Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Học viện Hậu cần (Việt Nam)”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n Liên kết hỏng
Dòng 97: Dòng 97:


==Liên kết ngoài==
==Liên kết ngoài==
*[http://www.qdnd.vn/qdnd/baongay.quocphong.xaydungquandoi.3524.qdnd Phù hiệu ngành Hậu cần quân đội]
*[http://web.archive.org/web/20070313114316/http://www.qdnd.vn/qdnd/baongay.quocphong.xaydungquandoi.3524.qdnd Phù hiệu ngành Hậu cần quân đội]
{{Trường quân sự Việt Nam}}
{{Trường quân sự Việt Nam}}



Phiên bản lúc 13:06, ngày 23 tháng 8 năm 2014

Học viện Hậu cần là học viện quân sự trực thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam, có nhiệm vụ đào tạo sĩ quan và nhân viên ngành hậu cần cho Quân đội Nhân dân Việt Nam.

  • Trụ sở chính: phường Ngọc Thụy, quận Long Biên, Hà Nội. Cơ sở này đào tạo sỹ quan hậu cần trình độ cao đẳng, đại học và sau đại học với các chuyên ngành: chỉ huy tham mưu hậu cần, quân nhu, vận tải, xăng dầu, doanh trại, tài chính. Đào tạo hệ cao đẳng, đại học và sau đại học dân sự với chuyên ngành Tài chính - ngân hàng, Kế toán doanh nghiệp và Kỹ thuật Xây dựng.
  • Cơ sở 2: xã Kim Sơn, thị xã Sơn Tây: Cơ sở này đào tạo nhân cử nhân hệ 3 năm (cử tuyển), bổ túc cán bộ hậu cần ngắn hạn, nhân viên hậu cần trình độ trung học chuyên nghiệp.
  • Cơ sở 3: Kỳ Sơn, Hòa Bình: Khu vực diễn tập dành cho học viên trung, sư đoàn.

Ngày 7 tháng 2 năm 1993, Bộ Giáo dục và Đào tạo ra quyết định công nhận trình độ đào tạo đại học quân sự cho Học viện Hậu cần.

Ngày 18 tháng 3 năm 1997, Chính phủ ra quyết định 86/TTg giao nhiệm vụ đào tạo trên đại học cho Học viện Hậu cần.

Lịch sử

Học viện Hậu cần được thành lập ngày 23 tháng 7 năm 1974 trên cơ sở nâng cấp từ Trường Sĩ quan Hậu cần thuộc Tổng cục Hậu cần theo quyết định 188/QĐ-QP của Bộ Quốc phòng.

Trường Sĩ quan Hậu cần được thành lập ngày 15 tháng 6 năm 1951.

Ngày 21 tháng 5 năm 1965 sáp nhập Trường Sĩ quan Kỹ thuật (thành lập tháng 6 năm 1961) vào Trường Sĩ quan Hậu cần.

Tháng 8 năm 1980 lại tách một bộ phận Học viện Hậu cần để tái lập Trường Sĩ quan Hậu cần.

Tháng 12 năm 1981 chuyển Học viện Hậu cần thuộc Tổng cục Hậu cần sang trực thuộc Bộ Quốc phòng.

Tháng 3 năm 1996 lại sáp nhập Trường Sĩ quan Hậu cần (Tổng cục Hậu cần) vào Học viện Hậu cần.

Chỉ huy, lãnh đạo

  • Giám đốc: Thiếu tướng PGS, TS Lưu Văn Miểu
  • Chính ủy: Thiếu tướng TS Vũ Văn Đức
  • Phó chính ủy: Thiếu tướng TS Đặng Nam Điền; Thiếu tướng Vũ Mạnh Hà
  • Phó giám đốc phụ trách Đào tạo: Đại tá PGS, TS Phạm Đức Dũng
  • Phó giám đốc phụ trách Khoa học, Hậu cần: Đại tá PGS, TS Trần Đình Hướng
  • Phó giám đốc phụ trách Quân sự, Kỹ thuật: Thiếu tướng Đào Xuân Hước (nguyên Phó Tư Lệnh Quân Đoàn 2)

Các cơ quan

  • Phòng Đào tạo;
  • Phòng Khoa học quân sự;
  • Phòng Chính trị;
  • Phòng Hậu cần;
  • Văn phòng;
  • Phòng Kỹ thuật;
  • Phòng Sau đại học;
  • Phòng Thông tin khoa học quân sự;
  • Ban Tài chính;
  • Trung tâm Sản xuất và Thực hành huấn luyện;
  • Ban Quản lý công trình;
  • Viện Nghiên cứu khoa học hậu cần quân sự;
  • Tạp chí Nghiên cứu khoa học hậu cần quân sự;
  • Ban Khảo thí và đảm bảo chất lượng giáo dục - đào tạo.

Các khoa đào tạo

  • Khoa Chỉ huy hậu cần;
  • Khoa Quân nhu;
  • Khoa Vận tải;
  • Khoa Xăng dầu;
  • Khoa Doanh trại;
  • Khoa Tài chính;
  • Khoa Quân sự;
  • Khoa Công tác Đảng, công tác chính trị;
  • Khoa Lý luận Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh;
  • Khoa Khoa học cơ bản;
  • Khoa Ngoại ngữ;
  • Khoa Quân sự biệt phái - Đại học KTQD;
  • Khoa Quân sự biệt phái - Học viện TCKT;
  • Khoa Hậu cần chiến dịch.

Các đơn vị quản lý học viên

  • Hệ Đào tạo sau đại học;[1]
  • Hệ Chỉ huy tham mưu hậu cần;
  • Hệ Chuyên ngành;
  • Hệ Quốc tế;
  • Hệ Dân sự;
  • Tiểu đoàn 1;
  • Tiểu đoàn 2;
  • Tiểu đoàn 3;
  • Tiểu đoàn 4;
  • Tiểu đoàn 5.

Hiệu trưởng, Giám đốc qua các thời kỳ

  • TS. Trần Đăng Ninh - Chủ nhiệm Tổng cục Cung cấp - người trực tiếp chỉ đạo Lớp huấn luyện cán bộ cung cấp đầu tiên, tiền thân của Học viện Hậu cần (6/1951);
  • TS. Nguyễn Thanh Bình - Bí thư chi bộ Lớp huấn luyện cán bộ cung cấp đầu tiên, Hiệu trưởng kiêm Chính uỷ trường Hậu cần (1953);
  • Trung tướng Bùi Phùng - Phụ trách Hiệu trưởng (1959);
  • Đại tá Hoàng Xuân - Hiệu trưởng (1961);
  • Thiếu tướng Nguyễn Đan Thành - Hiệu trưởng (1969);
  • Thiếu tướng Trần Chí Cường - Hiệu trưởng (1970);
  • Thiếu tướng Hoàng Kiện, Giám đốc Học viện (1974);
  • Thiếu tướng Bùi Nam Hà, Giám đốc Học viện (1981);
  • Thiếu tướng Hoàng Điền, Giám đốc Học viện(1982);
  • Thiếu tướng GS. Đặng Ngọc Giao, Giám đốc Học viện (1988);
  • Thiếu tướng TS. Phạm Tuyến, Giám đốc Học viện (1995);
  • Trung tướng GS-TS. Đồng Minh Tại, Giám đốc Học viện (2003);
  • Thiếu tướng PGS-TS. Lưu Văn Miểu, Giám đốc Học viện (2011).

Tham khảo

  1. ^ Gọi tắt là Hệ 1: quản lý các đối tượng Sau đại học trong đó có 22 khóa cao học hậu cần, hiện nay là lớp cao học Hậu cần 22 gồm 21 học viên.

Xem thêm

Liên kết ngoài