Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nguyễn Phúc Như Mai”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 12: Dòng 12:
| nơi sinh = [[El Biar]], [[Algérie]]
| nơi sinh = [[El Biar]], [[Algérie]]
| mất = {{Ngày mất và tuổi|1999|11|1|1905|8|17}}
| mất = {{Ngày mất và tuổi|1999|11|1|1905|8|17}}
| nơi mất = [[Vigeois]], [[Dordogne]], [[Pháp]]
| nơi mất = [[Thonac]], [[Dordogne]], [[Pháp]]
| ngày an táng =
| ngày an táng =
| nơi an táng = Làng Thonac, [[Vigeois]] ,[[Dordogne]], [[Pháp]].
| nơi an táng = Làng [[Thonac]], [[Dordogne]], [[Pháp]].
}}
}}
[[Công chúa]] '''Nguyễn Phúc Như Mai''' <ref>Tên của Công chúa là Như Mai. Vì thế muốn cho người Pháp đọc là Mai thì phải viết là May. Chính Công chúa cũng viết tên mình là May. Nếu viết Mai người Pháp sẽ đọc là “Me”, rất xa lạ với tên thật của Công chúa</ref> ([[1905]] – [[1999]]) là con gái trưởng của Hoàng đế [[Hàm Nghi]], [[nhà Nguyễn]] với vợ là bà Marcelle Laloë.
[[Công chúa]] '''Nguyễn Phúc Như Mai''' <ref>Tên của Công chúa là Như Mai. Vì thế muốn cho người Pháp đọc là Mai thì phải viết là May. Chính Công chúa cũng viết tên mình là May. Nếu viết Mai người Pháp sẽ đọc là “Me”, rất xa lạ với tên thật của Công chúa</ref> ([[1905]] – [[1999]]) là con gái trưởng của Hoàng đế [[Hàm Nghi]], [[nhà Nguyễn]] với vợ là bà Marcelle Laloë.

Phiên bản lúc 16:01, ngày 6 tháng 9 năm 2014

Như Mai
Công chúa Việt Nam
Công chúa Như Mai lúc trẻ.
Thông tin chung
Sinh17 tháng 8, 1905
El Biar, Algérie
Mất1 tháng 11, 1999(1999-11-01) (94 tuổi)
Thonac, Dordogne, Pháp
An tángLàng Thonac, Dordogne, Pháp.
Tên đầy đủ
Nguyễn Phúc Như Mai ,Nhu-May Marcelle Suzanne Henriette Ung Lich Ham Nghi d’An -nam
Hoàng tộcNhà Nguyễn
Thân phụHàm Nghi
Thân mẫuMarcelle Laloë

Công chúa Nguyễn Phúc Như Mai [1] (19051999) là con gái trưởng của Hoàng đế Hàm Nghi, nhà Nguyễn với vợ là bà Marcelle Laloë.

Tiểu sử

Tên khai sinh của bà tại Alger là Princess Nhu-May Marcelle Suzanne Henriette Ung Lich Ham Nghi d’An -nam, sinh ngày 17 tháng 8 năm 1905, tại Biệt thư Ngàn thông (Villa des Pins), làng El-Biar, gần Alger-con gái trưởng của nhà vua yêu nước Hàm Nghi và Vương phi Marcelle Aimée Léonie Laloe. Công chúa là người phụ nữ Việt Nam đầu tiên đỗ Thạc sĩ Nông lâm, mà lại đỗ thủ khoa, trên cả hàng chục nhà khoa bảng của Pháp. Kết quả này đã làm ngạc nhiên giới báo chí Paris hồi cuối những năm hai mươi của Thế kỷ XX. Ngoài bằng Thạc sĩ Nông lâm, Công chúa còn có nhiều bằng về hóa sinh học. Nhưng trước khi mọi người biết đến tài năng của bà, người ta đã vô cùng kính phục cái bản lãnh con gái một ông vua Việt Nam yêu nước của bà. Theo Công chúa Như Lý, Công chúa Như Mai là một người cởi mở, làm việc có phương pháp khoa học và năng nổ. Công chúa luôn được người trên kẻ dưới quý trọng với tên gọi trìu mến là “Princesse d’Annam” (Bà Công chúa An Nam). Suốt thời gian theo học Đại học, bà thường phục sức theo kiểu đàn bà Việt Nam. Các nhà báo hỏi vì sao bà lại ăn mặc như thế, bà cho biết:

Đỗ xong bằng Thạc sĩ Nông Lâm, Công chúa Như Mai về Alger sống với vua cha một năm, sau đó bà trở lại Pháp đi thực tập rồi làm việc tại Viện Nghiên cứu nông nghiệp Pháp (Institut Agricole Fancaise) trước khi đến phục vụ ở các tỉnh Dordogne và Corrèze

Công chúa Như Mai đem kỹ thuật trồng trọt về giúp dân nghèo Dordogne và Corrèze, biến vùng đất này trở thành một vùng nông nghiệp phát triển nên bà được dân địa phương hết sức quý trọng, bầu bà vào giữ nhiều vị trí chủ chốt ở địa phương. Làm việc tại Pháp, nhưng lòng dạ của bà luôn nhớ về biệt thự Gia Long thuộc làng El Biar bên Alger - nơi cha mẹ bà đang sống. Ba là tác giả hai tác phẩm được người đương thời rất trân trọng là:

  • Tương tế và hợp tác nông nghiệp ở Algérie (La Mutualité et la coopération agricoles en Algérie,(1929)
  • Vai trò của người phụ nữ ở thuộc địa” (Le rôle de la Femme dans la Colonisation, 1930)

Để suốt đời được phụng dưỡng cha mẹ, Công chúa Như Mai không lập gia đình. Bà là nghiệp chủ lâu đài De Losse ở Dordogne. Lâu đài De Losse tọa lạc trong một khu vườn rộng mênh mông, xây dựng xong từ năm 1576. Lâu đài này đã được nhà nước Pháp xếp hạng di tích văn hoá lịch sử từ năm 1928. Đến khi sắp bước vào tuổi "cổ lai hy", Công chúa Như Mai không còn khả năng tài chính để tu sửa, bảo quản lâu đài được nữa. bà phải bán lâu đài De Losse cho một người Pháp

Bà qua đời vào ngày 1 tháng 11 năm 1999 tại Bệnh viện Thị xã Saint-Pièrre ở Vigeois/Corrèze. Thi hài bà được táng trong ngôi mộ chung với thân phụ, thân mẫu, em trai và người quản gia của bà.

Gia đình

Ngoài Công chúa Như Mai, Hoàng đế Hàm Nghi cùng vợ còn có thêm một con trai và một con gái:

  • Hoàng tử Minh Đức, tức Jean Ung Lich Ham Nghi d’Annam: sinh tại Biệt thự Gia Long, El-Biar (gần Algiers, Algérie) (6 tháng 7, 1910 - 1990). Kết hôn với Renée-Paule Bonnaud, tức Renée-Paule Minh Đức (8 tháng 10, 1918) vào ngày 14 tháng 12, 1945

Nguồn

Tham khảo

  1. ^ Tên của Công chúa là Như Mai. Vì thế muốn cho người Pháp đọc là Mai thì phải viết là May. Chính Công chúa cũng viết tên mình là May. Nếu viết Mai người Pháp sẽ đọc là “Me”, rất xa lạ với tên thật của Công chúa