Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Không gian vectơ”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n AlphamaEditor, General Fixes
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
n →‎Liên kết ngoài: clean up, replaced: {{commonscat → {{thể loại Commons using AWB
Dòng 42: Dòng 42:
{{tham khảo}}
{{tham khảo}}
==Liên kết ngoài==
==Liên kết ngoài==
{{commonscat|Vector spaces}}
{{thể loại Commons|Vector spaces}}
*[http://www.ctu.edu.vn/coursewares/supham/hinhhoc_aphin/chuong1a.htm Không gian vectơ trong] [[hình học Aphin]]
*[http://www.ctu.edu.vn/coursewares/supham/hinhhoc_aphin/chuong1a.htm Không gian vectơ trong] [[hình học Aphin]]
*[http://www.ctu.edu.vn/coursewares/supham/hhgiaitich_b/chuong1.htm Đại số vertơ trong] [[hình học giải tích]]
*[http://www.ctu.edu.vn/coursewares/supham/hhgiaitich_b/chuong1.htm Đại số vertơ trong] [[hình học giải tích]]

Phiên bản lúc 18:24, ngày 12 tháng 8 năm 2015

Không gian vectơ là một tập các đối tượng có định hướng (được gọi là các vectơ) có thể co giãn và cộng.

Trong toán học, không gian vectơ là một tập hợp mà trên đó hai phép toán, phép cộng vectơphép nhân vectơ với một số, được định nghĩa và thỏa mãn các tiên đề được liệt kê dưới đây.

Các không gian vectơ quen thuộc là không gian Euclid hai chiều và ba chiều. Các vectơ trong các không gian này là các cặp số thực hay các bộ 3 số thực, có trật tự, và thường được biểu diễn như là một vectơ hình học với độ lớnphương hướng.

Định nghĩa

Giả sử F là một trường (có thể là trường số thực hay trường số phức). Các phần tử của F được gọi là số vô hướng. Một không gian vectơ V định nghĩa trên trường F là một tập hợp V không rỗng mà trên đó hai phép cộng vectơ và phép nhân với số vô hướng được định nghĩa sao cho các tính chất cơ bản sau đây được thỏa mãn:

  1. Phép cộng vectơ có tính kết hợp:

    Với mọi u, v, w V, ta có u + (v + w) = (u + v) + w.

  2. Phép cộng vectơ có tính giao hoán:

    Với mọi v, w V, ta có v + w = w + v.

  3. Phép cộng vectơ có phần tử trung hòa:

    Có một phần tử 0 V, gọi là vectơ không, sao cho v + 0 = v với mọi v V.

  4. Phép cộng vectơ có phần tử đối:

    Với mọi v ∈ V, có một phần tử w V, gọi là phần ngược của v, sao cho v + w = 0.

  5. Phép nhân vô hướng phân phối với phép cộng vectơ:

    Với mọi a Fv, w V, ta có a (v + w) = a v + a w.

  6. Phép nhân vô hướng phân phối với phép cộng vô hướng:

    Với mọi a, b Fv V, ta có (a + b) v = a v + b v.

  7. Phép nhân vô hướng tương thích với phép nhân trong trường các số vô hướng:

    Với mọi a, b Fv V, ta có a (b v) = (ab) v.

  8. Phần tử đơn vị của trường F có tính chất của phần tử đơn vị với phép nhân vô hướng:

    Với mọi v V, ta có 1 v = v, 1 kí hiệu đơn vị của phép nhân trong F.

Một cách chính xác, những tiên đề trên là cho một module, do vậy không gian vectơ có thể được mô tả ngắn gọn là một "module trên một trường". Một không gian vectơ chỉ là một trường hợp đặc biệt của một module.

Để ý rằng trong định đề thứ 7, nói rằng a (b v) = (ab) v, là không phải khẳng định về tính kết hợp của một toán tử, bởi vì có hai toán tử đang nói đến, nhân vô hướng: b v; và nhân trên trường số: ab.

Có người cho thêm hai tính chất đóng trong định nghĩa của không gian vectơ:

  1. V đóng dưới phép cộng vectơ:

    Nếu u, v V, thì u + v V.

  2. V đóng dưới phép nhân vô hướng:

    Nếu a F, v V, thì a v V.

Tuy nhiên, nếu hiểu phép toán là ánh xạ trên miền V thì không cần thêm các tiên đề tính chất đóng trong định nghĩa không gian vectơ.

Ví dụ

  • Không gian
  • Không gian của các ma trận số thực kích thước (m,n)
  • Không gian gồm tất cả các hàm

Những thí dụ này cho thấy một "không gian vectơ" không nhất thiết gồm các "vectơ" như vẫn hiểu theo nghĩa phổ thông.

Xem thêm

Tham khảo

Liên kết ngoài

Các chủ đề chính trong toán học
Nền tảng toán học | Đại số | Giải tích | Hình học | Lý thuyết số | Toán học rời rạc | Toán học ứng dụng |
Toán học giải trí | Toán học tô pô | Xác suất thống kê