Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thoth”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
n →‎Liên kết ngoài: clean up, replaced: {{commons category → {{thể loại Commons using AWB
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
n →‎Tham khảo: clean up, replaced: {{Commonscat → {{thể loại Commons using AWB
Dòng 22: Dòng 22:
== Tham khảo ==
== Tham khảo ==
{{tham khảo}}
{{tham khảo}}
{{Commonscat|Thoth}}
{{thể loại Commons|Thoth}}


== Liên kết ngoài ==
== Liên kết ngoài ==

Phiên bản lúc 12:44, ngày 14 tháng 8 năm 2015

Thoth
Thần của kiến thức, chữ viết và sự thông thái
Thần Thoth dưới hình dạng một người có đầu một con cò
Thờ phụng chủ yếuHermopolis
Biểu tượngđĩa mặt trăng, cuộn giấy papyrus
Cha mẹtự sinh; alternatively Ra or Horus and Hathor,
Phối ngẫuSeshat, Ma'at, Bastet or Hathor

Thoth, trong tín ngưỡng Ai Cập cổ đại, là vị thần Mặt Trăng, cai quản về văn bản và kiến thức và là "Vị thần của Thánh thư". Đôi khi người ta nói ông là con trai trưởng của thần mặt trời Ra dù rằng theo một truyền thuyết thì ông được phóng ra từ trên đầu của ác thần Seth. Thoth thường được xem là đại quan của Osiris, vị thần của thảo mộc và người chết, hoặc là thư ký cao cấp của thần này. Vì có kiến thức thần bí nên Thoth đã từng phụ giúp đắc lực trong việc mai táng Osiris. Ông còn giúp trông nom Horus trong khi Isis nuôi nấng thần này. Về sau Thoth đã kế vị Horus lên ngôi ở vùng Ả Rập và trị vì đất nước này trong sự thái bình trên 3000 năm. Sau đó ông giữ địa vị thần Mặt Trăng trên trời.[1]

Theo một chuyện kể thì ông theo lệnh thần Ra soi sáng bầu trời ban đêm. Tại đây, ông bị các quái vật gặm nhấm dần dần nhưng chúng lại phải từ từ nhả ra từng miếng nhỏ. Thần Thoth thường được mô tả dưới dạng một con cò lớn hoặc một con khỉ đột. Người ta nói là ông viết sách pháp thuật, có tên là Sách của thần Thoth đang được chôn trong một ngôi một gần Memphis. Các câu thần chú trong sách được nói là có thể giúp cho người sử dụng có được quyền năng đối với linh hồn. Thoth cũng là thần ghi lại phán quyết của tòa án xét xử người chết dưới địa ngục.

Tham khảo

  1. ^ Thutmose III: A New Biography By Eric H Cline, David O'Connor University of Michigan Press (ngày 5 tháng 1 năm 2006)p. 127

Liên kết ngoài

  • Stadler, Martin (2012). “Thoth”. Trong Dieleman, Jacco; Wendrich, Willeke (biên tập). UCLA Encyclopedia of Egyptology. Department of Near Eastern Languages and Cultures, UC Los Angeles.