Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tổng công ty Đường sắt Việt Nam”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
O la h (thảo luận | đóng góp)
n Sửa tên TGĐ và Xóa Ban Quản lý các dự án đường sắt (RPMU)
Dòng 7: Dòng 7:
| trụ sở = Số 118, đường Lê Duẩn, [[Hà Nội]], {{VIE}}
| trụ sở = Số 118, đường Lê Duẩn, [[Hà Nội]], {{VIE}}
| ngành = Dịch vụ Vận tải Đường sắt
| ngành = Dịch vụ Vận tải Đường sắt
| thành viên chủ chốt = Tổng Giám đốc - Nguyễn Đạt Tường <br> Chủ tịch hội đồng Thành viên - Trần Ngọc Thành <br />
| thành viên chủ chốt = Tổng Giám đốc - Tùng <br> Chủ tịch hội đồng Thành viên - Trần Ngọc Thành <br />
| số nhân viên =
| số nhân viên =
| sản phẩm = [[Vận tải Đường sắt]] và nhiều ngành nghề liên quan
| sản phẩm = [[Vận tải Đường sắt]] và nhiều ngành nghề liên quan
Dòng 141: Dòng 141:
* Trung tâm Ứng phó Sự cố thiên tai và cứu nạn đường sắt Việt Nam
* Trung tâm Ứng phó Sự cố thiên tai và cứu nạn đường sắt Việt Nam
* [[Báo Đường sắt]]
* [[Báo Đường sắt]]
* Ban Quản lý Các dự án Đường sắt (RPMU).
* Ban quản lý dự án đường sắt khu vực I
* Ban quản lý dự án đường sắt khu vực I
* Ban quản lý dự án đường sắt khu vực II
* Ban quản lý dự án đường sắt khu vực II

Phiên bản lúc 01:32, ngày 5 tháng 5 năm 2015

Tổng công ty Đường sắt Việt Nam
Loại hình
Tổng Công ty Nhà nước
Ngành nghềDịch vụ Vận tải Đường sắt
Thành lập2003
Trụ sở chínhSố 118, đường Lê Duẩn, Hà Nội, Việt Nam
Thành viên chủ chốt
Tổng Giám đốc - Vũ Tá Tùng
Chủ tịch hội đồng Thành viên - Trần Ngọc Thành
Sản phẩmVận tải Đường sắt và nhiều ngành nghề liên quan
Websitewww.vr.com.vn

Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) là mô hình Tổng Công ty Nhà nước thuộc sự quản lý của Bộ Giao thông Vận tải, được thành lập theo Quyết định số 34/2003/QĐ-TTg [1] ban hành ngày 4 tháng 3 năm 3 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở tổ chức lại Liên hiệp Đường sắt Việt Nam, thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh vận tải đường sắt; quản lý, bảo dưỡng, sửa chữa các cơ sở hạ tầng đường sắt cùng nhiều chức năng nhiệm vụ khác.

Trụ sở chính của đơn vị đặt tại số 118, đường Lê Duẩn, Hà Nội.

Lịch sử phát triển

Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 34/2003/QĐ-TTg ngày 4 tháng 3 năm 3 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở tổ chức lại Liên hiệp Đường sắt Việt Nam.

Ngày 25 tháng 6 năm 2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 973/QĐ-TTg về việc chuyển Công ty mẹ- Tổng công ty Đường sắt Việt Nam thành Công ty TNHH Một thành viên thuộc sở hữu Nhà nước.[2]

Ngày 21 tháng 1 năm 2013, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 198/QĐ-TTg phê duyệt Đề án tái cơ cấu Tổng công ty Đường sắt Việt Nam giai đoạn 2012 - 2015 theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải và Hội đồng thành viên Tổng công ty Đường sắt Việt Nam.[3]

Ngành nghề kinh doanh

  • Ngành nghề chính:
    • Kinh doanh vận tải đường sắt, vận tải đa phương thức trong nước và liên vận quốc tế
    • Quản lý, khai thác, bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia
    • Kinh doanh hệ thống kết cấu hạ tầng đường sắt
    • Điều hành giao thông vận tải đướng sắt quốc gia
    • Đại lý và dịch vụ vận tải đường sắt, đường bộ, đường thủy, đường hàng không;
    • Tư vấn, khảo sát, thiết kế, chế tạo, đóng mới và sửa chữa các phương tiện, thiết bị, phụ tùng chuyên ngành đường sắt và các sản phẩm cơ khí.
  • Ngành nghề kinh doanh có liên quan đến ngành nghề chính :
    • Tư vấn, khảo sát, thiết kế, xây dựng các công trình giao thông, thủy lợi, công nghiệp và dân dụng;
    • Dịch vụ viễn thông và tin học;
    • Kinh doanh xăng, dầu, mỡ bôi trơn của ngành đường sắt;

Ngoài ra là các ngành nghề khác do Bộ Giao thông Vận tải quy định.[4]

Các dự án chính

Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định 412/QĐ-TTg ngày 11 tháng 4 năm 2007 về việc phê duyệt các dự án đầu tư quan trọng về kết cấu hạ tầng giao thông đến năm 2020 [5] theo đó đưa ra quan điểm, và các mục tiêu cụ thể trong hai giai đoạn, đến năm 2010 và giai đoạn 2010 đến 2020, trong đó, đường sắt sẽ được từng bước nâng cao năng lực, hiện đại hóa, cải tạo và nâng cấp, trong đó các mục tiêu trọng điểm phải kể đến :

  • Dự án nâng cấp an toàn cầu Đường sắt trên tuyến đường sắt Thống Nhất.[6]
  • Các dự án đường sắt thuộc hai hành lang và một vành đai kinh tế Việt - Trung :
    • Dự án nâng cấp cải tạo tuyến Đường sắt Yên Viên - Lào Cai [7]
    • Xây dựng tuyến đường sắt phục vụ khai thác alumin-nhôm tại các tỉnh Tây Nguyên
    • Nâng cấp tuyến đường sắt Đồng Đăng (Lạng Sơn) - Hà Nội
  • Xây dựng các tuyến đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.
  • Nâng cấp tuyến đường sắt Yên Viên - Cái Lân (Quảng Ninh)..

...

Tuy nhiên, sau một loạt các tiêu cực trong ngành đường sắt bị phanh phui vào tháng 5 năm 2014, hầu hết các dự án lớn mà các dự án lần lượt được chuyển giao về ban quản lý dự án trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải.[8]

Bộ máy tổ chức

Tổng Công ty là một doanh nghiệp thuộc sự quản lý của Bộ Giao thông Vận tải. Hiện nay, Tổng giám đốc là ông Vũ Tá Tùng và chủ tịch hội đồng thành viên là ông Trần Ngọc Thành.[4]

Các đơn vị thành viên

Dưới đây là danh sách các đơn vị thành viên của Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam tại thời điểm thành lập, ban hành theo Quyết định 198/QĐ-TTg về Tái cơ cấu Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam ban hành ngày 21 tháng 1 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ.

  • Doanh nghiệp Nhà nước giữ nguyên pháp nhân, Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ :
    • Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Quản lý đường sắt Hà Hải.
    • Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Quản lý đường sắt Hà Thái.
    • Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Quản lý đường sắt Yên Lào.
    • Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Quản lý đường sắt Hà Lạng.
    • Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Quản lý đường sắt Vĩnh Phú.
    • Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Quản lý đường sắt Hà Ninh.
    • Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Quản lý đường sắt Thanh Hoá.
    • Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Quản lý đường sắt Nghệ Tĩnh.
    • Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Quản lý đường sắt Quảng Bình.
    • Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Quản lý đường sắt Bình Trị Thiên.
    • Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Quản lý đường sắt Quảng Nam - Đà Nẵng.
    • Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Quản lý đường sắt Nghĩa Bình.
    • Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Quản lý đường sắt Phú Khánh.
    • Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Quản lý đường sắt Thuận Hải.
    • Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Quản lý đường sắt Sài Gòn.
    • Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Thông tin tín hiệu đường sắt Hà Nội.
    • Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Thông tin tín hiệu đường sắt Bắc Giang.
    • Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Thông tin tín hiệu đường sắt Vinh.
    • Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Thông tin tín hiệu đường sắt Đà Nẵng.
    • Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Thông tin tín hiệu đường sắt Sài Gòn.
    • Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Xe lửa Dĩ An.
    • Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Vận tải hành khách đường sắt Hà Nội.
    • Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Vận tải hành khách đường sắt Sài Gòn.
  • Doanh nghiệp cổ phần hóa mà Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối :
    • Công ty cổ phần Toa xe Hải Phòng.
    • Công ty cổ phần Vận tải Hàng hoá đường sắt.
  • Doanh nghiệp cổ phần hóa mà Nhà nước nắm không quá 50% vốn điều lệ :
    • Công ty cổ phần Tổng công ty Công trình đường sắt.
    • Công ty cổ phần Công trình 6.
    • Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng công trình 3.
    • Công ty cổ phần Tư vấn đầu tư và Xây dựng giao thông vận tải.
    • Công ty cổ phần Vận tải và Thương mại đường sắt.
    • Công ty cổ phần Đá Đồng Mỏ.
    • Công ty cổ phần Đá Mỹ Trang.
    • Công ty cổ phần Viễn thông tín hiệu đường sắt.
    • Công ty cổ phần Xây dựng công trình Đà Nẵng.
    • Công ty cổ phần Xây lắp và Cơ khí cầu đường.
    • Công ty cổ phần Dịch vụ du lịch đường sắt Hà Nội.
    • Công ty cổ phần In Đường sắt.
    • Công ty cổ phần In Đường sắt Sài Gòn.
    • Công ty cổ phần Tư vấn Đầu tư và Xây dựng đường sắt.
    • Công ty cổ phần Vĩnh Nguyên
    • Công ty cổ phần Đầu tư và xây dựng giao thông vận tải.
    • Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu vật tư thiết bị đường sắt.
    • Công ty cổ phần Vật tư Đường sắt Sài Gòn.
    • Công ty cổ phần Đầu tư công trình Hà Nội.
    • Công ty cổ phần Công trình 2.
    • Công ty cổ phần Tư vấn đầu tư và Xây dựng công trình I.
    • Công ty cổ phần Cơ khí đường sắt Đà Nẵng.

Các đơn vị sự nghiệp

  • Trường Cao đẳng Nghề Đường sắt
  • Trung tâm Y tế Đường sắt
  • Trung tâm Ứng phó Sự cố thiên tai và cứu nạn đường sắt Việt Nam
  • Báo Đường sắt
  • Ban quản lý dự án đường sắt khu vực I
  • Ban quản lý dự án đường sắt khu vực II
  • Ban quản lý dự án đường sắt khu vực III
  • Ban Quản lý Dự án Nhà điều hành sản xuất, văn phòng và chung cư 31 Láng Hạ - Hà Nội
  • Ban Quản lý Dự án Toà nhà đường sắt 136 Hàm Nghi, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh.

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Quyết định của thủ tướng về việc thành lập Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam, truy cập ngày 3 tháng 4 năm 2003 Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |accessdate= (trợ giúp)
  2. ^ PChuyển Công ty mẹ - Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, truy cập 25/06/2010 Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |accessdate= (trợ giúp)
  3. ^ Phê duyệt Đề án tái cơ cấu Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, truy cập 21/01/2013 Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |accessdate= (trợ giúp)
  4. ^ a b Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam (VNR)
  5. ^ Quyết định phê duyệt đầu tư một số dự án kết cấu hạ tầng giao thông quan trọng giao đoạn đến 2020, truy cập ngày 2 tháng 9 năm 2012 Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |accessdate= (trợ giúp)
  6. ^ Dự án nâng cấp an toàn cầu Đường sắt trên tuyến đường sắt Thống Nhất, truy cập ngày 4 tháng 11 năm 2012 Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |accessdate= (trợ giúp)
  7. ^ Dự án nâng cấp cải tạo tuyến Đường sắt Yên Viên - Lào Cai, truy cập ngày 6 tháng 12 năm 2014 Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |accessdate= (trợ giúp)
  8. ^ Tổng Công ty Đường sắt bị tước hàng loạt các dự án ODA, truy cập 20/05/2014 Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |accessdate= (trợ giúp)

Liên kết ngoài