Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Trưởng Tôn Đạo Sanh”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
AlphamaEditor
Dhgtvt171 (thảo luận | đóng góp)
Dòng 23: Dòng 23:


==Tính cách==
==Tính cách==
Đạo Sanh liêm khiết, kiệm ước; thân làm tam công, mà ăn mặc không xa hoa, bày vẽ; dùng một tấm da gấu làm yên ngựa, mấy chục năm không đổi, người đời sánh ông với Yến Anh. Nhà cửa nhỏ hẹp, sau khi Đạo Sanh ra ngoài trấn, con em phá cũ xây mới, dựng thêm gian, sảnh; ông trở về, than rằng: “Xưa [[Hoắc Khứ Bệnh]] cho rằng [[Hung Nô]] chưa diệt, không lo việc nhà. Nay giặc mạnh còn lởn vởn Mạc Bắc, tôi há có thể ngồi hưởng xa xỉ à!” rồi trách mắng con em, lệnh cho phá bỏ nhà mới <ref name="A"/>.
Đạo Sanh liêm khiết, kiệm ước; thân làm tam công, mà ăn mặc không xa hoa, bày vẽ; dùng một tấm da gấu làm yên ngựa, mấy chục năm không đổi, người đời sánh ông với [[Yến Anh]]. Nhà cửa nhỏ hẹp, sau khi Đạo Sanh ra ngoài trấn, con em phá cũ xây mới, dựng thêm gian, sảnh; ông trở về, than rằng: “Xưa [[Hoắc Khứ Bệnh]] cho rằng [[Hung Nô]] chưa diệt, không lo việc nhà. Nay giặc mạnh còn lởn vởn Mạc Bắc, tôi há có thể ngồi hưởng xa xỉ à!” rồi trách mắng con em, lệnh cho phá bỏ nhà mới <ref name="A"/>.


Thời Thái Vũ đế, Đạo Sanh tại nhiệm sở có thành tích tốt, trong những việc lớn nhiều lần bàn luận hợp ý hoàng đế; làm tướng có quyền mưu, giỏi phủ dụ tướng sĩ. Thái Vũ đế mệnh cho Ca công đi quanh quần thần mà hát rằng: “Trí như [[Thôi Hạo]], liêm như Đạo Sanh.” Nhưng Đạo Sanh về già lại bị vợ là Mạnh thị mê hoặc, người đời đem lời ca ấy giễu cợt ông <ref name="A"/>.
Thời Thái Vũ đế, Đạo Sanh tại nhiệm sở có thành tích tốt, trong những việc lớn nhiều lần bàn luận hợp ý hoàng đế; làm tướng có quyền mưu, giỏi phủ dụ tướng sĩ. Thái Vũ đế mệnh cho Ca công đi quanh quần thần mà hát rằng: “Trí như [[Thôi Hạo]], liêm như Đạo Sanh.” Nhưng Đạo Sanh về già lại bị vợ là Mạnh thị mê hoặc, người đời đem lời ca ấy giễu cợt ông <ref name="A"/>.

Phiên bản lúc 15:00, ngày 31 tháng 8 năm 2015

Bạt Bạt Đạo Sanh (chữ Hán: 拔拔道生) hay Trưởng Tôn Đạo Sanh (chữ Hán: 长孙道生, 370 – 451), tướng lãnh nhà Bắc Ngụy. Ông có họ hàng gần với hoàng thất Bắc Ngụy, hộ tịch ở quận Đại [1], hoạt động từ cuối thời Thập Lục Quốc đến đầu thời Nam Bắc Triều, phụng sự 3 đời hoàng đế Bắc Ngụy: Đạo Vũ đế, Minh Nguyên đếThái Vũ đế.

Cuộc đời và sự nghiệp

Họ (thị) gốc của Đạo Sanh là Bạt Bạt, sau khi Hiếu Văn đế tiến hành Hán hóa, đổi là Trưởng Tôn [2]; ông là cháu họ (tòng tử) của Bạt Bạt Tung [3].

Đạo Sanh tính trung hậu liêm cẩn, Bắc Ngụy Đạo Vũ đế yêu sự thận trọng của ông, khiến ông nắm cơ mật, cùng bọn Hạ Bì 4 người làm nội thị bên cạnh, ra vào giữ chiếu mệnh. Minh Nguyên đế lên ngôi, Đạo Sanh được trừ chức Nam thống tướng quân, Ký Châu thứ sử. Sau đó Đạo Sanh chọn mỹ nữ đem hiến, Minh Nguyên đế trách mắng, cho rằng ông là bề tôi cũ nên không bãi truất [3].

Năm Thái Thường thứ 3 (418), Minh Nguyên đế đông tuần, đến Nhu Nguyên với Cam Tùng; Đạo Sanh đang ở chức Chinh đông tướng quân, nhận lệnh cùng Cấp sự hoàng môn thị lang Đạt Hề Quan soái 2 vạn tinh kỵ tập kích Bắc Yên. Đạo Sanh đến Long Thành, dời hơn vạn gia đình đem về [4].

Thái Vũ đế lên ngôi, Đạo Sanh được tiến tước Nhữ Âm công, thăng Đình úy khanh. Đạo Sanh tòng chinh Nhu Nhiên, cùng bọn Úy Trì Quyến chia đường ra Bạch, Hắc 2 Mạc [5], đại thắng trở về [3].

Năm Thủy Quang thứ 4 (427), Thái Vũ đế tiến đánh nước Hạ, lấy Đạo Sanh cùng Tư đồ Bạt Bạt Hàn, tông chánh Nga Thanh soái 3 vạn kỵ binh làm tiền phong [3]. Quân Ngụy bắt được Hạ đế Hách Liên Xương, em Xương là Định chạy về Bình Lương, Lưu Tống Văn đế khiến tướng là bọn Đáo Ngạn Chi, Vương Trọng Đức đánh Hà Nam để cứu Hạ. Có chiếu lấy Đạo Sanh với Đan Dương vương Thác Bạt Thái Chi đồn trú Hà Thượng chống lại [6]. Đạo Sanh đối địch với tướng TốngĐàn Đạo Tế, chẹn giữ trước sau của ông ta, đuổi đến Lịch Thành mới trở về. Được trừ chức tư không, gia Thị trung [3].

Năm Duyên Hòa thứ 3 (434), Đạo Sanh cùng Phủ quân đại tướng quân, Vĩnh Xương vương Thác Bạt Kiện, thị trung Thổ Hề Bật soái quân đánh Hòa Long của Bắc Yên, gặt hết lúa má, bắt dân đem về.[7] Năm Thái Duyên đầu tiên (435), được tiến phong Thượng Đảng vương [3], bản quan như cũ [7].

Năm Thái Duyên thứ 3 (437), Đạo Sanh cùng Thác Bạt Kiện đánh dẹp dư đảng của Sơn Hồ Bạch Long ở Tây Hà, diệt được [7].

Năm Thái Duyên thứ 5 (439), Bắc Ngụy tiến đánh Bắc Lương, người Nhu Nhiên thừa cơ xâm phậm, tiến đến Thất Giới Sơn. Thái tử Thác Bạt Hoảng mệnh cho Đạo Sanh kháng cự Sắc Liên khả hãn Uất Cửu Lư Ngô Đề ở Thổ Đồi Sơn. Ngô Đề nghe tin quân Ngụy đánh bại hậu quân của Nhu Nhiên ở phía bắc Âm Sơn nên bỏ chạy, Đạo Sanh đuổi theo, đến Mạc Nam thì về.[7].

Năm Thái Bình Chân Quân thứ 5 (444), nhận lệnh trấn thủ Thống Vạn [8].

Năm Chính Bình đầu tiên (451), mất [8], hưởng thọ 82 tuổi. Được tặng Thái úy, thụy là Tĩnh [3].

Tính cách

Đạo Sanh liêm khiết, kiệm ước; thân làm tam công, mà ăn mặc không xa hoa, bày vẽ; dùng một tấm da gấu làm yên ngựa, mấy chục năm không đổi, người đời sánh ông với Yến Anh. Nhà cửa nhỏ hẹp, sau khi Đạo Sanh ra ngoài trấn, con em phá cũ xây mới, dựng thêm gian, sảnh; ông trở về, than rằng: “Xưa Hoắc Khứ Bệnh cho rằng Hung Nô chưa diệt, không lo việc nhà. Nay giặc mạnh còn lởn vởn Mạc Bắc, tôi há có thể ngồi hưởng xa xỉ à!” rồi trách mắng con em, lệnh cho phá bỏ nhà mới [3].

Thời Thái Vũ đế, Đạo Sanh tại nhiệm sở có thành tích tốt, trong những việc lớn nhiều lần bàn luận hợp ý hoàng đế; làm tướng có quyền mưu, giỏi phủ dụ tướng sĩ. Thái Vũ đế mệnh cho Ca công đi quanh quần thần mà hát rằng: “Trí như Thôi Hạo, liêm như Đạo Sanh.” Nhưng Đạo Sanh về già lại bị vợ là Mạnh thị mê hoặc, người đời đem lời ca ấy giễu cợt ông [3].

Đạo Sanh cùng chú họ Bạt Bạt Tung đều làm đến tam công, đương thời khen là vinh hiển [3].

Hậu nhân

Sử cũ chỉ nhắc đến duy nhất người con trưởng của Đạo Sanh là Kháng hay Phưởng [9], làm đến Thiếu khanh, mất sớm.

Con Kháng là Quan được kế tự, cố sự chép phụ vào truyện của Đạo Sanh.
Con Quan là Trĩ, có công dẹp loạn Lục trấn, sử cũ có truyện. Trĩ là ông cụ của Trưởng Tôn Thạnh – danh tướng nhà Tùy, cha vợ của Đường Thái Tông.

Tham khảo

  • NT3: Ngụy thư quyển 3, đế kỷ 3 – Thái Tông Minh Nguyên đế kỷ
  • NT4T: Ngụy thư quyển 4 thượng, đế kỷ 4 thượng – Thế Tổ Thái Vũ đế kỷ
  • NT4H: Ngụy thư quyển 4 hạ, đế kỷ 4 hạ – Thế Tổ Thái Vũ đế kỷ
  • NT25: Ngụy thư quyển 25, liệt truyện 13 – Trưởng Tôn Đạo Sanh truyện/Bắc sử quyển 22, liệt truyện 10 – Trưởng Tôn Đạo Sanh truyện
  • NT103: Ngụy thư quyển 103, liệt truyện 91 – Nhuyễn Nhuyễn truyện
  • TTTG: Tư trị thông giám quyển 121 – Tống kỷ 3

Chú thích

  1. ^ Quận trị nay là huyện Đại, Sơn Tây
  2. ^ Ngụy thư quyển 113, chí 9 – Quan thị chí
  3. ^ a b c d e f g h i j NT25, tlđd
  4. ^ NT3, tlđd
  5. ^ Nham Mạc hay Thạch Mạc, dịch âm là Cáp Mã Đạt (chữ Anh: Hamada, chữ Ả Rập: حمادة /Hammāda) là một loại hình hoang mạc, đất đai khô cằn, nham thạch nhiều hơn cát. Ở đây nói chung về sa mạc, phân biệt màu sắc (trắng/đen) là do thổ nhưỡng. Cố Tổ Vũ (nhà Thanh) – Nhị thập nhất sử phương dư kỷ yếu quyển 44 dẫn Sơn Tây lục ký chép: “Thạch mạc tại Tái bắc. Từ Âm Sơn về phía bắc, đều là giai đại mạc. Trong khoảng ấy có bạch mạc, hắc mạc phân chia thạch mạc. Bạch, hắc 2 mạc, lấy màu sắc làm tên, thạch mạc lấy đất cùng đá mà có tên.
  6. ^ NT25, tlđd chép là “Thái Chi”, TTTG, tlđd chép là “Đại Bì”
  7. ^ a b c d NT4T, tlđd
  8. ^ a b NT4H, tlđd
  9. ^ Ngụy thư, tlđd chép là Kháng; Bắc sử, tlđd chép là Phưởng