Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Sư tử”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Yanajin33 (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 1: Dòng 1:
{{Bài cùng tên|Sư tử (định hướng)}}
{{Bài cùng tên|Sư tử (định hướng)}}
{{Taxobox
{{Taxobox
| fossil_range = Đầu [[Thế Pleistocen|Pleistocen]] tới nay
| fossil_range ={{fossil range|early Pleistocene|Recent}}
| status=VU
| status=VU
| status_system=iucn3.1
| status_system=iucn3.1

Phiên bản lúc 15:25, ngày 7 tháng 5 năm 2015

Sư tử
Thời điểm hóa thạch: early Pleistocene–Recent
Sư tử đực
Sư tử cái
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Nhánh Craniata
Phân ngành (subphylum)Vertebrata
Phân thứ ngành (infraphylum)Gnathostomata
Liên lớp (superclass)Tetrapoda
Nhánh Synapsida
Nhánh Reptiliomorpha
Nhánh Amniota
Nhánh Mammaliaformes
Lớp (class)Mammalia
Bộ (ordo)Carnivora
Họ (familia)Felidae
Phân họ (subfamilia)Pantherinae
Chi (genus)Panthera
Loài (species)P. leo
Danh pháp hai phần
Panthera leo
(Linnaeus, 1758)[2]

Phân bố của sư tử ở Ấn Độ: Rừng Gir, Gujarat.
Phân bố của sư tử ở Ấn Độ: Rừng Gir, Gujarat.
Danh pháp đồng nghĩa
Felis leo
Linnaeus, 1758[2]

Sư tử (Panthera leo) là một loài động vật có vú thuộc chi Báo, họ Mèo (Felidae), loài vật này còn có biệt danh là Chúa tể sơn lâm. Đối với sư tử đực thì rất dễ dàng nhận ra được bởi bờm của nó, có thể nặng tới 250 kg (550 lb),[3] nó là loài lớn thứ nhì họ Mèo sau hổ. Sư tử hoang dã hiện sinh sống ở vùng châu Phi hạ Saharanchâu Á (nơi quần thể còn sót lại cư ngụ ở vườn quốc gia Rừng Gir thuộc Ấn Độ), các phân loài sư tử tuyệt chủng từng sống ở Bắc PhiĐông Nam Á. Cho tới cuối Pleistocene, khoảng 10,000 năm trước, sư tử là động vật có vú có phân bố rộng thứ hai chỉ sau con người. Khi đó, chúng sống ở hầu khắp châu Phi, ngang qua lục địa Á-Âu từ miền Tây Âu tới Ấn Độ, và châu Mỹ từ Yukon tới Peru.[4] Sư tử là loài sắp nguy cấp, phần lớn các quần thể châu Phi suy giảm số lượng 30–50% mỗi hai thập kỷ trong nữa cuối thập kỷ XX.[1]

Sư tử sống từ 10–14 năm trong tự nhiên, trong môi trường giam cầm chúng có thể sống hơn 20 năm. Trong tự nhiên, con đực hiếm khi sống hơn 10 năm, do hậu quả của việc đánh nhau liên tục với các sư tử đối thủ.[5] Chúng thường sống ở savanthảo nguyên. Sư tử có tập tính xã hội khác biệt so với các loài họ Mèo còn lại. Một đàn sư tử gồm con cái và con non của chúng cùng với một số nhỏ con đực trưởng thành. Nhóm sư tử cái thường đi săn cùng nhau, con mồi chủ yếu là động vật móng guốc lớn.[6][7]

Từ nguyên (tên gọi sư tử)

Tên sư tử trong tiếng Anh (lion), gần giống với nhiều ngôn ngữ thuộc hệ ngôn ngữ Romance, xuất phát từ tiếng Latin leo,[8]tiếng Hy Lạp cổ đại λέων (leon).[9] "Sư tử" trong tiếng Hebrew לָבִיא ([lavi] lỗi: {{lang}}: văn bản có thẻ đánh dấu in xiên (trợ giúp)) có lẽ cũng có liên quan.[10] Nó được mô tả lần đầu bởi Linnaeus dưới tên Felis leo trong tác phẩm Systema Naturae.[2] "Sư tử" trong tiếng Việt phiên âm từ tiếng Trung Quốc ([獅子] lỗi: {{lang}}: văn bản có thẻ đánh dấu in xiên (trợ giúp), bính âm: Shīzi).

Tổng quan

Sư tử là loài động vật sống ở các đồng bằng rộng rãi, và chúng có thể được tìm thấy ở khắp mọi nơi ở châu Phi. Tuy nhiên chúng là loài đang bị đe dọa với quần thể chủ yếu sống chủ yếu ở vườn quốc gia của TanzaniaNam Phi. Trước khi loài người chiếm ưu thế thì sư tử là loài động vật chiếm nhiều lãnh thổ nhất hơn bất kỳ loài động vật có vú trên đất liền.

Những dấu vết cuối cùng của sư tử châu Á (phân loài Panthera leo persica), trong lịch sử chúng đã từng sinh sống từ Hy Lạp tới Ấn Độ ngang qua Persia, hiện đang sống ở rừng Gir phía tây bắc Ấn Độ. Khoảng 300 con sư tử hiện còn sống trong khu vực rộng 1.412 km² (khoảng 550 dặm vuông) trong khu bảo tồn ở bang Gujarat.

Một con sư tử cái đang đi dạo trên đồng cỏ Xavan châu Phi.

Sư tử đã tuyệt chủng ở Hy Lạp, tiền đồn cuối cùng ở châu Âu của chúng vào khoảng năm 100, nhưng chúng vẫn còn sống sót với một số lượng đáng kể ở Trung ĐôngBắc Phi cho đến đầu thế kỷ 20. Những con sư tử đã từng sống ở Bắc Phi, gọi là sư tử Barbary, có xu hướng lớn hơn những con sống dưới sa mạc Sahara, và con đực có bờm lớn hơn. Chúng được cho là thuộc phân loài Panthera leo leo, mặc dù điều này chưa được xác nhận. Các phân loài đã tuyệt chủng khác là sư tử Hảo Vọng (phân loài Panthera leo melanochaitus) và sư tử châu Âu (phân loài Pathera leo spelaea) đã từng tồn tại bên cạnh con người trong suốt thời kỳ của kỷ băng hà gần đây nhất.

Sư tử là biểu tượng của các gia đình hoàng gia và các hiệp sĩ. Sư tử cũng xuất hiện trong nghệ thuật Trung Quốc, mặc dù có lẽ sư tử chưa bao giờ sống ở Trung Quốc. Không có động vật nào xuất hiện nhiều hơn sư tử trong nghệ thuậtvăn chương. C.A.W. Guggisberg, trong cuốn sách Simba của mình, nói rằng sư tử được nhắc tới 130 lần trong Kinh Thánh. Сũng có thể tìm thấy sư tử trong các bức vẽ trên vách hang của thời kỳ đồ đá.

Mặc dù ít được nói đến do chúng có rất ít nhưng sư tử trắng vẫn tồn tại, chúng sống ở Timbavati, Nam Phi. Chúng có màu này là do gen lặn (đây cũng là nguyên nhân sinh ra hổ trắng, rất nhiều hổ trắng với gen lặn được nhân giống cho các vườn thú và để biểu diễn). Sư tử trắng không có ưu thế khi đi săn; màu trắng của chúng dễ làm lộ chỗ ẩn nấp rình mồi của chúng.

Sư tử trong tự nhiên

Hai con sư tử sau khi ăn thịt một con trâu rừng lớn.
Sư tử cái châu Á Panthera leo persica, có tên MOTI, sinh ở vườn thú Helsinki (Phần Lan) tháng 10 năm 1994, đưa đến vườn thú Bristol (Anh) tháng 1 năm 1996.

Giống như các loài thuộc họ mèo khác, chúng là những con thú săn mồi siêu hạng, nhưng không giống các loài khác chúng đi săn theo bầy và săn bắt các loài thú lớn và nguy hiểm cho những kẻ săn mồi đơn lẻ. Bộ lông màu cát của sư tử hòa lẫn một cách tuyệt vời với màu của những đồng cỏ xavan, giúp chúng ngụy trang thật tốt. Con mồi của chúng bao gồm ngựa vằn, linh dương đầu bò, trâu rừng châu Phi, hươu cao cổ, hà mã trưởng thành, và thậm chí là voi gần trưởng thành, mặc dù voi trưởng thành là quá nguy hiểm cho chúng khi chúng muốn đấu sức với nó nên sư tử thường nhắm những con voi con để săn bắt. Khi đơn lẻ, nói chung chúng dễ dàng săn các con mồi nhỏ hơn chúng, bao gồm sơn dương (Connochaetes), linh dương (họ Bovidae), linh dương Gazen (chi Gazella) và lợn nanh sừng châu Phi (Phacochoerus africanus). Những con sư tử sống gần bờ biển còn ăn thịt cả hải cẩu. Khi săn mồi đơn lẻ, chúng giết chết con mồi bằng cách cắn cổ để làm gãy cổ hay tổn thương hệ tuần hoàn máu. Khi săn theo đàn, sư tử có thể kìm kẹp con mồi lớn trong khi các con khác cắn cổ hay làm nghẹt thở con mồi bằng cách khóa mõm nạn nhân, không cho nó thở. Sư tử không thích tự tìm kiếm thức ăn, thông thường chúng đẩy lùi các kẻ săn mồi nhỏ hơn hay ít quân số hơn từ con mồi và giành lấy thức ăn. Sư tử cũng hay bị đuổi khỏi con mồi bởi những kẻ cạnh tranh như các đàn linh cẩu đốmchó hoang châu Phi khi chúng áp đảo về số lượng. Giống như các thú họ mèo khác, chúng nhìn trong đêm rất tốt làm cho chúng rất linh hoạt trong đêm. Chúng có thể ngủ tới 20 giờ mỗi ngày.

Sư tử cái, mặc dù kích thước nhỏ hơn, nhưng chúng thực hiện phần lớn việc săn và giết mồi. Sư tử cái không có bờm. Theo quy luật, tất cả các con cái trong đàn là có quan hệ họ hàng (bà, bác gái, cô, mẹ, chị em gái). Sư tử đực tồn tại chủ yếu là để bảo vệ bầy đàn; chúng là những kẻ chiến đấu tuyệt vời (bờm của sư tử là sự tiến hóa để phù hợp với những cuộc giao tranh; bờm cản lại những cú cắn và cào có thể rất nguy hiểm cho tính mạng), nhưng do bộ bờm, kích thước lớn và khó khăn trong ẩn nấp, chúng không hiệu quả trong việc săn mồi. Sư tử đực nhận phần thức ăn của chúng từ mọi con mồi mà bầy đàn săn được. Đó thường là các cuộc giao tranh với các con sư tử đực lang thang không có bầy, những con này tìm cách chiếm những bầy sư tử mà chúng có thể bằng cách giết những con sư tử đực trong bầy và lũ con của chúng, nếu thành công chúng sẽ chiếm được vị thế và có thể sinh sản Các con sư tử cái 'sở hữu' những khu vực đất săn mồi của chúng.

Phần lớn các con mồi vẫn giữ được bình tĩnh khi chúng phát hiện ra sư tử; nói chung sư tử thiếu sức chịu đựng trong những cuộc rượt đuổi kéo dài, ngược lại với chó hoang. Vì vậy mọi con sư tử khôn ngoan đều biết rút ngắn khoảng cách với con mồi hết mức có thể trước khi tung đòn quyết định. Kẻ thù tự nhiên bao gồm những kẻ cạnh tranh như cá sấu, linh cẩu và chó hoang, nhưng đặc biệt là các con sư tử khác. Một số con mồi (ngựa vằn, hà mã, voi) có thể đánh cho sư tử què hay chết bằng những cú đá hay húc.

Dù có kích thước lớn nhưng sư tử chạy rất nhanh, nhất là sư tử cái. Sư tử có thể đạt đến tốc độ chạy lên đến hơn 80 km/h [11] mặc dù chúng chỉ có thể duy trì tốc độ này trong một thời gian ngắn. Sư tử cũng biết bơi và trèo cây nhưng tỏ ra khá vụng về với hai việc này. Sư tử thường trèo lên cây để đánh cắp mồi của báo hay bơi qua sông để theo sau các bầy thú vượt sông hoặc đi tìm lãnh thổ cho mình (thường là với những con sư tử không có lãnh thổ). Khác với hổ, khi bị sư tử tấn công, ta không thể thoát bằng cách trèo lên cây nhưng nếu nhảy xuống sông sư tử sẽ không đuổi theo vì chúng không tự tin khi xuống nước.

Sư tử được tìm thấy ở Nam Phi, Zimbabwe, Namibia, BotswanaMozambique. Chủ yếu chúng sinh sống ở những khu vực miền đất rừng, nhưng có thể sinh sống ở khu vực bán sa mạc hay khu vực đất có nhiều bụi rậm.

Sư tử cái sinh từ 1-5 con non, sau chu kỳ mang thai kéo dài 3 tháng. Con non có thể bú kéo dài tới 18 tháng nhưng thông thường bị cai sữa sau 8 tuần. Tỷ lệ tử vong của chúng khá cao do chết đói, tấn công của các thú ăn thịt khác và đặc biệt là bởi sư tử đực khi nó chiếm lĩnh bầy đàn.

Các phân loài sư tử

Tượng sư tử ở Barzio, Ý.

Sự khác biệt chủ yếu giữa các phân loài sư tử là kích thước, biểu hiện ngoài của bờm và khu vực sinh sống. Tuy nhiên, một số là thể hiện những thói quen và sự phù hợp để sinh tồn, ví dụ, sư tử Kalahari có khả năng sinh sống trong điều kiện thiếu nước. Tất cả đều phân bổ ở châu Phi, ngoại trừ duy nhất là sư tử châu Á.

  • Panthera leo azandica - sư tử đông bắc Congo.
  • Panthera leo bleyenberghi - sư tử Katanga.
  • Panthera leo hollisteri - sư tử Congo.
  • Panthera leo krugeri - sư tử Nam Phi.
  • Panthera leo leo - sư tử Barbary; tuyệt chủng. Chúng là phân loài sư tử lớn nhất, từng sinh sống từ Maroc tới Ai Cập. Con sư tử hoang Barbary cuối cùng bị giết chết ở Maroc năm 1922 do sự săn bắn bừa bãi. Những con sư tử Barbary đã được các hoàng đế La Mã nuôi, để dành cho những cuộc đấu trên đấu trường. Những nhà quý tộc La Mã như Sulla, PompeyJulius Caesar, thông thường ra lệnh giết hàng loạt sư tử Barbary - tới 400 con một lần. [1]
  • Panthera leo massaicus - sư tử Massai.
  • Panthera leo melanochaitus - sư tử Hảo Vọng; tuyệt chủng năm 1860.
  • Panthera leo nubica - sư tử Đông Phi.
  • Panthera leo persica - sư tử châu Á. Hiện tại còn 200 con sinh sống ở rừng Gir, Ấn Độ. Đã từng sinh sống rộng từ Thổ Nhĩ Kỳ tới Bangladesh, nhưng bầy đàn lớn và các hoạt động ban ngày làm cho chúng bị săn dễ dàng hơn so với hổ hay báo hoa mai.
  • Panthera leo roosevelti - sư tử Abyssinia.
  • Panthera leo senegalensis - sư tử Tây Phi hay sư tử Senegal.
  • Panthera leo somaliensis - sư tử Somalia.
  • Pathera leo spelaea - sư tử châu Âu
  • Panthera leo verneyi - sư tử Kalahari.

Tấn công con người

Hai con sư tử đang giao phối ở Maasai Mara, Kenya.

Sư tử là một loài thú dữ và rất dễ bị kích động, có thể dễ dàng ăn sống người. Trong khi sư tử đói có thể tấn công con người đi lại trong lãnh thổ của nó, một số sư tử (thông thường là con đực) dường như lại là mối nguy hiểm đối với của loài người. Một số trường hợp tấn công con người đã biết là ở TsavoMfuwe. Trong cả hai trường hợp, những người thợ săn đã giết chết chúng đều viết sách về cuộc săn lùng của họ. Trong dân gian, những con sư tử ăn thịt người đôi khi được nhắc đến như những con ác quỷ.

Những sự việc ở Mfuwe và Tsavo là tương tự nhau. Những con sư tử trong cả hai sự kiện là to lớn hơn bình thường, không có bờm và dường như đang bị sâu răng. Một số người cho rằng chúng thuộc về một phân loài sư tử chưa được phân loại hay chúng dường như đang ốm và không dễ dàng săn mồi.

Xem thêm: Những kẻ ăn thịt người ở Tsavo

Đặc điểm sinh học

Giải phẫu

Sư tử có 13 đôi xương sườn.[12]

Giao phối chéo với hổ

Một con Liger, kích thước của nó lớn hơn nhiều so với bố mẹ và nhiều nhà khoa học cho rằng Liger sẽ không ngừng tăng kích thước trong suốt quảng đời của nó.
Tượng đài sư tử ở cầu Britannia, Xứ Wales.

Sư tử có thể cho giao phối chéo với họ hàng gần của nó là hổ (thông thường chủ yếu là hổ Siberi), khi bị giam cầm để tạo ra con lai rất thú vị. Trong tiếng Việt không có từ để gọi con lai như vậy, còn trong tiếng Anhligertiglon.

Liger (sư hổ): sinh ra khi sư tử đực giao phối với hổ cái. Nếu bạn cho rằng hổ Siberia là loài mèo lớn nhất thế giới hiện nay thì bạn đã lầm. Ngôi vị ấy thuộc về đứa con lai giữa sư tử bố và mẹ hổ. Tiếng Anh lion là sư tử, tiger là hổ, nên loài "mèo" lớn nhất hiện nay là liger. Tính cách của nó thất thường, vì trong một chủ thể xuất hiện sự xung đột tính cách khác nhau giữa một loài có cuộc sống xã hội (sư tử) và một loài sống đơn độc (hổ). Vì sư tử đực truyền cho con gen tăng trưởng, nhưng gen ngăn chặn tăng trưởng tương ứng từ hổ cái lại không có, nên liger to lớn hơn bố mẹ của chúng. Người ta nói rằng liger không ngừng lớn và sẽ lớn đều đều suốt trong cuộc đời của chúng, cho đến khi cơ thể của chúng không thể chịu đựng được kích thước to lớn của chúng lâu thêm nữa, đạt tới 500 kg. Liger chia sẻ một số đặc điểm của cả bố và mẹ (đốm và vằn) tuy nhiên chúng thích bơi lội, một hoạt động thuần túy của hổ, và chúng luôn luôn có lông màu cát giống như sư tử. Con liger đực là vô sinh, nhưng con liger cái có khả năng sinh sản.

Tiglon (hổ sư): là giao phối chéo của sư tử cái và hổ đực. Vì hổ đực không truyền gen tăng trưởng mà sư tử cái lại truyền gen kìm hãm tăng trưởng, nên tiglon thông thường là rất nhỏ, và có thể được miêu tả tốt nhất giống như là "giống như con mèo nhà" về biểu hiện bề ngoài và kích thước, mặc dù chúng có tai tròn. Giống như liger đực, tiglon đực là vô sinh, và chúng cả hai đều có đốm và vằn, với mắt màu vàng.

Liger và tiglon cái có khả năng sinh sản và có thể thụ thai nếu được thụ tinh với hoặc là sư tử thuần chủng hoặc là hổ thuần chủng.

Trong điêu khắc

Sư tử là đề tài được sử dụng rộng rãi trong điêu khắctạc tượng để tạo ra cảm giác cao quý hay hùng dũng, đặc biệt là ở những công trình xây dựng công cộng. Tượng sư tử đáng chú ý bao gồm những bức quanh tượng đô đốc Nelson ở quảng trường Trafalgar ở Luân Đôn. Các nhóm tượng khác là bốn con sư tử bảo vệ lối vào của cầu Britannia vượt qua eo biển MenaiWales. Ở Trung Quốc và Việt Nam rất thịnh hành tượng sư tử đá Trung Quốc, người Trung Quốc sử dụng con sư tử đá của họ để canh mộ trong khi rất nhiều người Việt Nam lại kính cẩn thờ chúng, đặt chúng trước cửa cơ quan, công sở, chùa chiền, nhà riêng và thậm chí trước các di tích lịch sử.

Xem thêm

Chú thích

  1. ^ a b Bauer, H., Nowell, K.; Packer, C. (2008). Panthera leo. Sách Đỏ IUCN các loài bị đe dọa. Phiên bản 2010.2. Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế. Truy cập ngày 28 tháng 8 năm 2010.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  2. ^ a b c Linnaeus, Carolus (1758). Systema naturae per regna tria naturae :secundum classes, ordines, genera, species, cum characteribus, differentiis, synonymis, locis (bằng tiếng Latin). 1 (ấn bản 10). Holmiae (Laurentii Salvii). tr. 41. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2008.Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)
  3. ^ Nowak, Ronald M. (1999). Walker's Mammals of the World. Baltimore: Johns Hopkins University Press. ISBN 0-8018-5789-9.
  4. ^ Harington, C. R. "Dick" (1969). “Pleistocene remains of the lion-like cat (Panthera atrox) from the Yukon Territory and northern Alaska”. Canadian Journal of Earth Sciences. 6 (5): 1277–88. doi:10.1139/e69-127.
  5. ^ Smuts, G. L. (1982). Lion. Johannesburg: Macmillan South Africa. tr. 231. ISBN 0-86954-122-6.
  6. ^ Lions' nocturnal chorus. Earth-touch.com. Retrieved on 31 July 2013.
  7. ^ African Lion Panthera leo. Phoenix Zoo Fact Sheet.
  8. ^ Simpson, D. P. (1979). Cassell's Latin Dictionary (ấn bản 5). London: Cassell Ltd. tr. 342. ISBN 0-304-52257-0.
  9. ^ Liddell, Henry George; Scott, Robert (1980). A Greek-English Lexicon (Abridged Edition). United Kingdom: Oxford University Press. tr. 411. ISBN 0-19-910207-4.
  10. ^ Simpson, John; Weiner, Edmund biên tập (1989). “Lion”. Oxford English Dictionary (ấn bản 2). Oxford: Clarendon Press. ISBN 0-19-861186-2.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách biên tập viên (liên kết)
  11. ^ “Những 'tay đua' siêu tốc trong thế giới hoang dã”. Truy cập 7 tháng 2 năm 2015.
  12. ^ “Lion Skeleton. by Catnip”. Truy cập 7 tháng 2 năm 2015.

Liên kết ngoài và tham khảo