Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tống Lý Tông”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Eruruu (thảo luận | đóng góp)
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 12: Dòng 12:
| tiền nhiệm = <font color="grey">[[Tống Ninh Tông]]</font>
| tiền nhiệm = <font color="grey">[[Tống Ninh Tông]]</font>
| kế nhiệm = <font color="blue">[[Tống Độ Tông]]</font>
| kế nhiệm = <font color="blue">[[Tống Độ Tông]]</font>
| tên thật = Triệu Dữ Cử<br>Triệu Quý Thành<br>Triệu Quân
| cha = [[Triệu Hy Lô|Vinh Văn Cung vương]]<br>[[Tống Ninh Tông]] (cha nuôi)
| mẹ = [[Từ Hiến phu nhân]] Phạm thị
| con cái = Kỳ vương [[Triệu Duy]]<br>Hán Quốc công chúa<br>Thái tử [[Tống Độ Tông|Triệu Kỳ]] (con nuôi)
| phối ngẫu = Hoàng hậu [[Tạ Đạo Thanh]]<br>Giả Quý phi<br>Diêm Quý phi
| kiểu phối ngẫu = Hậu phi
| sinh = [[26 tháng 1]], [[1205]]
| nơi sinh = [[Hàng Châu|Lâm An]], [[Nhà Tống|Nam Tống]]
| mất = [[16 tháng 11]], [[1264]]
| nơi mất = [[Hàng Châu|Lâm An]], [[Nhà Tống|Nam Tống]]
| an táng = Vĩnh Mục Lăng
| miếu hiệu = [[Lý Tông]]
| thụy hiệu = [[An Hiếu hoàng đế]]
}}
}}
'''Tống Lý Tông''' ([[chữ Hán]]: 宋理宗, [[26 tháng 1]], [[1205]] - [[16 tháng 11]], [[1264]]) tên thật là '''Triệu Dữ Cử''' (趙與莒), sau đổi thành '''Triệu Quý Thành''' (趙貴誠) rồi đổi tiếp thành '''Triệu Quân''' (趙昀), là hoàng đế thứ 14 của [[nhà Tống]] và cũng là hoàng đế thứ 5 của nhà Nam Tống trong lịch sử Trung Hoa.
'''Tống Lý Tông''' ([[chữ Hán]]: 宋理宗, [[26 tháng 1]], [[1205]] - [[16 tháng 11]], [[1264]]) tên thật là '''Triệu Dữ Cử''' (趙與莒), sau đổi thành '''Triệu Quý Thành''' (趙貴誠) rồi đổi tiếp thành '''Triệu Quân''' (趙昀), là hoàng đế thứ 14 của [[nhà Tống]] và cũng là hoàng đế thứ 5 của nhà Nam Tống trong lịch sử Trung Hoa.
Dòng 18: Dòng 31:
==Thân thế==
==Thân thế==
Triệu Dữ Cử là con của Vinh Văn Cung vương [[Triệu Hi Lô]] (趙希瓐), Hi Lô là con của Triệu Quốc công [[Triệu Sư Ý]] (赵师意), Sư Ý là con của Ích Quốc công [[Triệu Bá Ngộ]] (赵伯旿), Bá Ngộ là con Ngô Quốc công [[Triệu Tử Thích]] (赵子奭), Tử Thích là con Phòng Quốc công [[Triệu Lệnh Giá]] (趙令稼), Lệnh Giá là con Gia Quốc công [[Triệu Thế Quát]] (趙世括), Thế Quát là con Lư Giang hầu [[Triệu Thủ Độ]] (趙守度), Thủ Độ là con Ký vương [[Triệu Duy Cát]] (趙惟吉), Duy Cát là con Yên Ý vương [[Triệu Đức Chiêu]] (趙德昭), Đức Chiêu là con thứ của [[Tống Thái Tổ]] Triệu Khuông Dận.
Triệu Dữ Cử là con của Vinh Văn Cung vương [[Triệu Hy Lô]] (趙希瓐), Hy Lô là con của Triệu Quốc công [[Triệu Sư Ý]] (赵师意), Sư Ý là con của Ích Quốc công [[Triệu Bá Ngộ]] (赵伯旿), Bá Ngộ là con Ngô Quốc công [[Triệu Tử Thích]] (赵子奭), Tử Thích là con Phòng Quốc công [[Triệu Lệnh Giá]] (趙令稼), Lệnh Giá là con Gia Quốc công [[Triệu Thế Quát]] (趙世括), Thế Quát là con Lư Giang hầu [[Triệu Thủ Độ]] (趙守度), Thủ Độ là con Ký vương [[Triệu Duy Cát]] (趙惟吉), Duy Cát là con Yên Ý vương [[Triệu Đức Chiêu]] (趙德昭), Đức Chiêu là con thứ của [[Tống Thái Tổ]] Triệu Khuông Dận.


Do Tống Ninh Tông không có con trai nên cho tìm con cháu các đời xa gần để nuôi dưỡng nhằm tìm kiếm người kế vị. Có một số thông tin nói ông là con của phản tặc [[Bành Quốc Trụ]]. Khi ông ra đời, dân gian truyền miệng nhau tin tức này, nhưng đều bị dập tắt.
Do Tống Ninh Tông không có con trai nên cho tìm con cháu các đời xa gần để nuôi dưỡng nhằm tìm kiếm người kế vị. Có một số thông tin nói ông là con của phản tặc [[Bành Quốc Trụ]]. Khi ông ra đời, dân gian truyền miệng nhau tin tức này, nhưng đều bị dập tắt.
Dòng 51: Dòng 64:
== Niên hiệu ==
== Niên hiệu ==
Tống Lý Tông sử dụng tám niên hiệu như sau:
Tống Lý Tông sử dụng tám niên hiệu như sau:

* Bảo Khánh (宝庆, 1225 - 1227)
* Bảo Khánh (宝庆, 1225 - 1227)
* Thiệu Định (绍定, 1228 - 1233)
* Thiệu Định (绍定, 1228 - 1233)
Dòng 60: Dòng 72:
* Khai Khánh (开庆, 1259)
* Khai Khánh (开庆, 1259)
* Cảnh Định (景定, 1260 - 1264)
* Cảnh Định (景定, 1260 - 1264)

== Gia đình ==
=== Hậu phi ===
* Hoàng hậu [[Tạ Đạo Thanh]] (1210-1283), thời Tống Độ Tông gia phong tôn hiệu Thọ Hòa Thánh Phúc.
* [[Giả Quý phi (Tống Lý Tống)|Giả Quý phi]] (?-?), con gái [[Giả Thiệp]], chị [[Giả Tự Đạo]].
* [[Diêm Quý phi (Tống Lý Tông)|Diêm Quý phi]] (?-?).

=== Con trai ===
* Kỳ vương [[Triệu Duy]] (1238-1238), mẹ là Tạ phu nhân (Tạ Hoàng hậu), chết yểu.
* Thái tử Trung vương [[Tống Độ Tông|Triệu Kỳ]] (1240-1274), con của Vinh Văn Cung vương, nhận làm Hoàng tử năm 1253.

=== Con gái ===
* [[Chu Quốc Hán Quốc công chúa|Chu Hán Quốc công chúa]] (1241-1262), mẹ là Diêm Quý phi, sau gả cho [[Dương Trấn]] - chất tôn của [[Tống Ninh Tông|Ninh Tông]] [[Cung Thánh hoàng hậu]].

== Chú thích ==


{{vua nhà Tống}}
{{vua nhà Tống}}

Phiên bản lúc 15:44, ngày 16 tháng 8 năm 2014

Tống Lý Tông
Hoàng đế Trung Hoa
Tranh vẽ Tống Lý Tông.
Hoàng đế nhà Tống
Trị vì12251264
Tiền nhiệmTống Ninh Tông
Kế nhiệmTống Độ Tông
Thông tin chung
Sinh26 tháng 1, 1205
Lâm An, Nam Tống
Mất16 tháng 11, 1264
Lâm An, Nam Tống
Hậu phiHoàng hậu Tạ Đạo Thanh
Giả Quý phi
Diêm Quý phi
Hậu duệKỳ vương Triệu Duy
Hán Quốc công chúa
Thái tử Triệu Kỳ (con nuôi)
Thụy hiệu
An Hiếu hoàng đế
Miếu hiệu
Lý Tông
Thân phụVinh Văn Cung vương
Tống Ninh Tông (cha nuôi)
Thân mẫuTừ Hiến phu nhân Phạm thị

Tống Lý Tông (chữ Hán: 宋理宗, 26 tháng 1, 1205 - 16 tháng 11, 1264) tên thật là Triệu Dữ Cử (趙與莒), sau đổi thành Triệu Quý Thành (趙貴誠) rồi đổi tiếp thành Triệu Quân (趙昀), là hoàng đế thứ 14 của nhà Tống và cũng là hoàng đế thứ 5 của nhà Nam Tống trong lịch sử Trung Hoa.

Ông được xem là vị hoàng đế đã phạm sai lầm nghiêm trọng trong việc ngoại giao với đế quốc Mông Cổ, dẫn đến làm mất nhà Nam Tống về sau.

Thân thế

Triệu Dữ Cử là con của Vinh Văn Cung vương Triệu Hy Lô (趙希瓐), Hy Lô là con của Triệu Quốc công Triệu Sư Ý (赵师意), Sư Ý là con của Ích Quốc công Triệu Bá Ngộ (赵伯旿), Bá Ngộ là con Ngô Quốc công Triệu Tử Thích (赵子奭), Tử Thích là con Phòng Quốc công Triệu Lệnh Giá (趙令稼), Lệnh Giá là con Gia Quốc công Triệu Thế Quát (趙世括), Thế Quát là con Lư Giang hầu Triệu Thủ Độ (趙守度), Thủ Độ là con Ký vương Triệu Duy Cát (趙惟吉), Duy Cát là con Yên Ý vương Triệu Đức Chiêu (趙德昭), Đức Chiêu là con thứ của Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dận.

Do Tống Ninh Tông không có con trai nên cho tìm con cháu các đời xa gần để nuôi dưỡng nhằm tìm kiếm người kế vị. Có một số thông tin nói ông là con của phản tặc Bành Quốc Trụ. Khi ông ra đời, dân gian truyền miệng nhau tin tức này, nhưng đều bị dập tắt.

Năm 1221, ông được đưa vào cung nuôi dưỡng, và được ban cho tên là Triệu Quý Thành.

Năm 1224, được lập làm hoàng tử, được ban cho tên là Quân. Cùng năm, hoàng đế Tống Ninh Tông sau 30 năm cai trị đã băng hà. Tể tướng Sử Di Viễn (史彌遠) phế thái tử Triệu Hoành (赵竑) để đưa ông lên thay, tức là hoàng đế Tống Lý Tông.

Trị vì

Năm 1224, Ninh Tông đau yếu, mọi quyền hành bị một tể tướng bất tài là Sử Di Viễn nắm giữ. Trước đây Tống Ninh Tông đã lập con trưởng của mình là Triệu Hoành làm thái tử, Triệu Hoành rất ghét tính chuyên quyền của Sử Di Viễn nên ông ta có dự định sau này khi lên ngôi sẽ trừ họ Sử tận gốc làm Sử Di Viễn lo lắng. Nhưng may thay là Triệu Hoành mắc bệnh qua đời năm 1223, nên Sử Di Viễn rất vui mừng, đồng thời lập Triệu Quân - người rất ủng hộ mình làm thái tử. Vài tháng sau, Tống Ninh Tông mất, Triệu Quân lên ngôi, tức Tống Lý Tông.

Tống Lý Tông lên ngôi, nhưng ông không được can dự triều chính mà phải giao hết việc cho Sử Di Viễn. Hắn ta càng được thăng chức càng trở nên hống hách, ngang tàng, liên tục làm loạn triều đình. Năm 1233, Sử Di Viễn chết, Lý Tông sau 9 năm chịu sự kiểm soát của hắn ta đã được chấp chính, sau đó trị tội hết bè phái của Sử Di Viễn, cục diện chuyên quyền của Sử Di Viễn kết thúc.

Lúc này đế quốc Mông Cổ đã thành lập, trở thành quốc gia hùng mạnh nhất thế giới. Năm 1227, vua Mông Cổ là Thành Cát Tư Hãn tiêu diệt Tây Hạ song sau đó ông ta ốm chết. Oa Khoát Đài lên thay, đem quân đánh nhà Kim.

Năm 1231, quân Mông Cổ chiếm Quân Châu. Năm 1232, Oa Khoát Đài đem quân bao vây Biện Kinh nhưng gặp phải sự chống trả quyết liệt từ quân Kim. Quân Mông Cổ thấy việc diệt nhà Kim quá khó khăn nên sai sứ sang Lâm An khuyên Lý Tông liên minh với Mông Cổ đánh Kim và hứa sau khi diệt Kim sẽ trả lại cho Nam Tống những vùng bị mất. Lý Tông thấy mối thù với quốc gia kình địch suốt từ năm 1127 sắp trả, nêm mặc sự phản đối của các quan, liền đồng ý.

Năm 1233, quân Mông - Tống tấn công Thái Châu. Vua Kim Ai Tông sai sứ sang xin Tống liên kết với Kim để chống Mông Cổ nhưng bị Lý Tông từ chối. Năm 1234, Lý Tông sai Mạnh Củng đem viện binh cho quân Mông Cổ đang gặp khó khăn khi tấn công Yên Kinh. Sau đó Mạnh Củng dẫn quân Tống đánh trước, song bị quân Kim chống trả. Ngay lúc đó quân Mông Cổ tiến vào thành tiếp ứng cho quân Tống, Kim Ai Tông tự sát, Yên Kinh bị xâm chiếm, triều Kim diệt vong sau 120 năm tồn tại.

Oa Khoát Đài không giữ lời hứa với nhà Tống, ông ta chỉ trả cho nhà Tống bờ nam sông Hoàng Hà, nhưng như vậy cũng khiến Tống Lý Tông cảm thấy mãn nguyện. Nhà vua cho tổ chức yến tiệc liên tục để mừng sự kiện mà các vua đời trước không sao làm được. Thần dân Nam Tống cũng bị mê muội bởi hoàng thượng, lúc nào cũng cho rằng Nam Tống đã tiêu diệt nhà Kim một cách thuyết phục mà họ không biết rằng chiến công tiêu diệt Kim là của Mông Cổ, còn quân Nam Tống chỉ là ăn theo thôi. Việc nhà Kim bị tiêu diệt đã khiến một số quan lại háo danh lại muốn hành động táo bạo hơn, họ đề cử với Lý Tông rằng nhà Tống nhân quân Mông Cổ rút quân mà đánh chiếm Lạc Dương, Trường An, sau đó chiếm Khai Phong, thống nhất Trung Nguyên. Ý kiến này được các quan lại, thừa tướng Trịnh Thanh Chi và tổng tư lệng Toàn Tử Tài hết sức ủng hộ. Tống Lý Tông phê chuẩn ý kiến này, liền sai Triệu Phạm và Toàn Tử Tài thống lĩnh 10 vạn quân chuẩn bị tấn công quân Mông Cổ.

Tháng 6 năm 1234, Toàn Tử Tài đem quân đánh chiếm Đồng Quan. Một tháng sau quân Tống chiếm được Lạc Dương và tiến thẳng đến Trường An. Biết nhà Nam Tống tuyên chiến, Oa Khoát Đài điều binh chinh phạt. Khi quân Tống tiến vào Trường An đã sa vào ổ mai phục của quân Mông Cổ và bị quân Mông Cổ đánh cho tơi bời. Quân Tống bị giết nhiều vô kể. Đại bại, Toàn Tử Tài và Triệu Phạm kéo đám tàn quân bỏ chạy về Lâm An.

Sau khi trấn áp được quân Tống, Oa Khoát Đài chỉ trích Lý Tông không giữ chữ tín, dám xuất quân tuyên chiến với quân tuyên chiến với quân liên minh. Để tỏ ra ăn năn hối lỗi, Lý Tông hạ lệnh cách chức Toàn Tử Tài nhưng cũng không nhận được sự tha thứ của quân Mông Cổ. Tháng 6 năm 1236, Oa Khoát Đài dẫn quân xâm lược Nam Tống. Cuộc chiến tranh Mông - Tống kéo dài hơn 40 năm đã bắt đầu. Quân Mông Cổ liên tục đánh chiếm nhiều vùng đất hiểu yếu của nhà Tống như Tùy Châu, Sính Châu. Năm 1239, tướng nhà Tống là Mạnh Củng đem binh lực chặn được quân Mông Cổ, 3 trận giao tranh ở vùng biên giới quân Mạnh Củng thắng cả 3, qua đó khiến quân Mông Cổ sa sút tinh thần. Năm 1241, Oa Khoát Đài qua đời, chiến tranh tạm ngừng trong một thời gian dài.

Năm 1258, vua Mông Cổ là Mông Kha và em trai là Hốt Tất Liệt đem quân tấn công Nam Tống. Quân Mông Cổ nhanh chóng đánh bại quân Tống ở Từ Châu, Trịnh ChâuTô Châu. Năm 1259, quân Mông Cổ bao vây thành Điếu NgưTứ Xuyên, bị quân Tống kháng cự mãnh liệt. Tướng nhà Tống là Vương Kiên và binh sĩ của mình đã đánh bại được quân Mông Cổ ở đây. Mông Kha bị tử trận trong cuộc giao chiến này. Tướng chết, quân của Mông Kha phải rút lui. Còn Hốt Tất Liệt do chưa lập được công nên cho quân vượt sông Trường Giang hòng bao vây Ngạc Châu nhưng sau đó do triều đình Mông Cổ đang chọn người kế vị sau khi Mông Kha chết nên Hốt Tất Liệt liền kéo quân về Mông Cổ để tranh ngôi với A Lý Bất Ca, cuộc xâm lược Nam Tống của quân Mông Cổ phải bỏ dở giữa chừng.

Tình hình chiến sự rất căng thẳng, nhưng Lý Tông lại không màng đến chính sự. Lý Tông sủng ái một tên gian thần là Giả Tự Đạo. Giả Tự Đạo chẳng bao lâu sau được phong tới chức Thừa tướng vào năm 1262, nhưng ông ta chỉ là một kẻ bất tài. Khi Lý Tông sao nhãng việc triều chính, Giả Tự Đạo được giao hết mọi việc trong triều nên càng trở nên lộng hành, trở thành thế lực mạnh nhất trong triều, đất nước suy yếu. Mãi đến thời Tống Cung Tông thì Giả Tự Đạo mới bị triều đình lật đổ.

Năm 1264, sau 40 năm cai trị, Tống Lý Tông băng hà. Thuỵ hiệu của ông là An Hiếu hoàng đế (安孝皇帝), miếu hiệu là Lý Tông (理宗). Táng tại Vĩnh Mục lăng. Thái tử Triệu Kỳ (赵禥) lên nối ngôi tức là hoàng đế Tống Độ Tông.

Niên hiệu

Tống Lý Tông sử dụng tám niên hiệu như sau:

  • Bảo Khánh (宝庆, 1225 - 1227)
  • Thiệu Định (绍定, 1228 - 1233)
  • Đoan Bình (端平, 1234 - 1236)
  • Gia Hy (嘉熙, 1237 - 1240)
  • Thuần Hữu (淳祐, 1241 - 1252)
  • Bảo Hữu (宝祐, 1253 - 1258)
  • Khai Khánh (开庆, 1259)
  • Cảnh Định (景定, 1260 - 1264)

Gia đình

Hậu phi

Con trai

  • Kỳ vương Triệu Duy (1238-1238), mẹ là Tạ phu nhân (Tạ Hoàng hậu), chết yểu.
  • Thái tử Trung vương Triệu Kỳ (1240-1274), con của Vinh Văn Cung vương, nhận làm Hoàng tử năm 1253.

Con gái

Chú thích