Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Iosif Vissarionovich Stalin”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Saruman (thảo luận | đóng góp)
Saruman (thảo luận | đóng góp)
Dòng 208: Dòng 208:


Tới trước [[Thế chiến thứ hai]], từ một nước có nền sản xuất lạc hậu với tổng sản lượng công nghiệp chỉ đứng thứ 6 thế giới của [[Đế quốc Nga]] (năm 1917), Liên Xô đã vươn lên trở thành cường quốc công nghiệp thứ 2 thế giới và đứng đầu châu Âu, vượt qua Anh-Pháp-Đức và chỉ đứng sau Mỹ<ref name=rus />. Sản lượng công nghiệp năm 1937 đã tăng gấp 4,5 lần so với năm 1927 (so với năm 1917 thì tăng gần gấp 20 lần) và chiếm 77,4% tổng sản phẩm kinh tế quốc dân. Thu nhập bình quân đầu người tăng 3 lần so với 1927. Sản xuất quốc phòng tăng 2,8 lần chỉ sau 5 năm, vũ khí trang bị và trình độ cơ giới hóa cho quân đội Liên Xô đã đạt tương đương với các cường quốc khác<ref name="ReferenceC"/><ref>Harrison M., Davis R. W. The Soviet Military-Economic Effort during the Second Five-Year Plan (1933—1937) // Europe-Asia Studies. 1997. Vol. 49, No. 3. P. 369.</ref>
Tới trước [[Thế chiến thứ hai]], từ một nước có nền sản xuất lạc hậu với tổng sản lượng công nghiệp chỉ đứng thứ 6 thế giới của [[Đế quốc Nga]] (năm 1917), Liên Xô đã vươn lên trở thành cường quốc công nghiệp thứ 2 thế giới và đứng đầu châu Âu, vượt qua Anh-Pháp-Đức và chỉ đứng sau Mỹ<ref name=rus />. Sản lượng công nghiệp năm 1937 đã tăng gấp 4,5 lần so với năm 1927 (so với năm 1917 thì tăng gần gấp 20 lần) và chiếm 77,4% tổng sản phẩm kinh tế quốc dân. Thu nhập bình quân đầu người tăng 3 lần so với 1927. Sản xuất quốc phòng tăng 2,8 lần chỉ sau 5 năm, vũ khí trang bị và trình độ cơ giới hóa cho quân đội Liên Xô đã đạt tương đương với các cường quốc khác<ref name="ReferenceC"/><ref>Harrison M., Davis R. W. The Soviet Military-Economic Effort during the Second Five-Year Plan (1933—1937) // Europe-Asia Studies. 1997. Vol. 49, No. 3. P. 369.</ref>

Đại hội Đảng Cộng sản Liên Xô năm 1939 đã thông qua kế hoạch 5 năm lần thứ ba (1938-1942), đề ra nhiệm vụ đuổi kịp và vượt qua các nước Tư bản không chỉ về tổng sản lượng mà còn cả về mặt sản lượng tính theo đầu người. Dự tính đến cuối năm 1942 sẽ tăng sản lượng công nghiệp lên gấp đôi so với năm 1937, sẽ mở rộng công nghiệp than và luyện kim ở [[Viễn Đông]], xây dựng cơ sở dầu lửa ở khu vực sông Vônga và Uran. Trong vòng 3 năm của kế hoạch (1938-1940) sản phẩm công nghiệp tăng 45% và tới giữa năm 1941, tức là trước khi chiến tranh nổ ra đã đạt được 86% tổng sản phẩm ấn định trong Kế hoạch 5 năm lần thứ 3. Từ năm 1938 đến tháng 6 năm 1941 đã xây dựng và đưa vào hoạt động khoảng 3.000 nhà máy, xí nghiệp, hầm mỏ và nhà máy thuỷ điện. Trong khắp các nước cộng hoà cũng mọc lên nhiều công trình xây dựng mới<ref name=hnue></ref>.


Giáo sư Kolesov tin rằng nếu không có các chính sách công nghiệp hóa của Stalin thì Liên Xô không thể duy trì nền độc lập chính trị và kinh tế của đất nước. Giá trị của công nghiệp hóa đã được xác định trước bởi tình trạng lạc hậu về kinh tế và một thời hạn quá ngắn để loại bỏ nó. Theo Kolesov, Liên Xô đã loại bỏ tình trạng lạc hậu của đất nước chỉ trong thời gian rất ngắn là 13 năm (ngay trước khi [[Đức Quốc xã]] tấn công Liên Xô).<ref name="Kolesov">''Колесов Н. Д.'' [http://www.m-economy.ru/art.php?nArtId=119 Экономический фактор победы в битве под Сталинградом] // Проблемы современной экономики. 2002. № 3.</ref>
Giáo sư Kolesov tin rằng nếu không có các chính sách công nghiệp hóa của Stalin thì Liên Xô không thể duy trì nền độc lập chính trị và kinh tế của đất nước. Giá trị của công nghiệp hóa đã được xác định trước bởi tình trạng lạc hậu về kinh tế và một thời hạn quá ngắn để loại bỏ nó. Theo Kolesov, Liên Xô đã loại bỏ tình trạng lạc hậu của đất nước chỉ trong thời gian rất ngắn là 13 năm (ngay trước khi [[Đức Quốc xã]] tấn công Liên Xô).<ref name="Kolesov">''Колесов Н. Д.'' [http://www.m-economy.ru/art.php?nArtId=119 Экономический фактор победы в битве под Сталинградом] // Проблемы современной экономики. 2002. № 3.</ref>

Phiên bản lúc 10:32, ngày 25 tháng 9 năm 2014

Iosif Stalin
Иосиф Сталин
იოსებ სტალინი
Stalin tại Hội nghị Tehran năm 1943.
Chức vụ
Nhiệm kỳ3 tháng 4 năm 1922 – 16 tháng 10 năm 1952
Tiền nhiệmVyacheslav Molotov
(dưới vai trò Bí thư Thừa nhiệm)
Kế nhiệmNikita Khrushchev
(Bí thư thứ nhất)
Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô
Nhiệm kỳ6 tháng 5 năm 1941 – 5 tháng 3 năm 1953
Tiền nhiệmVyacheslav Molotov
Kế nhiệmGeorgy Malenkov
Dân ủy (Bộ trưởng) Quốc phòng Liên Xô
Nhiệm kỳ19 tháng 7 năm 1941 – 25 tháng 2 năm 1946
Tiền nhiệmSemyon Timoshenko
Kế nhiệmNikolai Bulganin
sau giai đoạn bỏ trống
Thành viên Ban Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô
Nhiệm kỳ3 tháng 4 năm 1922 – 5 tháng 3 năm 1953
Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Liên Xô
Nhiệm kỳ8 tháng 3 năm 1919 – 5 tháng 3 năm 1953
Thông tin chung
Danh hiệuAnh hùng Liên Xô Anh hùng Liên Xô





Quốc tịchGruzia
Sinh(1878-12-18)18 tháng 12 năm 1878
Gori, tỉnh Tiflis, Đế quốc Nga
Mất5 tháng 3 năm 1953(1953-03-05) (74 tuổi)
Kuntsevo Dacha, Kuntsevo, Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga, Liên Xô
Nơi an nghỉLăng Lenin, Moscow (1953-1961)
Nghĩa trang tường Điện Kremli, Moskva (từ năm 1961)
Tôn giáoKhông, khi nhỏ theo Chính thống giáo Đông phương Gruzia
Đảng chính trịĐảng Cộng sản Liên Xô
Cha mẹBesarion JughashviliKetevan Geladze
Con cáiYakov Dzhugashvili, Vasily Dzhugashvili, Svetlana Alliluyeva
Chữ ký
Binh nghiệp
Thuộc Liên Xô
Phục vụQuân đội Liên Xô
Năm tại ngũ1943–1953
Cấp bậcNguyên soái Liên Xô (1943–1945)
Đại nguyên soái Liên Xô (1945–1953)
Chỉ huyTất cả (lãnh đạo tối cao)
Tham chiếnThế chiến thứ hai

Iosif Vissarionovich Stalin (phát âm:ˈjosʲɪf vʲɪsɐˈrʲonəvʲɪt͡ɕ ˈstalʲɪn (18.12.1878 – 2.3.1953) là lãnh đạo tối cao của Liên bang Xô viết từ giữa thập niên 1920 cho đến khi qua đời năm 1953.

Là một nhà cách mạng Bolshevik tham gia vào Cách mạng tháng Mười năm 1917, Stalin nhậm chức Tổng bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng năm 1922, khi đó chỉ là một vị trí ít có quyền lực. Stalin chiến thắng trong cuộc đấu tranh quyền lực sau khi Lenin qua đời năm 1924 và đến khoảng cuối thập niên 1920 nắm quyền tối cao tuyệt đối ở Liên Xô qua các thời kỳ công nghiệp hóa và hợp tác hóa những năm 30, Chiến tranh Xô-Đức và thời kỳ đầu Chiến tranh Lạnh. Bên cạnh vị trí lãnh đạo đảng, ông cũng từng đảm nhiệm các vị chí Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Dân ủy (tức Bộ trưởng) Quốc phòng Liên Xô, và tự phong hàm Đại Nguyên soái Liên Xô.

Trong thời kỳ cầm quyền của mình, Stalin đã không ngừng tiến hành các biện pháp đàn áp, bao gồm giam giữ, tra tấn, trục xuất và hành quyết, các đối thủ chính trị hoặc những người mà ông cho là nguy hiểm, đỉnh cao là cuộc Đại thanh trừng những năm 1930, dẫn tới cái chết của hàng trăm nghìn tới hàng triệu người. Stalin cũng xây dựng và khuyến khích tệ sùng bái cá nhân bản thân ông ta, một điều mà sau khi ông qua đời, Khrushchev tiến hành lên án. Mặt khác, trong thời kỳ lãnh đạo của Stalin, với việc Quốc tế Cộng sản đóng ở Moskva và Liên Xô trỗi dậy thành một siêu cường trong và sau Thế chiến thứ hai, danh tiếng và ảnh hưởng của Stalin đã lan khắp thế giới.

Ngày nay, trong khi nhiều nhà sử học và dư luận phương Tây xem Stalin là một bạo chúa[1], quan điểm của người dân Liên bang Nga về Stalin khá khác nhau, với một tỉ lệ đáng kể xem ông là một anh hùng dân tộc, một vĩ nhân[2][3][4].

Tuổi trẻ

Stalin thời thiếu niên (1894)

Stalin sinh ngày 21 tháng 12 năm 1878 theo lịch Gregory (tức ngày 6 tháng 12 năm 1878 theo lịch Julius) trong một gia đình công nhân đóng giày ở thị trấn Gori của tỉnh Tiflis, Đế quốc Nga, nay thuộc Gruzia với tên GruziaIoseb Besarionisdze Dzhugashvili (იოსებ ბესარიონის ძე ჯუღაშვილი, Ио́сиф Джугашви́ли). Mẹ ông tên là Ketevan Geladze còn cha ông là Besarion Jughashvili, một người thợ sửa giày. Trước Ioseb họ có hai đứa con khác nhưng đều chết yểu.[5]

Khi còn nhỏ Ioseb có nhiều vấn đề về sức khỏe. Ông sinh ra với hai ngón chân trái dính vào nhau.[6] Lên 7 tuổi ông bị đậu mùa và để lại những vết sẹo rỗ cho đến cuối đời. Năm 12 ông bị một tai nạn và tay trái từ đó bị cứng khớp và ngắn hơn tay phải.

Gia đình từng có thời yên ấm cho đến khi Besarion bị nghiện rượu nặng và thường xuyên lạm dụng, đánh đập vợ con.[7] Lên 10 tuổi Ioseb mới bắt đầu học trường dòng nơi học sinh người Gruzia được dạy tiếng Nga, tuy nhiên đến khi trưởng thành giọng Stalin vẫn mang nặng ngữ điệu Gruzia. Cũng khoảng thời gian này cha Ioseb bị trục xuất khỏi Gori do tấn công cảnh sát trưởng địa phương.

Năm 16 tuổi, Ioseb được nhận học bổng vào một Chủng viện Chính thống giáo Gruzia của Tiflis ở Tbilisi. Mặc dù kết quả học tập tốt, Ioseb bị đuổi học năm 1899 sau khi bỏ lỡ kì thi cuối năm. Hồ sơ của chủng viện cũng cho thấy ông đã không thể đóng tiền học.[8]

Khoảng thời gian này, Ioseb đọc được những tác phẩm của Lenin, và gia nhập Đảng Công nhân Xã hội-Dân chủ Nga, một tổ chức Marxist, tới năm 1901 trở thành ủy viên thành ủy Tiflis. Sau khi rời chủng viện, Stalin từng làm công việc thư lại bán thời gian ở một văn phòng khí tượng, nhưng sau một đợt đàn áp của chính quyền, ông rút vào hoạt động ngầm. Ông gia nhập đảng Bolshevik năm 1903 và lấy tên là "Stalin" (Ста́лин), có nghĩa "Mạnh như thép". Trong tiếng Nga, tên đầy đủ của ông là Ио́сиф Виссарио́нович Ста́лин, được chuyển tự là Iosif Vissarionovich Stalin [9]

Ekaterina Svanidze — người vợ đầu của Stalin

Năm 1903, khi Lenin lập ra nhóm Bolshevik bên trong Đảng Công nhân Xã hội Dân chủ, Stalin tích cực tham gia và chứng tỏ mình là một nhà tổ chức hiệu quả cũng như một nhà vận động có tài, vận dụng học vấn và tài làm thơ của mình. Trong thời gian này, Stalin tổ chức rải truyền đơn, kích động bãi công, tiến hành cướp nhà băng cũng như các vụ ám sát. Vụ cướp nổi tiếng nhất là vào ngày 26 tháng 6 năm 1907 tại Tiflis, với sự giúp đỡ của một tay trong là bạn học cũ của Stalin, đã khiến 40 người thiệt mạng, cướp đi số tiền lên đến 341 ngàn rúp (trị giá hơn 3 triệu đôla Mỹ theo tỉ giá hiện nay), chứng tỏ vai trò quan trọng của Stalin trong nhóm Bolshevik.[10] Từ năm 1902 cho đến năm 1913 Stalin bị bắt tất cả 7 lần, nhiều lần bị đày sang Siberia, trong đó 5 lần vượt ngục. Trong Cách mạng Nga (1905), ông chiến đấu cho phe Bolshevik. Tháng 1 năm 1912, trong Hội nghị toàn Nga lần VI của Đảng Công nhân xã hội dân chủ Stalin đã được cử vắng mặt vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng.[11]

Stalin kết hôn lần đầu với Ekaterina Svanidze năm 1906 và có một người con. Bà chết năm sau đó do bệnh sốt phát ban. Năm 1911, ông gặp vợ tương lai thứ hai, Nadezhda Alliluyeva, trong một lần đi đày ở Siberia.

Cách mạng tháng Mười và Nội chiến Nga

Cách mạng Nga năm 1917

Hình ảnh Stalin trong hồ sơ của cảnh sát Saint Petersburg năm 1911.[12]

Sau Cách mạng tháng Hai, Stalin được tha đi đay và trở về Saint Petersburg cuối tháng 3 năm 1917sau thời gian lưu đày.[13] Stalin, cùng với KamenevMuranov trục xuất MolotovShlyapnikov ra khỏi vị trí biên tập của tờ Pravda, cơ quan ngôn luận của Đảng Bolshevik. Bấy giờ Lenin và phần lớn ban chấp hành đang lưu vong, tờ Pravda của Stalin hậu thuẫn cho chính phủ lâm thời của Alexander Kerenskii và bác bỏ kế hoạch nắm chính quyền hai bước của Lenin.[14] Tuy nhiên, sau khi Lenin giành ưu thế tại đại hội Đảng tháng 4 năm 1917, Stalin ngả sang phe Lenin và hướng tờ báo chĩa mũi nhọn đả kích chính phủ lâm thời. Và tại đại hội Đảng lần đó, Stalin được bầu vào Ủy ban Trung ương Bolshevik với số biều cao thứ ba chỉ sau Lenin và Zinoviev.[15]

Stalin là người ủng hộ mạnh mẽ cuộc biểu tình vũ trang ngày 1 tháng 7 và cuộc nổi dậy sau đó, thường được biết dưới tên Những ngày tháng Bảy.[16] Soviet Petrograd bị động trước cuộc nổi dậy tự phát. Khi Kerenskii hạ lệnh bắt giữ Lenin sau đó, Stalin đã giúp đỡ Lenin trốn thoát.[5]

Đầu tháng 8, tại Đại hội 6 Đảng Bolshevik, Stalin củng cố vị trí của mình, tái cử vào Ban chấp hành Trung ương, giữ chức tổng biên tập Pravda và được chọn làm thành viên Quốc hội Lập hiến[5] Trước nguy cơ Lavr Kornilov tiến hành đảo chính, Kerensky trả tự do cho các lãnh đạo Bolshevik và hợp tác với Petrograd. Đầu tháng 11, khi mối nguy Kornilov qua đi, Kerenskii có rất ít người trung thành ở thủ đô và bị binh lính và tự vệ soviet áp đảo. Ngày 7 tháng 11, tại Học viện Smolny, Ủy ban Trung ương quyết định phát lệnh khởi nghĩa giành chính quyền, khởi đầu cho Cách mạng tháng 10. Ngày 8 tháng 11, những người Bolshevik đã chiếm được Cung điện Mùa đông, bắt giữ chính phủ lâm thời.

Nội chiến Nga, 1917–1921

Tập tin:Delegates VIII Congress of the RKP(b).jpg
Nhóm những thành viên của Quộc hội khóa 8 Đảng Cộng sản Nga năm 1919. Ở giữa là Stalin, Vladimir Lenin, và Mikhail Kalinin.

Khi Petrograd rơi vào tay Bolshevik, Stalin được chỉ định làm Dân ủy Các vấn đề dân tộc, bên cạnh vị trí biên tập tại Pravda.[17] Nội chiến Nga bùng nổ ít lâu sau đó, giữa Hồng quân của chính quyền Soviet mới thành lập và quân Bạch vệ được quân đội nhiều nước châu Âu ủng hộ.[18]

Tháng 3 năm 1918, Lenin phái Stalin đến Tsaritsyn để thi hành chính sách Cộng sản thời chiến tại thành phố đóng vai trò quan trọng vận chuyển dầu và lương thực từ Bắc Kavkaz này. Tại đây, ông tìm cách gây ảnh hướng lên giới quân sự, thiết lập quan hệ với các chỉ huy Kliment VoroshilovSemyon Budyonny, và nhận được quyền kiểm soát quân đội trong Trận Tsaritsyn.[17] Trong thời gian này, Stalin đã tiến hành xử tử hàng loạt những người bị coi là phẩn tử phản cách mạng và đốt phá nhiều làng mạc..[19] Ông phản đối nhiều chính sách của Trotsky, người bấy giờ là Chủ tịch Ủy ban Quân sự Cách mạng và do đó là cấp trên trực tiếp của mình. Một trong những mâu thuẫn giữa họ là việc Stalin ra lệnh giết hàng loạt những sĩ quan dưới chế độ cũ mà Trotsky đã thuê vì họ có năng lực; Stalin thậm chí gửi thư cho Lenin đòi huyền chức Trotsky, nhà tổ chức chính của Hồng quân.[17]

Đầu năm 1919, Stalin trở lại Moskva. Tại Đại hội Đảng lần thứ 8 (18-23/3), mặc dù Lenin chỉ trích hành động giết chóc vô ích của Stalin, ông vẫn được bầu làm thành viên chính thức của thể chế quyền lực tối cao mới hình thành, tức Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng gồm 5 người (cùng với Lenin, Trotsky, Kamenev và Krestinsky, ngoài ra Zinoviev, BukharinKalinin là ủy viên dự khuyết) cũng như Ban Tổ chức Trung ương (Orburo, tiền thân của Ban Bí thư).[20] Một ngày sau đó, Stalin tổ chức đám cưới với Nadezhda Alliluyeva. Tháng 5 năm 1919, Stalin được gửi tới Mặt trận phía Tây, nơi ông thi hành kỉ luật thời chiến, xử tử công khai những người đào ngũ.[17]

Chiến tranh với Ba Lan

Sau khi giành ưu thế trong cuộc nội chiến chống Bạch vệ, những người Bolshevik tiến hành bước tiếp theo là đặt tầm ảnh hưởng lên những lãnh thổ cũ của Đế quốc Nga, trong khi Ba Lan lại muốn mở rộng lãnh thổ về phía đông đạt tới thời cực thịnh của đế chế Ba Lan vào năm 1722. Căng thẳng giữa 2 bên làm nổ ra Chiến tranh Nga-Ba Lan 1919-1921. Kế hoạch của Lenin và Trotsky trước hết khôi phục Kiev, tiến công nhiều hướng vây chiếm Warszawa ở phía Bắc. Stalin được cử làm Chính ủy Mặt trận Tây Nam.

Tới năm 1920, các lực lượng của TrotskyMikhail Tukhachevsky đã hình thành thế bao vây và giáp chiến với tư lệnh quân Ba Lan là Władysław Sikorski tại trận Warsaw năm 1920, Stalin từ chối chi viện cho mặt trận phương Bắc, điều mà nhiều nhà sử học cho rằng là do ham muốn có một vinh quang cá nhân của Stalin[21]. Điều đó dẫn đến sự thất bại của Hồng quân ở cả hai mặt trận LvivWarszawa. Ông bị buộc phải quay về Max-cơ-va tháng 8 năm 1920 để điều trần và từ bỏ mọi chức vụ trong quân đội. Tại Đại hội Đảng lần 9 vào 22 tháng 9, Trotsky lên tiếng chỉ trích công khai các hành vi của Stalin. Stalin không bác bỏ trực tiếp các cáo buộc đó mà thay vào đó nói rằng bản thân cuộc chiến là một sai lầm.

Lên nắm quyền

Vào năm 1921, Stalin cùng với một đồng hương Gruzia khác là Sergo Ordzhonikidze, Chủ tịch Văn phòng Đảng ở Kavkaz, vận động cho việc mở rộng ảnh hưởng của Soviet tại Gruzia (nước đã nhận quyền độc lập từ Nga theo theo Hiệp ước Moskva 1920), dẫn đến Chiến tranh Nga-Gruzia.[22] Nước Cộng hòa Soviet Gruzia được thành lập, nhưng phải dựa vào Hồng quân để đối phó với sự phản đối trong đa số dân chúng. Những lãnh đạo cộng sản địa phương cho rằng cần áp dụng các biện pháp hòa giải, điều mà Lenin tán thành.[23] Stalin phản đối quyết liệt, thi hành những biện pháp đàn áp đẫm máu như trong Nội chiến Nga đối với những người dân tộc chủ nghĩa Gruzia và loại bỏ những đối thủ trong Soviet Gruzia. Với sức khỏe suy giảm, sự can thiệp của Lenin mất đi ảnh hưởng và ngày 30 tháng 12 năm 1922, Liên Xô thành lập với Gruzia cùng với Nga, Belarus, Ukraina.[24] Điều này đã hầu như làm đổ vỡ quan hệ cá nhân giữa Stalin và Lenin, vì Lenin giữ lý tưởng về quyền bình đẳng giữa các dân tộc.[25][26]

Tuy nhiên, Lê-nin vẫn xem Stalin như một đồng minh trung thành và cần thiết, và trước sự chống đối chính sách của phe cực tả do Trotsky đứng đầu, ông đã quyết định trao cho Stalin nhiều quyền lực hơn. Cùng với sự trợ giúp của Lev Kamenev, Lenin đã chỉ định Stalin làm Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Xô viết tại Đại hội X của Đảng, vào ngày 3 tháng 4 năm 1922, bên cạnh vị trí trong Ban chấp hành, Ban thanh tra Công nông và Ban Dân ủy Dân tộc. Tuy chức Tổng Bí thư ít có thực quyền mà mang nhiều tính chất văn phòng, nó đã cho phép Stalin tránh những cuộc đối đầu trực diện với Trotsky và có thể bổ nhiệm những người thân cận vào các vị trí trong đảng và chính quyền.[27]

Trong thời kỳ Lenin bị ốm (1922–23), Stalin đã dùng bức ảnh (đã bị chỉnh sửa) này để làm công cụ tuyên truyền mình như người kế tục trung thành của Lenin.[28]

Do vết thương từ một vụ ám sát hụt và làm việc quá sức, Lenin gặp cơn tai biến vào năm 1922, các bác sĩ buộc ông phải nghỉ dưỡng.[29]. Stalin tới trang trại Gorki để viếng thăm Lenin thường xuyên, và trở thành người đưa tin cho Lenin với Trung ương Đảng. Tuy thế Lenin thường xuyên tranh cãi với Lenin và trong năm 1923 đã viết một bản Di chúc trong đó lên án chủ nghĩa đảng phái và tất cả các thành viên trong Bộ Chính trị, gồm cả Trotsky và Stalin, yêu cầu Di chúc này phải được đọc trước Đại hội toàn quốc của Đảng.[30] Về phần Stalin, Lenin mô tả vị trí Tổng Bí thư có "quyền lực vô hạn", và nghi ngờ năng lực của Stalin cho vị trí này. Lenin bổ sung ngày 24 tháng 12 vào Di chúc rằng Stalin "quá thô lỗ" và "đó là tại sao tôi đề nghị các đồng chí nghĩ cách loại bỏ Stalin khỏi vị trí đó" [Tổng Bí thư], thay bằng một người mà Lenin đòi hỏi là so với Stalin phải "khoan dung hơn, trung thành hơn, lịch sự hơn, và quan tâm hơn tới đồng chí, ít giảo hoạt hơn,...".[31] Trong Di chúc này cùng những văn bản khác được gọi chung là "Di chúc chính trị của Lenin", Lenin cũng đề nghị giảm bớt quyền lực của ban lãnh đạo tối cao, tăng số lượng Ủy viên Trung ương, tăng quyền cho cơ quan dân cử và Ban Kiểm tra Trung ương.

Trong lúc Lê-nin đang dưỡng bệnh, Stalin liên minh với Kamenev và Zinoviev chống lại Trotsky, và bộ ba quyền lực này dần thắng thế trong Đảng. Di chúc của Lenin không được công bố vào Đại hội 12 của Đảng năm 1923;[32] ngày 27 tháng 1 năm 1924 Lenin qua đời. Tại Đại hội Đảng thứ 13, Di chúc Lenin được đọc nhưng bị hạn chế: chỉ đọc tại từng tổ thảo luận, các đại biểu không được ghi chép hay nhắc tới nó trong phiên họp toàn thể, và không công bố ra ngoài. Sự hạn chế này, cùng với sự chần chừ không nắm bắt cơ hội của Trotsky[33], đã cho phép bộ ba Stalin-Kamenev-Zinoviev duy trì vị trí sau Đại hội.

Ít lâu sau đó, liên minh với Kamenev và Zinoviev sụp đổ: tại Đại hội XIV, Kamenev công khai đòi bãi chức Tổng bí thư của Stalin.[34] Kamenev và Zinoviev cùng Trotsky lập nên Khối đối lập Thống nhất, trong khi Stalin bắt tay với Bukharin. Khối Đối lập Thống nhất lục đục và sớm tan rã, và các đối thủ chính của Stalin lần lượt bị loại bỏ: Hội nghị Ban chấp hành Trung ương tháng 10 năm 1927 loại cả ba Trotsky, Zinoviev và Kamenev ra khỏi ban chấp hành. Trotsky bị bãi bỏ đảng tịch và quyết định lưu đày rời khỏi Liên Xô đầu năm 1929, trong khi hai người kia viết thư xin lỗi và tuân phục Stalin.

Với quyền lực được củng cố, Stalin bắt đầu thúc đẩy tiến hành chính sách phát triển công nghiệp nặng và tăng cường quyền kiểm soát tập trung về kinh tế, chấm dứt Chính sách Kinh tế Mới (NEP) của Lê-nin.[35] Vào cuối năm 1927, đứng trước sự suy giảm nghiêm trọng nguồn cung ngũ cốc, Stalin tiến hành những biện pháp khắc nghiệt, ra lệnh tịch thu lượng ngũ cốc tích trữ của các hộ phú nông kulak và cưỡng bức tập thể hóa nông nghiệp. Quá trình cưỡng bức gây ra nhiều sự tàn phá và nổi loạn ở khắp các miền nong thôn, nhưng Stalin vẫn kiên quyết và đầu năm 1928 đi công cán Siberia để đốc thúc. Bukharin và Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Alexey Rykov phản đối chính sách kinh tế của Stalin và đòi quay lại NEP, nhưng không nhận được đa số ủng hộ trong giới lãnh đạo cao cấp.[36] Stalin buộc tội Bukharin hữu khuynh, đòi quay lại tư bản chủ nghĩa. Bukharin bị loại khỏi Bộ chính trị vào tháng 11 năm 1929.[37] Một thành viên khác chống đối chính sách nông nghiệp của Stalin là Mikhail Kalinin đứng trước điều tra cáo buộc lạm dụng công quỹ do Stalin đề ra, cuối cùng đã khuất phục Stalin.[38] Cuối cùng, tháng 12 năm 1930 Rykov bị cách chức, Vyacheslav Molotov vào thay thế theo sự đề nghị của Stalin.[39] Đến thời gian này, sự chỉ trích công khai vị trí tối cao của Stalin trong Đảng hầu như không còn tồn tại.[40]

Chế độ Stalin trước Thế chiến thứ hai, 1927-1939

Tập thể hóa nông nghiệp

Dưới thời Chính sách Kinh tế Mới, Lenin cho phép tiếp tục tồn tại tiểu tư hữu nông nghiệp, và dự tính sẽ cần ít nhất 20 năm trước khi tìm cách đặt nó dưới sự kiểm soát của nhà nước. Khi lên nắm quyền Stalin giảm xuống còn 5 năm và bắt đầu chính sách tập thể hóa nông nghiệp từ năm 1927.[41] Nông dân được kêu gọi gia nhập các hợp tác xã nông nghiệp (kolkhoz) hoặc các nông trường (sovkhoz) do nhà nước điều hành.

Đứng trước cuộc khủng hoảng lương thực năm 1928, khi các thành phố thiếu lương thực trầm trọng, vấn đề tập thể hóa trở nên cấp thiết. Stalin cáo buộc thiếu lương thực là do giới phú nông (kulak) tích trữ, và quyết định tấn công vào giới này. Thực tế thì chỉ khoảng 1% nông dân Nga có cho thuê người làm và khoảng 4% có lương thực dư thừa (82% dân số là nông dân).[42] Định nghĩa của Stalin về kulak do đó bao gồm một bộ phận lớn nông dân tương đối đủ ăn, chiếm khoảng 60% dân số. Từ năm 1828, những người bị xác định là kulak, "hỗ trợ" kulak, hoặc về sau là cả "cựu kulak" bị tra tấn, xử bắn, phần lớn bị trục xuất đi các miền xa xôi như Siberia, Kazakhstan, rất nhiều người chết trong quá trình trục xuất và khoảng 5 triệu người bị đưa vào các trại lao động, công trường cưỡng bức.[43][44]

Dù kulak bị loại bỏ, phần lớn nông dân không hào hứng tham gia tập thể hóa, và một hội nghị trung ương Đảng tháng 11 năm 1929 tán thành các biện pháp cưỡng bức. Nông dân ban đầu sử dụng các buổi họp, và thư thỉnh nguyện lên lãnh đạo trung ương để bày tỏ ý kiến, nhưng về sau chuyển sang bạo lực, đốt phá và ám sát các viên chức địa phương và những người vận động tập thể hóa.[45][46] Quá trình tập thể hóa nông nghiệp gây ra những hậu quả tàn phá. Nhiều nông dân thà giết thịt súc vật để ăn còn hơn đem vào hợp tác xã và chỉ riêng trong năm 1930, 25% dê, cừu và 1/3 số lợn của toàn quốc bị giết thịt. Giới đại chủ Kulak và tàn dư Bạch Vệ cũng lợi dụng tâm lý bất mãn của nông dân để tuyên truyền họ tiến hành hoạt động phá hoại các nông trang tập thể[47][48] Năng suất giảm do nông dân không nhiệt tình sản xuất, những người điều hành không có kinh nghiệp nông nghiệp và kulak bị trục xuất, và chỉ đến năm 1940 sản lượng nông nghiệp mới hồi phục lại mức trong thời kì NEP.[49]

Hậu quả trực tiếp của việc sụt giảm sản lượng nông nghiệp là nạn đói ở Liên Xô năm 1932-1933, với số người chết được ước tính từ 5 tới 10 triệu người.[50](nạn đói tồi tệ nhất dưới thời Nga hoàng cuối cùng làm khoảng 400 nghìn người chết).[51] Hầu hết các nhà sử học hiện đại cho rằng nạn đói là hậu quả của chính sách hơn là thảm họa tự nhiên, nhất là chính sách phân phối lương thực bất hợp lý, trưng thu quá mức và không chịu nhập khẩu lương thực.[52] Nạn đói đặc biệt nghiêm trọng ở Ukraina, nơi có từ 2.2 triệu [53] tới 4 hoặc 5 triệu người chết đói..[54][55] Các nhà sử học vẫn tranh cãi về việc đây có phải là một hành động diệt chủng có chủ ý của Stalin nhằm vào Ukraina (bấy giờ nơi nào chống tập thể hóa sẽ được phân phối ít lương thực hơn).[56][57][58][59]

Sự chống đối lan rộng tới mức Stalin phải quyết định tạm dừng, ra lệnh sửa chữa bằng một bài báo trên Pravda ngày 2 tháng 3 năm 1930 với tên "Hoa mắt vì thành công" rằng kế hoạch 5 năm tập thể hóa đã thành công vượt mức khiến nhiều chính quyền địa phương trở nên sai lầm do vội vã.[60] Ngày 14/3/1939, ban chấp hành Trung ương Đảng ra nghị quyết "Đấu tranh chống những hành động sai lệch đường lối của Đảng trong phong trào nông trang tập thể", theo đó chỉ thị các địa phương chấm dứt việc cưỡng bức tập thể hóa mà phải thuyết phục nông dân trên cơ sở tự nguyện[61][nguồn không đáng tin?]

Tập thể hóa được tiến hành, với những biện pháp ít khắc nghiệt hơn và tới 1936, người ta báo cáo rằng 90% nông dân đã tham gia các hình thức canh tác tập thể.

Với việc hoàn tất tập thể hóa, nông nghiệp Liên Xô đã tiến hành được trang bị cơ giới hóa trên diện rộng. 93% tổng số nông hộ ở nông thôn đã gia nhập các nông trang tập thể, cày cấy trên 99% tổng diện tích trồng trọt và trên 90% đất đai trồng trọt được cày cấy bằng máy móc. Từ 1938 đến 1940 đã xây dựng mới hơn 1200 trạm cơ giới kỹ thuật, nền nông nghiệp Liên Xô nhận được 92 nghìn máy kéo. Tới đầu năm 1941 đã điện khí hoá hơn 10 nghìn nông trang và 2.500 trạm cơ giới kỹ thuật. Thu nhập bằng tiền của các nông trang tập thể đã tăng 3 lần so với năm 1932.[62], sản lượng nông nghiệp đã tăng 25% và tiếp tục tăng cho tới năm 1941 (năm Liên Xô bị Đức Quốc xã tấn công). Sau 15 năm, nền sản xuất tiểu nông từ thời Đế quốc Nga đã trở thành nền nông nghiệp cơ giới hóa và sản xuất quy mô lớn[63][64]

Công nghiệp hóa

Tập tin:Stalin kanal.jpg
Stalin trên công trường thi công Kênh đào Moskva

Ở thời điểm 1927, Liên Xô vẫn là một nước nông nghiệp, lạc hậu nghiêm trọng so với các cường quốc phương Tây như Ânh, Mỹ... 2/3 tổng sản phẩm quốc dân là do nông nghiệp cung cấp. Hàng loạt ngành công nghiệp nặng hầu như vắng bóng. Trong đại hội 14, Stalin tuyên bố rằng "Liên Xô bị tụt hậu 50-100 năm so với các cường quốc tư bản, chúng ta phải san bằng khoảng cách này trong 10 năm. Hoặc là chúng ta làm điều đó, hoặc chúng ta sẽ bị đè bẹp", ông khẳng định "Biến nước ta từ một nước nông nghiệp thành một nước công nghiệp có thể tự sản xuất máy móc thiết bị là điều đảm bảo chủ yếu cho nước ta độc lập về kinh tế, không biến thành nước lệ thuộc vào khối tư bản chủ nghĩa"[65][66]

Dưới sự chỉ đạo của Stalin, Đảng Cộng sản Liên Xô thành lập Gosplan (Ủy ban Kế hoạch Nhà nước), chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch kinh tế, và ban này đề ra Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1928-1933) với mục tiêu tăng gấp đôi dự trữ vốn[67]

Do hầu như không có giao thương quốc tế và cấm vận tài chính cùng ngân khố trống rỗng, nguồn vốn cho công nghiệp hóa chủ yếu đến từ tài sản tịch thu được của kulak và hạn chế tiêu thụ của công dân. Ngoài ra, chính quyền Soviet sử dụng tù nhân gulag quy mô lớn cho các lao động không công và vận động đoàn viên thành niên cộng sản, kể cả đảng viên cho các công trình xây dựng. Các đạo luật lao động dưới thời Stalin đặt ra kỷ luật lao động khắc nghiệt: năm 1928, Luật lao động cho phép đuổi việc (đồng nghĩa mất tem phiếu và kể cả mất chỗ ở tại nhà máy) nếu công nhân vắng mặt không xin phép quá 3 ngày trong 1 tháng[68], đến năm 1932 con số này rút xuống còn 1 ngày[69], và về sau hình sự hóa sự vi phạm kỉ luật lao động (phạt tù từ 2 tới 4 tháng nếu trốn việc).[70]

Nhà máy thép Magnitogorsk thập niên 1930

Trong thời kỳ đầu Stalin có sử dụng một số công nghệ và thuê nhà thầu từ nước ngoài, bên cạnh đó Liên Xô cũng có những cải tiến công nghệ nhất định.[71] Ước tính của Liên Xô cho rằng tốc độ tăng trưởng thời gian này là khoảng 13,9%/năm, tuy nhiên các số liệu mà phương Tây (và nước Nga) hiện nay đưa ra những con số thấp hơn nhiều, 5,8% hoặc thậm chí 2,9%. [72][73]

Công cuộc công nghiệp hóa diễn ra nhanh chóng. Theo số liệu chính thức của Liên Xô, sản lượng than đá tăng từ 35,4 triệu tấn tới 64 triệu tấn trong 5 năm lần thứ nhất, và tăng tới 127 triệu tấn trong kế hoạch 5 năm lần hai (1933-1937), sản lượng sắt tăng từ 3,3 triệu tấn tới (1928) tới 6,2 triệu tấn (1933) rồi 14,5 triệu tấn (1937). Sản lượng điện năm 1932 đã gấp 7 lần năm 1913. Trọng tâm của công nghiệp hóa là việc phát triển công nghiệp nặng, sản lượng một số ngành vươn lên đứng đầu châu Âu và công nghiệp chiếm trên 2/3 tổng sản phẩm kinh tế quốc dân.[74][75][76][75]

Về nhân lực, nhà nước Xô viết đặc biệt chú ý đào tạo đội ngũ chuyên gia và công nhân lành nghề. Số học sinh từ 8 triệu em năm 1913 tăng lên 28 triệu trẻ em năm 1937, số sinh viên tăng từ 112.000 lên 542.000. Đến đầu năm 1937, đội ngũ tri thức Xô Viết lên tới 10 triệu người. Trong thời gian kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, số trường cao đẳng công nghiệp tăng 10 lần, số trường cung cấp kỹ thuật tăng 4 lần, ngành giáo dục đại học cung cấp 10 vạn kỹ sư, hàng chục viện nghiên cứu khoa học được ra đời.[62] Các chỉ tiêu trong 5 năm đã được hoàn thành trong 4 năm 3 tháng.[62] Trong 5 năm, thu nhập quốc dân tăng 85%, hơn 1.500 nhà máy đã được xây dựng với nhiều ngành hiện đại và quy mô lớn, ngày làm việc của công nhân đã được giảm xuống còn 7 giờ/ngày[77][78][79] Kế hoạch 5 năm lần thứ 2 (1932-1937) còn thành công hơn thế: hơn 4.500 nhà máy được xây dựng, quỹ tiền lương của công nhân viên chức tăng 2,5 lần[62]. Hàng hóa bán ra tăng 3 lần, các mặt hàng thiết yếu được hạ giá.[79][80] Đến năm 1940, tổng số nhà máy được xây mới đã lên tới hơn 9.000[78][81] Thế giới chưa từng chứng kiến nhịp độ công nghiệp hóa nào nhanh chóng đến vậy[79]

Với sự hỗ trợ của chuyên gia nước ngoài, Liên Xô đã xây dựng được một loạt các tổ hợp công nghiệp khổng lồ ở dọc sông Dniepr, các nhà máy luyện kim như Magnitogorsk, LipetskChelyabinsk, Novokuznetsk, NorilskUralmash, nhà máy máy kéo ở Volgograd, Chelyabinsk, Kharkov, Uralvagonzavod... và nhiều nơi khác. Năm 1935, Stalin cho khởi công giai đoạn đầu tiên của Tuyến tàu điện ngầm Moscow với tổng chiều dài 11,2 km, một công trình hiện đại thời bấy giờ và vẫn được sử dụng cho tới ngày nay[82].

Công nghiệp hóa nông nghiệp được chú trọng hàng đầu. Với sự xuất hiện của ngành công nghiệp máy kéo trong nước, năm 1932 Liên Xô đã không cần nhập khẩu máy kéo từ nước ngoài, và trong năm 1934 các nhà máy KirovLeningrad bắt đầu sản xuất nhãn hiệu máy kéo "Universal", nhãn hiệu máy kéo đầu tiên xuất khẩu ra nước ngoài. Trong mười năm (1932-1941), Liên Xô đã xuất khẩu khoảng 700 nghìn máy kéo, chiếm 40% sản lượng thế giới[83].

Sự tăng trưởng của của tổng sản lượng công nghiệp Liên Xô trong thời gian 1928-1937.[75]
Sản lượng 1928 1932 1937 Tăng trưởng 1932 so với 1928 (%)
Kế hoạch 5 năm lần 1
Tăng trưởng 1937 so với 1928 (%)
Kế hoạch 5 năm lần 2
Sắt, triệu tấn 3,3 6,2 14,5 188 % 439 %
Thép, triệu tấn 4,3 5,9 17,7 137 % 412 %
Kim loại đen, triệu tấn 3,4 4,4 13 129 % 382 %
Than, triệu tấn 35,5 64,4 128 181 % 361 %
Dầu, triệu tấn 11,6 21,4 28,5 184 % 246 %
Điện, tỷ KW/h 5,0 13,5 36,2 270 % 724 %
Giấy, ngàn tấn 284 471 832 166 % 293 %
Xi măng, triệu tấn 1,8 3,5 5,5 194 % 306 %
Đường, tấn 1283 1828 2421 165 % 189 %
Máy công cụ, nghìn chiếc 2,0 19,7 48,5 985 % 2425 %
Xe hơi, nghìn chiếc 0,8 23,9 200 2988 % 25000 %
Giày dép, cặp xách 58,0 86,9 183 150 % 316 %

Tới trước Thế chiến thứ hai, từ một nước có nền sản xuất lạc hậu với tổng sản lượng công nghiệp chỉ đứng thứ 6 thế giới của Đế quốc Nga (năm 1917), Liên Xô đã vươn lên trở thành cường quốc công nghiệp thứ 2 thế giới và đứng đầu châu Âu, vượt qua Anh-Pháp-Đức và chỉ đứng sau Mỹ[78]. Sản lượng công nghiệp năm 1937 đã tăng gấp 4,5 lần so với năm 1927 (so với năm 1917 thì tăng gần gấp 20 lần) và chiếm 77,4% tổng sản phẩm kinh tế quốc dân. Thu nhập bình quân đầu người tăng 3 lần so với 1927. Sản xuất quốc phòng tăng 2,8 lần chỉ sau 5 năm, vũ khí trang bị và trình độ cơ giới hóa cho quân đội Liên Xô đã đạt tương đương với các cường quốc khác[74][84]

Đại hội Đảng Cộng sản Liên Xô năm 1939 đã thông qua kế hoạch 5 năm lần thứ ba (1938-1942), đề ra nhiệm vụ đuổi kịp và vượt qua các nước Tư bản không chỉ về tổng sản lượng mà còn cả về mặt sản lượng tính theo đầu người. Dự tính đến cuối năm 1942 sẽ tăng sản lượng công nghiệp lên gấp đôi so với năm 1937, sẽ mở rộng công nghiệp than và luyện kim ở Viễn Đông, xây dựng cơ sở dầu lửa ở khu vực sông Vônga và Uran. Trong vòng 3 năm của kế hoạch (1938-1940) sản phẩm công nghiệp tăng 45% và tới giữa năm 1941, tức là trước khi chiến tranh nổ ra đã đạt được 86% tổng sản phẩm ấn định trong Kế hoạch 5 năm lần thứ 3. Từ năm 1938 đến tháng 6 năm 1941 đã xây dựng và đưa vào hoạt động khoảng 3.000 nhà máy, xí nghiệp, hầm mỏ và nhà máy thuỷ điện. Trong khắp các nước cộng hoà cũng mọc lên nhiều công trình xây dựng mới[62].

Giáo sư Kolesov tin rằng nếu không có các chính sách công nghiệp hóa của Stalin thì Liên Xô không thể duy trì nền độc lập chính trị và kinh tế của đất nước. Giá trị của công nghiệp hóa đã được xác định trước bởi tình trạng lạc hậu về kinh tế và một thời hạn quá ngắn để loại bỏ nó. Theo Kolesov, Liên Xô đã loại bỏ tình trạng lạc hậu của đất nước chỉ trong thời gian rất ngắn là 13 năm (ngay trước khi Đức Quốc xã tấn công Liên Xô).[85]

Theo Robert Lewis, các kế hoạch 5 năm do Stalin hoạch định đã hiện đại hóa đáng kể nền kinh tế của Liên Xô trước đây vốn lạc hậu. Sản phẩm mới được phát triển, quy mô và hiệu quả sản xuất tăng lên rất nhiều. Một số cải tiến dựa trên phát triển kỹ thuật nội địa, những cải tiến khác dựa trên công nghệ nhập khẩu từ nước ngoài[86] Tuy cái giá phải trả là rất lớn, nỗ lực công nghiệp hóa này đã cho phép Liên Xô chiến đấu, và cuối cùng giành chiến thắng trong Chiến tranh thế giới thứ hai.

Văn hóa, xã hội

Tem thư của Liên Xô năm 1925 mô tả về hệ thống y tế tại nước này, khuyến khích phụ nữ tới trạm y tế để sinh đẻ thay vì nhờ vào các bà đỡ không được đào tạo.

Xã hội Soviet đã chứng kiến những sự thay đổi to lớn. Do công nghiệp hóa đại quy mô, tỉ lệ thất nghiệp giảm xuống hầu như bằng 0. Từ năm 1923 tới 1937, số lượng công nhân tăng thêm 1,5 triệu người. [87]Những cải cách xã hội dẫn tới nhiều quyền bình đẳng hơn cho phụ nữ và hệ thống giáo dục bắt buộc được cải tiến dẫn tới tỉ lệ biết đọc biết viết tăng nhanh.[88]

Về y tế, nguyên tắc xã hội chủ nghĩa về chăm sóc sức khỏe đã được hình thành ngay trong năm 1918. Chăm sóc sức khỏe được kiểm soát bởi nhà nước và sẽ được cung cấp miễn phí cho mọi công dân, điều này đồng thời là một khái niệm mang tính cách mạng. Phụ nữ Liên Xô lần đầu tiên được sinh đẻ trong những bệnh viện an toàn, với khả năng tiếp cận chăm sóc trước khi sinh. Chăm sóc y tế rộng rãi và miễn phí được nhìn nhận là sự ưu việt của hệ thống xã hội chủ nghĩa so với hệ thống tư bản chủ nghĩa[89]. Chất lượng nhà ở và hệ thống chăm sóc sức khỏe cũng cải thiện khiến tuổi thọ trung bình của người dân Soviet tăng đáng kể và các dịch bệnh như thổ tả, sốt rét... bị đẩy lùi.[90]

Trong văn hóa, Liên Xô chứng kiến sự thống trị của chủ nghĩa xã hội hiện thực nhấn mạnh vào ca ngợi sự ưu việt của hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa. Các khuynh hướng từng được cho là cách mạng như chủ nghĩa biểu hiện, nghệ thuật trừu tượng và nghệ thuật tiền phong bị coi là chủ nghĩa hình thức và bị loại bỏ khỏi đời sống văn hóa. Trong kiến trúc, chủ nghĩa tân cổ điển với kích thước công trình đồ sộ làm nên cái mà sau giới sử học gọi là "Phong cách đế chế Stalin", thay cho chủ nghĩa cấu trúc những năm 1920 ở Nga.

Mặc dù là một người Gruzia, Stalin tiến đến chỗ tin vào sự ưu việt của nước Nga và khuyến khích việc ca ngợi lịch sử, ngôn ngữ và các anh hùng dân tộc Nga trong những năm 1940, xem dân tộc Nga là anh cả của những tộc thiểu số khác.[91]

Nhờ thành quả của công nghiệp hóa, các tiêu chuẩn của cuộc sống được cải thiện. Năm 1936, chế độ tem phiếu đã được hủy bỏ, đi kèm với sự gia tăng tiền lương trong khu vực công nghiệp và sự gia tăng lớn hơn giá trị bữa ăn công cộng cho tất cả các loại hàng hoá. Mức tiêu thụ hàng tiêu dùng bình quân đầu người năm 1938 đã cao hơn 22% so với năm 1928[92]

Giáo dục ở Liên Xô được phổ cập và miễn phí ngay sau khi chế độ xã hội chủ nghĩa được thành lập. Công dân trực tiếp tham gia lực lượng lao động có quyền hiến định về việc làm và đào tạo nghề miễn phí. Ước tính năm 1917, có 75-85% dân số Nga không biết chữ, và chính phủ Liên Xô rất chú trọng đến việc loại bỏ nạn mù chữ. Những người biết chữ đã được thuê làm giáo viên, và giáo dục là miễn phí cho mọi tầng lớp. Năm 1932, 98% trẻ em từ 8-11 tuổi đã được tới trường. Kế hoạch 5 năm 1932-1937 rất coi trọng nâng cao trình độ văn hóa, chi phí cho văn hóa tăng 2 lần và chế độ giáo dục phổ cập 7 năm được áp dụng[93][94]

Trong một thời gian ngắn, số người được xóa mù chữ đã tăng nhanh. Vào năm 1940, Liên Xô đã có thể tự hào thông báo rằng nạn mù chữ đã được loại bỏ, điều mà nhiều cường quốc tư bản phương Tây đương thời như Mỹ, Pháp... cũng chưa hoàn thành được[95].

Tôn giáo

Ảnh chụp Nhà thờ Chúa Cứu thế Moskva bị phá hủy năm 1931.

Thập niên 1920, Tòa thánh Vatican cáo buộc Liên Xô "đàn áp khắc nghiệt các giáo sĩ, tu sĩ và nữ tu và những người khác liên quan đến Giáo Hội". Tuy nhiên, theo một báo cáo chính thức dựa trên điều tra dân số năm 1936, có hơn 55% công dân Liên Xô công khai nhận mình có niềm tin với một tôn giáo nào đó, trong khi những người khác có thể che giấu niềm tin của họ.[96]

Năm 1931, Giáo hoàng Piô XI có những tuyên bố công khai lên án nhà nước Liên Xô, kêu gọi các nước Thiên Chúa giáo phương Tây tiến hành "thập tự chinh" chống lại sự truyền bá học thuyết của chủ nghĩa vô thần tại Liên Xô. Để đáp trả, Liên Xô đề ra chiến dịch truy bắt "các phần tử gián điệp đội lốt thày tu" để hoạt động phá hoại[97][nguồn không đáng tin?]

Chính quyền Stalin, bên cạnh việc truyền bá hệ tư tưởng cộng sản, khuyến khích chủ nghĩa vô thần thông qua tuyên truyền chống tôn giáo trong dân chúng và trong trường học, cùng một chiến dịch truy bắt nhằm vào các tín đồ bị tố cáo hoạt động gián điệp hoặc phá hoại. Vào cuối những năm 1930, tuyên bố công khai mình theo tôn giáo là một điều nguy hiểm.[98]

Vai trò của Stalin trong vận mệnh của Giáo hội Chính thống giáo Nga khá phức tạp. Những sự đàn áp liên tục trong những năm 1930 đã dẫn tới nó gần như tuyệt chủng với tư cách một thể chế công khai: tới năm 1939, các giáo xứ hoạt động đã giảm xuống từ 54000 năm 1917 xuống còn vài trăm, nhiều nhà thờ bị phá sụp, hàng chục nghìn lịch mục, tu sĩ và sơ bị truy bức và hành quyết. Trên 100 nghìn người liên quan tới tôn giáo bị giết trong những đợt thanh trừng 1937-1938.[99][100] Sau này, khi lãnh đạo Giáo hội công nhận uy quyền thế tục của Stalin và chính quyền Liên Xô, Stalin cho phép Chính thống giáo hoạt động trở lại và vận dụng giáo hội vào việc động viên chiến tranh trong Thế chiến II.

Nhiều tôn giáo phổ biến ở các sắc dân thiểu số trong Liên Xô, bao gồm Công giáo, các giáo hội Kitô Đông phương khác, Tin Lành, Hồi giáo, Phật giáo và Do Thái giáo cũng chịu những sự đàn áp tương tự, với hàng nghìn thầy tu, linh mục, sư sãi bị ngược đãi, hàng trăm nhà thờ, đền miếu, chùa chiền bị tàn phá. Ít ngày trước khi Stalin chết, một số giáo phái bị đặt ngoài vòng pháp luật và bị đàn áp một dịp nữa.[cần dẫn nguồn]

Đối ngoại

Sau khi các cường quốc Âu Mỹ can thiệp thất bại vào Nội chiến Nga, quan hệ với quốc gia tự xem mình là người báo hiệu một cuộc cách mạng thế giới tiếp tục đóng băng một thời gian dài. Tuy nhiên dần dần các quốc gia chấp nhận sự tồn tại của Liên Xô. Tới năm 1933, Pháp, Đức, Anh và Nhật cùng với nhiều quốc gia khác đã công nhận chính phủ Soviet và thiết lập quan hệ ngoại giao. Ngày 16 tháng 11 năm 1933, Hoa Kỳ trở thành cường quốc lớn cuối cùng chấp nhận Liên Xô.[101] Năm 1934, Liên Xô được chào đón gia nhập Hội Quốc Liên.[102]

Ban đầu quan hệ Liên Xô-Pháp khá căng thẳng, do cạnh tranh phạm vi ảnh hưởng ở Trung Âu, và kết quả là Liên Xô xích lại gần Đức. Tuy nhiên, chính sách tăng cường vũ trang của Hitler khiến cho Stalin lo ngại, và tháng 5 năm 1935 Liên Xô kí hiệp ước tương trợ lẫn nhau với Pháp và Tiệp Khắc. Hiệp ước này ít có tác dụng thực tế bởi Tiệp Khắc không có biên giới chung với Liên Xô mà ngăn cách bởi Ba LanRumani, cả hai nước này từ chối cho Liên Xô hành quân qua trong trường hợp bị Đức xâm lược, trong khi Pháp thiên về bảo toàn lực lượng và cả hai bên, Liên Xô lẫn Pháp (và Anh) đều không tin tưởng nhau và ngấm ngầm chơi lá bài hòa hoãn với Hitler. Đức Quốc xã thôn tính Áo rồi Tiệp Khắc, trong khi thiết lập một mặt trận chung chống Liên Xô (dưới tên Hiệp ước chống Quốc tế Cộng sản năm 1936) với Đế quốc Nhật Bản rồi sau đó thêm Italia, lập nên "Phe Trục".[103] Tháng 4 năm 1939, Stalin đề xuất tái lập liên minh quân sự với Anh và Pháp nhưng phái đoàn Anh-Pháp ít tỏ ra nhiệt tình. Cuối cùng Stalin quay ra ủng hộ phương án liên minh với Đức.[104] Ngày 23 tháng 8 năm 1939, dưới chỉ đạo của Stalin, Hiệp ước Molotov-Ribbentrop được ký tại Moskva, với nội dung hai nước Liên Xô và Đức cam kết không xâm lược lẫn nhau.[105] Một phần của Hiệp ước là một Nghị định thư tối mật, trong đó Liên Xô và Đức chia sẻ vùng ảnh hưởng ở châu Âu, với Đức ghi nhận Liên Xô có thôn tính các nước Baltich và một số lãnh thổ Trung Âu.[106]

Tuy không giữ vị trí nào trong Quốc tế Cộng sản, vai trò đỡ đầu của Liên Xô trong tổ chức đóng ở Moskva này khiến cho Stalin có tiếng nói bao trùm, nhất là sau khi các đối thủ chính trị như Zinoviev, Trotsky đã bị loại bỏ. Quốc tế Cộng sản dưới thời Stalin từ bỏ chính sách mặt trận thống nhất thời 1924-1928 (mà Zinoviev cổ vũ), thay vào đó khuyến khích những cuộc bạo động khởi nghĩa sớm. Tuy vậy các cuộc khởi nghĩa này sớm bị đàn áp đẫm máu như Xô viết Nghệ Tĩnh ở Việt Nam hay cuộc khởi nghĩa của Đảng Cộng sản Indonesia năm 1930. Đường lối hoạt động của Quốc tế Cộng sản cũng bị chi phối mạnh bởi lợi ích đối ngoại của Liên Xô, điển hình là sự quay lại chính sách mặt trận thống nhất chống phát xít từ năm 1935. Nhiều thành viên cao cấp của Quốc tế Cộng sản hoặc lãnh đạo các đảng cộng sản ở nhiều nước châu Âu và châu Á cũng là nạn nhân của cuộc Đại thanh trừng năm 1937.[107] Việc Stalin kí hiệp ước với Đức Quốc xã gây chia rẽ lớn trong nội bộ các đảng cộng sản trên thế giới[108] Khi Thế chiến thứ 2 nổ ra, Stalin muốn chứng tỏ mong muốn hợp tác các đồng minh phương Tây và rằng Chiến tranh Vệ quốc là một phần của cuộc chiến chung trong đó khối Đồng Minh chống lại kẻ thù là chủ nghĩa phát xít, Quốc tế Cộng sản bị giải thể.[109]

Trước khi thế chiến thứ 2 nổ ra (1939), Liên Xô có 2 lần can dự vào chiến tranh ngoài lãnh thổ nước mình:

  • Lần thứ nhất là Nội chiến Tây Ban Nha, Liên Xô cử các cố vấn quân sự và viện trợ vũ khí cho những người ủng hộ nền cộng hòa để chống lại phe Quốc gia của Francisco Franco (nhận được hỗ trợ từ các cường quốc phát xít Châu Âu là ÝĐức Quốc xã). Những người Cộng hòa bao gồm từ những người trung dung ủng hộ một chính phủ dân chủ tự do tư bản, đến những người ủng hộ cách mạng theo chủ nghĩa cộng sản. Cuộc chiến kết thúc với chiến thắng của phe Quốc gia, Francisco Franco lên nắm quyền và thiết lập một chính phủ phát xít kéo dài tới năm 1975.
  • Lần thứ 2 là Chiến dịch Khalkhyn Gol, liên quân giữa Hồng quân Liên Xô và Mông Cổ đã đánh bại quân đội Nhật bản, bảo vệ lãnh thổ và nền độc lập của Mông Cổ. Thất bại này khiến cả Hội đồng cơ mật Hoàng gia và các chỉ huy quân đội Đế quốc Nhật Bản phải tính toán lại hướng tấn công chính của họ trong vai trò thành viên của phe Trục. Ngày 14 tháng 4 năm 1941, Nhật Bản ký kết với Liên Xô hiệp ước phân định biên giới của Cộng hòa nhân dân Mông Cổ và Mãn Châu quốc,[110] và ngày 13 tháng 5, ký tiếp Hiệp ước trung lập thân thiện Xô-Nhật.[111] Trong Thế chiến thứ 2, dù Đức nhiều lần đề nghị nhưng quân Nhật vẫn án binh bất động, không tấn công vào vùng Viễn Đông của Liên Xô vì không muốn nhận thêm bất cứ thất bại nào ở vùng biên giới giáp Liên Xô.

Thanh trừng

Mặc dù trong các thời kỳ trước đó của chế độ Soviet, các lãnh đạo Bolshevik như Lenin, Trotsky đã từng sử dụng các biện pháp trấn áp, khủng bố quy mô lớn nhằm tiêu diệt đối thủ chính trị (Bạch Vệ) và gieo rắc nỗi sợ dưới tên "Khủng bố Đỏ", chính Stalin là người đưa việc thanh trừng vào nội bộ Đảng Cộng sản và trải rộng toàn xã hội Soviet, tạo nên một thời kỳ thường gọi là "Đại Thanh trừng" hoặc "Đại Khủng bố" (tên gọi sau nhắc lại thời kỳ Triều đại Khủng bố trong Cách mạng Pháp năm 1789), kéo dài từ năm 1934 tới năm 1940.[112]

Stalin và Kirov, năm 1934

Tuy đã nắm được vị trí tối cao trong Đảng, Stalin vẫn cảm thấy nguy cơ bị thách thức về chính trị, nhất là sau những hỗn loạn xã hội đầu thập niên 1930 và nạn đói năm 1933.[113]

Trong Đảng và quân đội

Từ "thanh trừng" ban đầu chỉ có nghĩa giới hạn trong việc thanh lọc những đảng viên bị coi là "thiếu phẩm chất" hoặc đi theo "đường lối phản cách mạng": Chỉ trong năm 1933 đã có 400 nghìn Đảng viên bị cách bỏ đảng tịch. Tuy nhiên về sau việc khai trừ thường đồng nghĩa với bắt giữ, truy bức hoặc thậm chí xử tử.

Ngày 1 tháng 12 1934, Bí thư Thành ủy Leningrad, Sergei Kirov bị ám sát, Stalin lấy cớ đó để phát động thanh trừng hàng loạt, mở đầu bằng việc xử tử 104 người với cáo buộc họ tham gia vào âm mưu giết Kirov, mặc dù họ đang ở trong tù vào thời điểm xảy ra vụ ám sát.[114] Nhiều nhân vật đương thời và các nhà sử học về sau tin rằng chính Stalin đã ra lệnh giết Kirov, tuy là một người theo đường lối Stalin nhưng một ngôi sao chính trị đang lên trong Đảng, lu mờ cả vị trí của Stalin.[115][116] Tuy không có bằng chứng chắc chắn cho điều này, ghi chép cho thấy toàn bộ lính gác, mật vụ và hầu hết vệ sĩ của Kirov đều vắng mặt đáng ngờ tại thời điểm vụ án.[117]

Trong những năm 1934-1935, đã có khoảng một triệu người bị bắt giữ, phần lớn trong đó là đảng viên, bị kết án "làm gián điệp", "theo Trotsky", sát hại Kirov và "âm mưu sát hại" Stalin. Năm 1936, một chuỗi phiên xử gọi là Tòa án Moskva bắt đầu. Trong đợt đầu, 16 thành viên cấp cao của Ban Chấp hành Trung ương, bao gồm KamenevZinoviev bị buộc tội âm mưu ám sát Kirov, chủ nghĩa bè phái và âm mưu chống Đảng, tất cả bị buộc thú tội và xử tử.[118]

Quyết định của Bộ Chính trị, kí bởi Stalin, tháng 1 năm 1940, quyết định xử tử 346 kẻ thù của chính quyền nhân dân

Cảm thấy không hài lòng với Dân ủy Nội vụ (NKVD) Genrikh Yagoda, Stalin thay ông này bằng Nikolai Yezhov.[119] Thời kì mà Yezhov chỉ đạo, cuộc Đại thanh trừng lên tới đỉnh điểm đẫm máu, giới sử học Nga về sau thường gọi thời kì này (1937-1938) là Yezhovshchina (Eжовщина tức "chế độ Yezhov"). Chính quyền Stalin rêu rao mối nguy cơ phát xít và chiến tranh ngày càng tăng để làm cớ tăng cường thanh trừng. Các nạn nhân bị tra tấn, nhục hình, bức cung bằng nhiều biện pháp khác nhau để lấy được lời thú tội. Một số phiên tòa công khai tiếp tục diễn ra, nổi tiếng nhất là Vụ xử Moskva thứ ba tức Phiên tòa 21 người tháng 3 năm 1938, với các đối thủ lớn cũ của Stalin bao gồm cựu Tổng bí thư Quốc tế Cộng sản Bukharin, cựu Thư ký Thừa nhiệm (tiền vị của chức Tổng bí thư) Krestinsky, cựu Thủ tướng Rykov và cả Yagoda.[120] Bị tra tấn, đe dọa và cho dùng thuốc, họ đều thừa nhận tội phạm của mình, trước mặt các quan sát viên quốc tế được mời tới để dự xem.[121]

Với việc thanh trừng mở rộng ra quy mô ngày càng lớn, quy trình xét xử ngày càng đơn giản hóa. Năm 1937, một cơ chế được thiết lập gọi là troika (nhóm 3 người). Hồ sơ về người bị bắt giữ, sau khi đã bị truy bức, thẩm vấn, được giao cho một nhóm 3 người quyết định mà không có sự hiện diện của bên bị kết tội, án thường là gửi đi trại gulag hoặc xử tử. Các cuộc hành quyết thường diễn ra ban đêm ở nhà tù hoặc những khu cách ly. Trừ những vụ quan trọng, hầu hết các cuộc "xét xử" này diễn ra nhanh chóng: có những nhóm 3 người ra quyết định về vài trăm vụ trong một phiên làm việc nửa ngày.[122][123]

Ngoài Đảng, Hồng quân cũng là thể chế bị nhắm vào trong Đại thanh trừng. Các cuộc thanh trừng đã kết án 3 trên 5 nguyên soái bao gồm Tổng tư lệnh Quân đội Tukhachevsky, 13 trên 15 tư lệnh tập đoàn quân, 8 trên 9 đô đốc, 50 trên 57 quân đoàn trưởng, 154 trên 186 sư đoàn trường, toàn bộ 16 chính ủy tập đoàn quân và 25 trên 28 chính ủy quân đoàn.[124] Rất nhiều các sĩ quan cấp thấp hơn cũng bị thanh trừng, chiếm từ khoảng 3,7 tới 7,7% tổng số sĩ quan trong Hồng quân.[125] Hải quân bị thiệt hại nặng nhất do những nghi ngờ tiếp xúc với nước ngoài[126]

Trong toàn xã hội

Cuộc thanh trừng nội bộ nhanh chóng lan ra thành quy mô toàn quốc. Tháng 2 năm 1937, Stalin gửi một lá thư cho lãnh đạo các tỉnh yêu cầu họ ước lượng số lượng kulak và tội phạm, mở đầu cho một loạt những quyết định liệt kê và xét xử "những thành phần chống Soviet", bao gồm "cựu kulak", những người liên hệ với chế độ Nga hoàng cũ, cựu thành viên các đảng chính trị phi cộng sản cũ, kể cả trí thức, nghệ sĩ bị coi là phần tử bất mãn. Cho tới trước Thế chiến thứ hai, chế độ Stalin đã bắt giữ khoảng 2000 trí thức, nghệ sĩ, nhà văn và 1500 trong số đó chết trong nhà tù hoặc trại tập trung. Tuy nhiên chiến dịch kết án cựu Kulak mới gây ra nhiều cái chết nhất trong thời kỳ 1937, với ước tính khoảng 670 nghìn người bị bắt giữ và khoảng 376 nghìn bị hành quyết[127]

Các nhóm thiểu số dân tộc và tôn giáo cũng trở thành nạn nhân của cuộc thanh trừng. Các dân tộc Trung Á và người Do Thái bị truy bức, nhưng nặng nề nhất là người Ba Lan với con số ước tính 143 810 người bị bắt giữ và 111 091 người bị hành quyết.[128] Khoảng 85% trên tổng số 35 nghìn linh mục bị bức hại, khoảng 100 nghìn người liên quan tới tôn giáo bị giết[129] Trong số các nạn nhân có cả vài trăm người là di dân từ Hoa Kỳ và Canada do cuộc Đại khủng hoảng.[130]

Bên ngoài Liên Xô

Chiến dịch khủng bố của Stalin cũng vươn ra ngoài địa hạt Liên Xô. Quốc tế Cộng sản được chỉ đạo tiến hành thanh trừng hàng loạt trong đội ngũ lãnh đạo và tấn công những người theo Trotsky trên thế giới. Hàng loạt lãnh đạo đảng cộng sản bị triệu hồi về Moskva rồi bị thẩm vấn, nhiều trong số họ bị xử từ hoặc bỏ tù (lãnh tụ cộng sản Việt Nam Hồ Chí Minh cũng phải đứng trước một nhóm ba người nhưng may mắn thoát chết).[131] Stalin cũng gửi điệp viên và sát thủ tới các quốc gia khác để mưu sát những người chạy trốn và những địch thủ khác, đáng chú ý nhất là vụ mưu sát Trotsky tại nơi ở của ông này ở Mexico.[132]

Ở những vùng ảnh hưởng của Liên Xô, Stalin cũng tìm cách phát động các cuộc thanh trừng. Các thành viên NKVD của Liên Xô được gửi tới Cộng hòa Nhân dân Mông CổTân Cương (dưới quyền lãnh chúa Thịnh Thế Tài thân Liên Xô) để chống lại cái gọi là khuynh hướng Trotsky hoặc "gián điệp cho Nhật" ở nơi đây. [133][134] Cuộc thanh trừng ở Mông Cổ đã dẫn tới sự tàn sát khoảng 18000 lạt ma, cùng với một số nhân vật chính trị và cả dân thường.[135] Những hố chôn tập thể của hàng trăm thường dân và tu sĩ Phật giáo bị hành quyết được phát hiện ở đây vào năm 2003.[136]

Hậu quả và vai trò của Stalin

Nikolai Yezhov, bước đi bên trái Stalin trong bức ảnh đầu. Sau khi bị xử tử năm 1940, bức ảnh này bị sửa để xóa bỏ hình ông ta.[137] Những sự chỉnh sửa ảnh kiểu này rất phổ biến ở chế độ Stalin

Về mặt chính trị, Đại thanh trừng đã loại bỏ hầu như mọi sự đối đầu với quyền lực cá nhân của Stalin. Hầu hết những người Bolshevik đồng chí với Stalin và Lenin thời kỳ đầu đều bị xử tử, trừ vài người như Molotov và Kalinin chịu tuân phục Stalin.[112] Các nhân vật chính trị, trí thức, nghệ sĩ sau khi bị bắt giữ thì tên tuổi của họ cũng bị xóa sạch khỏi các văn bản, tranh ảnh, như là chưa hề tồn tại. Vụ thanh trừng tuy vậy làm suy yếu năng lực điều hành của chính quyền, nhất là sự thiếu hụt sĩ quan có kinh nghiệm trong quân đội.[138]

Trên quy mô toàn xã hội, hậu quả của cuộc Đại thanh trừng là rất lớn. Con số chính thức theo tài liệu giải mật từ hồ sơ Liên Xô nói rằng chỉ trong những năm 1937-1938, NKVD đã giam giữ 1 548 366 người, trong đó 681 692 người bị xử bắn, tức trung bình một ngày có khoảng 1000 vụ hành quyết; để so sánh, chế độ Nga hoàng từ 1825 tới 1910 hành quyết tổng cộng 3932 tội phạm chính trị.[139] Tuy nhiên nhiều sử gia tin rằng con số nói trên là không đầy đủ, không đáng tin cậy hoặc chính quyền Nga đã cố ý hạ thấp con số thực tế.[139][140][141][142] Chẳng hạn Robert Conquest cho rằng số người hành quyết phải gấp rưỡi số nói trên, và rằng KGB đã làm giả số liệu. Con số này cũng không bao gồm nhiều vụ hành quyết bởi chính quyền ở các địa phương không lưu trong hồ sơ.[143] Ở khắp nơi trên Liên Xô, người ta khám phá thấy những ngôi mộ tập thể không xác định được danh tính của những nạn nhân trong Đại thanh trừng, có những nơi có tới hàng chục nghìn thi thể hoặc nhiều hơn.[144][145][146][147] Robert W. Thurston thì đồng ý con số 681.692 vụ hành quyết, nhưng cho rằng Stalin "không phạm tội giết người hàng loạt" và rằng hành động của ông là do "nỗi sợ hãi" khiến ông "phản ứng thái quá trước các biến động"[148]

Một danh sách truy bức mà Molotov, Stalin, Voroshilov, Kaganovich, và Zhdanov kí trong thời kỳ này.

Mặc dù Yagoda, Yezhov và Beria trực tiếp chỉ đạo việc thanh trừng, Stalin đóng vai trò chỉ lãnh đạo cao nhất và liên hệ chặt chẽ với nó. Đã từng có những lý thuyết trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh về nỗi sợ khủng bố, sự mất kiểm soát của chính quyền trung ương và về vai trò của các nhà lãnh đạo khu vực như là nguyên nhân chính dẫn tới số lượng người chết quá lớn, nhưng theo nhà sử học Oleg V. Khlevniuk thì các lý do này đơn giản là không được các ghi chép lịch sử hỗ trợ.[149] trong một số trường hợp, Stalin đã trực tiếp chỉ đạo Yezhov tra tấn những người không chịu thú tội.[150] Ngoài việc cho phép tra tấn, Stalin đã tự tay kí 357 danh sách trong những năm 1937 và 1938 chuẩn thuận việc xử tử của ít nhất 40 nghìn người, và 90% số đó về sau được xác nhận là đã bị bắn.[151] Stalin cũng chọn riêng Vasili Blokhin để hành quyết các nhân vật quan trọng.[152]

Trục xuất và di dân

Tập tin:Latvia deportation 1941.jpg
Hình ảnh đợt trục xuất người Latvia tháng 6 năm 1941

Dưới thời kỳ Stalin cầm quyền, người ta chứng kiến những đượt trục xuất và di dân quy mô vào hàng lớn nhất trong lịch sử. Theo số liệu chính thức của Liên Xô ước tính, có hơn 14 triệu người đã từng bị buộc phải di cư, bị đưa đến những trại lao động Gulag từ năm 1929 tới 1953, cùng với khoảng 7 tới 8 triệu người bị trục xuất và bị đưa tới những miền xa xôi và khí hậu khắc nghiêt.[153]

Những lí do mà chính quyền Soviet đưa ra cho những đợt di dân, ngoài tù nhân cải tạo Gulag, là để đối phó với chủ nghĩa ly khai, sự chống đối chính quyền Liên Xô và những phần tử hợp tác với quân Đức xâm lược. Những căn cứ này có lúc đúng nhưng cũng có lúc sai lầm hoặc vội vã. Người ta thường di dời cả cộng đồng chứ không xem xét đến trường hợp từng gia đình hay ý nguyện của họ. Chẳng hạn sau khi quân phát xít chiếm Kavkaz, do lo ngại người Tatar ở Crimea hợp tác với quân Đức, toàn bộ dân miền núi và người Tatar ở Crimea - tổng cộng hơn 1 triệu người - bị trục xuất mà không được thông báo, cũng không mang theo được tài sản.[154]

Các đợt di dân lớn diễn ra ít lâu trước Thế chiến II và giai đoạn đầu của nó. Người ta ước tính rằng giữa 1941 và 1949 có khoảng 3,3 triệu người bị đưa tới Siberia và miền Trung Á,[155][156]. Định kiến của Stalin về lòng trung thành của một số nhóm sắc tộc đặc biệt, bao gồm người Triều Tiên ở Liên Xô, người Chechen, người Tatar Krym, người Đức ở miền Volga và người Ba Lan khiến những dân tộc này chịu nhiều ảnh hưởng nhất, hàng trăm nghìn người đã chết trên đường di cư.[155] Trong số những người có thể tới đích, theo một ước tính thì có 18-43% những người tái định cư chết do bệnh truyền nhiễm và đói ăn.[157]

Những đợt di cư này đã làm thay đổi mạnh bản đồ nhân khẩu và dân tộc của Liên Xô. Nhiều dân tộc bị di dời khỏi nơi cư trú truyền thống của mình, gây ra nhiều hậu quả lâu dài. Tới năm 1956 Khrushchev lên án chính sách trục xuất của Stalin là vi phạm nguyên tắc chính sách dân tộc của Lenin và tìm cách đảo ngược.[158] Tuy nhiên tiến trình này diễn ra chậm, phải tới khi Liên Xô tan rã (1991) thì các dân tộc thiểu số mới được phép di cư quy mô lớn về quê hương cũ; nhiều nhóm dân vì điều kiện địa lý mà chưa thể quay về.

Hậu quả của sự trục xuất và di dân kéo dài tới ngày nay. Chẳng hạn, cộng đồng người Tatar ở Krym vốn là nhóm đa số ở Krym từ nhiều đời, bị trục xuất khỏi quê hương năm 1944 và từ đó khiến người Nga trở thành sắc tộc đa số ở miền này. Trong cuộc Khủng hoảng Krym năm 2014, nước Nga can thiệp quân sự rồi sáp nhập Krym viện dẫn đó là ý nguyện của đa số người dân địa phương thuộc dân tộc Nga. Cộng đồng người Tatar cho rằng chính họ mới là những người có quyền vận mệnh Krym chứ không phải người Nga di dân.[159] Ký ức đau thương về những đợt trục xuất còn sâu đậm trong tâm trí nhiều dân tộc thiểu số, và là một nguồn động lực cho chủ nghĩa ly khai hiện nay ở những vùng thuộc Nga như Chechnya.[160]

Xây dựng sùng bái cá nhân

Một buổi lễ mừng sinh nhật Stalin 70 tuổi ở Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Stalin đã góp phần tạo nên phong trào sùng bái lãnh tụ, trước hết là đối với Lenin sau rồi là bản thân, nhất là sau khi Liên Xô tổ chức lễ sinh nhật 50 tuổi rất xa hoa cho ông năm 1929.[161] Rất nhiều thị trấn, làng mạc và thành phố, bao gồm thành phố lớn Stalingrad (xem danh sách các địa danh đặt theo tên Stalin (tiếng Anh)) được đổi tên theo tên ông; bên cạnh đó còn có các giải thưởng như Giải Stalin, Giải Hòa bình Stalin được lập nên lúc ông còn sống. Stalin cũng chấp nhận người ta gọi ông bằng những tên gọi khoa trương như "Người cha của Tổ quốc" (bắt đầu từ 1936)[162], "Nhạc trưởng của Khoa học", "Thiên tài Kiệt xuất của Nhân loại", "Đại kiến trúc sư của Chủ nghĩa Cộng sản", "Người trông nom Hạnh phúc Loài người". Tuy trong giới lãnh đạo ít thấy sự tôn thờ Stalin, hầu hết không dám bày tỏ sự bất bình với tệ sùng bái cá nhân, và tất cả đều ủng hộ cho tệ này phát triển.[163]

Nạn sùng bái cá nhân cho Stalin phát triển mạnh trong thời kỳ Thế chiến thứ hai. Ban đầu hình ảnh Stalin gắn bó chặt chẽ với Lenin như một đồng chí trung thành nhất, người thừa kế xuất sắc của Stalin,[164] và hai người thường xuất hiện cùng nhau trong từ ngữ và tranh ảnh,[165] tuy nhiên về sau báo chí tuyên truyền thường mô tả sự lãnh đạo tài tình của Stalin như là nhân tố chính duy nhất cho sự tươi đẹp của xã hội Soviet.[166]

Bộ máy tuyên truyền Liên Xô thường mô tả Stalin theo hình ảnh người cha dân tộc và mang tính thần thánh, vay mượn một số nhân tố từ Chính thống giáo.[167] Những cuộc tiếp xúc với trẻ em là một yếu tố quan trọng trong hình ảnh lãnh tụ Liên Xô. Stalin thường xuyên xuất hiện trong các buổi tăng quà cho trẻ em nhiều dân tộc khác nhau. Từ năm 1935, câu nói "Tuổi thơ Hạnh phúc nhờ ơn Đồng chí Stalin Kính yêu!" xuất hiện trên cửa vào các trại trẻ, trường học, trường mầm non và trẻ em thường hô câu này trong lễ hội.[168]

Stalin cũng được mô tả là gần gũi với người dân thường; báo chí thường đăng những lá thư từ công nhân nông trường hay xí nghiệp viết để ca ngợi lãnh tụ[169] cũng như xuất hiện những bài viết, bài thơ về việc gặp mặt Stalin. Nhưng từ sau Thế chiến II khi Stalin ít xuất hiện trước đám đông, báo chí bắt đầu tập trung tới nhưng liên lạc xa xôi hơn (chẳng hạn kể về việc ai đó nhận được điện báo của Stalin hay nhìn thấy lãnh tụ từ xa).[170]

Bộ máy tuyên truyền và bản thân Stalin đã tìm cách chỉnh sửa lịch sử Liên Xô để gán cho Stalin tầm quan trọng lớn hơn trong buổi đầu của phong trào cách mạng. Chẳng hạn lịch sử sửa đổi này cho rằng Stalin, chứ không phải Chủ tịch Soviet Petrograd Leon Trotsky là lãnh tụ thứ nhì, sau Lenin trong Cách mạng Tháng Mười. Stalin ủng hộ việc giấu giếm các tài liệu lịch sử và tự cho mình có thẩm quyền về lịch sử Đảng.[171]

Nhiều bức tranh và tượng của Stalin ở các nơi công cộng thường minh họa Stalin rất cao, ngang với Nga hoàng Aleksandr III, trong khi thực tế các ảnh chụp cho thấy ông chỉ caokhoảng 165–168 cm. Ảnh tượng Stalin không chỉ xuất hiện tại các nơi công cộng và văn phòng chính quyền mà còn ở các tư gia. Từ đầu những năm 1930, tại nhiều gia đình xuất hiện "phòng Stalin" với chân dung lãnh tụ để bày tỏ sự tôn kính.[172]

Hình ảnh Stalin cũng trở thành tâm điểm của nền nghệ thuật tuyên truyền, bao gồm thơ, ca, nhạc, họa, phim ảnh. Một ví dụ là "Khúc ca Stalin" của A. V. Avidenko dưới dây:

Cảm ơn Người, Stalin. Cảm ơn người vì tôi thấy sung sướng. Cảm ơn Người vì tôi vui. Bất kể sau tôi có già ra sao, tôi sẽ không bao giờ quên chúng ta đã đón tiếp Stalin hai ngày trước ra sao. Hàng thế kỉ sẽ trôi qua, và các thế hệ vẫn sẽ xem chúng ta là những người trần hạnh phúc nhất, may mắn nhất trong loài người, bởi vì chúng ta sống trong một thế kỉ mà nhiều thế kỉ mới có, bởi vì chúng ta được đặc ân trông thấy Stalin, lãnh tụ tôn kính của chúng ta... Mọi thứ thuộc về người, lãnh tụ của Tổ quốc vĩ đại. Và khi người phụ nữ tôi yêu cho tôi đứa con đầu lòng, tiếng đầu tiên nó sẽ bập bẹ sẽ là: Stalin...[173][174]

Các học giả hiện vẫn tranh cãi với nhau về mức độ tán thưởng của Stalin đối với sự sùng bái chính ông ta. Tuy vậy, ít nhất là bề ngoài, Stalin thường tỏ ra khiêm tốn, thậm chí nhiều lần nhấn mạnh tầm quan trọng của lực lượng xã hội, chứ không phải thiên tài cá nhân, thậm chí dù là cả Lenin, là yếu tố quyết định thành công của cách mạng và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Người ta cũng ghi nhận Stalin thường sửa một số văn bản, xóa bớt những lời ngợi ca bản thân mình và thêm vào lời ca ngợi cho các lãnh đạo Soviet khác.[175] Hơn nữa, năm 1936 Stalin đã cấm phong trào đổi tên địa danh theo tên mình.[176]

Ở những chỗ cá nhân, Stalin thường khẳng định rằng sự tôn sùng ông là cần thiết về mặt tuyên truyền, ít nhất là cho bộ phận dân chúng ngây thơ, nhưng có thể phản tác dụng đối với giới trí thức tinh hoa.[177] Stalin cũng muốn hình ảnh của mình như là hiện thân của Đảng Cộng sản, và tiết lộ rất ít về đời sống cá nhân của mình với truyền thông[176] Stalin không phải lúc nào cũng thoải mái với sự tán tụng triền miên; một người cộng sản Phần Lan là Arvo Tuominen từng ghi nhận một lần Stalin từng chế nhạo sự tán tụng mình trong một bữa tiệc năm mới của Đảng năm 1935, khi nói "Các đồng chí! Tôi muốn đề nghị nâng cốc cho đấng thượng phụ của chúng ta, sự sống và mặt trời, nhà giải phóng các dân tộc, kiến trúc sư của chủ nghĩa xã hội - Josef Vissarionovich Stalin, và tôi hi vọng đây sẽ là diễn văn đầu tiên và cuối cùng dành cho thiên tài đó trong tối hôm nay."[178]

Mặt khác, nhiều người dưới quyền cho rằng Stalin khiêm tốn giả vờ. Khrushchev đi đến chỗ khẳng định rằng chính Stalin đòi ông phải được ghi nhận về "tính khiêm tốn đáng kinh ngạc của nhữn vĩ nhân thực sự".[179]

Củng cố nền quốc phòng

Tăng cường quốc phòng là mục tiêu quan trọng mà Stalin theo đuổi. Một trong những mục tiêu chính của công nghiệp là xây dựng quân đội của Liên Xô. Vì vậy, nếu như ngày 1/1/1932, Hồng quân chỉ có 1446 xe tăng và 213 xe bọc thép, thì vào tháng 1/1934, Hồng quân Liên Xô đã được trang bị 7574 xe tăng và 326 xe bọc thép các loại.

Về công nghiệp quốc phòng, tới năm 1941 Liên Xô đã đứng hàng thứ 3 sau Đức và Anh về sản xuất máy bay chiến đấu, trong đó có những loại máy bay mới xuất hiện lần đầu tiên trên thế giới. Các nhà máy chế tạo máy kéo chuyển sang sản xuất xe tăng hạng vừa và nặng. Các xí nghiệp quốc phòng đước hưởng chế độ đặc biệt trong việc cung cấp các chuyên viên kỹ thuật giỏi, nguyên liệu thiết bị điện, chất đốt. Nhiều binh chủng mới ra đời như phòng không, nhảy dù, các trường đạo tạo sĩ quan chỉ huy các cấp cũng được mở rộng.[62]

Sự phát triển của quân đội Liên Xô
từ năm 1939 đến năm 1941
[180]
1/1/1939 22/6/1941 % tăng trưởng
Số lượng sư đoàn 131,5 316,5 140,7
Quân số 2.485.000 5.774.000 132,4
Pháo và súng cối 55.800 117.600 110,7
Xe tăng và xe thiết giáp 21100 25700 21,8
Máy bay các loại 7700 18700 142,8

Trước ngày 22 tháng 6 năm 1941, nền công nghiệp quốc phòng Liên Xô đã có sự phát triển mạnh sau kế hoạch năm năm lần thứ ba (1936-1940). Do sự đe dọa của Đức Quốc xã đã cận kề, công nghiệp quốc phòng của Liên Xô được thúc đẩy và có bước phát triển lớn. Tới năm 1938, so với đầu những năm 30, sản xuất xe tăng Liên Xô đã tăng hơn gấp 3. Kể từ 1-1-1939 tới 22-6-1941, Hồng quân đã được trang bị hơn 7.000 xe tăng và nếu chỉ tính riêng năm 1941 thì Hồng quân đã được cung cấp gần 5.500 xe, 29.637 pháo dã chiến, 52.407 súng cối. Tổng số pháo và súng cối tính cả đại bác trên xe tăng là 92.578. Theo tướng Zhukov thì về mặt số lượng và chất lượng, các súng cối của Liên Xô đã vượt khá xa các súng cối Đức[181].

Năm 1939, Liên Xô cho xây thêm 9 nhà máy sản xuất máy bay và 7 nhà máy sản xuất động cơ, ngoài ra còn có 7 nhà máy khác chuyển sang chế tạo sản phẩm cho máy bay. Cuối năm 1940, công nghiệp sản xuất máy bay Liên Xô đã tăng lên 70%.[181]

Lực lượng hải quân Liên Xô sát chiến tranh có gần 600 tàu chiến, 211 tàu ngầm, hơn 1.000 pháo phòng thủ bờ biển với trên 2.500 máy bay. Gần 270 tàu các loại được đóng vào sát cuối năm 1940. Nhiều căn cứ hải quân mới được xây dựng trong khi các khu vực ở vùng Baltic, Biển Đen và biển Bắc cực được Hồng quân củng cố thêm.

Chiến tranh thế giới thứ hai

Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, ông giữ chức tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Liên Xô và chủ tịch Uỷ ban Quốc phòng Nhà nước; nguyên soái (1943), đại nguyên soái (1945). Khi Chiến tranh thế giới thứ hai xảy ra, Stalin trở nên bất ngờ và không có tinh thần trong những ngày đầu của cuộc chiến. Tuy nhiên, không lâu sau ông đã thể hiện sự quyết tâm khi kêu gọi người dân cùng quân đội Liên Xô đánh đuổi Đức Quốc Xã ra khỏi đất nước. Trong thời chiến, Stalin cùng Tổng thống Hoa Kỳ Franklin D. Roosevelt (từ tháng 4 năm 1945 là Harry Truman) thành lập Mặt trận Đồng minh chống phe Trục.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Liên Xô đứng đầu là Stalin, Liên Xô đã chiến thắng phát xít Đức trong cuộc Chiến tranh Xô-Đức (1941 - 1945), đánh bại đế quốc Nhật Bản[182], đồng thời đưa nhiều nước ở TrungĐông Âu thoát khỏi chủ nghĩa phát xít. Sự kiện này đã mở đầu cho việc thành lập hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa.[183]

Thảm sát Katyn

Stalin đã ra lệnh thực hiện vụ thảm sát Katyn, xử tử hàng ngàn sĩ quan Ba Lan bị bắt trong cuộc chiến thế giới lần thứ Hai khi Liên Xô cùng Đức Quốc Xã tấn công Ba Lan.[184] Hạ viện Duma Nga đã ra tuyên bố lên án Stalin và các viên chức gây ra "tội ác Katyn".[184] Có đến nửa thế kỷ Liên Xô đổ lỗi cho phát xít Đức là thủ phạm gây ra vụ thảm sát, nhưng đến 1990 mới bắt đầu công nhận sự thật đó.[184] Động cơ của Stalin khi ra mệnh lệnh này vẫn còn đang tranh cãi. Có ý kiến thì cho rằng ông muốn loại bỏ những thành phần chống đối Xô viết tại Ba Lan (quân đội Ba Lan từng tham chiến bên cạnh quân Bạch vệ để chống lại Hồng quân), ý kiến khác thì cho rằng ông muốn trả thù cho hàng chục vạn tù binh Nga đã chết trong tay người Ba Lan trong cuộc Chiến tranh Nga-Ba Lan 1919-1921, nơi ông từng là sĩ quan chỉ huy.

Thời hậu chiến

Bức tường Sắt và khối Đông Âu

Sau khi đánh bại Đức Quốc Xã, các lực lượng quân sự Xô Viết đã đóng quân tại Trung và Đông Âu, ở những quốc gia này, họ hỗ trợ cho các lực lượng thân Xô Viết thiết lập chính phủ. Các chính phủ phương Tây và Hoa Kỳ xem như hành động bành trướng xã hội chủ nghĩa tại châu Âu của Liên Xô, khi Churchill xem toàn bộ khu vực là một "Bức tường Sắt" và thành sân sau của Liên Xô.[185][186] Những quốc gia chủ nghĩa xã hội mới thành lập này ở Đông và Trung Âu thường được gọi là "Khối Đông Âu" hay "Khối Xô-viết".

Khối Đông Âu cho đến năm 1989

Nhà nước Cộng hòa Dân chủ Đức ra đời ngày 7 tháng 10 năm 1949, với hiến pháp mới đẩy chủ nghĩa xã hội lên vị trí độc tôn và giúp Đảng Liên minh Xã hội ("SED") lên nắm quyền.

Tại Hội nghị Yalta, Stalin đã hứa là sẽ tổ chức bầu cử tự do tại Ba Lan,[187] sau khi thất bại trong cuộc bỏ phiếu trưng cầu dân ý năm 1946,[188] gian lận bầu cử đã xảy ra bí mật có kiểm soát của Liên Xô để giúp những người cộng sản giành thắng lợi đa số.[189][190][191] Ngay tiếp sau đó, nền kinh tế Ba Lan bắt đầu kỷ nguyên quốc hữu hóa.[192]. Tại Hungary, khi Liên Xô thành lập chính phủ xã hội chủ nghĩa, Rákosi Mátyás được đưa lên nắm quyền, ông được xem như là "học trò xuất sắc nhất của chủ tịch Stalin"[193][194]. Rákosi áp dụng chiến thuật "sa-la-mi" bằng cách chia nhỏ các đối thủ chính trị ra như kiểu bánh sa-la-mi để tập trung quyền lực nhiều hơn cho chính phủ của ông.[195][196] Rákosi áp dụng đường lối chủ nghĩa Stalin trong chính trị kinh tế, điều này biến ông thành 1 nhà độc tài với biệt danh "sát thủ đầu hói", chế độ của ông được xem là chế độ khắc nghiệt nhất châu Âu cho tới năm 1956, khi Rakosi bị thay thế bởi những người cộng sản ôn hòa hơn.[196][197] Xấp xỉ 350 nghìn quan chức và học giả Hungary bị thanh trừng từ giữa năm 1948 đến 1956.[196]

Trong suốt chiến tranh thế giới lần hai, Hồng Quân Xô viết đã vượt biên giới, gầy dựng và hỗ trợ cho những người cộng sản tại đây làm cuộc đảo chính, lật đổ chính phủ thân Đức tại Bulgaria năm 1944.[198] Nhờ vậy mà các chỉ huy quân sự của lực lượng Hồng Quân nắm quyền lực rất cao, các lực lượng thân Liên Xô, đứng đầu là Kimon Georgiev nắm hoàn toàn tình hình chính trị trong nước.[198]

Năm 1949, Liên Xô, Cộng hòa Nhân dân Bulgari, Tiệp Khắc, Cộng hòa Nhân dân hungary, Cộng hòa Nhân dân Ba Lan và Cộng hòa Nhân dân Romania thành lập nên Hội đồng Tương trợ Kinh tế theo mong muốn của Stalin để làm tăng ảnh hưởng của Liên Xô tại Trung Âu và làm giảm ảnh hưởng của chính sách Kế hoạch Marshal của Hoa Kỳ dành cho châu Âu,[199][200] Tiệp Khắc, Hungary và Ba Lan có tỏ thái độ muốn được nhận viện trợ từ chương trình Marshal mặc dù họ biết rằng họ phải đáp ứng các điều kiện như cho phép trao đổi tiền tệ và thực hiện kinh tế thị trường. Vào tháng 7 năm 1947, Stalin ra sắc lệnh buộc các chính phủ thân Xô viết phải rút khỏi Hội nghị Pa-ri bàn về chương trình Tái thiết châu Âu. Điều này đã cho thấy rõ sự thật về hậu thế chiến hai dẫn đến sự chia rẻ châu Âu thành hai phần riêng biệt.[200]

Tại Hi Lạp, Anh và Hoa Kỳ ủng hộ phe chống cộng trong Nội chiến Hy Lạp và Liên Xô đứng về phe những người cộng sản. Mặc dù vậy, Stalin từ chối về việc can thiệp sâu vào tình hình tại Hi Lạp trong khi Anh-Mỹ thì liên tục tăng cường quân đội tấn công vào Hy Lạp, kết quả là những người cộng sản Hy Lạp đã bị khối chống cộng đánh bại và chính phủ quân phiệt Hy Lạp (1947-1964) ra đời. Albania vẫn duy trì mối quan hệ với Max-cơ-va trong khi Cộng hòa Liên bang Nam Tư lại nằm ở tư thế chống Liên Xô trong suốt thời gian chia rẽ giữa hai bên cho đến khi nó kết thúc vào năm 1955.

Quan hệ Trung – Xô

Mao tại lễ sinh nhật lần thứ 71 của Stalin tại Moskva, tháng 12 năm 1949

Tại châu Á, trong những ngày cuối cùng của cuộc chiến, Hồng Quân đã đánh tan quân Nhật và giành quyền kiểm soát Mãn Châu, rồi đến Triều Tiên cho tới vĩ tuyến 38. Đảng Cộng sản của Mao Trạch Đông vẫn giành được thắng lợi trước Quốc Dân Đảng của Tưởng Giới Thạch vốn được hỗ trợ rất lớn từ Hoa Kỳ trong Chiến tranh Quốc – Cộng dù rằng họ rất ít khi được Liên Xô hỗ trợ. Điều này đã làm xấu đi tình hình quan hệ giữa hai bên kể từ khi Đảng Cộng sản giành được chính quyền tại Trung Hoa đại lục.

Sự bất đồng giữa Mao Trạch Đông và Stalin đã thể hiện ngay từ lúc khởi đầu. Trong suốt Thế chiến thứ hai, Stalin đã giúp đỡ cho chính phủ Tưởng Giới Thạch để chống lại quân Nhật và nhắm mắt làm ngơ để Tưởng tàn sát những người Cộng sản Trung Quốc. Nhìn chung, Stalin muốn giúp Tưởng chống Nhật để giữ hòa khí giữa hai bên, ngay cả sau khi chiến tranh kết thúc, Stalin đã ký hiệp ước bất tương xâm với Tưởng và yêu cầu Mao Trạch Đông và những người Cộng sản Trung Quốc phải hợp tác với Tưởng. Tuy nhiên, Mao Trạch Đông không tuân theo chỉ thị này và bắt đầu cuộc chiến với Tưởng. Stalin không hề tin rằng Mao có thể đánh bại Tưởng nên ông ta đưa ra rất ít sự giúp đỡ cho Mao. Liên Xô vẫn tiếp tục giữ quan hệ ngoại giao với Quốc Dân Đảng của Tưởng cho đến khi Mao giành chiến thắng hoàn toàn.

Stalin cũng ủng hộ những người Thổ Hồi giáo ở Tây Trung Quốc để thành lập quốc gia riêng (Cộng hòa Đông Thổ) trong suốt nổi loạn, li khai chống Trung Hoa Dân Quốc. Ông ủng hộ lãnh đạo Cộng sản Hồi giáo Ehmetjan Qasim để chống lại các lực lượng chống cộng của Quốc Dân Đảng.

Khi Đảng Cộng sản của Mao giành được quyền kiểm soát tại đại lục và ép chính phủ Quốc Dân phải bỏ chạy ra đảo Đài Loan, Stalin đã nhận ra vị thế mới của Mao Trạch Đông. Liên Xô nhanh chóng công nhận nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa của Mao. Đỉnh điểm của mốt quan hệ Trung – Xô thể hiện vào năm 1950 bằng Hiệp ước Đồng chí và Đồng minh. Cả hai nước cùng nhau hỗ trợ quân sự cho quốc gia đồng minh ở bắc Triều Tiên để chống lại chính phủ phía Nam do Hoa Kỳ hậu thuẫn. Sau vài vụ xung đột ở biên giới hai miền, cuối cùng Chiến tranh Triều Tiên đã nổ ra vào năm 1950.

Bắc Triều Tiên

Trái với chính sách trang bị hạn chế của Hoa Kỳ dành cho Nam Triều Tiên, Stalin đã viện trợ đáng kể cho quân đội Bắc Triều Tiên của Kim Nhật Thành về cả lục quân và không quân, trong đó bao gồm các loại xe tăng T-34/85 và các cố vấn để hỗ trợ Kim Nhật Thành thực hiện mong muốn tái thống nhất phần còn lại của bán đảo Triều Tiên.

Quân đội Bắc Triều Tiên mở màn cuộc chiến vào ngày Chủ nhật, 25 tháng 6 năm 1950, vượt biên giới vĩ tuyến 38, nã pháo tấn công và tràn xuống Nam Triều Tiên[201] Trong suốt cuộc chiến Triều Tiên, các phi công Xô viết sử dụng máy bay của họ cất cánh từ căn cứ tại Trung Quốc để chống lại máy bay của Liên Hiệp Quốc với thành phần chủ yếu là không quân Mỹ.

Hội nghị Yalta 1945: Churchill, Roosevelt và Stalin

Cuộc chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, dưới sự lãnh đạo của Stalin và Đảng Cộng sản Liên Xô, kinh tế, xã hội đất nước đã được khôi phục nhanh chóng. Tới năm 1949, sản lượng kinh tế của Liên Xô đã đạt mức ngang bằng trước chiến tranh, sớm hơn kế hoạch gần 2 năm rưỡi. Cũng trong thời gian này, bom nguyên tử và bom khinh khí được chế tạo thành công ở Liên Xô. Liên Xô đã trở thành một siêu cường theo chủ nghĩa Cộng sản,[183] đủ sức đối đầu với Hoa Kỳ trong Chiến tranh Lạnh.

Qua đời

Ngày 1 tháng 3 năm 1953, sau khi ăn tối với Bộ trưởng bộ nội vụ Lavrenty Pavlovich Beria và ba thủ tướng tương lai Georgi Maximilianovich Malenkov, Nikolai Alexandrovich BulganinNikita Sergeyevich KhrushchevMoskva, Stalin ngã quỵ xuống ở trong phòng, ông chắc đã bị tai biến mạch máu não làm liệt bên phải của ông. Tuy các cận vệ lấy làm lạ ông không thức dậy như thường lệ vào hôm sau, nhưng họ đang có lệnh không được quấy rầy ông, cho nên cái chết của ông không được khám phá ra cho đến tối hôm đó. Bốn ngày sau, Stalin qua đời ngày 5 tháng 3 năm 1953, hưởng thọ 74, và chôn ngày 9 tháng 3. Lý do chính thức của cái chết là chảy máu não. Thi hài ông được giữ trong Lăng Lenin đến ngày 31 tháng 10 năm 1961. Theo quá trình phi Stalin hóa, thi hài của ông bị mang ra khỏi lăng và được chôn tại khu nghĩa trang dành cho các nguyên thủ nước Nga (bên cạnh tường điện Kremlin).

Gia đình

Hai người con trai của Stalin

Yakov Dzhugashvili, con trai đầu lòng của Stalin với bà vợ đầu Ekaterina Svanidze, đã tự tử bằng súng vì Stalin tỏ ra quá nghiêm khắc khi biết ông có quan hệ yêu đương với một cô gái, nhưng không chết. Sau vụ đó, Stalin nói, "Có vậy mà không bắn được cho thẳng nữa."[202] Khi Thế chiến thứ II bùng nổ, Stalin quyết định cả 2 người con trai của mình đều phải ra mặt trận cầm súng chống quân thù. Anh cả Yakov Dzhugashvili (1907-1943) đã chiến đấu trong lực lượng Pháo binh, rồi bị bắt làm tù binh trong một trận đánh không cân sức gần thành phố Smolensk cửa ngõ phía tây của nước Nga. Yakov Dzhugashvili từng được đề nghị đổi lấy Thống chế Đức Friedrich Paulus bị Hồng quân Liên Xô bắt sống tại trận Stalingrad. Stalin đã cương quyết từ chối, trong bức thư gửi Hitler[cần dẫn nguồn] ông nói: "Tôi sẽ không đổi một Thống chế lấy một binh sĩ bình thường". Yakov đã bị bắn chết trong trại tập trung ở Sachsenhausen vào năm 1943, sau khi cãi lộn với bạn tù và thách thức lính gác SS bằng cách leo hàng rào và hô to "Đừng hèn nhát thế, bắn đi".[203][204]

Người con trai thứ 2 là Vasily Iosifovich Dzhugashvili xung phong vào Không quân, lần lượt tham gia các trận đánh then chốt của Hồng quân như trận Moskvatrận Stalingrad (nay là Volgagrad), giải phóng Belarus và Ba Lan, rồi tổng công kích quân Đức Quốc xã tại thủ đô Berlin. Trong các trận không chiến, Vasily đã bắn rơi 2 máy bay tiêm kích và cường kích của quân phát xít. Đến cuối năm 1942, ông được phong hàm Đại tá Không quân. Sau khi Thế chiến thứ II kết thúc, Đại tá V. Stalin được Ban lãnh đạo Bộ Tư lệnh Đặc khu Thủ đô (nay là Quân khu Moskva) đề cử giữ chức Tư lệnh Lực lượng Không quân phòng thủ Moskva. Tuy vậy, Stalin đã nhiều lần gác lại việc phong hàm tướng cho con bởi ông muốn con trai mình "phải trau dồi phẩm chất cùng tích lũy kinh nghiệm nhiều hơn nữa", và ông đã tự gạch chéo bằng mực đỏ xóa tên của Vasily trong danh sách dự kiến phong cấp tướng định kỳ. Tới năm 1946, Vasily mới được bổ nhiệm Thiếu tướng. Tới năm 1952, Stalin đã cương quyết cách chức con trai ruột sau khi xảy ra sự cố tai nạn ở sân bay Tushino vào tháng 7/1952 dù Vasily không trực tiếp tham gia sự kiện này. Sau đó ông phải chuyển về Học viện Quân sự Trung ương, trở thành một giảng viên của Khoa Huấn luyện Không quân.[205]

Người con gái duy nhất của ông, Swetlana Iossifowna Allilujewa (1926–2011), năm 1967 bỏ trốn sang Hoa Kỳ sống, để con cái ở lại Liên Xô. Bà có viết 4 quyển sách, trong đó có 2 cuốn hồi ký bán rất chạy.[206]

Nhận định

Cống hiến

Các thành viên Đảng Cộng sản Vương Quốc Anh mang theo ảnh của Stalin trong một cuộc diễu hành năm 2008.

Iosif Vissarionovich Stalin được xem là một trong những nhà chính trị mâu thuẫn nhất vào thế kỷ XX.[182] Ông được xem là người có những cống hiến to lớn cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Liên Bang Xô Viết. Trong cuộc thăm dò ý kiến của 40 triệu người Nga vào năm 2008, ông đã được bình chọn là nhân vật vĩ đại thứ 3 trong lịch sử Nga, sau Đại công tước Aleksandr Yaroslavich Nevsky và Thủ tướng Pyotr Arkadyevich Stolypin. Thậm chí kết quả này còn bị Đảng Cộng sản Liên bang Nga cáo buộc là gian lận, rằng chính phủ Nga đã tìm cách ngăn cản để Stalin hoặc Lenin không giành được vị trí thứ nhất.[207]

Trong một cuộc thăm dò khác năm 2006, trên 35% người Nga được hỏi cho biết sẽ bỏ phiếu cho Stalin nếu ông vẫn còn sống[208] Chỉ có ít hơn 1/3 người Nga cho rằng Stalin là một lãnh đạo tàn nhẫn[209] 54% thanh niên Nga cho rằng Stalin có nhiều công lao hơn là tội lỗi, một nửa cho rằng ông là một nhà lãnh đạo tài giỏi, 46% không cho rằng ông là người nhẫn tâm. 55% số người được hỏi mong muốn chính quyền Nga trả lại tên Stalingrad trước đây cho thành phố Volgograd.[210]

Năm 2013, nhân dịp 60 năm ngày Stalin qua đời, Trung tâm Levada đã khảo sát và kết quả có 49% người Nga coi Stalin có vai trò tích cực trong lịch sử, chỉ 32% coi ông có vai trò tiêu cực. Các chuyên gia đưa ra hai lý do: Một mặt, điện Kremlin đã âm thầm thúc đẩy hình ảnh của Tổng thống Vladimir Putin là một nhà lãnh đạo mạnh mẽ giống như Stalin, người đã giữ ổn định đất nước sau những hỗn loạn của việc Đế quốc Nga sụp đổ. Mặt khác, mọi người coi trọng Stalin bởi vì họ thấy ít tự hào về tình hình nước Nga kể từ sau sự sụp đổ của Liên Xô. "Nhận thức về Stalin là một cách để người Nga nhớ lại thời kỳ của những hành động tuyệt vời và cả những sự hy sinh có lẽ còn vĩ đại hơn thế" - nhà sử học Roy Medvedev, người đã viết một cuốn sách về Stalin nói[211].

Trong thời gian lãnh đạo của Stalin, Liên Xô chuyển từ một nước lạc hậu thành một siêu cường thế giới với tiềm lực công nghiệpquân sự khổng lồ. Trong thi phú, ông được ca ngợi như "Stalin sâu thăm thẳm hơn đại dương, cao vòi vọi hơn Himalaya, sáng rực rỡ hơn mặt trời". Chính ông là người đã xóa bỏ chế độ tem phiếu lương thực vào năm 1935, nên được nhiều người biết ơn. Stalin đã cấp cho toàn bộ công dân Xô Viết được tiếp cận chăm sóc sức khoẻ và giáo dục miễn phí, nhờ đó dập tắt các dịch sốt rét, dịch tả, tuổi thọ trung bình của người Liên Xô tăng lên hàng thập kỷ. Phụ nữ Liên Xô lần đầu tiên được sinh sản trong những bệnh viện an toàn, với khả năng tiếp cận chăm sóc trước sinh. Giáo dục cũng là một ví dụ về tăng chất lượng cuộc sống. Nạn mù chữ đã được Stalin thanh toán, và thế hệ sinh ra dưới thời của Stalin là thế hệ có trình độ đại học cao đầu tiên. Các đường vận tải được cải thiện với việc nhiều tuyến đường sắt được xây dựng.[182] Những sự kiện như khởi công xây tuyến đường xe điện ngầm tại thành phố Moskva, hay ban bố Hiến pháp của Liên bang Xô viết đều diễn ra dưới chế độ Stalin.[182]

Được coi là một nhà lãnh đạo lỗi lạc, thời gian ông cầm quyền gắn liền với giai đoạn 1930 – 1940, một giai đoạn lớn mạnh trong lịch sử Liên Xô. Trong thời gian đó, nền văn hoá, âm nhạc, văn học,… của Liên Xô giành được nhiều thành tựu lớn lao. Không những thế, ông còn là nhân vật đóng vai trò không nhỏ trong cuộc kháng chiến của Liên Xô chống phát xít. Piter Ustinov, một chuyên gia lịch sử đã nhận xét: "Có lẽ không thể có một ai khác ngoài Stalin có thể làm được những việc như thế trong Chiến tranh: quyết liệt, mềm dẻo, nhất quán, như yêu cầu đánh thắng trong những kích cỡ phi thường như thế…".

Báo chí Việt Nam dẫn lời Thủ tướng Winston Churchill của Anh - một người trên thực tế có ác cảm lớn với Liên Xô - cũng phải thừa nhận:[212]

Tượng đài Stalin trước tòa thị chính thành phố Gori, quê hương của ông.

Cố tổng thống Pháp, tướng Charles de Gaulle, một trong những lãnh đạo của Chiến tranh thế giới thứ hai, đánh giá cao những phẩm chất cá nhân của Stalin. Trong cuốn hồi ký chiến tranh của mình, tướng De Gaulle viết: "Stalin có một uy tín to lớn, và không chỉ riêng ở nước Nga. Ông biết "thuần hoá" kẻ thù, không hoảng hốt khi núng thế và không say sưa với thắng lợi. Mà Ông lại là người có nhiều chiến thắng hơn thất bại…".

Nguyên soái Xô-viết Georgi K. Zhukov, vị tướng lừng danh nhất của Liên Xô trong Chiến tranh thế giới thứ hai, thì hồi tưởng:

"Ông đọc rất nhiều và biết nhiều thứ trong các lĩnh vực khác nhau. Sức làm việc đáng kinh ngạc của Ông, khả năng nhanh chóng nắm bắt thông tin cho phép Ông trong một ngày xem xét và thấu hiểu một khối lượng tư liệu lớn đến mức chỉ những vĩ nhân mới có thể làm được như thế. Ông làm việc nhiều, khoảng 12 đến 15 giờ trong một ngày. Tôi đã nghiên cứu Stalin như một nhà hoạt động quân sự rất kỹ càng vì tôi đã đi cùng Ông trong suốt cuộc chiến tranh. Stalin nắm chắc các vấn đề tổ chức chiến dịch mặt trận và các chiến dịch phối hợp giữa các nhóm mặt trận, và Ông chỉ huy các chiến dịch này rất bài bản, vì biết rõ các vấn đề chiến lược lớn. Trong chỉ đạo chiến tranh nói chung, Stalin được giúp đỡ bởi trí tuệ thiên phú của Ông và một linh tính rất phong phú. Ông biết tìm ra mắt xích chủ đạo trong tình huống chiến lược và nắm lấy nó, phân tích kẻ thù, tiến hành chiến dịch tấn công lớn này hay chiến dịch tấn công lớn khác. Không có gì hoài nghi nữa, Ông là một Tổng tư lệnh tối cao xứng đáng".[213]

Cho đến thời nay, di sản của Stalin vẫn chưa phai. Ông được Gennady Zyuganov - Chủ tịch Đảng Cộng sản Liên bang Nga - so sánh với "Những nhân vật vĩ đại nhất của thời kỳ Phục hưng". Ngày 8/12/2004, trong bài viết dài kỷ niệm 125 năm Ngày sinh của Stalin, Zuganov phát biểu: "Những năm gần đây trong bối cảnh đất nước suy tàn, hỗn loạn và khủng hoảng liên tiếp, sự quan tâm của mọi người trong việc suy xét đánh giá lại Stalin ngày càng tăng. Đó là sự thật ai cũng rõ."[176] Trong cuộc họp báo ngày 14/7, ông Zyuganov đã nêu ra hàng loạt những công lao mà Stalin đã lập nên đối với nước Nga và kết luận: "Nói theo cách của Thủ tướng Anh Winston Churchill, ông Stalin đã tiếp quản nước Nga với cày chìa vôi và khi ra đi đã để lại một nước Nga có vũ khí hạt nhân". Theo ý kiến của ông, người Nga hôm nay càng đánh giá cao những công lao của Stalin khi so sánh với sự khủng hoảng mà các lãnh đạo sau này như Boris YeltsinMikhail Gorbachev đã gây ra: "Người dân so sánh, cân nhắc và dĩ nhiên là ủng hộ những ai làm tăng thêm sức mạnh cường quốc của đất nước. Ngay cả khi biết rằng trong thời gian Stalin lãnh đạo đất nước, có xảy ra những vụ việc này nọ nhưng đó không phải điều họ lưu tâm, vì họ nhìn thấy ở Stalin một người yêu nước, một nhà lãnh đạo quốc gia vĩ đại". Ông Zyuganov cũng tỏ ý tin tưởng rằng, nếu dưới sự lãnh đạo của Stalin thì nhiều vấn nạn mà người Nga đang phải chứng kiến hôm nay (tham nhũng, tội phạm có tổ chức...) sẽ không thể xảy ra vì Stalin "có thể giải quyết nhanh gọn các vấn đề như thế chỉ trong một ngày".[214]

Theo phát ngôn viên hội đồng thành phố Oryol, Olga Patenkova, các nhà lập pháp nơi đây đã thông qua một bản kiến nghị vào ngày 31 tháng 3, nội dung yêu cầu lập lại các hình ảnh của Iosif Vissarionovich Stalin.

Theo tờ Izvestia số ra ngày 14 tháng 4 năm 2005:

Nữ luật sư Larisa Tokunova sống tại vùng Viễn Đông nước Nga đã gọi Stalin là "thiên tài", người đã đưa Liên Xô trở thành một siêu cường quốc. Bà cho biết: "Nếu chúng ta muốn quản lý để chấn hưng đất nước, thì chỉ có thể tuân theo kế hoạch của Stalin". Doanh nhân Roman Fomin cho biết: "Họ không nên làm mờ nhạt những thay đổi to lớn mà đất nước đã đạt được. Chiến thắng mà Stalin có được là sự tăng trưởng kinh tế và thịnh vượng. Nhiều người mong muốn ông lại quay trở lại"[215]

Về những biện pháp lãnh đạo khắc nghiệt và những sai lầm Stalin mắc phải, Nghị sĩ Molotov cho rằng: "Hiện nay có xu hướng ở Nga miêu tả Stalin như một người tự mãn, tự kỷ, luôn cho rằng ông nói thế nào thì mọi sự sẽ diễn ra y như thế. Làm vậy là không đúng, là vu cáo... Nếu đổ cho một mình Stalin mọi lầm lỗi như thế thì cũng có thể nói, một mình Stalin đã xây dựng thành công Chủ nghĩa Xã hội, một mình Stalin đã chiến thắng phát xít Đức... Mỗi người trong bộ máy chính trị đều có phần trách nhiệm riêng... Nói tới vai trò của Stalin trong chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại, cần thấy rằng, bản chất vấn đề không phải là ở chỗ đoán đúng hay sai ngày nổ ra chiến tranh. Bản chất vấn đề là ở chỗ, không cho Hitler vào Moskva, Leningrad hay Stalingrad. Bản chất vấn đề là ở chiến thắng chung cuộc rất vẻ vang. Và chúng ta đã làm được điều này. Trong đó có công lao to lớn của Stalin. Cần phải công bằng chứ không nên như bây giờ, đổ mọi lỗi lầm cho Stalin khi ông không còn sống nữa".[213] Nina Nesterina, quan chức chính quyền Oryol chuyên trách bảo vệ quyền lợi của các nạn nhân chính trị, nói về thái độ của mình đối với Stalin: "Stalin không thực sự phải chịu trách nhiệm về các vụ đàn áp. Theo các tài liệu chính thức, các mệnh lệnh được đưa ra bởi toà án quân sự của NKDV (tiền thân của KGB)".

Zinoviev, một chính trị gia gần như cả đời chỉ phê phán Stalin và Liên Xô, nhưng gần đây khi suy ngẫm lại ông đã nói rằng: Liên Xô có được những thành tựu vĩ đại là nhờ có được sự lãnh đạo của Stalin và Đảng CS Liên Xô. Cần phải đánh giá lại những hoạt động trấn áp của Stalin những năm 1930, việc xây dựng chế độ mới thường đi kèm với cuộc đấu tranh với các thế lực chống phá. Một đất nước rộng lớn và đa sắc tộc, tôn giáo như Liên Xô thời kỳ đó luôn tồn tại nhiều mầm mống bất ổn và chia rẽ, nên rất cần những lãnh đạo đủ tài năng và sự cứng rắn (thực tế chỉ ít lâu sau khi Liên Xô sụp đổ, các cuộc chiến tranh ly khai, xung đột sắc tộc đã nổ ra khắp nơi). Sự trấn áp của Stalin, dù rằng trong đó có rất nhiều hành vi quá mức, trên thực tế cũng đã tiêu diệt những kẻ biến chất và tiềm tàng nguy hiểm cho đất nước.[176]

Bản thân Stalin cũng đoán biết trước sau khi qua đời, ông sẽ trở thành mục tiêu công kích của nhiều thế lực. Ngay từ năm 1943, ông đã nói với đồng chí của mình rằng:

"Sau khi tôi chết, sẽ có những kẻ tìm cách trút mọi thứ rác rưởi lên mộ tôi. Nhưng rồi ngọn gió của lịch sử sẽ thổi bạt tất cả những thứ rác rưởi đó đi."[216]

Sai lầm

Bên cạnh đó, ông bị lên án vì những chính sách sai lầm và tệ sùng bái cá nhân.[183] Có tài liệu còn gọi ông là "Nga hoàng Đỏ".[217] Một bộ phận người Nga đã tố cáo những sai lầm cá nhân của Stalin, và xem đó là nguyên nhân khiến tổn thất của nhân dân Xô viết hết sức lớn lao trong những năm chiến tranh.

Để đạt được những mục tiêu của mình, Stalin sử dụng các phương pháp điều hành cứng rắn, bao gồm cả khủng bố nhà nước và đại thanh trừng những thành phần chống đối, theo ước tính từ tháng 08/1937 đến tháng 10/1938, chỉ riêng trong nhà tù tại Ủy ban an ninh quốc gia, chế độ Stalin đã kết án tử hình 20.760 người, trong đó có khoảng 1.000 người lãnh đạo tôn giáo. Giáo chủ giáo phận St. Petersburg Serafin là cũng bị giết vào thời gian này.[cần dẫn nguồn]

Các nhà sử học được các báo chí quốc tế trích dẫn lời cho rằng dưới thời cầm quyền của Stalin, nhiều triệu người đã bị Stalin và bộ máy thanh trừng của ông cưỡng bức di cư, thẩm vấn hoặc giam giữ trong các trại tập trung và các nhà tù dưới chế độ Xô-Viết trước đây[cần dẫn nguồn]. Trong thời cải cách "Perestroika" của Michail Gorbachev, đã giải mật đa số trong 1,7 triệu hồ sơ "những tên phản cách mạng" trong giai đoạn 1937-1938. Trong đó hơn 700 ngàn người bị kết án tử hình.

Những người bị thảm sát đã được Tổng thống Nga Putin cho rằng: "Những người bị thảm sát, khủng bố là những con người ưu tú nhất, có trí tuệ cao nhất và là những người can đảm nhất của nước Nga và Liên Xô thời đó."[218]

Tổng thống Nga Dmitry Anatolyevich Medvedev viết trên blog của mình sáng 30 tháng 10, 2009, nhân dịp nước Nga kỷ niệm "Ngày Tưởng nhớ Ðàn áp Chính trị," phóng viên nhật báo Ba Lan, Gzeta Wyborcza, tại Moskva đưa tin. "Tôi tin rằng, tưởng nhớ về bi kịch của dân tộc cũng thiêng liêng như tưởng nhớ về chiến thắng. Không có lý do gì để biện giải cho sự đàn áp chính trị." Medvedev viết rằng:

Chúng ta chỉ cần nghĩ - hàng triệu người đã chết vì khủng bố cùng những cáo buộc dối trá. Cho đến ngày hôm nay, có thể thấy, những tổn thất to lớn trên được biện minh bằng những mục đích cao hơn của nhà nước. Tôi tin rằng, không có sự phát triển, sự thành công, và tham vọng nào của đất nước, có thể đạt được bằng cái giá của bi kịch và mất mát. Không gì có thể được đặt trên giá trị cuộc sống con người. Và không bất cứ sự biện minh nào cho sự đàn áp chính trị (là có thể chấp nhận được).[219]

Quy mô của khủng bố, theo như Medvedev nhắc nhở, là "không thể tưởng tượng nổi." "Nó đã đánh vào tất cả các dân tộc của đất nước, hủy diệt mọi tầng lớp xã hội, hàng triệu người bị thiệt mạng." Ðề cập đến ủy ban chống lại sự bóp méo lịch sử, được thành lập gần đó, và trực thuộc Văn phòng Tổng thống, Medvedev giải thích rằng, sự dối trá về quá khứ không chỉ là "sự cố gắng sửa lại kết cục chiến tranh." Dối trá lịch sử, còn là sự cố gắng tìm cách "biện minh cho những kẻ đã giết hại đồng bào mình, những gì đang được người ta thực hiện nhân danh công lý lịch sử." Vào ngày Nga kỷ niệm hàng triệu người bị sát hại dưới chế độ độc tài của Stalin (1920 - 1953), blog này được đưa lên.[220] Bên cạnh đó, một sử gia nghiên cứu về những tội ác của lãnh tụ Stalin từng bị bắt giữ đã được thả ra.[220]

Nhân Kỷ niệm 65 năm chiến thắng chống phát xít, Tổng thống Nga Dmitry Medvedev nói "Stalin đã phạm nhiều tội ác chống lại nhân dân" và "không thể tha thứ". Ông còn cho rằng thắng lợi phần lớn là nhờ sự hy sinh to lớn của nhân dân, dù vai trò lãnh đạo của Stalin cũng rất quan trọng.[221] Cũng trong bài trả lời phỏng vấn báo Izvestia ngày 7 tháng 5, ông Dmitry Medvedev nói rằng dù từng cá nhân có quyền đánh giá khác nhau về Stalin, và nhiều người ngưỡng mộ ông ta, thì quan điểm của nhà nước Nga hiện nay cho rằng chủ nghĩa Stalin "không thể quay lại trên nước Nga".[221]

Olga Ulianova - cháu gái của cựu lãnh đạo Lênin - cho rằng Stalin là người đầu tiên gây ra và chịu trách nhiệm với những chính sách sai lầm của Liên Xô. Bà nói:

Sai lầm lớn nhất là người ta bóp méo và ngụy tạo học thuyết của Lenin. Người đầu tiên làm như vậy là Stalin.

Thơ ca

Năm 1950, dưới sự chỉ đạo của Stalin, chính phủ Liên Xô đã đặt quan hệ ngoại giao và bắt đầu viện trợ vũ khí cho Việt Minh tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp, hình ảnh của Stalin cũng bắt đầu được nhiều người Việt Nam biết tới. Do vậy, năm 1953, khi nghe tin Stalin qua đời, Tố Hữu đã có bài thơ Đời đời nhớ ông để tưởng niệm:

Bữa trước mẹ cho con xem ảnh
Ông Stalin bên cạnh nhi đồng
Áo Ông trắng giữa mây hồng
Mắt Ông hiền hậu, miệng Ông mỉm cười
...[222]

Chú thích

  1. ^ How Russia faced its dark past, BBC News (5 March 2003)
  2. ^ "Russian youth: Stalin good, migrants must go: poll", Reuters (25 July 2007)
  3. ^ "The Big Question: Why is Stalin still popular in Russia, despite the brutality of his regime? ", The Independent (14 May 2008)
  4. ^ "Josef Stalin: revered and reviled in modern Russia", The Telegraph (15 June 2012)
  5. ^ a b c Montefiore 2007, tr. 12 Lỗi chú thích: Thẻ <ref> không hợp lệ: tên “Young Stalin” được định rõ nhiều lần, mỗi lần có nội dung khác
  6. ^ "Among the Dead", MississippiReview.com”. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 3 năm 2008. Truy cập ngày 27 tháng 3 năm 2008.
  7. ^ Ludwig, Arnold M., King of the Mountain: The Nature of Political Leadership, University Press of Kentucky, 2002, ISBN 0-8131-9068-1 tr.152
  8. ^ Montefiore 2007, tr. 61.
  9. ^ Trong tiếng Việt, tên ông cũng được viết là Xtalin hoặc Xít Ta Lin, phiên âm Hán Việt là Tư Đại Lâm.
  10. ^ Simon Sebag Montefiore (2007). “Before the terror”. The Guardian.
  11. ^ “Mục từ Xtalin I. V. trong Từ điển Bách khoa Toàn thư Việt Nam”.
  12. ^ Montefiore 2007.
  13. ^ Simon Sebag Montefiore, Young Stalin, page 262
  14. ^ Simon Sebag Montefiore, Young Stalin, page 271
  15. ^ Simon Sebag Montefiore, Young Stalin, page 272
  16. ^ Simon Sebag Montefiore, Young Stalin, page 276
  17. ^ a b c d Robert Service. Stalin: A Biography. 2004. ISBN 978-0-330-41913-0
  18. ^ Russian Civil War Encyclopaedia Britannica Online 2012
  19. ^ Simon Sebag Montefiore. Stalin: The Court of the Red Tsar, Knopf, 2004 (ISBN 1-4000-4230-5).
  20. ^ Ignatev, V. L. (2010). The Great Soviet Encyclopedia, 3rd Edition (1970-1979). The Gale Group.
  21. ^ Battle Of Warsaw 1920 by Witold Lawrynowicz; A detailed write-up, with bibliography. Polish Militaria Collectors Association. Retrieved 5 November 2006.
  22. ^ Figes, Orlando (1998). A People's Tragedy: The Russian Revolution: 1891–1924. New York: Penguin Books. tr. 798–799. ISBN 0-14-024364-X.
  23. ^ Thatcher, Ian D. (2003), Trotsky, p. 122. Routledge, ISBN 0-415-23250-3
  24. ^ Lieven, Dominic C. B.; Perrie Maureen; Suny, Ronald Grigor (ed., 2006), The Cambridge History of Russia, p. 175.
  25. ^ Knight, Ami W. (1991). “Beria and the Cult of Stalin: Rewriting Transcaucasian Party History”. Soviet Studies. 43 (4): 749–763. doi:10.1080/09668139108411959.
  26. ^ Shanin, Teodor (1989). “Ethnicity in the Soviet Union: Analytical Perceptions and Political Strategies”. Comparative Studies in Society and History. 31 (3): 409–424. doi:10.1017/S0010417500015978.
  27. ^ Service, Robert (4 tháng 9 năm 2008). Stalin: A biography. Pan Macmillan. tr. 189. ISBN 978-0-330-41913-0. Truy cập ngày 24 tháng 8 năm 2014.
  28. ^ Gilbert, Felix and Large, David Clay, The End of the European Era: 1890 to the Present, 6th edition, p. 213.
  29. ^ “Lenin under the Knife. - Surgeon Extracts a Bullet Which Troubled Him for Three Years. - View Article”. The New York Times. 26 tháng 4 năm 1922. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2012.
  30. ^ The New Cambridge Modern History, Volume XII. CUP Archive. tr. 453. GGKEY:Q5W2KNWHCQB.
  31. ^ Lenin, V. I. “Modern History Sourcebook: Vladimir Illyich Lenin: Testament, 1922”. Fordham University. Truy cập ngày 24 tháng 8 năm 2014.
  32. ^ Service, Robert (4 tháng 9 năm 2008). Stalin: A biography. Pan Macmillan. tr. 231. ISBN 978-0-330-41913-0. Truy cập ngày 24 tháng 8 năm 2014.
  33. ^ Leon Trotsky, "Speech to the Thirteenth Party Congress on May 26, 1924" contained in The Challenge of the Left Opposition: 1923–1925, pp161-162.
  34. ^ Shauman, S. S. “Fourteenth Congress of the All-Union Communist Party Bolshevik”. The Free Dictionary. Truy cập ngày 24 tháng 8 năm 2014.
  35. ^ Service 2004, tr. 258, ch. 23
  36. ^ Service 2004, tr. 260, ch. 23
  37. ^ Service 2004, tr. 265
  38. ^ Montefiore 2003, tr. 60
  39. ^ Montefiore 2003, tr. 64
  40. ^ Service 2004, tr. 284
  41. ^ McCauley, Martin, Stalin and Stalinism, p.25, Longman Group, England, ISBN 0-582-27658-6
  42. ^ A History of the Soviet Union from Beginning to End. Kenez, Peter. Cambridge University Press, 1999.
  43. ^ Kuromiya, Hiroaki (2007) The Voices of the Dead: Stalin's Great Terror in the 1930s. Yale University Press, ISBN 0-300-12389-2 p. 2
  44. ^ Hubbard, Leonard E. (1939). The Economics of Soviet Agriculture. Macmillan and Co. tr. 117–18.
  45. ^ Viola, Peasant Rebels Under Stalin
  46. ^ Fitzpatrick (1994), tr. 234.
  47. ^ Lịch sử thế giới hiện đại. Nguyễn Anh Thái chủ biên. NXB Giáo dục 2001. Trang 59
  48. ^ Giáo trình lịch sử kinh tế. Đại học Kinh tế Quốc dân; 2006. Tác giả: GS. TS. Nguyễn Trí Dĩnh, PGS. TS. Phạm Thị Quý. Trang 142
  49. ^ Fainsod (1970), tr. 541.
  50. ^ "Ukraine Irks Russia With Push to Mark Stalin Famine as Genocide". Bloomberg L.P.. 3 January 2008
  51. ^ “Overpopulation.Com " The Soviet Famines of 1921 and 1932-3”.[liên kết hỏng]
  52. ^ “Ukraine's Holodomor”. The Times. UK. 1 tháng 7 năm 2008. Truy cập ngày 19 tháng 10 năm 2008.
  53. ^ France Meslé, Gilles Pison, Jacques Vallin France-Ukraine: Demographic Twins Separated by History, Population and societies, N°413, juin 2005
  54. ^ Kulchytsky, Stanislav and Yefimenko, Hennadiy (2003) Демографічні наслідки голодомору 1933 р. в Україні. Всесоюзний перепис 1937 р. в Україні: документи та матеріали tại Wayback Machine (lưu trữ ngày 8 tháng 7 năm 2007) (Demographic consequence of Holodomor of 1933 in Ukraine. The all-Union census of 1937 in Ukraine), Kiev, Institute of History
  55. ^ Wheatcroft, Stephen G. (2001) "О демографических свидетельствах трагедии советской деревни в 1931—1933 гг." tại Wayback Machine (lưu trữ ngày 20 tháng 3 năm 2008) (On demographic evidence of the tragedy of the Soviet village in 1931–1833), "Трагедия советской деревни: Коллективизация и раскулачивание 1927–1939 гг.: Документы и материалы. Том 3. Конец 1930–1933 гг.", Российская политическая энциклопедия, ISBN 5-8243-0225-1, p. 885, apendix 2
  56. ^ “Findings of the Commission on the Ukraine Famine”. Famine Genocide. 19 tháng 4 năm 1988.
  57. ^ “Statement by Pope John Paul II on the 70th anniversary of the Famine”. Skrobach. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2008.
  58. ^ “Expressing the sense of the House of Representatives regarding the man-made famine that occurred in Ukraine in 1932–1933”. US House of Representatives. 21 tháng 10 năm 2003. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2008.
  59. ^ Bilinsky, Yaroslav (1999). “Was the Ukrainian Famine of 1932–1933 Genocide?”. Journal of Genocide Research. 1 (2): 147–156. doi:10.1080/14623529908413948.
  60. ^ Stalin, J. V. (March 2, 1930 (No. 60)). “Dizzy with Success: Concerning Questions of the Collective-Farm Movement”. Pravda (bằng tiếng Russian translated by Foreign Languages Publishing House in Works, Vol. 12, pp. 197-205, Foreign Languages Publishing House: Moscow, và 1955.). Truy cập ngày 15 tháng 9 năm 2010. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)
  61. ^ Lịch sử thế giới hiện đại. Nguyễn Anh Thái chủ biên. NXB Giáo dục 2001. Trang 60
  62. ^ a b c d e f http://user.hnue.edu.vn/index.php?page=news&uid=118&news_id=877
  63. ^ Lịch sử thế giới hiện đại. Nguyễn Anh Thái chủ biên. NXB Giáo dục 2001. Trang 60 - 62
  64. ^ Giáo trình lịch sử kinh tế. Đại học Kinh tế Quốc dân; 2006. Tác giả: GS. TS. Nguyễn Trí Dĩnh, PGS. TS. Phạm Thị Quý. Trang 142
  65. ^ Lịch sử thế giới hiện đại. Nguyễn Anh Thái chủ biên. NXB Giáo dục 2001. Trang 50
  66. ^ Сталин И. В. О задачах хозяйственников. Речь на первой Всесоюзной конференции работников социалистической промышленности. 1931-02-04.
  67. ^ Tucker 1990, tr. 96.
  68. ^ http://www.cyberussr.com/rus/trud-28zak-r.html#47-e
  69. ^ “Cyber USSR”. Truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2010.
  70. ^ “Cyber USSR”. Truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2010.
  71. ^ Lewis, Robert (1994). The Economic Transformation of the Soviet Union. Cambridge University Press. tr. 188. Đã bỏ qua tham số không rõ |editors= (gợi ý |editor=) (trợ giúp)
  72. ^ Steele, Charles N. (2002). Sustainable Development: Promoting Progress or Perpetuating Poverty? (PDF). Profile Books. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 12 tháng 3 năm 2006. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2008.
  73. ^ “Reassessing the Standard of Living in the Soviet Union” (PDF). Centre for Economic Policy Research. 2002. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 3 tháng 3 năm 2009. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2008.
  74. ^ a b Lịch sử thế giới hiện đại. Nguyễn Anh Thái chủ biên. NXB Giáo dục 2001. Trang 63-65
  75. ^ a b c СССР в цифрах в 1967 году. — Bản mẫu:Указание места в библиоссылке, 1968. См. также материалы по индустриализации СССР на сайте публичной библиотеки Вадима Ершова
  76. ^ Сталин И. В. [Отчётый доклад XVII съезду партии о работе ЦК ВКП(б), 26 января 1934 гhttp://grachev62.narod.ru/stalin/t13/t13_46.htm]. В кн.: Сталин И. В. Сочинения. Т. 13. М.: Гос. изд-во полит. лит-ры, 1951. С. 282.
  77. ^ Lịch sử thế giới hiện đại. Nguyễn Anh Thái chủ biên. NXB Giáo dục 2001. Trang 55-56
  78. ^ a b c http://www.rus-lib.ru/book/35/16/329-354.html
  79. ^ a b c Giáo trình lịch sử kinh tế. Đại học Kinh tế Quốc dân; 2006. Tác giả: GS. TS. Nguyễn Trí Dĩnh, PGS. TS. Phạm Thị Quý. Trang 143-146
  80. ^ Lịch sử thế giới hiện đại. Nguyễn Anh Thái chủ biên. NXB Giáo dục 2001. Trang 63-64
  81. ^ Harrison M. Trends in Soviet Labour Productivity, 1928—1985: War, Postwar Recovery, and Slowdown // European Review of Economic History. 1998. Vol. 2, No. 2. P. 171.
  82. ^ «Энтузиазм и самоотверженность миллионов людей в годы первой пятилетки — не выдумка сталинской пропаганды, а несомненная реальность того времени». См.: Роговин В. З. Была ли альтернатива? М: Искра-Research, 1993
  83. ^ Родичев В. А., Родичева Г. И. Тракторы и автомобили. 2-е изд. М.: Агропромиздат, 1987
  84. ^ Harrison M., Davis R. W. The Soviet Military-Economic Effort during the Second Five-Year Plan (1933—1937) // Europe-Asia Studies. 1997. Vol. 49, No. 3. P. 369.
  85. ^ Колесов Н. Д. Экономический фактор победы в битве под Сталинградом // Проблемы современной экономики. 2002. № 3.
  86. ^ Lewis, Robert (1994). Harrison, Mark; Davies, R.W. and Wheatcroft, S.G., ed. The Economic Transformation of the Soviet Union. Cambridge University Press. p. 188.
  87. ^ Tucker 1990, tr. 228.
  88. ^ Acton, Edward (1995) Russia, The Tsarist and Soviet Legacy, Longmann Group Ltd, ISBN 0-582-08922-0
  89. ^ Dinkel, R.H. (1990). The Seeming Paradox of Increasing Mortality in a Highly Industrialized Nation: the Example of the Soviet Union. tr. 155–77.
  90. ^ Da Vanzo, Julie; Farnsworth, Gwen biên tập (1996), Russia's Demographic "Crisis", RAND, tr. 115–21, ISBN 0-8330-2446-9.
  91. ^ “Russia”. Encyclopædia Britannica Online. 2007. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2008.
  92. ^ Allen R. C. The standard of living in the Soviet Union, 1928—1940 // Univ. of British Columbia, Dept. of Economics. Discussion Paper No. 97-18. August, 1997
  93. ^ Lịch sử thế giới hiện đại. Nguyễn Anh Thái chủ biên. NXB Giáo dục 2001. Trang 55, 62
  94. ^ Ратьковский И. С., Ходяков М. В. История советской России. СПб, 2001. — Гл. 3: "...Чтобы создать собственную инженерную базу, в срочном порядке создавалась отечественная система высшего технического образования. В 1930 г. в СССР было введено всеобщее начальное образование, а в городах обязательное семилетнее."
  95. ^ Law, David A. (1975). Russian Civilization. Ardent Media. tr. 300–1. ISBN 0-8422-0529-2.
  96. ^ Riasanovsky 634
  97. ^ Lịch sử thế giới hiện đại. Nguyễn Anh Thái chủ biên. NXB Giáo dục 2001. Trang 174
  98. ^ Pospielovsky, Dimitry V. (1988) A History of Soviet Atheism in Theory and Practice, and the Believer, vol 2: Soviet Anti-Religious Campaigns and Persecutions, St Martin's Press, New York p. 89
  99. ^ Yakovlev, Alexander N.; Austin, Anthony and Hollander, Paul (2002). A Century of Violence in Soviet Russia. Yale University Press. tr. 165. ISBN 978-0-300-10322-9.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  100. ^ <Pipes, Richard (2001). Communism: A History. Modern Library Chronicles. tr. 66. ISBN 0-679-64050-9.
  101. ^ “Pretty Fat Turkey”, Time (magazine), 27 tháng 11 năm 1933.
  102. ^ League of Nations chronology, United Nations
  103. ^ Weinberg, Gerhard (1970). The Foreign Policy of Hitler's Germany Diplomatic Revolution in Europe 1933–36. Chicago: University of Chicago Press. tr. 342–346. ISBN 0226885097.
  104. ^ S. Z. Slutch. Сталин и Гитлер, 1933—1941. Расчёты и просчёты Кремля, trang. 110
  105. ^ Goldman, Stuart D (2012). Nomonhan, 1939: The Red Army's Victory That Shaped World War II. Naval Institute Press. tr. 3. ISBN 978-1-61251-098-9.
  106. ^ “Text of the Nazi–Soviet Non-Aggression Pact”. Fordham. 23 tháng 8 năm 1939. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp)Quản lý CS1: ref=harv (liên kết).
  107. ^ Courtois, Stéphane. The Black Book of Communism: Crimes, Terror, Repression. Harvard University Press. tr. 299. ISBN 0674076087, 9780674076082 Kiểm tra giá trị |isbn=: ký tự không hợp lệ (trợ giúp). Truy cập ngày 1 tháng 9 năm 2014.
  108. ^ van Dijk, Ruud biên tập (2008). Encyclopedia of the Cold War. London. tr. 597. ISBN 978-0-415-97515-5..
  109. ^ von Geldern, James. “1943: End of the Comintern”. Seventeen Moments ò Soviet History. Macalester College. Truy cập ngày 1 tháng 9 năm 2014.
  110. ^ http://www.yale.edu/lawweb/avalon/wwii/s2.htm "Declaration Regarding Mongolia", 14 tháng 4 năm 1941. - Truy cập: 13 tháng 5 năm 2007.
  111. ^ http://www.yale.edu/lawweb/avalon/wwii/s1.htm "Pact of Neutrality between Union of Soviet Socialist Republics and Japan," 13 tháng 4 năm 1941. - Truy cập: 13 tháng 5 năm 2007
  112. ^ a b Gellately, Robert (2007). Lenin, Stalin, and Hitler: The Age of Social Catastrophe. Knopf. tr. 2. ISBN 1-4000-4005-1.
  113. ^ Nicolas Werth, "Case Study:The NKVD Mass Secret Operation n° 00447 (August 1937 – November 1938)", Mass Violence
  114. ^ Barmine, Alexander, One Who Survived, New York: G.P. Putnam (1945), p. 252
  115. ^ Barmine, Alexander, One Who Survived, New York: G.P. Putnam (1945), p. 247-248
  116. ^ Orlov, Alexander, The Secret History of Stalin's Crimes, New York: Random House (1953)
  117. ^ Knight, Amy, Who Killed Kirov? The Kremlin’s Greatest Mystery, New York: Hill and Wang (1999), ISBN 978-0-8090-6404-5, p. 190
  118. ^ Rogovin, Vadim (1998). 1937: Stalin's Year of Terror. Mehring Books. tr. 17. ISBN 0-929087-77-1.
  119. ^ Brackman, Roman., The Secret File of Joseph Stalin: A Hidden Life, London: Frank Cass Publishers (2001), p. 231
  120. ^ New Internationalist, The Trial of the 21" http://www.marxists.org/history/etol/document/swp-us/trialof21.htm
  121. ^ Gudrun Person, "And They All Confessed" http://art-bin.com/art/amosc_preeng.html
  122. ^ Nicolas WerthCase Study:The NKVD Mass Secret Operation n° 00447 (August 1937 – November 1938)
  123. ^ Nicolas WerthCase Study:The NKVD Mass Secret Operation n° 00447 (August 1937 – November 1938)
  124. ^ Courtois, Stéphane (1999). The Black Book of Communism: Crimes, Terror, Repression. Cambridge, MA: Harvard University Press. tr. 198. ISBN 0-674-07608-7.
  125. ^ Stephen Lee, European Dictatorships 1918-1945, page 56.
  126. ^ Conquest, Robert (2008) [1990]. The Great Terror: A Reassessment. Oxford: Oxford University Press. tr. 211. ISBN 978-0-19-531700-8.
  127. ^ Figes, Orlando (2007). The Whisperers: Private Life in Stalin's Russia. London: Allen Lane. tr. 240. ISBN 978-0-7139-9702-6.
  128. ^ Snyder, Timothy (2010). Bloodlands: Europe Between Hitler and Stalin. Basic Books. tr. 103–104. ISBN ISBN 0-465-00239-0 Kiểm tra giá trị |isbn=: ký tự không hợp lệ (trợ giúp). Truy cập ngày 2 tháng 9 năm 2014.
  129. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Nikolaevich
  130. ^ John Earl Haynes and Harvey Klehr. American Communists and Radicals Executed by Soviet Political Police and Buried at Sandarmokh (appendix to In Denial: Historians, Communism and Espionage).
  131. ^ Quinn-Judge, Sophie. Ho Chi Minh: The Missing Years, 1919-1941 (ấn bản 2002). University of California Press. tr. 207–210. ISBN 9780520235335.
  132. ^ Ellman, Michael (2005). “The Role of Leadership Perceptions and of Intent in the Soviet Famine of 1931–1934” (PDF). Europe-Asia Studies. 57 (6): 826. doi:10.1080/09668130500199392.
  133. ^ Kuromiya, Hiroaki (2007). The Voices of the Dead: Stalin's Great Terror in the 1930s. New Haven, CT: Yale University Press. tr. 2. ISBN 0-300-12389-2.
  134. ^ Allen S. Whiting and General Sheng Shicai. " Sinkiang: Pawn or Pivot? " Michigan State University Press, 1958
  135. ^ Christopher Kaplonski, Thirty thousand bullets, in: Historical Injustice and Democratic Transition in Eastern Asia and Northern Europe, London 2002, p.155-168
  136. ^ Mass grave uncovered in Mongolia RTÉ News, Thursday, 12 June 2003
  137. ^ “Newseum: The Commissar Vanishes”. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2008.
  138. ^ Geoffrey Roberts (2008). Stalin's Wars: From World War to Cold War, 1939-1953. Yale UP. tr. 63.
  139. ^ a b Communism: A History (Modern Library Chronicles) by Richard Pipes, pg 67
  140. ^ Stalinism in Post-Communist Perspective: New Evidence on Killings, Forced Labour and Economic Growth in the 1930s by Steven Rosefielde, 1996. See also: Documented Homicides and Excess Deaths: New Insights into the Scale of Killing in the USSR during the 1930s. Communist and Post-Communist Studies, Vol. 30, No. 3, pp 321-333, 1997. University of California
  141. ^ Comment on Wheatcroft by Robert Conquest, 1999
  142. ^ Gulag: A History by Anne Applebaum, pg 584
  143. ^ Life and Terror in Stalin's Russia: 1934-1941. - book reviews by Robert Conquest, 1996, National Review
  144. ^ "Pictorial essay: Death trenches bear witness to Stalin's purges" CNN, July 17, 1997
  145. ^ "Mass grave found at Ukrainian monastery", BBC, July 12, 2002
  146. ^ "Wary of its past, Russia ignores mass grave site", by Fred Weir, The Christian Science Monitor, October 10, 2002
  147. ^ Stalin-era mass grave yields tons of bones Reuters. June 9, 2010
  148. ^ Haynes & Klehr 2003, tr. 23–4.
  149. ^ Khlevniuk, Oleg V. (2008). Master of the House: Stalin and His Inner Circle. Yale University Press. tr. xix. ISBN 0-300-11066-9. ... các lý thuyết về tính chất tự phát của khủng bố, về một sự mất kiểm soát của trung ương trong quá trình thanh trừng và về vai trò của các nhà lãnh đạo khu vực đơn giản là không được các ghi chép lịch sử hỗ trợ.
  150. ^ Marc Jansen, Nikita Vasilʹevich Petrov. Stalin's Loyal Executioner: People's Commissar Nikolai Ezhov, 1895-1940. Hoover Institution Press, 2002. ISBN 0-8179-2902-9 p. 111
  151. ^ Michael Ellman, Stalin and the Soviet Famine of 1932–33 Revisited Europe-Asia Studies, Routledge. Vol. 59, No. 4, June 2007, 663–693. PDF file
  152. ^ Snyder, Timothy. Bloodlands: Europe Between Hitler and Stalin. Basic Books, 2010. ISBN 0-465-00239-0 p. 137
  153. ^ Conquest, Robert (1997). “Victims of Stalinism: A Comment”. Europe-Asia Studies. 49 (7): 1317–1319. doi:10.1080/09668139708412501. Chú thích có tham số trống không rõ: |1= (trợ giúp)
  154. ^ Bullock 1962, tr. 904–906.
  155. ^ a b Boobbyer 2000, tr. 130.
  156. ^ Pohl, Otto, Ethnic Cleansing in the USSR, 1937–1949, ISBN 0-313-30921-3
  157. ^ “Soviet Transit, Camp, and Deportation Death Rates”. Truy cập ngày 25 tháng 6 năm 2010.
  158. ^ Kaiser, arrel Philip (2008). Emigration to and from the German-Russian Volga Colonies. Lulu.com, 2008. tr. 105. ISBN 978061517010 Kiểm tra giá trị |isbn=: số con số (trợ giúp). Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2014.
  159. ^ “Crimean Tatars Call On International Community To Support Their Right To Self-Determination”. Unrepresented Nations and Peoples Organization. Mejlis of the Crimean Tatar People. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2014.
  160. ^ Gessen, Masha. “What drives the separatists to commit such terrible outrages?”. Slate. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2014.
  161. ^ Graeme Gill, "The Soviet Leader Cult: Reflections on the Structure of Leadership in the Soviet Union", British Journal of Political Science 10 (1980): 167.
  162. ^ Father of Nations tại the Encyclopedic dictionary of catchy words and phrases.
  163. ^ Ennker, "The Stalin Cult", 88.
  164. ^ Gill, "The Soviet Leader Cult", 168.
  165. ^ Bonnell, The Iconography of Power, 158.
  166. ^ Gill, "The Soviet Leader Cult", 169.
  167. ^ Victoria E. Bonnell, The Iconography of Power: Soviet Political Posters Under Lenin and Stalin (Berkeley: University of California Press, 1999), 165.
  168. ^ Catriona Kelly, "Riding the Magic Carpet: Children and the Leader Cult in the Stalin Era", The Slavic and East European Journal 49 (2005): 206–207.
  169. ^ Benno Ennker, "The Stalin Cult, Bolshevik Rule and Kremlin Interactions in the 1930s", in The Leader Cult in Communist Dictatorship: Stalin and the Eastern Bloc, ed. Balázs Apor et al. (New York: Palgrave Macmillan, 2004), 85.
  170. ^ Kelly, "Riding the Magic Carpet", 208.
  171. ^ Tucker, Stalin in Power, 155.
  172. ^ Catriona Kelly, "Riding the Magic Carpet", 202.
  173. ^ Avidenko, A. O. Halsall, Paul (biên tập). “Hymn to Stalin”. Internet Modern History Sourcebook. Fordham University, 1997. Truy cập ngày 2 tháng 9 năm 2012.
  174. ^ Chi tiết cuối dường như đã được nhà thơ Việt Nam Tố Hữu sử dụng lại trong bài "Stalin! Stalin!" (1953): "Yêu biết mấy nghe con tập nói/Tiếng đầu lòng con gọi Sta-lin!"BBC Tiếng Việt http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/story/2007/10/071031_stalinbytohuu.shtml. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2014. |title= trống hay bị thiếu (trợ giúp)
  175. ^ Sarah Davies, "Stalin and the Making of the Leader Cult in the 1930s", in The Leader Cult in Communist Dictatorship: Stalin and the Eastern Bloc, ed. Balázs Apor et al. (New York: Palgrave Macmillan, 2004), 30–31.
  176. ^ a b c d Davies, "Making of the Leader Cult", 41. Lỗi chú thích: Thẻ <ref> không hợp lệ: tên “ReferenceA” được định rõ nhiều lần, mỗi lần có nội dung khác
  177. ^ Davies, "Making of the Leader Cult", 37–38.
  178. ^ Arvo Tuominen, The Bells of the Kremlin, ed. Piltti Heiskanen, trans. Lily Leino (Hanover: University Press of New England, 1983), 162.
  179. ^ Levinson, Martin H. (2009). When Good Things Happen to Bad People. iUniverse. tr. 58. ISBN 9781440120121. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2014.
  180. ^ Оценка советским руководством событий Второй мировой войны в 1939-1941 гг. Bảng này do tác gủa Meltyukhov viết ra, dựa theo các nguồn: История второй мировой войны. Т. 4. С. 18; 50 лет Вооруженных Сил СССР. М., 1968. С. 201; Советская военная энциклопедия. T. I. M., 1976, С. 56; Боевой и численный состав Вооруженных Сил СССР в период Великой Отечественной войны (1941–1945 гг.). Статистический сборник № 1 (22 июня 1941 г.). М., 1994. С. 10–12; РГАСПИ. Ф. 71. Оп. 25. Д. 4134. Л. 1–8; Д. 5139. Л. 1; РГВА. Ф. 29. Оп. 46. Д. 272. Л. 20–21; учтены пограничные и внутренние войска: Пограничные войска СССР в годы Второй мировой войны, 1939–1945. М., 1995. С. 390–400; РГВА. Ф. 38261. Оп. 1. Д. 255. Л. 175–177, 340–349; Ф. 38650. Оп. 1. Д. 617. Л. 258–260; Ф. 38262. Оп. 1, Д. 41. Л. 83–84; РГАЭ. Ф. 1562. Оп. 329. Д. 277. Л. 1–46, 62, 139; Д. 282. Л. 3–44.
  181. ^ a b Zhukov, Nhớ lại và suy nghĩ chương 9
  182. ^ a b c d Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên ruvr
  183. ^ a b c Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Xtalin
  184. ^ a b c “Duma Nga lên án Stalin vì vụ Katyn”. BBC. 26 tháng 11, 2010.
  185. ^ "Lời kể về "Bức tường Sắt" của Churchill", tác giả James W. Muller. 1999. tr. 1–8. ISBN 0826212476. Đã bỏ qua tham số không rõ |NXB= (gợi ý |nxb=) (trợ giúp)
  186. ^ "Điều chúng ta biết: Suy nghĩ về lịch sử Chiến tranh Lạnh", tác giả John Lewis Gaddis, NXB Đại học Oxford năm 1998, ISBN 0198780710
  187. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên yaltareport
  188. ^ David Curp, Boydell & Brewer (2006). Một cuộc thành trừng?: Hành động chính trị tẩy máu dân tộc ở Tây Ba Lan. 1945-1960. tr. 66–69. ISBN 1580462383.
  189. ^ "Poland". Encyclopædia Britannica Online. Encyclopædia Britannica. 2007. Truy cập 7 tháng 4 năm 2007.
  190. ^ Tom Buchanan (2005). Hòa bình hỗn loạn tại châu Âu, 1945–2000: 1945–2000. tr. 84. ISBN 0631221638. Đã bỏ qua tham số không rõ |NXB= (gợi ý |nxb=) (trợ giúp)
  191. ^ Tóm tắt lịch sử Ba Lan: Chương 13: Những năm hậu chiến, 1945-1990. Polonia Today Online. Truy lục ngày 28 tháng 3 năm 2007. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)
  192. ^ “Ba Lan – Khung cảnh Lịch sử: Chương 6: Cộng hòa Nhân dân Ba Lan”. Trung tâm Học viện Thông tin Ba Lan, Đại học Buffalo. Truy cập 14 tháng 3 năm 2007.
  193. ^ Peter Hanak F. Sugar và Tibor Frank (1994). "Lịch sử Hungary". tr. 375–77. ISBN 025320867X. Đã bỏ qua tham số không rõ |NXB= (gợi ý |nxb=) (trợ giúp)
  194. ^ "Bùng nổ: Cuộc Cách mạng Hungary năm 1956" của John P. C. Matthews, NXB Hippocrene Books năm 2007, ISBN 0781811740, trang 93–4
  195. ^ Helmut David Baer (2006). "Cuộc đấu tranh của người Hungary dòng Luther dưới thời Cộng sản". tr. 16. ISBN 1585444804. Đã bỏ qua tham số không rõ |NXB= (gợi ý |nxb=) (trợ giúp)
  196. ^ a b c Johanna Granville (2004). "Hiệu ứng Domino đầu tiên: Quyết định quốc tế trong cuộc khủng hoảng Hungary năm 1956". ISBN 1-58544-298-4. Đã bỏ qua tham số không rõ |NXB= (gợi ý |nxb=) (trợ giúp)
  197. ^ Charles Gati (2006). "Ảo ảnh thất bại: Max-cơ-va, Oa-sing-tơn, Bu-đa-bet và cuộc cách mạng Hungary 1956". tr. 9–12. ISBN 0804756066. Đã bỏ qua tham số không rõ |NXB= (gợi ý |nxb=) (trợ giúp)
  198. ^ a b Wettig 2008
  199. ^ Phụ lục B: Hội đồng Tương trợ Kinh tế. Đông Đức: Thư viện nghiên cứu Quốc gia.
  200. ^ a b Bideleux & Jeffries 1998
  201. ^ Stokesbury, James L (1990). Trích đoạn lịch sử Chiến tranh Triều Tiên. New York: Harper Perennial. ISBN 0688095135.
  202. ^ Montefiore 2004, tr. 11.
  203. ^ “Historical Notes: The Death of Stalin's Son”. Time. 1 tháng 3 năm 1968. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2010.
  204. ^  Schieß doch. In: Der Spiegel. Nr. 9, 1969, S. 74-75 (online).
  205. ^ http://antg.cand.com.vn/vi-vn/tulieu/2014/1/82280.cand
  206. ^ “Stalin's daughter Lana Peters dies in US of cancer”. BBC News. 28 tháng 11 năm 2011.
  207. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên guardian.co.uk
  208. ^ Walker, Shaun (14 tháng 5, 2008). “The Big Question: Why is Stalin still popular in Russia, despite the brutality of his regime?”. The Independent (UK). Truy cập 23 tháng 8, 2008.
  209. ^ Angus Roxburgh (5 tháng 3, 2003). “How Russia faced its dark past”. BBC.
  210. ^ “Russian Youth: Stalin good, migrants must go: Poll”.
  211. ^ http://www.thehindu.com/news/international/sixty-years-after-death-stalin-turning-hero-for-russians/article4478602.ece
  212. ^ “Lãnh tụ Xôviết J. Stalain: vẫn là một biểu tượng”. CAND.com. 13 thàng 3, 2008. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)
  213. ^ a b “Nước Nga lại tôn vinh lãnh tụ Stalin”. CAND.com. 19 thàng 3, 2010. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)
  214. ^ “Những biểu tượng quốc gia”. CAND.com. 7 tháng 8, 2012.
  215. ^ http://infonet.vn/stalin-di-san-day-tranh-cai-cua-nuoc-nga-post63463.info
  216. ^ “Chân dung nhìn gần của lãnh tụ Xô Viết Stalin: Ngọn gió lịch sử thổi bạt mọi dối trá”. CAND.com. 7 tháng 8, 2012.
  217. ^ Leopold Labedz. The Use and Abuse of Sovietology. tr. 67.
  218. ^ [http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/story/2007/10/071031_putinrussianmemorial.shtml%7Ctitle=Nga tưởng niệm các nạn nhân của chế độ Stalin|publisher=BBC|date=31 tháng 10, 2007}}
  219. ^ “Medvedev's Condemnation of Stalin Cult Should be Applauded”.
  220. ^ a b Medvedev chỉ trích phe bênh vực Stalin “Medvedev chỉ trích phe bênh vực Stalin” Kiểm tra giá trị |url= (trợ giúp). BBC. 31 tháng 10, 2009.
  221. ^ a b “Интервью Дмитрия Медведева газете "Известия". 7 tháng 5, 2010.
  222. ^ “Thơ của Tố Hữu về Joseph Stalin”. BBC tiếng Việt. 31 tháng 10 năm 2007.

Tham khảo

Đọc thêm

Liên kết ngoài

Video

Bản mẫu:Liên kết bài chất lượng tốt