Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đệ Tứ Quốc tế tại Việt Nam”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Rimbo (thảo luận | đóng góp)
n clean up, replaced: Phật Giáo → Phật giáo, Tổng Thống → Tổng thống using AWB
Dòng 4: Dòng 4:
==Lịch sử==
==Lịch sử==
===Thành lập===
===Thành lập===
Năm [[1929]], Tạ Thu Thâu tham gia khuynh hướng chính trị Trotskyist tại [[Pháp]]. Năm [[1930]], Tạ Thu Thâu và các đồng chí bị trục xuất về nước vì tham gia vào cuộc biểu tình trước [[điện Elysée]] (dinh Tổng Thống Pháp) để phản đối thực dân Pháp xử tử các chiến sĩ [[Việt Nam Quốc dân Đảng]] tham gia [[khởi nghĩa Yên Bái]].
Năm [[1929]], Tạ Thu Thâu tham gia khuynh hướng chính trị Trotskyist tại [[Pháp]]. Năm [[1930]], Tạ Thu Thâu và các đồng chí bị trục xuất về nước vì tham gia vào cuộc biểu tình trước [[điện Elysée]] (dinh Tổng thống Pháp) để phản đối thực dân Pháp xử tử các chiến sĩ [[Việt Nam Quốc dân Đảng]] tham gia [[khởi nghĩa Yên Bái]].


Năm [[1931]], Tạ Thu Thâu thành lập nhóm Trotskyist tại miền Nam, ảnh hưởng của nhóm Trotskyist nhanh chóng lan rộng. Các nhóm Trotskyist có Tả đối lập, Tả cách mạng Tháng Mười, Đông Dương cộng sản, chống lại đường lối Quốc tế Đệ tam. Cũng trong năm này phái Stalinist (Đệ Tam) của [[Nguyễn Văn Tạo]] và Dương Bạch Mai bắt tay với nhóm Trotskyist lấy tờ ''La Lutte'' (Tranh đấu) làm cơ quan đấu tranh (với tòa soạn đặt ở đường Lý tự Trọng hiện nay). Trong thời kỳ hợp tác từ năm [[1934]]-[[1937]] nhóm La Lutte tham gia ứng cử vào Hội đồng Thành phố và [[Hội đồng Quản hạt Nam Kỳ]]. Cả Đệ Tam và Đệ Tứ đều có người đắc cử (Nguyễn Văn Tạo, Trần Văn Thạch). Trước cuộc bầu cử Hội đồng thành phố tháng 4 và 5 năm 1933, Nguyễn An Ninh tập hợp Nguyễn Văn Tạo (cộng sản Stalinist), Tạ Thu Thâu, Phan Văn Chánh, Huỳnh Văn Phương (cộng sản đối lập Trotskyist), Trần Văn Thạch và Lê Văn Thử (cảm tình Trotskyist), Trịnh Hưng Ngẫu (một người [[Chủ nghĩa vô chính phủ|vô chính phủ]]) lập "Sổ lao động" và ra tờ La Lutte<ref>Ngo Van, ‎Ken Knabb, ‎Helene Fleury In the Crossfire: Adventures of a Vietnamese Revolutionary - AK Press 2010, p.56</ref>
Năm [[1931]], Tạ Thu Thâu thành lập nhóm Trotskyist tại miền Nam, ảnh hưởng của nhóm Trotskyist nhanh chóng lan rộng. Các nhóm Trotskyist có Tả đối lập, Tả cách mạng Tháng Mười, Đông Dương cộng sản, chống lại đường lối Quốc tế Đệ tam. Cũng trong năm này phái Stalinist (Đệ Tam) của [[Nguyễn Văn Tạo]] và Dương Bạch Mai bắt tay với nhóm Trotskyist lấy tờ ''La Lutte'' (Tranh đấu) làm cơ quan đấu tranh (với tòa soạn đặt ở đường Lý tự Trọng hiện nay). Trong thời kỳ hợp tác từ năm [[1934]]-[[1937]] nhóm La Lutte tham gia ứng cử vào Hội đồng Thành phố và [[Hội đồng Quản hạt Nam Kỳ]]. Cả Đệ Tam và Đệ Tứ đều có người đắc cử (Nguyễn Văn Tạo, Trần Văn Thạch). Trước cuộc bầu cử Hội đồng thành phố tháng 4 và 5 năm 1933, Nguyễn An Ninh tập hợp Nguyễn Văn Tạo (cộng sản Stalinist), Tạ Thu Thâu, Phan Văn Chánh, Huỳnh Văn Phương (cộng sản đối lập Trotskyist), Trần Văn Thạch và Lê Văn Thử (cảm tình Trotskyist), Trịnh Hưng Ngẫu (một người [[Chủ nghĩa vô chính phủ|vô chính phủ]]) lập "Sổ lao động" và ra tờ La Lutte<ref>Ngo Van, ‎Ken Knabb, ‎Helene Fleury In the Crossfire: Adventures of a Vietnamese Revolutionary - AK Press 2010, p.56</ref>
Dòng 20: Dòng 20:
Ngay sau khi cấm Đại Việt Quốc dân Đảng hoạt động, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tố cáo những người Trotskyist (nhóm La Lutte và nhóm Liên minh Cộng sản Quốc tế) là kẻ thù của mình. [[Đảng cộng sản Đông Dương]] và những người Trotskyist từ lâu đã chỉ trích nhau là tay sai đế quốc. Tuy nhiên xung đột của hai nhóm này trước năm 1945 chỉ thể hiện bằng báo chí, diễn thuyết, truyền đơn. Sau năm 1945, hai nhóm bất đồng quan điểm về việc thực hiện cách mạng xã hội và cách đối phó với việc Đồng Minh đổ bộ vào Nam Kỳ. Những người Trotskyist muốn thực hiện ngay lập tức một cuộc cách mạng xã hội và vũ trang quần chúng chống lại lực lượng Đồng Minh còn Đảng cộng sản Đông Dương muốn thực giải phóng dân tộc trước rồi làm cách mạng xã hội đồng thời thỏa hiệp với Đồng Minh để giành độc lập từng bước.<ref name="marr1">David G. Marr, Vietnam: State, War, and Revolution (1945–1946), page 408 - 409, California: University of California Press, 2013</ref>
Ngay sau khi cấm Đại Việt Quốc dân Đảng hoạt động, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tố cáo những người Trotskyist (nhóm La Lutte và nhóm Liên minh Cộng sản Quốc tế) là kẻ thù của mình. [[Đảng cộng sản Đông Dương]] và những người Trotskyist từ lâu đã chỉ trích nhau là tay sai đế quốc. Tuy nhiên xung đột của hai nhóm này trước năm 1945 chỉ thể hiện bằng báo chí, diễn thuyết, truyền đơn. Sau năm 1945, hai nhóm bất đồng quan điểm về việc thực hiện cách mạng xã hội và cách đối phó với việc Đồng Minh đổ bộ vào Nam Kỳ. Những người Trotskyist muốn thực hiện ngay lập tức một cuộc cách mạng xã hội và vũ trang quần chúng chống lại lực lượng Đồng Minh còn Đảng cộng sản Đông Dương muốn thực giải phóng dân tộc trước rồi làm cách mạng xã hội đồng thời thỏa hiệp với Đồng Minh để giành độc lập từng bước.<ref name="marr1">David G. Marr, Vietnam: State, War, and Revolution (1945–1946), page 408 - 409, California: University of California Press, 2013</ref>
===Bị tiêu diệt===
===Bị tiêu diệt===
Ngày 7 và 8 tháng 9 năm 1945, một số thành viên Trotskyist cùng tín đồ [[Phật Giáo Hòa Hảo]] tham gia một cuộc tấn công đẫm máu nhưng bất thành nhằm vào các thành viên Việt Minh ở Cần Thơ. Họ tổ chức một cuộc biểu tình của khoảng 20.000 tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo với các khẩu hiệu "''Võ trang quần chúng chống thực dân Pháp. Tẩy uế các phần tử thúi nát trong ủy ban Hành chánh Nam bộ''". Việt Minh huy động [[Thanh niên Tiền phong]] bắn vào đoàn biểu tình khiến nhiều người chết và bị thương.<ref name="marr1"/>
Ngày 7 và 8 tháng 9 năm 1945, một số thành viên Trotskyist cùng tín đồ [[Phật Giáo Hòa Hảo]] tham gia một cuộc tấn công đẫm máu nhưng bất thành nhằm vào các thành viên Việt Minh ở Cần Thơ. Họ tổ chức một cuộc biểu tình của khoảng 20.000 tín đồ Phật giáo Hòa Hảo với các khẩu hiệu "''Võ trang quần chúng chống thực dân Pháp. Tẩy uế các phần tử thúi nát trong ủy ban Hành chánh Nam bộ''". Việt Minh huy động [[Thanh niên Tiền phong]] bắn vào đoàn biểu tình khiến nhiều người chết và bị thương.<ref name="marr1"/>


Ngay sau đó, [[Dương Bạch Mai]] tống giam những người Trotskyist tại Sài Gòn. Binh lính Anh tìm thấy họ đêm 22/9/1945 và giao nộp cho người Pháp.<ref name="marr1"/> Sau khi được thả, những người Trotskyist tổ chức tấn công quân Anh, Pháp theo lời kêu gọi Nam Bộ kháng chiến của Ủy ban Kháng chiến Nam Bộ do Trần Văn Giàu đứng đầu. Trong một đợt tổng rút quân của lực lượng kháng chiến Nam Bộ giữa tháng 10/1945, Đảng cộng sản Đông Dương đã truy lùng, bắt giữ và hành quyết một cách có hệ thống khoảng 20 lãnh đạo phe Trotskyist trong đó có [[Phan Văn Hùm]], một lãnh đạo có uy tín của phe Trotskyist. Những nhân vật chính yếu của Cộng sản Đệ Tứ như [[Tạ Thu Thâu]], [[Phan Văn Hùm]], [[Phan Văn Chánh]], [[Trần Văn Thạch]] bị Việt Minh giết. Hoạt động của Cộng sản Đệ Tứ tại Việt Nam xem như chấm dứt năm 1946. Những thành viên Trotskyist khác phải nương tựa Hòa Hảo và các đảng phái quốc gia khác ở [[Đồng bằng sông Cửu Long]].<ref name="marr1"/>
Ngay sau đó, [[Dương Bạch Mai]] tống giam những người Trotskyist tại Sài Gòn. Binh lính Anh tìm thấy họ đêm 22/9/1945 và giao nộp cho người Pháp.<ref name="marr1"/> Sau khi được thả, những người Trotskyist tổ chức tấn công quân Anh, Pháp theo lời kêu gọi Nam Bộ kháng chiến của Ủy ban Kháng chiến Nam Bộ do Trần Văn Giàu đứng đầu. Trong một đợt tổng rút quân của lực lượng kháng chiến Nam Bộ giữa tháng 10/1945, Đảng cộng sản Đông Dương đã truy lùng, bắt giữ và hành quyết một cách có hệ thống khoảng 20 lãnh đạo phe Trotskyist trong đó có [[Phan Văn Hùm]], một lãnh đạo có uy tín của phe Trotskyist. Những nhân vật chính yếu của Cộng sản Đệ Tứ như [[Tạ Thu Thâu]], [[Phan Văn Hùm]], [[Phan Văn Chánh]], [[Trần Văn Thạch]] bị Việt Minh giết. Hoạt động của Cộng sản Đệ Tứ tại Việt Nam xem như chấm dứt năm 1946. Những thành viên Trotskyist khác phải nương tựa Hòa Hảo và các đảng phái quốc gia khác ở [[Đồng bằng sông Cửu Long]].<ref name="marr1"/>

Phiên bản lúc 10:56, ngày 29 tháng 1 năm 2015

Biểu tượng của Đệ tứ Quốc tế.

Đệ tứ Quốc tế hay Cộng sản Đệ tứ là phong trào cộng sản theo đường lối Trotskyist (khuynh hướng "cách mạng thường trực" do Trotsky thành lập, để chống lại đường lối "cách mạng vô sản trong một quốc gia" của Stalin). Lãnh tụ Cộng sản Đệ Tứ Việt Nam là Tạ Thu Thâu. Trong lịch sử của chủ nghĩa cộng sản thế kỷ 20, Việt Nam thuộc số ít các nước là nơi mà chủ nghĩa Trotsky tạo được phong trào lớn mạnh. Các lãnh đạo và hầu hết thành viên của chủ nghĩa Trotsky tại Việt Nam đã bị Đảng Cộng sản Việt Nam tiêu diệt từ tháng 10 năm 1945.[1][2]

Lịch sử

Thành lập

Năm 1929, Tạ Thu Thâu tham gia khuynh hướng chính trị Trotskyist tại Pháp. Năm 1930, Tạ Thu Thâu và các đồng chí bị trục xuất về nước vì tham gia vào cuộc biểu tình trước điện Elysée (dinh Tổng thống Pháp) để phản đối thực dân Pháp xử tử các chiến sĩ Việt Nam Quốc dân Đảng tham gia khởi nghĩa Yên Bái.

Năm 1931, Tạ Thu Thâu thành lập nhóm Trotskyist tại miền Nam, ảnh hưởng của nhóm Trotskyist nhanh chóng lan rộng. Các nhóm Trotskyist có Tả đối lập, Tả cách mạng Tháng Mười, Đông Dương cộng sản, chống lại đường lối Quốc tế Đệ tam. Cũng trong năm này phái Stalinist (Đệ Tam) của Nguyễn Văn Tạo và Dương Bạch Mai bắt tay với nhóm Trotskyist lấy tờ La Lutte (Tranh đấu) làm cơ quan đấu tranh (với tòa soạn đặt ở đường Lý tự Trọng hiện nay). Trong thời kỳ hợp tác từ năm 1934-1937 nhóm La Lutte tham gia ứng cử vào Hội đồng Thành phố và Hội đồng Quản hạt Nam Kỳ. Cả Đệ Tam và Đệ Tứ đều có người đắc cử (Nguyễn Văn Tạo, Trần Văn Thạch). Trước cuộc bầu cử Hội đồng thành phố tháng 4 và 5 năm 1933, Nguyễn An Ninh tập hợp Nguyễn Văn Tạo (cộng sản Stalinist), Tạ Thu Thâu, Phan Văn Chánh, Huỳnh Văn Phương (cộng sản đối lập Trotskyist), Trần Văn Thạch và Lê Văn Thử (cảm tình Trotskyist), Trịnh Hưng Ngẫu (một người vô chính phủ) lập "Sổ lao động" và ra tờ La Lutte[3]

Hoạt động

Năm 1932, ba nhóm hợp nhất trong tổ chức Tạ Thu Thâu, nhưng đến năm 1933 tách thành nhóm Tranh đấu và nhóm Tháng Mười. Nhóm Tranh đấu hợp tác với Đảng CS Đông Dương. Ở Hà Nội, một nhóm gọi là nhóm "Tháng Mười" (phân biệt với nhóm Tranh đấu), còn gọi là Liên đoàn Cộng sản quốc tế hay Nhóm Leninist Bolșevic do Hồ Hữu Tường lãnh đạo, có các cơ sở Hà Nội, Hải Phòng, Vinh, ra báo Tháng Mười, từ 1931 đến 1936.

Năm 1938, những đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam (Đệ Tam) rút khỏi nhóm La Lutte. Những người Cộng sản Đệ Tứ tiếp tục xuất bản tờ La Lutte và thêm mục tiếng Việt. Sau khi việc hợp tác giữa Đệ Tứ và Đệ Tam sụp đổ hai bên công kích lẫn nhau. Đệ Tứ chỉ trích những quan điểm của Đệ Tam như: "thực hiện chủ nghĩa xã hội trong một nước", "chế độ độc đảng", " chính sách manh động trong cuộc nổi dậy Xô viết Nghệ Tĩnh", "sùng bái Stalin". Đệ Tam nói rằng Trotskyist không còn là một khuynh hướng chính trị mà trở thành "một đàn chó săn cho phát xít Nhật và phát xít quốc tế". Năm 1937, Stalin tuyên bố phải loại trừ những phần tử Trotskyist. Những lãnh đạo Đệ Tam cũng cho những người Trotskyist đã chỉ điểm cho Pháp bắt người của họ. Nguyễn Văn Tạo tách ra lập tổ chức riêng năm 1939, sau khi Đệ tứ giành được thắng lợi trong bầu cử ở Nam Kỳ, còn Đệ Tam thì không. Nhóm Đệ tứ giành được 3 ghế trong cuộc bầu cử ngày 30 tháng 4, và ngày 18 tháng 5 đã gửi thư cho Trotsky, thông báo chiến thắng lớn trước liên minh tất cả các nhóm tư sản và Stalinist (Mặt trận Dân chủ Đông Dương). Sau bầu cử, Xứ ủy Nam Kỳ của Đảng cộng sản đã phê phán Nguyễn Văn Tạo liên kết với Đảng Lập hiến, vì thế thất bại.

Năm 1939 hai nhóm Tranh đấu và Tháng Mười hợp nhất danh nghĩa trong Đảng Đệ tứ quốc tế. Năm 1939, tờ La Lutte bị cấm hoạt động. Tạ Thu Thâu bị xử năm năm tù, muời năm quản thúc. Tháng 10 năm 1940, Tạ Thu Thâu bị đày ra Côn Đảo cùng với Nguyễn An Ninh, Phan Văn Hùm, Trần Văn Thạch, Hồ Hữu Tường

Năm 1944, sau khi được trả tự do những người Cộng sản Đệ Tứ tiếp tục hoạt động. Một hội nghị tổ chức Tháng Tám năm 1944, và Tranh đấu và Liên đoàn cộng sản quốc tế (ICL) tái tổ chức tại miền Bắc bỏ qua bất đồng (nhiều đảng viên ICL đồng ý hợp nhất với Đảng cộng sản Đông Dương), thành lập Trăng câu đệ tứ đảng. Tại miền Bắc, năm 1941, Lương Đức Thiệp lập Nhóm Hàn Thuyên năm 1941, và 1945 lập Đảng Xã hội Thợ thuyền Việt Bắc, ra tờ Chiến đấu[4].

Tháng Tám 1945 nhóm Tranh đấu ủng hộ Mặt trận Quốc gia Thống nhất (một liên minh nhiều tổ chức thân Nhật, nhưng có ý giành độc lập khi Nhật đầu hàng Đồng minh, sau sáp nhập Việt Minh). Trong khi ICL chủ trương theo Việt Minh, (như Trương Tửu, Lê Văn Siêu...). Dẫu sao các nhóm đệ tứ không thu hút nhiều người ủng hộ (trừ một thời gian ở Sài Gòn -Chợ Lớn), chỉ là các nhóm nhỏ, và sau Cách mạng một số tham gia các cấp chính quyền liên hiệp ở vài địa phương một thời gian ngắn...

Ngay sau khi cấm Đại Việt Quốc dân Đảng hoạt động, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tố cáo những người Trotskyist (nhóm La Lutte và nhóm Liên minh Cộng sản Quốc tế) là kẻ thù của mình. Đảng cộng sản Đông Dương và những người Trotskyist từ lâu đã chỉ trích nhau là tay sai đế quốc. Tuy nhiên xung đột của hai nhóm này trước năm 1945 chỉ thể hiện bằng báo chí, diễn thuyết, truyền đơn. Sau năm 1945, hai nhóm bất đồng quan điểm về việc thực hiện cách mạng xã hội và cách đối phó với việc Đồng Minh đổ bộ vào Nam Kỳ. Những người Trotskyist muốn thực hiện ngay lập tức một cuộc cách mạng xã hội và vũ trang quần chúng chống lại lực lượng Đồng Minh còn Đảng cộng sản Đông Dương muốn thực giải phóng dân tộc trước rồi làm cách mạng xã hội đồng thời thỏa hiệp với Đồng Minh để giành độc lập từng bước.[2]

Bị tiêu diệt

Ngày 7 và 8 tháng 9 năm 1945, một số thành viên Trotskyist cùng tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo tham gia một cuộc tấn công đẫm máu nhưng bất thành nhằm vào các thành viên Việt Minh ở Cần Thơ. Họ tổ chức một cuộc biểu tình của khoảng 20.000 tín đồ Phật giáo Hòa Hảo với các khẩu hiệu "Võ trang quần chúng chống thực dân Pháp. Tẩy uế các phần tử thúi nát trong ủy ban Hành chánh Nam bộ". Việt Minh huy động Thanh niên Tiền phong bắn vào đoàn biểu tình khiến nhiều người chết và bị thương.[2]

Ngay sau đó, Dương Bạch Mai tống giam những người Trotskyist tại Sài Gòn. Binh lính Anh tìm thấy họ đêm 22/9/1945 và giao nộp cho người Pháp.[2] Sau khi được thả, những người Trotskyist tổ chức tấn công quân Anh, Pháp theo lời kêu gọi Nam Bộ kháng chiến của Ủy ban Kháng chiến Nam Bộ do Trần Văn Giàu đứng đầu. Trong một đợt tổng rút quân của lực lượng kháng chiến Nam Bộ giữa tháng 10/1945, Đảng cộng sản Đông Dương đã truy lùng, bắt giữ và hành quyết một cách có hệ thống khoảng 20 lãnh đạo phe Trotskyist trong đó có Phan Văn Hùm, một lãnh đạo có uy tín của phe Trotskyist. Những nhân vật chính yếu của Cộng sản Đệ Tứ như Tạ Thu Thâu, Phan Văn Hùm, Phan Văn Chánh, Trần Văn Thạch bị Việt Minh giết. Hoạt động của Cộng sản Đệ Tứ tại Việt Nam xem như chấm dứt năm 1946. Những thành viên Trotskyist khác phải nương tựa Hòa Hảo và các đảng phái quốc gia khác ở Đồng bằng sông Cửu Long.[2]

Tại miền Bắc, các chính quyền địa phương được lệnh phát hiện, bắt giữ và tống giam những người Trotskyist tuy Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không ra văn bản nào cấm lực lượng này hoạt động. Đến năm 1946, những người Trotskyist tại miền Bắc không còn là mối lo ngại đối với chính quyền hoặc không còn người Trotskyist nào bị phát hiện. Trên báo chí, từ Trotskyist vẫn tiếp tục xuất hiện là để cảnh cáo những nhân viên nhà nước công khai phàn nàn đồng lương không đủ sống hay những người dám đấu tranh để người lao động kiểm soát nhà máy, xí nghiệp.[5]

Chú thích

  1. ^ Alexander, Robert J. (1991), “Vietnamese Trotskyism”, [http://www.marxists.org/history/etol/writers/alex/works/in_trot/index.htm International Trotskyism 1929–1985: A documented analysis of the movement], Transcribed by Johannes Schneider (February, 2001) with permission from Duke University Press, Box 90660, Durham, NC 27708: Duke University Press Chú thích có tham số trống không rõ: |1= (trợ giúp); Liên kết ngoài trong |title= (trợ giúp)Quản lý CS1: địa điểm (liên kết)
  2. ^ a b c d e David G. Marr, Vietnam: State, War, and Revolution (1945–1946), page 408 - 409, California: University of California Press, 2013
  3. ^ Ngo Van, ‎Ken Knabb, ‎Helene Fleury In the Crossfire: Adventures of a Vietnamese Revolutionary - AK Press 2010, p.56
  4. ^ Ngo Van, ‎Ken Knabb, ‎Helene Fleury In the Crossfire: Adventures of a Vietnamese Revolutionary, p.178
  5. ^ David G. Marr, Vietnam: State, War, and Revolution (1945–1946), page 409-410, California: University of California Press, 2013

Tham khảo