Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chế Bồng Nga”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
TRMC (thảo luận | đóng góp)
TRMC (thảo luận | đóng góp)
Dòng 95: Dòng 95:
* Maspero, Georges, 2002, ''The Champa Kingdom'', Bangkok: White Lotus Co., Ltd., ISBN 9747534991
* Maspero, Georges, 2002, ''The Champa Kingdom'', Bangkok: White Lotus Co., Ltd., ISBN 9747534991
* John K. Whitmore: ''The Last Great King of Classical Southeast Asia in The Cham of Vietnam: History, society and art'', NXB NUS
* John K. Whitmore: ''The Last Great King of Classical Southeast Asia in The Cham of Vietnam: History, society and art'', NXB NUS

== Liên kết ngoài ==
* [http://www.gocnhin.net/cgi-bin/viewitem.pl?5296 Chế Bồng Nga]
* [http://www.viettouch.com/champa/champa_history.html Overview of History of Kingdom of Champa]


{{Thời gian sống|mất=1390|tên=Chế Bồng Nga}}
{{Thời gian sống|mất=1390|tên=Chế Bồng Nga}}

Phiên bản lúc 05:54, ngày 8 tháng 8 năm 2015

Po Binasuor
Vua Chiêm Thành
Vua thứ 3 của Vương triều thứ 12
Trị vì13601390
Tiền nhiệmTrà Hoa Bồ Đề
Kế nhiệmLa Ngai
Thông tin chung
Sinh?
Chiêm Thành
Mất23 tháng 1 năm 1390 Âl
Sông Luộc, Đại Việt
Tên gọi
Che Bunga
Bhinethuor
Binasuor
Hoàng tộcVương triều thứ 12
Tôn giáoẤn Độ giáo

Po Binasuor hay còn được biết đến rộng rãi hơn với tên gọi Chế Bồng Nga[Ghi chú 1] (Hán-Việt: 制蓬峩, ? - 23 tháng 1 năm 1390 ÂL[1]), theo cách gọi của Người Ê ĐêGiarai tại vùng Tây NguyênR'čăm B'nga (Anak Orang Cham Bunga, nghĩa là "bông hoa ánh sáng của hoàng thất Chăm") Bhinethuor, Che Bunga hay A Đáp A Giả (chữ Hán: 阿荅阿者, Ngo-ta Ngo-che) trong các tài liệu Trung Hoa, là tên hiệu của vị vua thứ ba thuộc vương triều thứ 12 (tức là vị vua đời thứ 39) của nhà nước Chiêm Thành. Là một vị vua kiệt xuất, có tài võ bị, trong thời gian cầm quyền, ông đã chấn hưng nhà nước Chiêm Thành từ một quốc gia suy đồi trở nên hùng mạnh.

Trong giai đoạn 1367-1389, ông từng 12 lần xua quân Bắc phạt Đại Việt nhẳm tái chiếm các vùng đất Châu Ôchâu Lý vốn được chuyển giao sang chính quyền Đại Việt trong thời gian cai trị của vua Chế Mân. Năm 1377, khi thành Đồ Bàn bị quân đội nhà Trần tấn công, Chế Bồng Nga đã lãnh đạo quân đội tiêu diệt quân địch, khiến vua Trần Duệ Tông phải bỏ mạng trong trận này. Thắng lợi này khiến Thượng hoàng Trần Nghệ Tông khiếp đảm, sau này hễ Chế Bồng Nga bắc tiến là cùng Lê Quý Ly bỏ kinh thành chạy dài. Trong cuộc chiến này, ông đã có tổng cộng 3 lần đánh vào tận kinh đô Thăng Long. Năm 1389, ông tử trận sau khi trúng phải đạn tại trận Hải Triều. Cái chết của ông khép lại một trang hùng sử trong lịch sử Chăm Pa nói riêng cũng như lịch sử Việt Nam nói chung.

Chế Bồng Nga được xem là vị vua vĩ đại cuối cùng của vương quốc Chăm Pa vì sau khi ông mất, nước Chăm không còn quật khởi như trước được nữa.[2]

Lên ngôi

Gần như không có tài liệu lịch sử nào ghi chép về cuộc đời của Chế Bồng Nga trước khi lên ngôi. Các tài liệu lịch sử ghi rằng, Chế Bông Nga là em trai của vua Trà Hoa Bồ Đề. Sau khi Chế A Nan chết, con rể là Trà Hoa Bồ Đề lên nối ngôi. Sau khi Trà Hoa Bồ Đề chết, Chế Bồng Nga được quần thần tôn lên làm vua.

Làm vua

Những chiến dịch đầu tiên

Sau khi lên ngôi được thời gian, Chế Bồng Nga nhận thấy quân đội nhà Trần không còn hùng mạnh như trước nên trong các năm: 1361, 1362, 1365, 1366, đã bốn lần xua quấy nhiễu vùng biên giới Hóa châu của nhà Trần. Dù các tướng biên giới nhà Trần đẩy lui được quân Chiêm nhưng các cuộc cướp phá không chấm dứt nên do đó, Trần Dụ Tông cử Trần Thế Hưng làm Thống quân hành khiển đồng tri, Đỗ Tử Bình làm phó, mang quân đi đánh Chiêm Thành. Tháng 4 ÂL năm 1368, quân Trần tiến vào Chiêm Động (vùng Quảng Nam). Quân Chiêm đặt phục binh, quân Trần rơi vào chỗ phục kích, bị thua trận.[3] Trần Thế Hưng bị bắt, Đỗ Tử Bình chạy thoát, mang tàn quân chạy về nước. Nhận thấy binh lực nhà Trần ngày càng sa sút, Chế Bồng Nga mới sai Mục Bà Ma đi sứ sang đòi lại đất Hóa châu nhưng không thành.

Năm 1371, triều đình nhà Trần xảy ra nội loạn, hoàng tử Trần Phủ lật đổ Dương Nhật Lễ giành ngôi, tức là vua Trần Nghệ Tông. Mẹ của Nhật Lễ chạy sang Chiêm Thành xin Chế Bồng Nga đánh Đại Việt trả thù và báo cáo tình hình biên giới và sự suy yếu của nhà Trần. Được dịp, vào tháng 3 năm 1371 ÂL, Chế Bồng Nga tập trung chiến thuyền tiến vào cửa Đại An tấn công Đại Việt. Quân Chiêm vào đến Thái Tô, huyện Thọ Xương. Quân Trần chống cự không nổi. Theo sử thuật lại, ông ta đi thẳng vào Thăng Long "như đi vào chỗ không người", không nơi nào có quân chống giữ.[4][5] Vua Nghệ Tông bỏ chạy khỏi kinh đô khiến quân Chiêm vào Thăng Long lấy hết vàng bạc châu báu, bắt cả đàn bà trẻ con rồi đốt sạch cung điện, sách vở. Tháng 3 nhuận năm 1371, Chế Bồng Nga mang quân ra đánh. Quân Chiêm vượt biển đánh vào cửa Đại An,[Ghi chú 2] tiến thẳng vào kinh thành Thăng Long. Ngày 27 tháng 3 ÂL, quân Chiêm tiến vào Thăng Long, cướp phá cung điện, bắt phụ nữ, lấy của cải ngọc lụa mang về.

Năm sau, vua Chiêm dâng biểu lên vua Minh đế kể tội Đại Việt, trong đó có câu:

...Ngày nay người An Nam lại đem binh sang chiếm đất chúng tôi, cướp bóc nhân dân tôi. Vì thế thần xin Bệ Hạ giúp cho chúng tôi vũ khí, nhạc khí và nhạc sư để người An Nam thấy Chiêm Thành là phiên thuộc của Bệ Hạ mà không quấy nhiễu nữa.

Tuy nhiên theo sử Việt, nhà Trần không hề động binh trong thời kỳ này và đây là một sự vu cáo của Chế Bồng Nga, chỉ cốt sao nhà Minh để yên cho người Chiêm Thành lộng hành. Chu Nguyên Chương sau đó đã xuống chiếu bắt hai nước không được gây sự chiến tranh và đồng ý cho người Chăm được sang "du học" về âm nhạc tại Phúc Kiến.[6]

Thủ và công

Năm 1376, Chế Bồng Nga lại một lần nữa mang quân bắc tiến. Vua Trần là Trần Duệ Tông sai Đỗ Tử Bình dân quân đi đánh. Chế Bồng Nga sai người sang xin dâng 10 mâm vàng xin giảng hòa. Nhưng Tử Bình giấu vàng đi, lại tâu về triều rằng vua Chiêm kiêu ngạo không thần phục. Vua Trần nổi giận, mới chuẩn bị quân mã để nam tiến. Tháng 1 ÂL năm 1377, quân Trần tiến đến Cầu Đá ở cửa Thi Nại (Quy Nhơn), đánh lấy đồn Thạch Kiều rồi tiến tới kinh thành Đồ Bàn nước Chiêm. Chế Bồng Nga lập đồn giữ ngoài thành, rồi cho người đến trá hàng, nói với Trần Duệ Tông rằng Chế Bồng Nga đã bỏ thành trốn. Vua Trần mắc mưu, liền thúc quân tiến vào thành. Quân Chiêm tứ phía phục binh đổ ra đánh, chia cắt quân Trần ra từng đoạn khiền quân Trần đại bại, mười phần chết đến bảy, tám phần. Vua Trần bị hãm trong vòng vây, bị trúng phải tên mà chết.[7][8] Một hoàng thân nhà Trần là Ngự Câu vương Trần Húc đã ra đầu hàng quân Chiêm.

Chế Bồng Nga thừa thế thắng, đem quân đánh đuổi đến tận Thanh Nghệ, đánh tan quân nhà Trần rồi vào kinh đô cướp phá suốt một ngày. Đến khi ra khơi quay về nhà, chiến thuyền của Chiêm Thành bị bão đắm mất nhiều nhưng những đồ cướp được cũng đủ để tiến cống nhà Minh trong năm đó. Chế Bồng Nga lại gả con gái cho Ngự Câu Vương Trần Húc rồi tháng 5 năm 1378 đưa y về Nghệ An phong làm trấn thủ.[7] Đến tháng 6 Chế Bồng Nga lại đem binh vượt sông Đại Hoàng đánh tan quân của Đỗ Tử Bình, chiếm lấy kinh đô Thăng Long hạ nhục quân Nam bằng cách bắt quan kinh doãn là Lê Giốc phải sụp lạy nhưng Lê Giốc không chịu nên ông đã cho người giết.[9] Lần này quân Chiêm lại cướp bóc được rất nhiều. Vua Nghệ Tông chỉ còn nước đem các vàng bạc châu báu dấu trong núi Thiên Kiến và động Khả Lăng.[10]

Năm 1380, Chế Bồng Nga lại một lẫn nữa đem quân băc phạt, ông cho tuyển binh ngay tại vùng Tân Bình và Thuận Hóa, rồi sau đó đã đánh chiếm Nghệ An vào tháng 3, chiếm Thanh Hóa vào tháng 4. Thượng hoàng Nghệ Tông sai Lê Quí Ly, Đỗ Tử Bình đem quân đón đánh quân Chiêm khiến Chế Bồng Nga phải rút quân về.[11] Tuy Chế Bồng Nga bị thua nhưng ở thời kỳ này các châu Nghệ An, Thuận Hóa, Tân Bình vẫn thuộc về người Chăm, còn quan quân nhà Trần thì sợ người Chiêm đến bài vị, thần tượng của các bậc tiên vương ở các lăng Quắc Hương, Thái Đường, Long Hưng, Kiến Xương cũng phải đem dấu đi vì sợ bị phá.

Cái chết

Năm 1389, Chế Bồng Nga lại đựa quân sang đánh nước ta. Thượng hoàng Nghệ Tông sai Lê Quí Ly cầm quân chống giặc. Lê Quí Ly nghênh địch hơn 20 ngày, kéo hết thuyền lên bờ để đợi. Chế Bồng Nga đóng ở thượng nguồn sông Lương, giả vờ bỏ đi, Lê Quí Ly mắc mưu đem quân truy kích. Lê Quí Ly thấy quân tan vỡ vội vàng bỏ chạy, Chế Bồng Nga đuổi theo đến Hoàng giang, thượng hoàng sai đô tướng là Trần Khát Chân đem binh chống giữ. Vua tôi nhà Trần ôm nhau khóc mà từ biệt đủ biết là họ đã khiếp sợ đến chừng nào. Trần Khát Chân đem quân đóng ở Hải Triều và Tiên Lữ. Đến tháng giêng năm 1390, Chế Bồng Nga đem hơn 100 chiến thuyền đến thị sát. Hoàng đệ là Trần Nguyên Diệu đem quân bản bộ ra hàng vua Chiêm với hy vọng được người Chăm đưa lên làm vua. Cùng lúc đó, một nhà sư là Phạm Sư Ôn nổi lên đánh chiếm kinh đô, thượng hoàng và vua phải bỏ kinh đô mà chạy, cho triệu tướng Hoàng Thế Phương đang đóng ở Hoàng Giang ra cứu.

Không may cho Chế Bồng Nga, một tiểu tướng của ông vì sợ tội đã ra hàng quân Trần, báo cho Trần Khát Chân biết là thuyền ngự của vua Chiêm sơn màu xanh lục. Khi mấy trăm chiến thuyền của Chế Bồng Nga và Nguyên Diệu kéo tới, Khát Chân cho tập trung súng bắn xối xả vào chiếc thuyền ngự, Chế Bồng Nga bị trúng đạn chết.[12][13] Trần Nguyên Diệu liền cắt đầu vua Chiêm rồi chèo thuyền trở về bên quân Nam. Quân Chiêm thấy chủ tướng đã tử trận vội vàng chạy về Hoàng giang hợp với phó tướng của Chế Bồng Nga là La Khải. Sử kể rằng khi đầu Chế Bồng Nga được phó tướng Phạm Như Lạt đem vào trình giữa canh ba, thượng hoàng Nghệ Tông hoảng hốt nhỏm dậy tưởng mình đã bị vây bắt. Đến khi nghe được tin thắng trận, Nghệ Tông vui mừng nói rằng:[14]

Ta với Bồng Nga cầm cự nhau đã lâu, ngày nay mới được gặp nhau, có khác gì Hán Cao Tổ thấy đầu Hạng Vũ, thiên hạ yên rồi!

Ngoại giao

Quan hệ với nhà Minh

Cũng năm đó, bên Trung Hoa, Chu Nguyên Chương đánh đuổi được người Mông Cổ lập nên nhà Minh, xưng đế niên hiệu Hồng Vũ, đặt kinh đô ở Nam Kinh. Chế Bồng Nga sai sứ là Hổ Đô Man sang mừng đem voi, hổ và các sản vật tiến cống. Vua Minh sai Ngô Dụng, Nhan Tông Lỗ, Dương Tải đưa tiễn sứ thần Chiêm về nước, phong Chế Bồng Nga làm Chiêm Thành quốc vương, ban ấn tín, một quyển lịch Đại Thống và 50 tấm lụa thêu vàng. Trong sắc thư gửi Chiêm vương có viết:[15]

Ngày mồng bốn tháng hai năm nay, Hổ Đô Man đem voi và hổ đến, tấm lòng thành của vương trẫm rất hoan hỉ. Thành thử Đô Man chưa đến nơi, trẫm đã sai sứ lên đường. Trẫm đang định sai sứ đến báo cho vương hay là Trung Quốc bị người Hồ chiếm cứ một trăm năm nay, di địch ở khắp mọi chốn làm hư hỏng cả luân thường. Vì thế trẫm phải phát binh đánh dẹp, mất hai mươi năm mới bình được di địch. Nay trẫm làm chủ Trung Quốc, thiên hạ đều yên ổn, e rằng các nước phiên di chưa biết nên sai sứ đi báo cho các nước. Ngờ đâu sứ giả của quốc vương đã đến trước rồi, thành ý rất mực, trẫm quả là vui mừng. Nay ban cho một bản Đại Thống Lịch, kim ỷ, vải sa năm mươi tấm để vương biết đạo mà phụng mệnh trời, dân chúng Chiêm Thành an cư lạc nghiệp, vương cũng mãi mãi bảo tồn được lộc vị, phúc đến cháu con. Mong thượng đế chứng giám cho, vương chớ bê trễ.

Từ đó người Chăm hàng năm mang cống phẩm sang Trung Quốc, được vua nhà Minh cho người sang tế sơn xuyên và giám khảo các kỳ thi.

Cũng vào thời đó, biển Đông có rất nhiều hải khấu, Chế Bồng Nga đem binh thuyền ra đánh chìm và cướp về hai mươi thuyền chở 31 tấn gỗ quí, liền cho người đưa sang tiến cống nhà Minh khiến vua Minh rất hài lòng, ban thưởng hậu hĩ.[16][17]

Gia quyến

  • Hậu duệ:
  1. Chế Ma Nô Đàn Na, sang đầu hàng Đại Việt năm 1390 khi bị La Ngai giành ngôi.[14]
  2. Chế Sơn Na, sang đầu hàng Đại Việt năm 1390 cùng anh trai.[14]
  3. Con gái không rõ tên, được gả năm 1377 cho Ngự Câu Vương Trần Húc

Nhận định

Về Chế Bồng Nga, nhiều ý kiến thừa nhận là một ông vua anh hùng ít có của Chiêm Thành. Nhưng theo Trần Xuân Sinh, vua Chiêm cũng chỉ có tài của tướng cướp dữ tợn. Chế Bồng Nga dùng binh đi chinh chiến liên miên nhiều năm khiến nhân lực Chiêm Thành bị tổn thất nặng. Không đòi lại đất đai bị mất để kiến thiết lại, bốn lần tiến vào Thăng Long, vua Chiêm chỉ cướp phá, vơ vét và vội vã rút về, không lần nào ở lâu. Chế Bồng Nga không phải ông vua anh hùng chấn hưng, mở mang đất nước.[18]

Nhà nước Chiêm Thành Hậu Chế Bồng Nga

Chế Bồng Nga chết, các vùng đất dưới ảnh hưởng Chiêm Thành đều được Lê Quý Ly (tức Hồ Quý Ly sau này) thu hồi. Lê Quý Ly đã tấn công vào vùng đất Cổ Lũy (Quảng Ngãi) ngày nay. Theo Biên Niên Sử Hoàng Gia Chăm (1835), Thủ đô Bal Angwei (Quảng Ngãi?) đã thất thủ vào năm 1397 và dân tị nạn đổ vào Bal Panrang (Phan Rang?). Sau trận chiến năm 1400 một bộ phận nhà nước Chiêm Thành được khôi phục (vương triều Đồ Bàn/Chà Bàn). Sau khi Lê Lợi đuổi quân Minh ra khỏi, vương triều Panrang cũng được khôi phục (1433). Sau khi Bal Sri Binay (Đồ Bàn/Chà Bàn) thất thủ, vương triều Panrang đã thừa kế vương quốc Chiêm Thành cho đến năm 1832.

Xem thêm

Tham khảo

Ghi chú
  1. ^ Bunga trong tiếng Mã Lai có nghĩa là 'hoa' và "Chế" là phiên âm tiếng Việt của Cei, một từ có nghĩa là "chú, bác" trong tiếng Chăm và thường được sử dụng để chỉ các vị tướng.
  2. ^ Khoảng xã Quần Liêu, Nghĩa Hưng, Nam Định hiện nay
Chú thích
  1. ^ Đại Việt Sử ký Toàn thư, quyển VIII, bản điện tử, tr 282
  2. ^ Coedès, tr. 237-238
  3. ^ Whitmore, tr. 188
  4. ^ Việt Nam sử lược, bản điện tử, tr. 71
  5. ^ Georges Maspero, tr. 93
  6. ^ 喬治·馬司培羅《占婆史》第九章,臺灣商務印書館中譯本,95-99頁。
  7. ^ a b Đại Việt Sử ký Toàn thư, quyển VIII, bản điện tử, 270
  8. ^ Maspero, tr. 92-94
  9. ^ Đại Việt Sử ký Toàn thư, quyển VIII, bản điện tử, tr. 272
  10. ^ Maspero, tr. 94
  11. ^ Đại Việt Sử ký Toàn thư, quyển VIII, bản điện tử, tr. 274
  12. ^ Maspero, tr. 107-109
  13. ^ Tran Ky Phuong, Bruce Lockhart, tr. 196
  14. ^ a b c Đại Việt Sử ký Toàn thư, quyển VIII, bản điện tử, tr. 283
  15. ^ Nghiêm Tòng Giản, tr. 247
  16. ^ 《明實錄‧太祖實錄》洪武六年八月戊戌條,茲據《明實錄類纂·涉外史料卷》,武漢出版社版,558頁。
  17. ^ 喬治·馬司培羅《占婆史》第九章,臺灣商務印書館中譯本,96頁。
  18. ^ Trần Xuân Sinh, sách đã dẫn, tr 385
Tài liệu tham khảo
  • Đại Việt Sử ký Toàn thư, quyển VIII, bản điện tử
  • Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục
  • Trần Xuân Sinh (2006), Thuyết Trần, NXB Hải Phòng
  • Coedès, George (1968). Walter F. Vella (biên tập). The Indianized States of Southeast Asia. trans.Susan Brown Cowing. University of Hawaii Press. ISBN 978-0-8248-0368-1.
  • Maspero, Georges, 2002, The Champa Kingdom, Bangkok: White Lotus Co., Ltd., ISBN 9747534991
  • John K. Whitmore: The Last Great King of Classical Southeast Asia in The Cham of Vietnam: History, society and art, NXB NUS

Liên kết ngoài