Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đài Truyền hình Việt Nam”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 2: Dòng 2:
{{Tóm tắt về công ty
{{Tóm tắt về công ty
| tên = Đài Truyền hình Việt Nam
| tên = Đài Truyền hình Việt Nam
| biểu trưng = [[Tập tin:LogoVTV.jpg]]
| biểu trưng = [[Tập tin:VTV.jpeg]]
| loại = Trực thuộc Trung ương
| loại = Trực thuộc Trung ương
| thành lập = Ngày [[7 tháng 9]], năm [[1970]]
| thành lập = Ngày [[7 tháng 9]], năm [[1970]]

Phiên bản lúc 06:03, ngày 26 tháng 7 năm 2009

Đài Truyền hình Việt Nam
Loại hình
Trực thuộc Trung ương
Ngành nghềTruyền hình
Thành lậpNgày 7 tháng 9, năm 1970
Trụ sở chính43 Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội
Thành viên chủ chốt
Vũ Văn Hiến
(tổng giám đốc)
Trần Đăng Tuấn
(phó tổng giám đốc)
WebsiteVTV.com.vn

Đài Truyền hình Việt Nam hay Đài truyền hình Trung ương Việt Nam là đài truyền hình quốc gia của Việt Nam, phát sóng trong cả nước và có kênh phát qua vệ tinh đi quốc tế, chủ yếu làm công tác tuyên truyền đối ngoại của Chính phủ Việt Nam và phục vụ người Việt Nam ở nước ngoài.

Tên viết tắt của Đài là VTV, lấy từ tiếng Anh Vietnam Television, và tên này biểu hiện trong logo 3 màu cơ bản của đài.

Lịch sử hình thành

Ngay từ trước khi chiến tranh Việt Nam kết thúc năm 1975, một ban biên tập của Đài Tiếng nói Việt Nam được tách ra và thành lập đài truyền hình ngày 7 tháng 9 năm 1970. Năm 1987 đài lấy tên chính thức là Đài Truyền hình Việt Nam. Lịch sử hình thành và phát triển của Đài trải qua các mốc quan trọng:

Từ 2006 – nay: VTV đã tăng thêm 2 kênh quảng bá VTV9 (phát sóng tại TPHCM và các tỉnh miền Đông Nam Bộ) và VTV6 (đang phát sóng thử nghiệm trên truyền hình Cáp VCTV, đã phát một số chương trình đặc sắc trên các kênh quảng bá và dự kiến sẽ sớm lên sóng quảng bá trong năm 2009), hàng chục kênh trả tiền và vẫn đang tiếp tục thực hiện lộ trình tăng kênh và số hóa. Đài cũng đang rất cố gắng xúc tiến để phát sóng truyền hình số độ phân giải cao HDTV nhưng rất tiếc vẫn chậm chân hơn VTC.

Cơ cấu tổ chức

Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại thành phố Huế

Ngoài trụ sở chính tại số 43 đường Nguyễn Chí Thanh (cổng mới, hay cổng cũ bên đường Giảng Võ), Hà Nội, VTV còn có các chi nhánh ở các địa phương trong cả nước, với Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Đà Nẵng DVTV quản lý miền Trung và Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh cho khu vực miền Nam. Bên cạnh đó còn có các Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Huế HVTV, Phú Yên PVTVCần Thơ CVTV.

  1. Ban Thư ký biên tập.
  2. Ban Tổ chức cán bộ.
  3. Ban Kế hoạch - Tài chính.
  4. Ban Hợp tác quốc tế.
  5. Ban Kiểm tra.
  6. Văn phòng.
  7. Ban Thời sự.
  8. Ban Khoa giáo.
  9. Ban Truyền hình tiếng dân tộc.
  10. Ban Truyền hình đối ngoại.
  11. Ban Văn nghệ.
  12. Ban Thể thao - Giải trí và Thông tin kinh tế.
  13. Ban Biên tập truyền hình cáp.
  14. Ban Thanh thiếu niên.
  15. Trung tâm Phim tài liệu và Phóng sự.
  16. Trung tâm Sản xuất phim truyền hình.
  17. Trung tâm Tư liệu.
  18. Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh.
  19. Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại thành phố Huế.
  20. Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại thành phố Đà Nẵng.
  21. Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại tỉnh Phú Yên.
  22. Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại thành phố Cần Thơ.
  23. Trung tâm Kỹ thuật sản xuất chương trình.
  24. Trung tâm Kỹ thuật truyền dẫn phát sóng.
  25. Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật truyền hình.
  26. Trung tâm Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ truyền hình.
  27. Trung tâm Quảng cáo và Dịch vụ truyền hình.
  28. Trung tâm Tin học và Đo lường.
  29. Tạp chí truyền hình.
  30. Các cơ quan thường trú Đài Truyền hình Việt Nam tại nước ngoài do Tổng giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam quyết định thành lập sau khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép.


Ngoài ra, Đài còn có các Trung tâm chức năng khác:

  • Trung tâm quảng cáo và dịch vụ truyền hình TVAd: thực hiện quảng cáo.
  • Trung tâm truyền hình cáp Việt Nam VCTV: cung cấp dịch vụ truyền hình cáp.
  • Trung tâm sản xuất phim truyền hình Việt Nam VFC: sản xuất phim truyền hình.

Đây là nguồn doanh thu lớn của đài bên cạnh nguồn kinh phí do Chính phủ cấp.

  • Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ truyền hình: thực hiện chức năng đào tạo nhân viên lên làm lãnh đạo của Đài Truyền hình Việt Nam
  • Trung tâm truyền dẫn phát sóng: Phát sóng các trương trình của VTV . Địa chỉ 3/84 Ngọc Khánh Ba Đình Hà Nội.
  • Trung tâm kỷ thuật sản xuất trương trình.
  • Trung tâm mỹ thuật.
  • Trung tâm khai thác phim truyền hình.

Các đơn vị do Đài Truyền hình Việt Nam thành lập[1]

  1. Ban Quản lý các dự án
  2. Ban Quản lý dự án Trung tâm Truyền hình Việt Nam
  3. Ban Quản lý dự án mạng phát hình quốc gia
  4. Trung tâm Kỹ thuật truyền hình Cáp
  5. Trung tâm Dịch vụ công nghệ truyền hình
  6. Trung tâm Mỹ thuật
  7. Trung tâm Khai thác phim truyền hình
  8. Trường Cao đẳng truyền hình

Các chương trình

Kênh thông tin tổng hợp với nội dung thông tin về mọi mặt của đời sống như chính trị, kinh tế, văn hóaxã hội
Ngày phát sóng chính thức: 7 tháng 9 năm 1970
Thời lượng: 18,5 giờ/ngày
Chương trình khoa họcgiáo dục, nhằm vào đối tượng sinh viên, học sinh và cải thiện giáo dục cộng đồng. Nội dung chương trình tập trung vào các chủ đề khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và thông tin phát minh công nghệ. VTV2 đang có kế hoạch phát triển các chương trình giáo dục từ xa cho các cấp đại học và các ngành nghề cụ thể.
Ngày phát sóng chính thức: 1 tháng 1 năm 1990
Thời lượng: 18 giờ/ngày
Kênh thể thao, giải trí và thông tin kinh tế. Đây là kênh truyền hình rất được ưa chuộng tại Việt Nam với các thể loại chương trình phong phú, chất lượng cao nhằm phục vụ nhu cầu giải trí của khán giả thuộc mọi lứa tuổi từ các giải bóng đá quốc tế cho những người hâm mộ bóng đá tới các cuộc thi kiến thức cho tầng lớp sinh viên và những người lớn tuổi hay các cuộc thi về kỹ năng công việc gia đình cho các bà nội trợ... Kênh chương trình này đóng góp một phần lớn vào việc tăng doanh thu quảng cáo cho VTV.
Ngày phát sóng chính thức: 31 tháng 3 năm 1996
Thời lượng: 24 giờ/ngày
Chương trình đặc biệt cho người Việt Nam tại nước ngoài: Nội dung kênh này bao gồm tin tức, sự kiện trong nước, các chương trình thiếu nhi, Việt nam - Đất nước, Con người, các chương trình du lịch, văn hóa. Kênh được phát sóng bằng tiếng Việttiếng Anh hoặc với phụ đề tiếng Anh.
Ngày phát sóng chính thức: 27 tháng 4 năm 2000
Thời lượng: 24 giờ/ngày
Chương trình đặc biệt cho các dân tộc thiểu số bằng tiếng của họ. Trên lãnh thổ Việt Nam có hơn 50 nhóm dân tộc thiểu số sinh sống, chủ yếu trên các vùng đồi núi xa xôi. Kênh chương trình này được đánh giá là cách hiệu quả nhất để kết nối với những người dân này và đem đến cho họ các thông tin về chính sách của chính phủ, các sự kiện đang diễn ra trên đất nước Việt Nam. Bằng cách này, khoảng cách phát triển giữa các vùng miền trong đất nước đã được giảm bớt.
Ngày phát sóng chính thức: 10 tháng 2 năm 2002
Thời lượng: 24 giờ/ngày
Kênh truyền hình dàng cho thanh, thiếu niên. Kênh truyền hình dành cho tuổi trẻ với các MC đều là những sinh viên làm VTV6 trở nên gần gũi với giới trẻ hiện nay.
Ngày phát sóng thử nghiệm trên hệ thống DTH và Cable: 29 tháng 4 năm 2007 và dự kiến chính thức phát sóng rộng rãi trên sóng analog vào tháng 9 năm 2007.
Kênh truyền hình mới, đã chính thức phát sóng vào ngày 08 tháng 10 năm 2007. Chương trình được xây dựng chủ yếu để phục vụ khán giả Thành phố Hồ Chí Minh, Đông Nam Bộ và Bắc sông Hậu.

Ngoài ra, Đài Truyền hình Việt Nam còn có kế hoạch phát triển thêm hai kênh mới là: VTV7 (kênh thanh thiếu niên và dạy học trên truyền hình) và VTV8 (kênh tiếng Anh). VTV còn mua bản quyền của một số hãng hay kênh truyền hình quốc tế như Reuters, ESPN, Discovery, BBC, v.v... Các chương trình này được phát trên hai kênh thu tiền của VTV là truyền hình kỹ thuật số DTH và truyền hình cáp VCTV.

Thời lượng phát sóng nhiều kênh/ngày

  • 1970: 02 giờ/ngày, 3 ngày/tuần
  • 1976: 02 giờ/ngày, hàng ngày
  • 1985: 04 giờ/ngày
  • 1990: 08 giờ/ngày
  • 1993: 10 giờ/ngày
  • 1995: 18 giờ/ngày
  • 1997: 21 giờ/ngày
  • 1998: 40 giờ/ngày
  • 2002: 62 giờ/ngày
  • 2004: 70.2 giờ/ngày
  • 2005: 102.5 giờ/ngày

Xem thêm

  1. ^ Cơ cấu tổ chức

Liên kết ngoài