Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tống Nhân Tông”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Meotrangden (thảo luận | đóng góp)
Dòng 121: Dòng 121:
{{vua nhà Tống}}
{{vua nhà Tống}}
}}
}}
{{Các chủ đề|Lịch sử|Trung Quốc}}
{{sơ khai}}
{{sơ khai lịch sử}}


{{DEFAULTSORT:Nhân Tông}}
{{DEFAULTSORT:Nhân Tông}}

Phiên bản lúc 02:52, ngày 5 tháng 8 năm 2009

Tống Nhân Tông
Hoàng đế Trung Hoa
Tranh vẽ Tống Nhân Tông.
Hoàng đế nhà Tống
Trị vì24/3/102230/4/1063
Tiền nhiệmTống Chân Tông
Kế nhiệmTống Anh Tông
Thông tin chung
Sinh30 tháng 5 năm 1010
Mất30 tháng 4 năm 1063
Trung Quốc
An tángVĩnh Chiêu Lăng
Thê thiếpQuách hoàng hậu
6 người khác (xem văn bản)
Hậu duệ
Tên húy
Triệu Thụ Ích (趙受益)
Triệu Trinh (趙禎)[2]
Niên hiệu
Thiên Thánh: 1023 -11/1032
Minh Đạo: 12/1032-1033
Cảnh Hữu: 1034-11/1038
Bảo Nguyên:11/1038-2/1040
Khang Định:2/1040-11/1041
Khánh Lịch:11/1041-1048
Hoàng Hữu: 1049-3/1054
Chí Hòa:3/1054-9/1056
Gia Hữu: 9/1056-1063.
Thụy hiệu
Thể Thiên Pháp Đạo Cực Công
Toàn Đức Thần Văn Thánh Vũ
Duệ Triết Minh Hiếu Hoàng Đế
體天法道極功全德神文聖武睿哲
明孝皇帝[3]
Miếu hiệu
Nhân Tông (仁宗)
Triều đạiNhà Tống
Thân phụChân Tông Triệu Hằng
Thân mẫuMẹ đẻ: Cung nhân Lý thị[4]
Mẹ dưỡng: Chương Hiến Minh Túc hoàng hậu Lưu Nga và Thục phi Dương thị[5]
Tôn giáoPhật giáo

Tống Nhân Tông (chữ Hán: 宋仁宗), là hoàng đế thứ 4 của nhà Tống. Ông trị vì từ năm 1022 đến năm 1063. Ông là con trai thứ sáu của Tống Chân Tông, lên ngôi sau khi vua cha qua đời năm 1022.

Tiểu sử

Ông sinh năm Đại Trung Tường Phù thứ 3 (1010), tên ban đầu là Triệu Thụ Ích (趙受益), đến năm 1018 đổi thành Triệu Trinh (趙禎) khi được tấn phong làm thái tử. Tên gọi này cũng là tên kị húy khi ông lên ngôi năm 1022. Năm 1063 ông băng tại hoàng cung Biện Lương, hưởng dương 54 tuổi, tại vị tổng cộng 41 năm.

Mặc dù thời gian trị vì kéo dài trên 40 năm, nhưng Nhân Tông không được biết đến nhiều. Thời gian trị vì của ông đánh dấu cao điểm trong ảnh hưởng và quyền lực của nhà Tống nhưng cũng là khởi đầu cho sự tan rã chậm của nó, kéo dài trong khoảng 150 năm sau đó[6]

Các nguyên nhân có thể đằng sau sự suy yếu của nhà Tống có lẽ là sự tham nhũng ngày càng bành trướng cũng như chính sách đối ngoại của triều đình này. Chính sách đối ngoại của nhà Tống trong thời gian này thiên về hòa bình nhiều hơn và điều này làm suy yếu sức mạnh quân sự của nó. Tây Hạ đã chiếm được ưu thế trước sự suy yếu của quân đội Tống và giành được một số thắng lợi trước quân Tống tại khu vực biên giới hai nước.

Khi Nhân Tông nắm quyền, mặc dù ông đã có những cố gắng, như thực hiện Khánh Lịch tân chính, nhằm củng cố quân đội và kinh tế nhưng vẫn phải chi những khoản cống nộp lớn (cho dù sử sách Trung Hoa viết khác đi, như là "ban thưởng") cho cả nhà Liêu cũng như Tây Hạ, với hy vọng điều này sẽ đảm bảo sự an toàn cho triều đại của mình.

Tuy nhiên, chính sách này phải trả một giá đắt. Để có tiền cho những khoản chi tiêu lớn thì thuế má đã tăng lên khủng khiếp và những người dân của nhà nước này phải sống trong cảnh nghèo đói kinh niên. Điều này cuối cùng dẫn tới những cuộc nổi dậy có tổ chức trên khắp đất nước và càng làm cho chính quyền nhà Tống suy yếu thêm.

Một số quan lại nổi tiếng

Gia đình

  • Cha, mẹ:
    • Cha: Hoàng đế Tống Chân Tông Triệu Hằng.
    • Mẹ đẻ: Cung nhân Lý thị (987-1032), con gái của Lý Nhân Đức. Năm 1032 truy phong Trang Ý hoàng hậu. Đến niên hiệu Khánh Lịch cải phong thành Chương Ý hoàng hậu.
    • Mẹ dưỡng: Chương Hiến Minh Túc hoàng hậu Lưu Nga (968-1033) và Thục phi Dương thị (984-1036), sau truy phong làm Chương Huệ hoàng hậu.
  • Vợ:
    • Quách hoàng hậu
    • Từ Thánh Quang Hiến hoàng hậu Tào thị
    • Ôn Thành hoàng hậu Trương thị
    • Chiêu Tiết quý phi Miêu thị
    • Chiêu Thục quý phi Chu thị
    • Đức phi Dương thị
    • Hiền phi Phùng thị
  • Con cái:
    • Dương vương Triệu Phưởng, chết non.
    • Ung vương Triệu Hân, chết non. Mẹ là Chiêu Tiết quý phi Miêu thị.
    • Kinh vương Triệu Hi, chết non.
    • Chu quốc Trần quốc đại trưởng công chúa, mẹ là Chiêu Tiết quý phi Miêu thị
    • Từ quốc công chúa, chết non
    • Đặng quốc công chúa, chết non
    • Trấn quốc công chúa, chết non
    • Sở quốc công chúa, chết non
    • Thương quốc công chúa, chết non
    • Lỗ quốc công chúa, chết non. Mẹ là Hiền phi Phùng thị.
    • Đường quốc công chúa, chết non.
    • Trần quốc công chúa, chết non.
    • Tần quốc Lỗ quốc Hiền Mục Minh Ý đại trưởng công chúa, mẹ là Chiêu Thục quý phi Chu thị.
    • Cổn quốc đại trưởng công chúa, mẹ là Hiền phi Phùng thị.
    • Yên quốc Thư quốc đại trưởng công chúa, mẹ là Chiêu Thục quý phi Chu thị.
    • Dự quốc công chúa, chết non.

Xem thêm

Tham khảo

  1. ^ Cả ba con trai đều chết sớm
  2. ^ Tên của ông được đổi thành Trinh năm 1018 khi ông được phong Thái tử. Tên này thành kỵ húy khi ông lên ngôi vua năm 1022.
  3. ^ Đây là thụy hiệu cuối cùng đặt năm 1083.
  4. ^ Sau truy phong làm Chương Ý hoàng hậu.
  5. ^ Sau truy phong làm Chương Huệ hoàng hậu.
  6. ^ Zhenoao Xu, W. Pankenier, Yaotiao Jiang, David W. Pankenier (2000). East-Asian Archaeoastronomy: Historical Records of Astronomical Observations of China, Japan and Korea. CRC Press. ISBN 905699302X.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)