ tháng 2 năm 1976, tỉnh Sa Đéc được sáp nhập với tỉnh [[Kiến Phong]] thành tỉnh [[Đồng Tháp]].
Từ tháng 2 năm 1976, tỉnh Sa Đéc được sáp nhập với tỉnh [[Kiến Phong]] thành tỉnh [[Đồng Tháp]].
==Sa Đéc ngày nay==
Từ khi được sát nhâp vào tỉnh Kiến Phong nay là Đồng Tháp. Nền kinh tế thị xã [[Sa Đéc]] vẫn tiếp tục không ngừng phát triển. Thị xã tập trung 3 trên tổng số 5 khu Công Nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh. Và vào năm 2007 thị xã đã được Bộ xây dựng là đô thị loại 3, vào năm 2010 là thành phố [[Sa Đéc]] trực thuộc tỉnh Đồng Tháp.
==Liên kết ngoài==
==Liên kết ngoài==
*[http://www.tuikhon.com/suutap/dialy/t_sadec.html#top Tỉnh Sa Đéc] trên website Túi khôn - Địa lý Việt Nam
*[http://www.tuikhon.com/suutap/dialy/t_sadec.html#top Tỉnh Sa Đéc] trên website Túi khôn - Địa lý Việt Nam

Phiên bản lúc 13:34, ngày 31 tháng 3 năm 2009

Bản đồ hành chính Việt Nam Cộng hòa năm 1967, cho thấy địa giới tỉnh Sa Đéc

Sa Đéc là tỉnh cũ ở Nam Bộ Việt Nam, thành lập tháng 12 năm 1899.

Trước khi chúa Nguyễn khai phá miền đất phía Nam, Sa Đéc thuộc đất Tầm Phong Long của Thủy Chân Lạp, với tên gọi nguyên gốc là Phsar Dek. Nhiều người cho rằng Sa Đéc theo tiếng Khmer nghĩa là "chợ sắt". Tuy nhiên Sơn Nam và nhiều nhà nghiên cứu khác không chắc chắn lắm với luận điểm này.

Thời Chúa Nguyễn và nhà Nguyễn

Khoảng cuối thập niên 1750, Chúa Nguyễn thành lập năm đạo ở miền Tây Nam Bộ, để bảo vệ cho Dinh Long Hồ trong đó có Đông Khẩu Đạo là thị xã Sa Đéc và một số huyện lân cận. Trong một thời gian dài, Sa Đéc từng là một trong những khu chợ sung túc nhất ở phía Nam.

Năm 1832, sau khi Lê Văn Duyệt qua đời, vua Minh Mạng chia lại miền Nam thành ngũ trấn gồm lục tỉnh. Khi đó Sa Đéc lại thuộc phủ Tân Thành tỉnh An Giang.

Thời Pháp thuộc

Sau khi Pháp chiếm nốt 3 tỉnh Miền Tây Nam Kỳ (1867), thì năm sau (1868) địa bàn tỉnh An Giang thời "Nam Kỳ lục tỉnh" trước đây được chia thành 3 hạt: hạt Châu Đốc (phủ Tuy Biên cũ), hạt Sa Đéc (phủ Tân Thành), và hạt Ba Xuyên. Theo Nghị định của Thống Đốc Nam Kỳ Bonard ngày 1 tháng 1 năm 1868, hạt Sa Đéc gồm 3 huyện (An Xuyên, Vĩnh An và Phong Phú) và trị sở (gọi là Tòa bố) đặt tại Sa Đéc.

Năm 1876 Sa Đéc trở thành một hạt tham biện (arrondissement) thuộc khu vực hành chính (circonscription) Vĩnh Long do thực dân Pháp đặt ra.

Địa hạt Sa Đéc trong giai đoạn 1876-1889 không còn chia cấp huyện nữa mà trực tiếp quản lý từ cấp tổng trở xuống. Lúc ấy Sa Đéc có dân số khoảng 102.421 người gồm 9 tổng: 84 thôn

  • An Mỹ với 12 thôn
  • An Hội với 6 thôn
  • An Trung với 8 thôn
  • An Thạnh với 14 thôn
  • An Thới với 12 thôn
  • An Tịnh với 6 thôn
  • Phong Thạnh với 6 thôn
  • Phong Mẫn vói 11 thôn.

Theo Nghị định ngày 20 tháng 12 năm 1899 của Toàn quyền Đông Dương đổi tất cả các hạt tham biện thành tỉnh thì từ ngày 1 tháng 1 năm 1900 hạt tham biện Sa Đéc trở thành tỉnh Sa Đéc. Tỉnh Sa Đéc nằm ở hai bên sông Tiền Giang, giáp các tỉnh Long Xuyên, Tân An, Vĩnh Long, Cần ThơMỹ Tho. Tỉnh lỵ là thị xã Sa Đéc. Dân số tỉnh Sa Đéc theo số liệu thống kê năm 1901 là 182.924 người và năm 1920 là 203.588 người.

Từ ngày 9 tháng 2 năm 1913 đến ngày 9 tháng 2 năm 1924, Sa Đéc được nhập vào tỉnh Vĩnh Long, sau đó lại tái lập tỉnh.

Thời kỳ 1945-1975

Sau Cách mạng Tháng Tám (1945), Sa Đéc là một trong số 21 tỉnh của Nam Bộ.

Ngày 14/5/1949, huyện Lấp Vò được nhập vào tỉnh Sa Đéc.

Tháng 6 năm 1951, chính quyền Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa sáp nhập tỉnh Sa Đéc với tỉnh Long Châu Tiền thành tỉnh Long Châu Sa. Tuy nhiên việc này không được chính quyền Quốc gia Việt Nam của Bảo Đại công nhận. Tỉnh Long Châu Sa tồn tại đến năm 1954 và tỉnh Sa Đéc được tái lập.

Năm 1956, chính quyền Việt Nam Cộng Hòa bỏ tỉnh Sa Đéc, phần bắc tỉnh này ở bờ trái (bờ bắc) sông Tiền nhập vào tỉnh Kiến Phong, phần nam tỉnh này ở bờ phải (bờ nam) sông Tiền (giữa sông Tiền và sông Hậu, gồm các huyện Lai Vung, Lấp Vò, Châu Thành, thị xã Sa Đéc) nhập vào tỉnh Vĩnh Long.

Ngày 24/9/1966, chính quyền Việt Nam Cộng Hòa khôi phục lại tỉnh Sa Đéc. Tỉnh Sa Đéc mới tách ra từ tỉnh Vĩnh Long, chỉ gồm phần đất nằm giữa hai con sông Tiền Giang và Hậu Giang, với diện tích khoảng 900 km². Sa Đéc phía bắc giáp tỉnh Kiến Phong, phía đông giáp tỉnh Định Tường, phía đông và đông nam giáp tỉnh Vĩnh Long, phía tây nam giáp tỉnh Phong Dinh và phía tây giáp tỉnh An Giang. Tỉnh có 4 quận:

  • Lấp Vò, gồm 2 tổng Phú Thượng và Phong Thới với 8 xã.
  • Sa Đéc, gồm 3 tổng An Thạnh, An Thới và An Trung với 13 xã. Đến ngày 14/2/1968 đổi tên thành quận Đức Thịnh.
  • Đức Thành, gồm 3 tổng An Khương, Ti Thiện và Tiến Nghĩa với 8 xã.
  • Đức Tôn, gồm 2 tổng An Mỹ Đông và An Mỹ Tây với 7 xã.

Từ tháng 2 năm 1976, tỉnh Sa Đéc được sáp nhập với tỉnh Kiến Phong thành tỉnh Đồng Tháp.

Sa Đéc ngày nay

Từ khi được sát nhâp vào tỉnh Kiến Phong nay là Đồng Tháp. Nền kinh tế thị xã Sa Đéc vẫn tiếp tục không ngừng phát triển. Thị xã tập trung 3 trên tổng số 5 khu Công Nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh. Và vào năm 2007 thị xã đã được Bộ xây dựng là đô thị loại 3, vào năm 2010 là thành phố Sa Đéc trực thuộc tỉnh Đồng Tháp.

Liên kết ngoài