Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lê Trung Tông (Hậu Lê)”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Eruruu (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
Eruruu (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 20: Dòng 20:
| niên hiệu = Thuận Bình (顺平)
| niên hiệu = Thuận Bình (顺平)
| miếu hiệu = [[Trung Tông]] (中宗)
| miếu hiệu = [[Trung Tông]] (中宗)
| thụy hiệu = Vũ Hoàng Đế<br/>武皇帝
| thụy hiệu = <font color = "grey">Vũ Hoàng Đế</font><br/>武皇帝
| cha = [[Lê Trang Tông]]
| cha = [[Lê Trang Tông]]
| sinh = [[1535]]
| sinh = [[1535]]

Phiên bản lúc 18:24, ngày 31 tháng 7 năm 2015

Lê Trung Tông
黎中宗
Hoàng đế Việt Nam
Hoàng đế nhà Hậu Lê
Trị vì1548 - 1556
Nhiếp chínhThái sư Trịnh Kiểm
Tiền nhiệmLê Trang Tông
Kế nhiệmLê Anh Tông
Thông tin chung
Sinh1535
Mất24 tháng 1, 1556
Tây Đô, Thanh Hóa
An tángCảnh Lăng (景陵)
Tên húy
Lê Duy Huyên (黎維暄)
Niên hiệu
Thuận Bình (顺平)
Thụy hiệu
Vũ Hoàng Đế
武皇帝
Miếu hiệu
Trung Tông (中宗)
Triều đạiNhà Hậu Lê
Thân phụLê Trang Tông

Lê Trung Tông (chữ Hán: 黎中宗, 1535 - 24 tháng 1, 1556) là vị Hoàng đế thứ 2 của Nhà Lê trung hưng và là thứ 13 của Nhà Hậu Lê, ở ngôi từ năm 1548 đến năm 1556, thảy 8 năm.

Sau khi cha ông là Lê Trang Tông khôi phục lại Hoàng triều nhà Lê, cát cứ ở Tây Đô, Thanh Hóa, đã mở ra thế cục giai đoạn Nam - Bắc triều giữa họ Lê và Nhà Mạc. Với sự trợ giúp của Thái sư Lượng quốc công Trịnh Kiểm, Trung Tông rũ tay ngồi trên cao, cơ đồ họ Lê của Thái Tổ Cao Hoàng dầng được khôi phục.

Tuy nhiên, ông qua đời khi không có con, Lượng quốc công Trịnh Kiểm bèn tìm dòng dõi của anh trai Thái Tổ Cao Hoàng là Lam quốc công Lê Trừ, tức Lê Anh Tông. Dòng dõi Đế vị của Thái Tổ Cao Hoàng chính thức kết thúc, tất cả 13 vị Hoàng đế.

Thân thế

Trung Tông hoàng đế tên thật là Lê Duy Huyên (黎維暄), là con trai của Trang Tông Dụ hoàng đế, mẹ là ai không rõ. Khi Trung Tông ra đời, quân đội họ Lê đang nắm giữ phần đất Thanh Hóa, Tây Đô, ông sinh ra ở đây.

Năm 1548, ngày 29 tháng 1, Trang Tông hoàng đế băng hà, Thái tử Duy Huyên lập tức kế vị, lấy niên hiệu Thuận Bình (顺平). Ông lên ngôi khi đã 13 tuổi, và mọi việc do Thái sư Lượng quốc công Trịnh Kiểm đứng ra giúp đỡ. Dưới thời Trung Tông hoàng đế, vùng kiểm soát của nhà Lê tiếp tục được mở rộng, tiếng vang lan ra đến Thăng Long.

Năm 1551, tướng nhà MạcLê Bá Ly cùng thông gia Nguyễn Thiến đem gia quyến và 14.000 quân chạy vào Thanh Hóa theo nhà Lê Trung Hưng [1].

Năm 1554, Thái sư Lượng Quốc công Trịnh Kiểm điều quân đánh Thuận Hóa. Quân Mạc bị đánh tan, nhà Lê lấy lại được cả Thuận HóaQuảng Nam. Từ đó, lãnh thổ Đại Việt chính thức chia làm 2 phần: từ Ninh Bình trở ra trong tay nhà Mạc gọi là Bắc triều (北朝), từ Thanh Hóa trở vào Nam gọi là Nam triều (南朝).

Hoàng đế nhà Lê tiếp tục chọn thủ phủ tại Vạn Lại, thuộc huyện Thụy Nguyên, phủ Thiệu Hoá, tỉnh Thanh Hoa (nay là xã Xuân Châu, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hoá) để lập Hành điện [2].

Xây dựng bộ máy Nam triều

Thời Lê Trung Hưng, khoa thi Chế đầu tiên được tổ chức vào năm 1554 tại hành cung Vạn Lại (Thanh Hóa). Trên văn bia đặt tại Văn Miếu Hà Nội còn ghi về khoa thi này như sau:

"Bấy giờ, những dũng tướng nanh vuốt xông pha ở nơi tên đạn thì nhiều mà mưu thần tâm phúc giúp vận trù ở nơi màn trướng thì ít. Bèn vào năm Giáp Dần niên hiệu Thuận Bình thứ 6 bắt đầu đặt Chế khoa, đích thân Hoàng đế ra đề thi văn sách hỏi về đạo trị nước xưa nay”. Chế khoa năm đó lấy đỗ 13 tiến sĩ chia làm hai giáp: Đệ nhất giáp Chế khoa xuất thân (gồm 5 vị) và Đệ nhị giáp đồng Chế khoa xuất thân (8 vị)"[3].

Từ đó hào kiệt, danh sĩ tứ phương tìm về theo nhà Lê ngày càng đông, các sĩ tử cũng tìm về Vạn Lại. Dưới sự trị vì của Lê Trung Tông, một Nam triều có đầy đủ quan văn, quan võ được thiết lập, nhiều sắc phong và lệnh chỉ đã được ban ra.

Nam quốc sơn hà

Nam quốc sơn hà là một bài thơ nổi tiếng, xuất hiện lần đầu trong trận đánh quân Tống ở vùng cửa sông Cà Lồ [4] vào năm 981 và được nhân dân ta coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên. Bài thơ được gắn với vua Lê Đại Hành trong truyền thuyết về “Hai vị thần ở Long Nhãn, Như Nguyệt” [5], tuy nhiên trong suốt thời gian 5 thế kỷ sau đó truyền thuyết này vẫn chưa chính thức được văn bản hóa mà chỉ lưu truyền trong nhân dân tại các làng mạc, đền, miếu dọc theo hai bờ sông Cầu và sông Thương. Đến cuối thế kỷ thứ 15, truyện “Hai vị thần ở Long Nhãn, Như Nguyệt” mới được một quan nhỏ tại Tàng thư Quốc tử giám tên là Trần Thế Pháp sưu tập và đưa vào sách Lĩnh Nam Chích Quái. Đặc biệt là đúng vào năm 1554, trùng với thời điểm kỳ thi Chế của nhà Lê Trung Hưng, thì sách Lĩnh Nam chích quái cũng xuất hiện và được phổ biến rộng rãi [6]. Sự trùng hợp ngẫu nhiên của hai sự kiện trên cho thấy có thể Nam triều đã cho phổ biến bài thơ Nam quốc sơn hà và truyện “Hai vị thần ở Long Nhãn, Như Nguyệt” để khẳng định tính chính thống của vua Lê Trung Tông và kêu gọi hào kiệt, nhân sĩ về với nhà Lê Trung Hưng.

Nối ngôi

Ngày 24 tháng 1 năm Bính Thìn (1556), Trung Tông hoàng đế băng hà tại hành cung Vạn lại, thọ 22 tuổi. Ông được an táng tại Cảnh Lăng (景陵), miếu hiệuTrung Tông (中宗), thụy là Vũ Hoàng Đế, toàn xưng Trung Tông Vũ hoàng đế (中宗武皇帝).

Trung Tông băng hà mà không con nối ngôi, Thái sư Lượng Quốc công Trịnh Kiểm đã sai người tìm cháu họ Lê để lập lên ngôi. Sau nhiều ngày, triều đình tìm được cháu của Lam Quốc công Lê Trừ, anh thứ hai của Thái Tổ Cao hoàng đế, là Lê Duy Bang hiện khi đó đang ở hương Bố Vệ [7], huyện Đông Sơn.

Ngay lập tức, Thái sư Trịnh Kiểm cùng quần thần tôn Duy Bang lên ngôi, tức Lê Anh Tông.

Nhận định

Sau khi nhà Mạc cướp ngôi nhà Lê sơ, nhiều thế lực nổi lên mượn danh giúp nhà Lê để chống lại nhà Mạc. Lê Trang Tông trở về, có ngôi và có hiệu. Từ đó vấn đề chính thống và ngụy triều luôn được đặt ra. Nhà Mạc trở thành ngụy triều, vua Mạc hàng quân Minh và sau đó suy tàn dần. Vua Lê tuy ngồi làm vì nhưng là chính thống nên hào kiệt, nhân sĩ các nơi và nhất là các quan lại cũ của nhà Lê vẫn kéo về đông để tôn phù.

Trong dòng chảy lịch sử đó, bài thơ Nam quốc sơn hà từ thời Tiền Lê cũng trôi theo về với nhà Lê Trung Hưng và đã góp phần tạo dựng lên một triều đại dài nhất trong lịch sử Việt Nam tới 256 năm (1533–1789). Riêng vua Lê Trung Tông, trong thời gian ở ngôi 8 năm, ông đã để lại đậm nét với một khoa thi Chế đầu tiên rất thành công, một văn bản bài thơ Nam quốc sơn hà gắn liền với chiến công hiển hách của vua Lê Đại hành, một bộ máy Nam triều đầy đủ có thể đi tiếp tới thống nhất Đại Việt.

Trong cuộc đấu tranh giữa các tập đoàn phong kiến diễn ra liên tiếp sau đó và ngày càng ác liệt, khi thế nam - bắc này (Trịnh – Mạc) chưa chấm dứt hẳn thì thế nam - bắc khác (Trịnh – Nguyễn, Tây Sơn – Nguyễn, Tây Sơn – Trịnh, Tây Sơn – Nhà Thanh, Tây Sơn – Nguyễn Ánh) lại hình thành, ít ai có thể đoán trước được thời cuộc. Thế mà Nguyễn Bỉnh Khiêm (Trạng Trình) đã có những dự báo thiên tài làm kinh ngạc đến tận ngày nay. Trong đó có lời khuyên đối với Trịnh Kiểm "Giữ chùa thờ Phật thì ăn oản" (ý nói giữ là bề tôi của các vua Lê thì lợi hơn), hay gợi ý cho các vua nhà Mạc "Cao Bằng tuy thiển, khả diên số thể" (tức Cao Bằng tuy nhỏ, nhưng có thể giữ được) và nhất là chỉ đường cho Nguyễn Hoàng "Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân" (có nghĩa là một dải Hoành Sơn có thể dung thân lâu dài). Về sau quả đúng như vậy.

Tham khảo

  1. ^ [1] Chiến tranh Lê-Mạc
  2. ^ [2] Hà Đình Đức. Vạn Lại –Yên Trường, một thời kinh đô nước Việt
  3. ^ [3] Văn bia đề danh chế khoa Giáp Dần niên hiệu Thuận Bình năm thứ 6 (1554). Bia Văn Miếu Hà Nội. Bia số 15
  4. ^ [4] Trận Bình Lỗ. Chiến tranh Tống-Việt năm 981
  5. ^ [5] Trần Đình Hoành. Lĩnh Nam Chích Quái.Truyện hai vị thần ở Long Nhãn, Như Nguyệt
  6. ^ [6] Nguyễn Thị Oanh. Về thời điểm ra đời của bài thơ Nam quốc sơn hà
  7. ^ ở phía nam thị xã Thanh Hoá ngày nay
Lê Trung Tông
Sinh: , 1535 Mất: , 1556
Tước hiệu
Tiền nhiệm
Lê Trang Tông
Hoàng đế nhà Lê trung hưng
1548-1556
với Trịnh Kiểm (1548-1556)
Kế nhiệm
Lê Anh Tông
Tước hiệu thừa kế trên danh nghĩa
Tiền nhiệm
Lê Trang Tông
— DANH NGHĨA —
Hoàng đế Đại Việt
Tự nhận là dòng dõi hoàng gia
1548-1556
Lý do cho sự thất bại kế vị:
Nam Bắc triều
Kế nhiệm
Lê Anh Tông