Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nông dân”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 28: Dòng 28:


==Thống kê==
==Thống kê==
Một ví dụ về sản lượng nông nghiệp đáng chú ý của một tỉnh thuôc [[Đồng bằng Sông Hồng]] của Việt Nam (tỉnh [[Nam Định]]).
'''[http://www.namdinh.gov.vn/Home/Solieuthongke/2012/2808/So-lieu-thong-ke-chu-yeu-nam-2011-Nong-Lam-nghiep.aspx Số liệu thống kê chủ yếu năm 2011: Nông nghiệp]:'''
'''[http://www.namdinh.gov.vn/Home/Solieuthongke/2012/2808/So-lieu-thong-ke-chu-yeu-nam-2011-Nong-Lam-nghiep.aspx Số liệu thống kê chủ yếu năm 2011: Nông nghiệp]:'''

{| class="wikitable"
{| class="wikitable"
|-
|-

Phiên bản lúc 09:50, ngày 6 tháng 3 năm 2015

Một nông dân ở Việt Nam

Nông dân là những người lao động cư trú ở nông thôn, tham gia sản xuất nông nghiệp. Nông dân sống chủ yếu bằng ruộng vườn, sau đó đến các ngành nghề mà tư liệu sản xuất chính là đất đai. Tùy từng quốc gia, từng thời kì lịch sử, người nông dân có quyền sở hữu khác nhau về ruộng đất. Họ hình thành nên giai cấp nông dân, có vị trí, vai trò nhất định trong xã hội.[1]

Trong lịch sử, nhiều nền văn minh lấy nông nghiệp làm nền tảng đã phát triển giai cấp nông dân, được tổ chức chặt chẽ nhất là trong nền văn minh Ai Cập. Đến thời kỳ Hy Lạp, La Mã, hình thành dần tầng lớp tiểu nông từ những cơ sở ruộng đất lớn của chủ đất, hay chúa đất. Tiếp đó, ở nông thôn tầng lớp phú nông, địa chủ, cùng với tư sản thành thị.[1]

Ngày nay, nông dân có sinh hoạt tổ chức khác nhau trên từng địa phương, quốc gia. Nhìn chung, nông dân là những người nghèo, bị phụ thuộc vào các tầng lớp trên hay còn gọi là tá điền, nông nô. Ở các quốc gia vùng châu thổ các sông lớn ở Đông Nam Á, người nông dân lao động nặng nhọc nhưng hiệu quả công việc và năng suất lao động thấp. Ở các nước phương Tây, trung nông là tầng lớp quan trọng, tầng lớp tiểu nông ngày các ít đi. Ở Mỹ, chủ trang trại có sự hợp đồng với các công ty vật tư, hóa chất, cơ khí và sử dụng các nhân công tạm thời. Các chủ trang trại chiếm 10% dân cơ nhưng nông dân làm ra hai phần sản lượng nông nghiệp của Mỹ.[1]

Lịch sử

Tháng 10/1930, nghị quyết về việc thành lập Tổng Nông hội Đông Dương (tiền thân của Hội Nông dân Việt Nam) được thông qua, với mục đích “Thống nhất hết thảy Tổng Nông Hội Đông Dương để đấu tranh, bênh vực quyền lợi hàng ngày của nông dân và để thực hiện cách mạng thổ địa”.

Ngày 6/8/1949, Nghị quyết số 02 – NQ/TW về việc thành lập Ban Nông vận Trung ương, đặt trụ sở tại thôn Tân Lập, xã Tân Trào, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang (trước đó tại tỉnh Thái Nguyên), với nhiệm vụ vận động nông dân: tăng gia sản xuất, tự cấp tự túc, nuôi dưỡng bộ đội, xây dựng hợp tác xã, hoàn thành giảm tô, thực hiện giảm tức, đào tạo cán bộ và thanh toán nạn mù chữ.

Từ ngày 28/11 đến 07/12/1949, Hội nghị cán bộ nông dân toàn quốc họp lần thứ nhất. Hội nghị đã thống nhất thành lập Hội Nông dân cứu quốc Trung ương (sau đổi tên là Ban Liên lạc Nông dân toàn quốc).

Ngày 21/4/1961, thành lập chính thức Hội Nông dân giải phóng miền Nam Việt Nam, thành viên của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam.

Ngày 25/6/1977, thông báo số 16 – TB/TW về việc thành lập Ban Trù bị Đại hội đại biểu nông dân tập thể Trung ương.

Ngày 25/6/1979, Ban trù bị Đại hội đại biểu nông dân tập thể Trung ương (nằm trong Ban Nông nghiệp Trung ương) được tách ra, trở thành cơ quan độc lập dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Bí thư.

Ngày 27/9/1979, chỉ thị số 78 – CT/TƯ về việc tổ chức Hội Liên hiệp nông dân tập thể Việt Nam.

Ngày 01/3/1988, Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã ra Quyết định số 42 – QĐ/TƯ về việc đổi tên Hội Liên hiệp Nông dân tập thể Việt Nam thành Hội Nông dân Việt Nam. Bộ Chính trị đã đồng ý lấy ngày 14 tháng 10 năm 1930 làm ngày kỷ niệm thành lập Hội Nông dân Việt Nam (theo Tờ trình của Đảng đoàn, Ban Thường vụ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam).

Ngày 20/5/1991, lễ kỷ niệm 61 năm Ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam (14/10/1930 – 14/10/1991) cũng là lần đầu tiên được Hội tổ chức lễ mít tinh kỷ niệm sự kiện trọng đại này. Lễ kỷ niệm được tổ chức tại Thủ đô Hà Nội trong đó vinh dự được có sự tham dự của Tổng Bí thư Đỗ Mười cùng bài phát biểu quan trọng.

Tính đến nay, Hội Nông dân Việt Nam đã qua 5 kỳ Đại hội.

Thống kê

Một ví dụ về sản lượng nông nghiệp đáng chú ý của một tỉnh thuôc Đồng bằng Sông Hồng của Việt Nam (tỉnh Nam Định). Số liệu thống kê chủ yếu năm 2011: Nông nghiệp:

Năm 2010 Ước tính năm 2011
1. Giá trị sản xuất nông nghiệp
1.1. Theo giá thực tế
a. Số tuyệt đối (tỷ đồng) 15.959 19.101
Nông nghiệp 13.453 16.117
b. Cơ cấu (%) 100,00 100,00
Nông nghiệp 84.30 84.38
1.2. Theo giá so sánh 1994
a. Số tuyệt đối (tỷ đồng) 4.454 4.592
Nông nghiệp 3.592 3.674
b. Chỉ số phát triển so với năm trước (%) 105.12 103.10
Nông nghiệp 104.57 102.29
2. Diện tích giao trồng cây hàng năm (ha) 197.396 100.1
Cây lương thực 163.372 99.6
Trong đó: Lúa 158.358 99.6
Cây có củ 3.088 89.4
Cây mía 205 93.6
Cây thuốc lá, thuốc lào 72 100.0
Cây lấy sợi 229 100.0
Cây có chứa hạt dầu 9.359 109.4
Cây rau, đậu, hoa, cây cảnh 20.563 101.4
Cây hàng năm khác 508 96.0
3. Năng suất lúa cả năm (tạ/ha) 117.93 120.03(*)
Vụ xuân 68.78 68.18(*)
Vụ mùa 49.15 51.85(*)
4. Sản lượng lương thực các hạt (tấn) 952.703 98.0
Trong đó: Thóc 931.672 97.9
Ghi chú: (*) là năng suất lúa năm 2010

Vai trò

Phát huy vai trò của giai cấp nông dân trong xây dựng nông thôn mới ở nước ta hiện nay

Nông dân Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhất là đối với nông nghiệp nông thôn, vì đây là lực lượng chiếm số lượng đa số trong cả nước và cũng chính họ đã có nhiều đóng góp đáng tự hào từ lịch sử đến hiện nay.

Nông dân chính là những người tích cực tham gia vào quá trình xây dựng nông thôn, chủ động, sáng tạo trong xây dựng kết cấu cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội; trong quá trình tổ chức sản xuất công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; trong gìn giữ nếp sống văn hóa, thuần phong mỹ tục và là nhân tố góp phần quan trọng vào xây dựng hệ thống chính trị - xã hội vững mạnh, bảo đảm an ninh trật tự tại cơ sở.

Trong quá trình xây dựng nông thôn mới hiện nay, nông dân giữ vị trí là chủ thể. Đây là sự khẳng định đúng đắn, cần thiết, nhằm phát huy nhân tố con người, khơi dậy và phát huy mọi tiềm năng của nông dân vào công cuộc xây dựng nông thôn cả về kinh tế - văn hóa và xã hội, đồng thời bảo đảm những quyền lợi chính đáng của họ.

Tham khảo

  1. ^ a b c Nông dân - Bách khoa toàn thư Việt Nam

Liên kết ngoài