Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Sức khỏe sinh sản”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Không có tóm lược sửa đổi
n Tuanminh01 đã đổi Sức khỏe sinh sản và những các bệnh cần biết thành Sức khỏe sinh sản: sửa lại tên đúng
(Không có sự khác biệt)

Phiên bản lúc 03:16, ngày 21 tháng 5 năm 2015

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO):

“Sức khỏe tình dục (SKTD) là trạng thái khỏe mạnh về thể chất, tình cảm, tinh thần và quan hệ xã hội liên quan đến tình dục. Điều đó không chỉ có nghĩa là không có bệnh tật, không bất thường và không yếu ớt. SKTD đòi hỏi cách tiếp cận tích cực và tôn trọng đối với tình dục và trong các mối quan hệ tình dục cũng như khả năng hưởng thụ tình dục an toàn và khoái cảm mà không bị ép buộc, không bị phân biệt đối xử và không bị bạo hành”.

“Sức khỏe sinh sản (SKSS) là trạng thái khỏe mạnh về thể chất, tinh thần và hòa hợp xã hội về tất cả các phương diện liên quan đến hệ thống sinh sản trong suốt các giai đoạn của cuộc đời. Chăm sóc SKSS là một tập hợp các phương pháp, kỹ thuật và dịch vụ nhằm giúp cho con người có tình trạng SKSS khỏe mạnh thông qua việc phòng chống và giải quyết những vấn đề liên quan đến SKSS. Điều này cũng bao gồm cả sức khỏe tình dục với mục đích nâng cao chất lượng cuộc sống và mối quan hệ giữa con người với con người mà không chỉ dừng lại ở chăm sóc y tế và tư vấn một cách đơn thuần cho việc sinh sản và những nhiễm trùng qua đường tình dục”.

Tổng quan:

Với đời sống ngày càng được cải thiện và phát triển, mọi người dần dần quan tâm đến sức khỏe bản thân, về sức khỏe sinh sản hơn .chất lượng chăm sóc sức khỏe sinh sản cho mọi người đã và đang nhận được nhiều sự quan tâm của chính phủ các nước trên thế giới cũng như của Việt Nam. Nước ta đã có “Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản Việt Nam Giai đoạn 2011-2020”[1], mục tiêu ghi rõ giảm nhiễm khuẩn đường sinh sản, nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục.

Hiện nay việc mắc các bệnh về sinh dục, sinh sản gây ảnh hưởng lớn đến đời sống về vật chất cũng như về tinh thần của người mắc bệnh không chỉ ở nữ giới mà còn ở nam giới.

Do vậy việc nghiên cứu về sức khỏe sinh sản góp phần tạo nên một cơ sở cho việc tìm ra các biện pháp cải thiện, phòng ngừa cũng như nâng cao về sức khỏe cho mọi người dân.

Tuy nhiên, những nghiên cứu có giá trị, đáp ứng được các yêu cầu nêu trên hiện còn rất thiếu. Đặc biệt, hiện vẫn chưa có nghiên cứu nào ở nước ta về thực trạng và các yếu tố tổng hơp sức khỏe sinh sản ở cả nam và nữ giới cũng như về các giải pháp nâng cao hiệu quả phònng chống các loại bệnh về sinh sản, tình dục.Trong bối cảnh trên, đề tài này được thực hiện cung cấp các thông tin cần thiết về sức khỏe sinh sản.

Tài liệu tham khảo:

  1. Chính phủ (2001), Quyết định 35/2001/Q -TTg ngày 19 tháng 3 năm 2001 về việc phê duyệt Chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân Giai đoạn 2001-2010
  2. Bộ Y tế (2009), Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản. Hà Nội.
  3. Bộ Y tế (2011), Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản Việt Nam Giai đoạn 2011-2020
  4. Kim Bảo Giang - Hoàng Văn Minh, (2011), “Sự cải thiện kiến thức về một số bệnh lây truyền qua đường tình dục của công nhân một số nhà máy may công nghiệp t i tỉnh Bình Dương và thành phố H Chí minh sau một năm can thiệp truyền thông”, Tạp chí y học thực hành (759), số 4
  5. Phạm Bá Nha (2012), Viêm nhiễm đường sinh dục, Nxb Y học, Hà Nội
  6. Nguyễn Trung Kiên và cs. (2013), "Tỷ lệ mắc và đặc điểm lâm sàng viêm lộ tuyến cổ tử cung ở phụ nữ 20-44 tuổi trên địa bàn huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình", Tạp chí Y học Thực hành (867) – Số 4/2013
  7. Đỗ Thị Anh Thƣ và cs. (2009), "Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng biện pháp tránh thai hiện đ i trên phụ nữ có ch ng 15-49 tuổi t i huyện Ninh H a”, Tạp chí Y học Tp. HCM, Tập 13, phụ bản số 1
  1. ^ 3.