Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thảo luận:Minh Mạng”

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Đề mục mới: →‎Quan hệ với Xiêm La
Dòng 48: Dòng 48:


Còn bây giờ (ngày 13-3-2009), bài đã được tôi tham khảo cho bổ sung thêm cho khá nhiều thông tin.[[Thành viên:Ti2008|Ti2008]] ([[Thảo luận Thành viên:Ti2008|thảo luận]]) 03:43, ngày 13 tháng 3 năm 2009 (UTC)
Còn bây giờ (ngày 13-3-2009), bài đã được tôi tham khảo cho bổ sung thêm cho khá nhiều thông tin.[[Thành viên:Ti2008|Ti2008]] ([[Thảo luận Thành viên:Ti2008|thảo luận]]) 03:43, ngày 13 tháng 3 năm 2009 (UTC)

== Quan hệ với Xiêm La ==

Đề nghị xem lại mục quan hệ với Xiêm La, đặc biệt là khoảng thời gian 1827-1828. Trong Quốc triều chính biên toát yếu, các vụ đụng độ được kể lại như sau:

Tháng 7, nước Xiêm nghe quân ta đến gần bờ cõi, mới để lại vài trăm lính cùng với em A Nỗ là Ấp Ma Hạt đóng tại thành Vạn Tượng, còn bao nhiêu đem về cả. Ngài nghe tường việc ấy, dụ cho Đoàn Văn Trường lựa 1000 lính tinh tráng ở lại giữ Quy Hợp, Phan Văn Thúy đem đại đội binh tượng về thành Nghệ An nghỉ ngơi. Nguyễn Văn Xuân, Trần Lợi Trinh đem quân đến Trấn Ninh, quân Nam Chưởng nghe bỏ đi rồi ta lựa lính khỏe mạnh 300 ở lại giữ Quy Hợp, Phan Văn Thúy đem đại đội binh tượng về thành Nghệ An nghỉ ngơi.

(Năm 1828 qúa dài nên tóm tắt) A Nỗ lại xin "binh triều đánh tiếng cứu viện. Nếu gặp quân Xiêm, tôi xin tự đương". Ming Mạng cho Phan Văn Thúy cùng 3000 quân và 20 voi đến Trấn Ninh đóng, sai biền binh đưa A Nỗ về nước và đưa thư kết hòa với Xiêm cùng các qùa tặng. Phan Văn Thúy sai Nguyễn Trọng Hiệp đưa A Nỗ về bằng đội Thần Sách, còn đại quân trở về.

A Nỗ với Xiêm đánh nhau bị thua. Minh Mạng sai Phan Văn Thống sang trách A Nỗ, bắt tạ lỗi với Xiêm, trả khí giới lại cho Xiêm. Phan Văn Thống đến Khung Giang bị Xiêm đánh, cả đội bị giết.

Tháng 11, Lê Nguyên Hy qua Xiêm và mang thư hòa về.

Theo những sự kiện này thì năm 1827 không có vụ đụng độ nào của Xiêm và VN. Triều đình Minh Mạng vẫn giữ chủ trương hòa hiếu với Xiêm.

Phiên bản lúc 18:05, ngày 19 tháng 4 năm 2009

Phước hay Phúc

Tôi thấy ai trong nhà Nguyễn cũng là Nguyễn Phúc mà? Nguyễn Hữu Dng 06:47, ngày 27 tháng 12 năm 2005 (UTC)[trả lời]

Đúng vậy, nhưng do một số tài liệu (kể cả Việt sử toàn thư) viết tắt, bỏ qua chữ Phúc. NNTT 08:14, ngày 27 tháng 12 năm 2005 (UTC)[trả lời]
Thậm chí bỏ luôn cả chữ Phúc mà chỉ còn là Vĩnh Thụy (thay vì Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy), Bảo Long (thay vì Nguyễn Phúc Bảo Long).Thái Nhi 10:13, ngày 12 tháng 1 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Viết Vĩnh Thuỵ, Bảo Long nghĩa là ngữ cảnh cho phép ngầm hiểu 2 chữ Nguyễn Phúc, không phải bỏ đi. Còn viết Nguyễn Vĩnh Thụy thì không chính xác. Avia (thảo luận) 06:48, ngày 13 tháng 1 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Trong quyển Việt sử: Xứ Đàng Trong của ông Phan Khoang (1967) do NXB Văn học in lại năm 2001 có ghi là: "...Hi Tông Nguyễn Phước Nguyên (1613 – 1635) Nguyễn Nguyên sinh năm Quí Hợi (1563) đời Lê Anh Tông,... Bấy giờ trong các con của Thái Tổ, công tử cả là Hà, thứ hai là Hán, thứ ba là Thành, thứ tư là Diễn đều đã mất, công tử thứ năm là Hải thì làm con tin ở Bắc, nên Nguyễn Nguyên được nối ngôi cha. Các quan tôn làm... Thái bảo Thụy quận công; năm ấy ông 51 tuổi... Thụy quận công, chăm lo việc phòng thủ, sửa thành lũy, đặt quan ải, vỗ về quân dân, trong ngoài mến phục, nên gọi là chúa Phật, hoặc chúa Sãi, hoặc Sãi vương. Và từ đấy, chúa xưng họ mình là Nguyễn Phước. ..."

Như vậy thì nếu gọi bỏ đi chữ Phước thì cũng không sai đâu. Còn Nguyễn Phước hay Nguyễn Phúc thì trong Wikipedia ta nên thống nhất viết theo một cách. Phan Ba 22:56, ngày 13 tháng 1 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Viết như Phan Khoang rất chính xác, vì chúa Sãi sinh ra là Nguyễn Nguyên, sau này mới thêm chữ Phước. Từ đó trở đi (và các đời sau) phải có chữ Phước. Avia (thảo luận) 04:03, ngày 16 tháng 1 năm 2006 (UTC)[trả lời]
Tên của mấy người vua, hoàng đế, đại đế... rắc rối lắm, trong bất cứ ngôn ngữ nào. Ông thì có họ, ông thì dùng họ mới, ông thì dùng tên vùng mình lãnh đạo làm họ, ông thì đổi tên mới sau khi lên ngôi... Trong các tiếng khác (Pháp, Anh, Tây Ban Nha, Ý...) họ đã có cách giải cho vấn đề này (Catherine of Russia, Marie de Bourbons, Ferdinant d'Alvarez...) và chỉ viết về các tên thật tại trong bài.
Chúng ta có thể dùng cách đó. Tên bài là Gia Long, trong bài chúng ta có thể giải thích rõ là vua Gia Long có các tên như Nguyễn Ánh hay Nguyễn Phúc Ánh và tại sao Phúc còn được gọi là Phước. Sau đó chúng ta redirect các tên đó về bài Gia Long.
Mekong Bluesman 23:13, ngày 13 tháng 1 năm 2006 (UTC)[trả lời]
Nguồn gốc chữ Phước hay Phúc: được tương truyền như sau: khi mang thai, vợ của Nguyễn Hoàng nằm mộng thấy một chữ Phước rất lớn, thức dậy kể lại cho chồng và đề nghị đặt tên cho con sắp sinh là Nguyễn Phước). Chúa Nguyễn nghĩ rằng, chữ Phước ấy phải để cho cả dòng họ hưởng chung. Và đứa con sinh ra đầu tiên đó có tên là Nguyễn Phước Nguyên (chúa Sãi), chữ Nguyên có nghĩa là bắt đầu. Rotceh 18:27, ngày 21 tháng 7 năm 2007

Tường hay Trường

Hình như câu 2 bài Đế hệ thi là Bảo Quý Định Long Tường mới đúng? Avia (thảo luận) 10:02, ngày 27 tháng 12 năm 2005 (UTC)[trả lời]

Trường 長: theo nghĩa lâu dài (như "trường thọ" 長壽 sống lâu), có ý vĩnh cửu nối tiếp giống nòi...tường có lẽ viết sai theo cách phát âm người Huế (xưa). Bản chữ Hán có ở Hoàng Tộc Lược Biên. NNTT 11:03, ngày 27 tháng 12 năm 2005 (UTC)[trả lời]

Hoàng thái tử và lệ "bốn không"?

Thường nghe nói nhà Nguyễn có lệ "bốn không", vậy mà trong bài này có câu: Năm 1815, Nguyễn Phước Đảm được phong Hoàng thái tử...

Trần Trọng Kim (Việt Nam sử lược) thì chép

Tháng giêng năm canh thìn (1820), Hoàng Thái Tử húy là Đảm lên ngôi...,
Tháng giêng năm tân sửu (1841) Hoàng Thái Tử húy là Miên Tông lên ngôi...

nhưng không chép là các vị ấy được phong Hoàng Thái Tử lúc nào.

Vậy phải xem lại lệ "bốn không", tác giả nào nêu ra đầu tiên? Avia (thảo luận) 02:34, 7 tháng 9 2006 (UTC)

Tôi nhớ (có nghĩa là tôi chưa/không tìm ra được nguồn) là chính ông Minh Mạng là người đưa ra tục lệ "bốn không" (hay "tứ bất lập") này, do đó ông Minh Mạng vẫn có thể mang danh hiệu thái tử. Mekong Bluesman 02:45, 7 tháng 9 2006 (UTC)
Theo tài liệu tôi có là cuốn sách về vua Duy Tân của Hoàng Trọng Thước thì lệ này lại là "Ngũ bất".Sprint 02:58, 7 tháng 9 2006 (UTC)

Hoàng tử Đảm vẫn có thể được phong thái tử, còn hoàng tử Miên Tông thì sao? Avia (thảo luận) 03:20, 7 tháng 9 2006 (UTC)

Niên hiệu và đế hiệu (vương hiệu)

Sao lại gọi là vua Minh Mạng ? Minh Mạng là niên hiệu mà, đâu phải đế (vương) hiệu.Genghiskhan 10:36, ngày 6 tháng 8 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Đối với các vua nhà Nguyễn, niên hiệu là tên phổ biến nhất được dùng được chỉ đến họ, có lẽ vì họ chỉ có một niên hiệu trong lúc trị vì. Nguyễn Hữu Dng 15:36, ngày 6 tháng 8 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Rượu Minh Mạng và Minh Mạng thang

Hai cái này là một phải không nhỉ? Michael 15:51, ngày 26 tháng 1 năm 2008 (UTC) [trả lời]

Chất lượng bài

Hiện thời (ngày 20-10-2008) bài có vẻ ngắn nhỉ? Phần gia đình con cái có vẻ lại dài bằng phần hành trạng không có cân xứng. Magg 16:20, ngày 20 tháng 10 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Còn bây giờ (ngày 13-3-2009), bài đã được tôi tham khảo cho bổ sung thêm cho khá nhiều thông tin.Ti2008 (thảo luận) 03:43, ngày 13 tháng 3 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Quan hệ với Xiêm La

Đề nghị xem lại mục quan hệ với Xiêm La, đặc biệt là khoảng thời gian 1827-1828. Trong Quốc triều chính biên toát yếu, các vụ đụng độ được kể lại như sau:

Tháng 7, nước Xiêm nghe quân ta đến gần bờ cõi, mới để lại vài trăm lính cùng với em A Nỗ là Ấp Ma Hạt đóng tại thành Vạn Tượng, còn bao nhiêu đem về cả. Ngài nghe tường việc ấy, dụ cho Đoàn Văn Trường lựa 1000 lính tinh tráng ở lại giữ Quy Hợp, Phan Văn Thúy đem đại đội binh tượng về thành Nghệ An nghỉ ngơi. Nguyễn Văn Xuân, Trần Lợi Trinh đem quân đến Trấn Ninh, quân Nam Chưởng nghe bỏ đi rồi ta lựa lính khỏe mạnh 300 ở lại giữ Quy Hợp, Phan Văn Thúy đem đại đội binh tượng về thành Nghệ An nghỉ ngơi.

(Năm 1828 qúa dài nên tóm tắt) A Nỗ lại xin "binh triều đánh tiếng cứu viện. Nếu gặp quân Xiêm, tôi xin tự đương". Ming Mạng cho Phan Văn Thúy cùng 3000 quân và 20 voi đến Trấn Ninh đóng, sai biền binh đưa A Nỗ về nước và đưa thư kết hòa với Xiêm cùng các qùa tặng. Phan Văn Thúy sai Nguyễn Trọng Hiệp đưa A Nỗ về bằng đội Thần Sách, còn đại quân trở về.

A Nỗ với Xiêm đánh nhau bị thua. Minh Mạng sai Phan Văn Thống sang trách A Nỗ, bắt tạ lỗi với Xiêm, trả khí giới lại cho Xiêm. Phan Văn Thống đến Khung Giang bị Xiêm đánh, cả đội bị giết.

Tháng 11, Lê Nguyên Hy qua Xiêm và mang thư hòa về.

Theo những sự kiện này thì năm 1827 không có vụ đụng độ nào của Xiêm và VN. Triều đình Minh Mạng vẫn giữ chủ trương hòa hiếu với Xiêm.