Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nguyên tắc tập trung dân chủ”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Lumerita (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
Đường lối tập trung dân chủ kiểu Lenin
Dòng 9: Dòng 9:


[[Hồ Chí Minh]] thì viết rằng các cơ quan chính quyền phải thống nhất và tập trung. Từ Hội đồng nhân dân và Ủy ban kháng chiến hành chính xã đến [[Quốc hội]] và Chính phủ Trung ương, thiểu số phải phục tùng đa số, cấp dưới phải phục tùng cấp trên, địa phương phải phục tùng trung ương. Thế là vừa ''dân chủ'' vừa ''tập trung''.<ref>Bài viết về đề tài dân chủ của chủ tịch Hồ Chí Minh: http://123.30.49.74:8080/tiengviet/tulieuvankien/4lanhtu/details.asp?topic=3&subtopic=91&leader_topic=&id=BT150340616</ref>
[[Hồ Chí Minh]] thì viết rằng các cơ quan chính quyền phải thống nhất và tập trung. Từ Hội đồng nhân dân và Ủy ban kháng chiến hành chính xã đến [[Quốc hội]] và Chính phủ Trung ương, thiểu số phải phục tùng đa số, cấp dưới phải phục tùng cấp trên, địa phương phải phục tùng trung ương. Thế là vừa ''dân chủ'' vừa ''tập trung''.<ref>Bài viết về đề tài dân chủ của chủ tịch Hồ Chí Minh: http://123.30.49.74:8080/tiengviet/tulieuvankien/4lanhtu/details.asp?topic=3&subtopic=91&leader_topic=&id=BT150340616</ref>

== Đường lối tập trung dân chủ kiểu Lenin ==
Nguyên tắc „tập trung dân chủ “ được [[Lenin]] phát triển trong cuốn sách „[[Was tun?]]“ (Phải làm gì?) ([[1901]]/[[1902]]), mà dựa vào đảng [[SPD]] ở [[Đế chế Đức]]. Lenin đòi hỏi trong cuốn sách này:

# Một mặt tập trung hóa bộ máy đảng, có nghĩa là, cấp dưới phải tuân theo cấp trên (cấp trên có quyền ra lệnh cho cấp dưới),
# Mặt khác những người lãnh đạo phải chịu trách nhiệm trước cử tri, và cử tri phải có quyền hạ bệ giới lãnh đạo.
# Một kỷ luật đảng nghiêm túc, tại mọi cấp theo đó tiểu số phải tuân theo đa số.

Cấu trúc của đảng theo Lenin được viết chính sác hơn trong tác phẩm „[[Ein Schritt vorwärts, zwei Schritte zurück]]“ (Một bước tiến, hai bước lùi) (1904). Trong đó Lenin viết, cấu trúc đảng thì có một phần nào quan liêu, bởi vì nó được tổ chức từ trên xuống dưới.


==Chú thích==
==Chú thích==

Phiên bản lúc 11:24, ngày 17 tháng 9 năm 2015

Đường lối tập trung dân chủ là một trong những nguyên tắc cơ bản của các tổ chức cộng sản và được trình bày trong điều lệ chính thức của các Đảng Cộng sản. Lenin, người đầu tiên nhắc tới khái niệm "Tập trung dân chủ", giải thích rằng tập trung dân chủtự do trong thảo luận nhưng thống nhất trong hành động[1] Nguyên tắc tập trung dân chủ cũng là nguyên tắc mà Đảng Cộng sản Việt Nam luôn kêu gọi thực thi mặc dù có thể có cách định nghĩa khác.

Theo điều lệ chính thức của các đảng cộng sản, tất cả các cơ quan lãnh đạo và các bí thư các cấp được bầu bởi các đảng viên, trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua đại hội toàn thể đảng viên hay đại hội đại biểu đảng viên. Theo quy định chính thức, tổ chức được xây dựng từ dưới lên nghĩa là các đại biểu cấp dưới sẽ quyết định trong việc bầu chọn lãnh đạo cấp trên. Ý nghĩa dân chủ của nguyên tắc này là các cơ quan và chức vụ lãnh đạo được hình thành thông qua bầu cử, các nghị quyết của Đảng chỉ có thể thông qua bởi cơ quan được bầu. Ý nghĩa của tập trung là quyết định của tổ chức Đảng cấp trên là bắt buộc với các tổ chức Đảng cấp dưới và cuối cùng là bắt buộc mỗi đảng viên phải chấp hành. Mỗi vấn đề của Đảng sẽ được thảo luận cho đến khi ra quyết định. Sau khi có quyết định, vấn đề đó phải được thực hiện mà không có sự tranh cãi, chống đối [cần dẫn nguồn]; đảng viên dù có ý kiến khác khi phát biểu công khai vẫn phải nói theo nghị quyết chứ không được theo ý mình. Trong cuộc sống thực, ý nghĩa tập trung thể hiện rất mạnh mẽ.

Việc thực hiện nguyên tắc này được một số nhà nghiên cứu về chính trị cho rằng đã làm cho chủ nghĩa xã hội mà các đảng cộng sản theo đuổi biến thành chủ nghĩa toàn trị [cần dẫn nguồn]. Một số nhà nghiên cứu khác phủ nhận giả thuyết này. Karl Popper, nhà triết học người Áo cho rằng đây chính là nguyên nhân làm cho xã hội do các Đảng Cộng sản nắm quyền trở thành một "xã hội đóng" đối lập với "xã hội mở" (xã hội cho phép người dân bày tỏ sự bất đồng chính kiến) mà ông đề xướng.[2]. Tuy nhiên các học giả cánh tả lại cho rằng quy tắc Tập trung dân chủ là một phương pháp phù hợp để duy trì sự dân chủ nhưng vẫn đảm bảo sự thống nhất cao trong Đảng, tránh những tình trạng chia rẽ gây ảnh hưởng đến uy tín của Đảng. Có thể hiểu quy tắc Tập trung dân chủ là một mô hình thu nhỏ của hình thức bầu cử nghị viện khi người dân bầu ra quốc hội và quốc hội ra luật để khống chế hành vi của nhân dân, ở đây, Nhân dân là Đảng viên.

Hồ Chí Minh thì viết rằng các cơ quan chính quyền phải thống nhất và tập trung. Từ Hội đồng nhân dân và Ủy ban kháng chiến hành chính xã đến Quốc hội và Chính phủ Trung ương, thiểu số phải phục tùng đa số, cấp dưới phải phục tùng cấp trên, địa phương phải phục tùng trung ương. Thế là vừa dân chủ vừa tập trung.[3]

Đường lối tập trung dân chủ kiểu Lenin

Nguyên tắc „tập trung dân chủ “ được Lenin phát triển trong cuốn sách „Was tun?“ (Phải làm gì?) (1901/1902), mà dựa vào đảng SPDĐế chế Đức. Lenin đòi hỏi trong cuốn sách này:

  1. Một mặt tập trung hóa bộ máy đảng, có nghĩa là, cấp dưới phải tuân theo cấp trên (cấp trên có quyền ra lệnh cho cấp dưới),
  2. Mặt khác những người lãnh đạo phải chịu trách nhiệm trước cử tri, và cử tri phải có quyền hạ bệ giới lãnh đạo.
  3. Một kỷ luật đảng nghiêm túc, tại mọi cấp theo đó tiểu số phải tuân theo đa số.

Cấu trúc của đảng theo Lenin được viết chính sác hơn trong tác phẩm „Ein Schritt vorwärts, zwei Schritte zurück“ (Một bước tiến, hai bước lùi) (1904). Trong đó Lenin viết, cấu trúc đảng thì có một phần nào quan liêu, bởi vì nó được tổ chức từ trên xuống dưới.

Chú thích

  1. ^ Lenin, V. (1906). “Report on the Unity Congress of the R.S.D.L.P.” (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2008.
  2. ^ 1945: Die offene Gesellschaft und ihre Feinde ("Xã hội mở và những kẻ thù của nó") (2 cuốn) ISBN 3-16-148068-6ISBN 3-16-148069-4
  3. ^ Bài viết về đề tài dân chủ của chủ tịch Hồ Chí Minh: http://123.30.49.74:8080/tiengviet/tulieuvankien/4lanhtu/details.asp?topic=3&subtopic=91&leader_topic=&id=BT150340616