Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Mai Thúc Lân”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 1: Dòng 1:
'''Mai Thúc Lân''' (1935-2014) là một chính khách Việt Nam. Ông từng giữ chức vụ Phó Chủ tịch Quốc hội khóa X, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.<ref>{{chú thích web|url=http://dbqh.na.gov.vn/X/Daibieu.aspx|title=Danh sách Đại biểu Quốc hội khóa X|accessdate=2012-9-5}}</ref>
'''Mai Thúc Lân''' (sinh 6.1.1935 - mất 29.10.2014) là một chính khách Việt Nam. Ông từng giữ chức vụ Phó Chủ tịch Quốc hội khóa X, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.<ref>{{chú thích web|url=http://dbqh.na.gov.vn/X/Daibieu.aspx|title=Danh sách Đại biểu Quốc hội khóa X|accessdate=2012-9-5}}</ref>


==Thân thế sự nghiệp==
==Thân thế sự nghiệp==

Phiên bản lúc 13:52, ngày 30 tháng 10 năm 2014

Mai Thúc Lân (sinh 6.1.1935 - mất 29.10.2014) là một chính khách Việt Nam. Ông từng giữ chức vụ Phó Chủ tịch Quốc hội khóa X, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.[1]

Thân thế sự nghiệp

Ông sinh ngày 6 tháng 1 năm 1935, quê Điện Phước, Điện Bàn, Quảng Nam.

Ông là là cháu nội của nhà Duy tân Mai Dị. Mẹ ông là con gái tộc Trương Châu Lâu.

Khi còn nhỏ đi học ở trường làng, thi đỗ Sơ học yếu lược, tiếp tục học lớp Nhì (cours Moyen) ở trường Phong Thử. Lớn lên đi học trường Đại học Nông lâm ngoài miền Bắc.

Sau khi tốt nghiệp trường Nông Lâm ông về tỉnh Bắc Ninh công tác làm cán bộ kỹ thuật trồng trọt. Thời gian ông sống và làm việc tại đây gần 40 năm, ông lấy vợ là một kỹ thuật viên Trại giống lúa Hà Bắc.

Trong ngành nông nghiệp Hà Bắc, ông trải qua các cương vị Phó phòng, Trưởng phòng Trồng trọt. Ông gắn bó với nông nghiệp ngay từ khi hòa bình vừa mới được lập lại trên miền Bắc được vài ba năm, dấu chân người cán bộ kỹ thuật đã lặn lội khắp các huyện, xã trong tỉnh, đóng góp công sức, trí tuệ vào thành công của các phong trào trong nông nghiệp như: làm thủy lợi và cải tạo đất, với điển hình nổi tiếng cả nước là Hợp tác xã Trung Hòa, công thức 4 L (lúa-lang-lạc-lợn), phát triển diện tích lúa xuân trở thành vụ sản xuất chính… Một sự kiện đọng lại trong tâm trí nhiều người cho đến tận hôm nay là năm 1986 ông đã cùng tập thể lãnh đạo, chỉ đạo, quyết đoán phương án do cán bộ kỹ thuật đề xuất, xử lý thành công "sự cố đê Nội Doi", tránh được thảm cảnh lụt lội cho nhân dân các huyện bắc phần Bắc Ninh.

Là một cán bộ kỹ thuật nông nghiệp, ông lặn lội trên đồng ruộng, gần gũi nông dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân và từ thực tiễn anh đã chắt lọc, tổng kết, để từ đó đề xuất ra những chủ trương, chính sách phù hợp, đem lại lợi ích chính đáng, thiết thực cho người dân.

Sau đó ông được cử đi học Trường Nguyễn Ái Quốc và làm Phó giám đốc Ty Nông nghiệp rồi Giám đốc Ty Nông nghiệp, Phó Chủ tịch Tỉnh Hà Bắc phụ trách nông lâm thủy lợi.[2]

Ông tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà bắc (Bắc Ninh và Bắc Giang) với tư cách Ủy viên dự khuyết (1976 – 1977) và Ủy viên chính thức (1977 – 1979), Ủy viên Ban Thường vụ (1979 – 1983) Phó chủ tịch tỉnh,[3]

Năm 1982 khi đang là Phó chủ tịch tỉnh Hà Bắc, ông được cử làm Phó đoàn chuyên gia giúp nước bạn Cam pu chia và bị thương.[2]

Năm 1986 ông về nước, tiếp tục làm việc tại Hà Bắc, giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Tỉnh (1986 – 1990)

Trước khi nghỉ hưu, ông giữ cương vị Phó chủ tịch Quốc hội khóa 10 (1997 - 2002).

Năm 2007, ông được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh.

Dự kiến, tang lễ nguyên Phó chủ tịch Quốc hội Mai Thúc Lân sẽ được tổ chức trọng thể tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội; lễ viếng diễn ra từ 7 giờ đến 11 giờ ngày 4.11.2014.

Công tác tại Văn phòng Quốc hội

Năm 1990 ông chuyển công tác về Văn phòng Quốc hội tại Hà Nội, làm Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Ngân sách.

Tại Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam VII, Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam VIII ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương,

Tại Quốc hội khóa IX, ông được bầu làm Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Ngân sách của Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội,[4]

Trở về xứ Quảng quê hương

Năm 1994 ông và ông Trương Quang Được cùng quê Quảng Nam được Trung ương cử về làm lãnh đạo Tỉnh ủy Quảng Nam Đà Nẵng. Ông làm Bí thư. Ông Được làm Phó Bí thư, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh. [5]

Năm 1996 tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng chia tách thành tỉnh Quảng Nam và Thành phố Đà Nẵng, ông được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam [6]. Ông Trương Quang Được làm Bí thư Thành ủy Đà Nẵng.

Phó Chủ tịch Quốc hội

Sau đó ông giữ cương vị Phó chủ tịch Quốc hội khóa X (1997 – 2002).[7]

Năm 2007 ông được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh [8]

Sáng 29 tháng 10 năm 2014, ông Mai Thúc Lân qua đời, thọ 79 tuổi.

Dự kiến, tang lễ ông Mai Thúc Lân sẽ được tổ chức trọng thể tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội; lễ viếng diễn ra từ 7 giờ đến 11 giờ ngày 4.11.2014.

Tham khảo

  1. ^ “Danh sách Đại biểu Quốc hội khóa X”. Truy cập ngày 5 tháng 9 năm 2012. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |accessdate= (trợ giúp)
  2. ^ a b http://www.tienphong.vn/xa-hoi/phong-su/163435/Khach-moi-cua-Quoc-hoi.html
  3. ^ http://123.30.190.43:8080/tiengviet/tulieuvankien/tulieuvedang/details.asp?topic=168&subtopic=5&leader_topic=79&id=BT1021233511
  4. ^ http://www.na.gov.vn/Sach_QH/VKQHtoantapVIII2/1994/QH/20.htm
  5. ^ http://daibieunhandan.vn/ONA_BDT/NewsPrint.aspx?newsId=30633
  6. ^ http://vpubnd.quangnam.vn/Trangch%E1%BB%A7/tabid/83/TinID/5552/Default.aspx
  7. ^ http://www.nongthonmoi.net/Default.aspx?tabid=132&ArticleID=52
  8. ^ http://vietbao.vn/Xa-hoi/Trao-tang-Huan-chuong-cho-6-lanh-dao-Quoc-hoi-co-cong-lao-va-thanh-tich-xuat-sac/45233603/157/