Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Ilyushin Il-28”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
JAnDbot (thảo luận | đóng góp)
n robot Thêm: lv:IL-28
TVT-bot (thảo luận | đóng góp)
n Bot: hr:Iljušin Il-28 is a featured article
Dòng 156: Dòng 156:
[[en:Ilyushin Il-28]]
[[en:Ilyushin Il-28]]
[[fr:Iliouchine Il-28]]
[[fr:Iliouchine Il-28]]
[[hr:Iljušin Il-28]]
[[hr:Iljušin Il-28]] {{Liên kết chọn lọc|hr}}
[[it:Ilyushin Il-28]]
[[it:Ilyushin Il-28]]
[[lv:IL-28]]
[[lv:IL-28]]

Phiên bản lúc 10:55, ngày 8 tháng 5 năm 2009

Il-28
Phiên bản căn bản của Il-28 với cờ của Không quân Ba Lan
KiểuMáy bay ném bom
Hãng sản xuấtIlyushin, HAMC
Chuyến bay đầu tiên8 tháng 7-1948
Được giới thiệu1950
Khách hàng chính{{{alias}}} Không quân Xô viết và 24 quốc gia khác
Số lượng sản xuấtkhoảng 6.000

Ilyushin Il-28 là một máy bay ném bom phản lực ban đầu được chế tạo cho Không quân Xô viết và là chiếc đầu tiên kiểu như vậy đi tới giai đoạn sản xuất hàng loạt tại Liên bang Xô viết. Nó cũng được chế tạo theo giấy phép tại Trung Quốc với ký hiệu Hong H-5. Tên hiệu của NATO cho loại máy bay này là Beagle với loại ném bom, Il-28R cho phiên bản trinh sát, và Il-28T ném bom-phóng thuỷ lôi, và Mascot cho phiên bản Il-28U huấn luyện. Ước tính cho thấy tổng số máy bay chế tạo tại cả hai nước trong khoảng 2.000 tới 6.000 chiếc. Trong thập niên 1990, hàng trăm chiếc vẫn hoạt động trong không quân nhiều nước, hơn 40 năm sau lần đầu xuất hiện của Il-28.

Chiếc máy bay này có hình dáng bên ngoài theo quy ước, với cánh cao, không chéo phía sau mang động cơ lớn phía dưới. Phi công ném bom ngồi phía mũi kính, phía đuôi có hai khẩu pháo 23mm. Những đặc điểm đó giống với kiểu bố trí của máy bay ném bom tầm trung thời Chiến tranh thế giới thứ hai trước đó, nhưng các bề mặt đuôi chéo phía sau và buồng lái kính nổi của phi công và ghế phóng là các đặc điểm tương tự các loại máy bay khác ở thời kỳ của nó, khiến nó vừa mang các đặc điểm mới vừa có những đặc điểm cũ.

Hoạt động

Il-28 trong một bảo tàng

Il-28 đã được xuất khẩu rộng rãi, phục vụ trong không quân khoảng 20 quốc gia từ các nước thuộc khối Hiệp ước Warsaw tới lực lượng không quân các nước Trung Đông và Châu Phi. Ai Cập là một khách hàng từ sớm, và việc tiêu diệt những chiếc Il-28 của Ai Cập trên mặt đất là một ưu tiên đối với Không quân Israel trong cuộc Khủng hoảng kênh Suez, Chiến tranh Sáu Ngày, và Chiến tranh Yom Kippur. Liên bang Xô viết đang trong quá trình cung cấp máy móc để lắp ráp loại máy bay này tại Cuba thì gặp cuộc Khủng hoảng tên lửa Cuba khiến kế hoạch bị trì hoãn, sau đó Nikita Khrushchev đã đồng ý rút bỏ. Kiểu máy bay này cũng đã được chứng kiến hoạt động hạn chế tạo Việt Nam và trong các lực lượng Xô viết tại Afghanistan. Bốn chiếc Il-28 của Ai Cập và hai chiếc của Liên xô cũ (đều với phi đội Ai Cập) đã được Không quân Nigeria sử dụng trong Những cuộc chiến tranh Biafra. Những chiếc Il-28 của Yemen đã tham gia vào cuộc nội chiến ở nước này. Phần Lan cũng có bốn chiếc kiểu này được chuyển giao trong giai đoạn 1961 - 1966. Chúng còn hoạt động cho tới tận thập niên 1980.

Liên bang Xô viết đã cho rút lui loại máy bay này trong thập niên 1980, tuy những chiếc cuối cùng do Liên Xô chế tạo vẫn hoạt động tại Ai Cập cho đến tận những năm 1990. Những chiếc Il-28 do Trung Quốc chế tạo được đặt tên định danh H-5 và được sản xuất tại HAMC cũng hoạt động cho tới những năm 1990, với số lượng tới vài trăm chiếc tại Trung Quốc, và một số lượng nhỏ hơn ở Bắc Triều TiênRumani. Ba phiên bản chính của Trung Quốc là H-5 ném bom, HJ-5 huấn luyện, và H-5R (HZ-5) trinh sát tầm xa (so sánh với phiên bản trinh sát Shenyang J-6), và sau này là phiên bản HD-5 ECM/ESM. Hai phiên bản sau đã được hủy bỏ từng bước.

Biến thể

Ilyushin Il-28RTR, bảo tàng Kbely, Prague
  • Il-28 – Phiên bản ném bom 3 chỗ
  • Il-28D – Phiên bản ném bom hạt nhân tầm xa cho Không quân Xô viết
  • Il-28R – Phiên bản trinh sát chiến thuật 3 chỗ
  • Il-28REB – Phiên bản gây nhiễu điện tử, tác chiến điện tử
  • Il-28RTR – Phiên bản trinh sát điện tử
  • Il-28S – Phiên bản cánh xuôi, bị loại bỏ trước khi hoàn thành
  • Il-28T – Phiên bản oanh tạc phóng ngư lôi cho Không quân Hải quân Xô viết, có thể chứa 1 ngư lôi lớn hoặc 2 ngư lôi nhỏ trong khoang chứa vũ khí.
  • Il-28P – Phiên bản dân sự vận chuyển bưu phẩm cho hãng Aeroflot. Trong một số báo cáo, nó có tên gọi là Il-20
  • Il-28U – Phiên bản huấn luyện
  • Il-28ZA – Phiên bản lấy mẫu không khí
  • H-5 – Phiên bản ném bom của Trung Quốc
  • HJ-5 – Phiên bản huấn luyện của Trung Quốc
  • H-5R hay (HZ-5): Phiên bản trinh sát ảnh tầm xa đã được hủy bỏ từng bước của Trung Quốc
  • HD-5 – Phiên bản ECM/ESM của Trung Quốc đang được hủy bỏ
  • H-5 Testbed – Phiên bản thử nghiệm ghế phóng của Trung Quốc, cuối cùng đã được thay thế bằng phiên bản thử nghiệm Shenyang J-6
  • B-5 – Tên gọi xuất khẩu của H-5
  • B-228 – Il-28 chế tạo bởi hãng Avia theo giấy phép ở Tiệp Khắc
  • CB-228 – Il-28U chế tạo bởi hãng Avia theo giấy phép ở Tiệp Khắc

Các quốc gia sử dụng

Bắc Triều Tiên là bên sử dụng cuối cùng loại Il-28 với khoảng 80 chiếc đang hoạt động. xem Không quân Bắc Triều Tiên.

Các bên sử dụng Il-28
Một chiếc Il-28 ném bom của Iraq bị vứt bỏ tại Al Taqaddum, Iraq.
Một chiếc Il-28 tại bảo tàng ở Berlin-Gatow.
  •  Afghanistan: 54, gồm 4 chiếc phiên bản Il-28U, được Không quân Afghanistan mua từ năm 1957. Những chiếc huấn luyện duy nhất được sử dụng tới tận năm 1994.[1][2]
  •  Albania: 11 chiếc đã được thông báo hoạt động trong Không quân Albani. Chỉ một chiếc Il-28 được mua năm 1957 và sau đó bán cho Trung Quốc năm 1971 như một phần của hợp đồng mua 10 chiếc H-5 và hoạt động tới tận năm 1999[3].
  •  Algérie
  •  Bulgaria
  •  Trung Quốc: Hàng trăm chiếc đã được PLAAFPLAN sử dụng. Ban đầu được trang bị với những chiếc do Liên Xô sản xuất, Trung Quốc bắt đầu tự sản xuất hoàn toàn loại máy bay này với tên gọi H-5 năm 1965. Một số lượng nhỏ có thể vẫn còn hoạt động với các vai trò khác[1].
  •  Cuba: 42 chiếc Il-28N đã được đưa tới Cuba, nhưng nhanh chóng bị đưa trở lại Liên xô sau vụ Khủng hoảng Tên lửa Cuba[1].
  • {{{alias}}} Tiệp Khắc: Các phiên bản gồm cả loại Il-28 và Il-28U của Liên xô chế tạo cũng như B-228 và CB-228 do Avia chế tạo[1].
  • {{{alias}}} Đông Đức: Chủ yếu dùng kéo mục tiêu và thử nghiệm động cơ.
  •  Ai Cập
  •  Phần Lan: 4 chiếc được mua trong thập niên 1960, và được dùng để kéo mục tiêu[1].
  •  Hungary
  •  Indonesia: 12 chiếc Il-28 được mua năm 1961. Tất cả chúng đều thuộc Skadron 21 đóng tại Căn cứ Không quân Kemayoran, Jakarta. Đã được dùng khi chuẩn bị Chiến dịch TRIKORA năm 1962 (tái chiếm Tây New Guinea từ Hà Lan) tại Tây New Guinea (hiện là, Papua và Papua Barat). Tất cả đã ngừng hoạt động năm 1969. Không còn phục vụ từ năm 1970.
  •  Iraq
  •  Maroc
  •  Bắc Triều Tiên: H-5 chiếc hoạt động.
  • {{{alias}}}
  •  Yemen
  •  Nigeria
  •  Ba Lan
  •  România 40 năm hoạt động, đã được cho nghỉ từ 06/2001.
  •  Somalia
  • {{{alias}}} Nam Yemen
  •  Liên Xô: Khoảng 1.500 chiếc hoạt động trong VVS, AVMF, và Hải quân Xô viết, các chiến dịch bắt đầu từ năm 1950. Hoạt động tại mặt trận kéo dài suốt thập niên 1950, một vài chiếc tới tận thập niên 1980. Một lượng nhỏ máy bay giải giới được cung cấp cho Aeroflot[1].
  •  Syria
  • Việt Nam

Chiếc Il-28 đầu tiên ở phương Tây

Ngày 11 tháng 11 năm 1965, Li Xianbin (李显斌), một đại uý thuộc Không quân Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLAAF) lái chiếc Ilyushin Il-28 của Sư đoàn số 8 đã đào tẩu khi lái chiếc máy bay ném bom số hiệu 0195 từ Căn cứ không quân Jianqiao (笕桥) ở Hangzhou tới Sân bay Quốc tế Tưởng Giới Thạch, và đây là chiếc Il-28 hoàn chỉnh đầu tiên rơi vào tay phương Tây. Lian Baosheng (廉保生), sĩ quan radio/pháo thủ đuôi đã chết và hoa tiêu Li Caiwang (李才旺) bị bắt sống sau khi tự sát không thành công. Cả hai người sống sót đều được tặng thưởng huân chương của Không quân Trung Hoa Dân Quốc. Li Xianbin (李显斌) được trao thưởng 2.000 tael (xấp xỉ 70 kg) vàng, còn Li Caiwang (李才旺) được thưởng 1.000 tael (xấp xỉ 35 kg) vàng. Bởi Lian Baosheng (廉保生) đã chết, phần thưởng 1.000 tael của ông được chia đều cho Li Xianbin (李显斌) và Li Caiwang (李才旺).

Đặc điểm kỹ thuật (Il-28)

Đặc điểm chung

  • Phi đội: ba người (phi công, người cắt bom, pháo thủ)
  • Chiều dài: 17.60 m (57 ft 9 in)
  • Sải cánh: 21.50 m (70 ft 6 in)
  • Chiều cao: 6.70 m (22 ft 0 in)
  • Diện tích cánh: 60.8 m² (654 ft²)
  • Trọng lượng rỗng: 11.890 kg (26.210 lb)
  • Trọng lượng chất tải: 17.700 kg (39.000 lb)
  • Trọng lượng cất cánh tối đa: 21.200 kg (46.700 lb)
  • Động cơ: 2xKlimov VK-1, 53.8 kN (12.090 lbf) mỗi chiếc


Thao diễn

  • Tốc độ tối đa: 900 km/h (486 kt, 560 mph)
  • Tầm hoạt động: 2.180 km (1.177 nm, 1.350 dặm)
  • Trần bay: 12.300 m (40.400 ft)
  • Tốc độ lên: 900 m/min (2.950 ft/min)
  • Chất tải cánh: 291 kg/m² (59.6 lb/ft²)
  • Lực đẩy/Trọng lượng: 1:3.2


Trang bị vũ khí

  • 4 × pháo Nudelman NR-23 (2 phía mũi, 2 phía đuôi)
  • 3.000 kg (6.600 lb) bom ở khoang trong

Tham khảo

  1. ^ a b c d e f The Ilyushin Il-28 "Beagle", Air Vectors
  2. ^ Afghanistan (AFG), World Air Forces - Historical Listings
  3. ^ Albania (ALB), World Air Forces - Historical Listings

Chủ đề liên quan

Máy bay có cùng sự phát triển

Máy bay có tính năng tương đương

Danh sách