Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lạc đà không bướu”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
→‎Tham khảo: Alphama Tool
Dòng 51: Dòng 51:
[[Thể loại:Động vật lớn]]
[[Thể loại:Động vật lớn]]
[[Thể loại:Động vật được mô tả năm 1758]]
[[Thể loại:Động vật được mô tả năm 1758]]
[[Thể loại:Họ Lạc đà]]

Phiên bản lúc 08:06, ngày 22 tháng 9 năm 2014

Lạc đà không bướu
Một con lạc đà không bướu đang nằm nghỉ
Tình trạng bảo tồn
Đã thuần hóa
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Động vật
Ngành (phylum)Động vật có dây sống
Lớp (class)Mammalia
Bộ (ordo)Artiodactyla
Họ (familia)Camelidae
Chi (genus)Lama
Loài (species)L. glama
Danh pháp hai phần
Lama glama
(Linnaeus, 1758)
Phân bố lạc đà không bướu đã thuần hóa
Phân bố lạc đà không bướu đã thuần hóa

Lạc đà không bướu (tên khoa học Lama glama) là một loài động vật thuộc họ CamelidaeNam Mỹ. Lạc đà không bướu đã được nuôi lấy thịt và sức kéo bởi các nền văn hóa Andes từ thời kỳ tiền Columbus.

Một con lạc đà không bướu trưởng thành đầy đủ có thể cao 1,7 đến 1,8 m (5,5 đến 6,0 ft) và nặng 130 đến 200 kilôgam (280 đến 450 lb). Lúc mới sinh, lạc đà không bướu con (còn gọi là cria) có thể nặng từ 9 đến 14 kg (20 đến 30 lb). Lạc đà không bướu có thể sống đến 20-30 năm, tùy theo điều kiện chăm sóc. Lạc đà không bướu là loài vật sống rất tập thể, chúng thường chung sống thành bày đàn. Lông lấy từ lạc đà không bướu rất mềm và không có lanolin (mỡ ở lông). Lạc đà không bướu cũng là loài động vật thông minh, chúng có thể học được một số việc sau vài lần bắt chước. Lạc đà không bướu có thể thồ được hàng nặng 25% đến 30% trọng lượng cơ thể suốt quãng đường 5-8 dặm[1].

Cái tên gốc llama (trước đây là "lama" hoặc "glama") là do những người khai phá châu Âu đặt theo cách gọi của người Peru bản xứ.[2]

Lạc đà không bướu đã xuất hiện và có nguồn gốc từ các đồng bằng trung tâm ở Bắc Mỹ từ khoảng 40 triệu năm trước. Chúng di cư đến Nam Mỹ 3 triệu năm trước. Trước khi kỷ băng hà kết thúc (10.000-12.000 năm trước), các loài thuộc họ Camelidae đã bị tuyệt chủng ở Bắc Mỹ.[1] Từ năm 2007, có trên 7 triệu con llama cà alpaca ở Nam Mỹ. Do được nhập từ Nam Mỹ vào cuối thế kỷ 20 cũng có hơn 158.000 con llama và 100.000 con alpaca ở Hoa KỳCanada.[3]

Chú thích

  1. ^ a b “Llama”. Oklahoma State University. 25 tháng 6 năm 2007.
  2. ^ Oxford English Dictionary, 2nd edition, "llama"
  3. ^ South Central Llama Association (22 tháng 1 năm 2009). “Llama Facts”.

Tham khảo

  • Dữ liệu liên quan tới Lama glama tại Wikispecies

Bản mẫu:Liên kết bài chất lượng tốt