Khác biệt giữa bản sửa đổi của “HTML”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n Đã lùi lại sửa đổi của 123.25.116.168 (Thảo luận) quay về phiên bản cuối của Tnt1984
Dòng 40: Dòng 40:
* [[XML]]
* [[XML]]
{{div col end}}
{{div col end}}

== Tham khảo ==
== Tham khảo ==
{{Tham khảo}}
{{Tham khảo}}

Phiên bản lúc 00:21, ngày 18 tháng 1 năm 2015

HTML (tiếng Anh, viết tắt cho HyperText Markup Language, hay là "Ngôn ngữ Đánh dấu Siêu văn bản") là một ngôn ngữ đánh dấu được thiết kế ra để tạo nên các trang web với các mẩu thông tin được trình bày trên World Wide Web. HTML được định nghĩa như là một ứng dụng đơn giản của SGML và được sử dụng trong các tổ chức cần đến các yêu cầu xuất bản phức tạp. HTML đã trở thành một chuẩn Internet do tổ chức World Wide Web Consortium (W3C) duy trì. Phiên bản chính thức mới nhất của HTML là HTML 4.01 (1999). Sau đó, các nhà phát triển đã thay thế nó bằng XHTML. Hiện nay, HTML đang được phát triển tiếp với phiên bản HTML5 hứa hẹn mang lại diện mạo mới cho Web.

Bằng cách dùng HTML động hoặc Ajax, lập trình viên có thể được tạo ra và xử lý bởi số lượng lớn các công cụ, từ một chương trình soạn thảo văn bản đơn giản – có thể gõ vào ngay từ những dòng đầu tiên – cho đến những công cụ xuất bản WYSIWYG phức tạp.

HTML không phải là ngôn ngữ lập trình, nó là ngôn ngữ trình bày.

Đánh dấu

Có bốn loại phần tử đánh dấu trong HTML:

  • Đánh dấu Có cấu trúc miêu tả mục đích của phần văn bản (ví dụ,

    Golf

    sẽ điều khiển phần mềm đọc hiển thị "Golf" là đề mục cấp một),
  • Đánh dấu trình bày miêu tả phần hiện hình trực quan của phần văn bản bất kể chức năng của nó là gì (ví dụ, <b>boldface</b> sẽ hiển thị đoạn văn bản boldface) (Chú ý là cách dùng đánh dấu trình bày này bây giờ không còn được khuyên dùng mà nó được thay thế bằng cách dùng CSS),
  • Đánh dấu liên kết ngoài chứa phần liên kết từ trang này đến trang kia (ví dụ, <a href="http://www.wikipedia.org/">Wikipedia</a> sẽ hiển thị từ Wikipedia như là một liên kết ngoài đến một URL) cụ thể, và
  • Các phần tử thành phần điều khiển giúp tạo ra các đối tượng (ví dụ, các nút và các danh sách).

Tách phần trình bày và nội dung

Nỗ lực tách phần nội dung ra khỏi phần hình thức trình bày của trang HTML đã đưa đến sự xuất hiện của các chuẩn mới như XHTML. Các chuẩn này nhấn mạnh vào việc sử dụng thẻ đánh dấu vào việc xác định cấu trúc tài liệu như phần đề mục, đoạn văn, khối văn bản trích dẫn và các bảng, chứ không khuyên dùng các thẻ đánh dấu mang tính chất trình bày trực quan, như <font>, <b> (in đậm), và <i> (in nghiêng). Những mã mang tính chất trình bày đó đã được loại bỏ khỏi HTML 4.01 Strict và các đặc tả XHTML nhằm tạo điều kiện cho CSS. CSS cung cấp một giải pháp giúp tách cấu trúc HTML ra khỏi phần trình bày của nội dung của nó. Xem phần tách nội dung và trình bày.

Định nghĩa kiểu tài liệu (DTD)

Tất cả các trang HTML nên bắt đầu với một khai báo Định nghĩa kiểu tài liệu (hay DTD). Ví dụ:

<!DOCTYPE HTML PUBLIC "-//W3C//DTD HTML 4.01//EN" "http://www.w3.org/TR/html4/strict.dtd">

Ở đây, HTML định nghĩa một tài liệu tuân thủ Strict DTD của HTML 4.01, mà thuần túy là cấu trúc, nhường phần định dạng cho Các bảng trình bày xếp lớp. Các DTD khác, bao gồm Loose, Transitional, và Frameset, định nghĩa các quy tắc khác cho việc sử dụng ngôn ngữ.

Xem thêm

Tham khảo

Liên kết ngoài

Bản mẫu:Liên kết bài chất lượng tốt