Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lao động trẻ em”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
n →‎Liên kết ngoài: clean up, replaced: {{Commons category → {{thể loại Commons using AWB
n AlphamaEditor, Excuted time: 00:00:22.8752873
Dòng 24: Dòng 24:
* [[Công ước về Quyền trẻ em]]
* [[Công ước về Quyền trẻ em]]


==Tham khảo==
{{tham khảo}}
==Liên kết ngoài==
==Liên kết ngoài==
{{thể loại Commons|Child labour}}
{{thể loại Commons|Child labour}}

Phiên bản lúc 09:38, ngày 27 tháng 9 năm 2015

Tỉ lệ lao động trẻ em theo dữ liệu của Ngân hàng Thế giới năm 2006
  Không có dữ liệu
  0,01 đến 10% trẻ em lao động
  10 đến 20% trẻ em lao động
  20 đến 30% trẻ em lao động
  30 đến 40% trẻ em lao động
  Nhiều hơn 40% trẻ em lao động
Một số hình thức của lao động trẻ em tại Trung Mỹ, 1999

Lao động trẻ em đề cập đến vấn đề sử dụng trẻ em trong bất kỳ công việc gì mà tước đi thời thơ ấu của trẻ, cản trở việc đi học thường xuyên, và gây tác hại về tinh thần, thể chất, xã hội hay đạo đức, nguy hiểm và độc hại. Nhiều tổ chức quốc tế coi lao động trẻ em là bóc lột. Pháp luật trên toàn thế giới cấm lao động trẻ em. Những luật này không coi tất cả các hình thức trẻ em làm việc là lao động trẻ em, trường hợp ngoại lệ bao gồm công việc của các nghệ sĩ trẻ, đào tạo có giám sát, một số loại công việc của trẻ em thuộc nhóm Amish, và các nhóm khác.

Lao động trẻ em đã có lịch sử ở nhiều mức độ khác nhau. Trước năm 1940, rất nhiều trẻ em độ tuổi 5-14 đã phải làm việc ở châu Âu, Hoa Kỳ và các thuộc địa khác nhau của các cường quốc châu Âu. Những trẻ em làm việc trong nông nghiệp, lắp ráp tại nhà, nhà máy, khai thác mỏ và trong các dịch vụ như trẻ em bán báo. Một số trẻ phải làm đêm, lâu đến 12 tiếng/ ngày. Nhờ thu nhập của hộ gia đình ngày càng tăng, trường học thuận tiện và thông qua luật lao động trẻ em, tỷ lệ lao động trẻ em đã giảm đáng kể.

Ở các nước đang phát triển, tỉ đói nghèo cao và cơ hội đến trường kém, lao động trẻ em vẫn còn phổ biến. Trong năm 2010, những quốc gia châu Phi gần sa mạc Sahara có tỷ lệ lao động trẻ em cao nhất, với một số quốc gia châu Phi có đến hơn 50% trẻ em độ tuổi 5-14 phải lao động. Nền nông nghiệp toàn thế giới sử dụng lao động trẻ em nhiều nhất. Đa số lao động trẻ em nằm ở vùng nông thôn và nền kinh tế đô thị, trẻ em chủ yếu làm việc cho cha mẹ, chứ không phải là các nhà máy. Nghèo đói và thiếu trường được coi là nguyên nhân chính của lao động trẻ em.

Tỷ lệ lao động trẻ em trên thế giới giảm từ 25% đến 10% giữa năm 1960 và 2003, theo Ngân hàng Thế giới.

Xem thêm

Tham khảo

Liên kết ngoài