Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hoắc Khứ Bệnh”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
n →‎Xem thêm: AlphamaEditor, thêm thể loại, Excuted time: 00:00:14.4601747
Dòng 52: Dòng 52:
[[Thể loại:Sinh 140 TCN]]
[[Thể loại:Sinh 140 TCN]]
[[Thể loại:Mất 117 TCN]]
[[Thể loại:Mất 117 TCN]]
[[Thể loại:Mất thập kỷ 110 TCN]]
[[Thể loại:117 TCN]]
[[Thể loại:140 TCN]]

Phiên bản lúc 04:13, ngày 4 tháng 10 năm 2015

Hoắc Khứ Bệnh (chữ Hán: 霍去病, 140 TCN - 117 TCN), là người huyện Bình Dương, quận Hà Đông[1], đại tướng chống Hung Nô của nhà Hán trong lịch sử Trung Quốc.

Thân thế

Cha của Hoắc Khứ Bệnh là Hoắc Trọng Nhụ, huyện lại huyện Bình Dương. Khoảng năm 141 TCN, Hoắc Trọng Nhụ đến kinh đô Trường An và quen biết với Vệ Thiếu Nhi, con gái của vợ Bình Dương hầu Tào Thọ đang làm nô tì trong nhà công chúa Bình Dương[2]. Hai người nảy sinh tình cảm với nhau, và Vệ Thiếu Nhi có mang, sau đó sinh Hoắc Khứ Bệnh năm 140 TCN, còn Hoắc Trọng Nhụ về sau trở lại huyện Bình Dương và không còn liên lạc với Vệ Thiếu Nhi nữa, về sau có người con thứ là Hoắc Quang. Một thời gian sau, em gái Vệ Thiếu Nhi là Vệ Tử Phu được Hán Vũ Đế phong làm hoàng hậu[3], do đó gia đình của Hoắc Khứ Bệnh cũng được trọng vọng.

Đại tướng chống Hung Nô

Hoắc Khứ Bệnh được Hán Vũ Đế tin tưởng, cho vào cung làm thị trung, bảo vệ cho hoàng đế. Năm 123 TCN, Vũ Đế cử ông cùng với cậu là Vệ Thanh dẫn quân chinh phạt Hung Nô ở phía bắc, lúc đó ông mới 18 tuổi. Trong lần cầm quân này, Hoắc Khứ Bệnh chỉ với 800 người đã tiến sâu vào được lãnh thổ Hung Nô, chém tộng cộng 2028 người Hung Nô, buộc quân Hung Nô phải rút chạy, đồng thời ông còn bắt sống được thúc phụ của thiền vu Hung Nô là La Cô Bỉ và giết được ông của thiền vu. Do chiến công này, Hoắc Khứ Bệnh được Hán Vũ Đế khen ngợi, phong làm Phiêu diêu giáo úy, tước Quan Quân hầu.

Năm 121 TCN, Hán Vũ Đế thăng Hoắc Khứ Bệnh làm Phiêu kị tướng quân, và ra lệnh ông đánh Hung Nô lần thứ hai. Ông chỉ huy một đội kỵ binh nhẹ gồm 1 vạn phiêu kị quân tiến về phía tây của Lũng Tây và trong vòng 6 ngày đã tiến sâu vào 1000 dặm qua 5 tiểu quốc của Hung Nô, giết 9000 quân Hung Nô và bắt được hơn 1000 người. Chiến thắng ở Hà Tây lần này đã giúp nhà Hán khống chế hoàn toàn khu vực Hà Tây, buộc quân Hung Nô lui về phía bắc.

Cũng trong lần chỉ huy này, Hoắc Khứ Bệnh đi ngang qua huyện Bình Dương gặp và nhận lại cha là Hoắc Trọng Phụ và người em trai là Hoắc Quang. Cùng năm đó, Hoắc Khứ Bệnh đưa Hoắc Quang về kinh đô Trường An và tiến cử lên Hán Vũ Đế. Do sự tiến cử của anh, Hoắc Quang tuy mới khoảng 10 tuổi cũng đã được phong làm Lang quân rồi Tào quan và Thị trung[4].

Sau đó, năm 119 TCN, Hán Vũ Đế lại cử 100000 kị binh đánh Hung Nô, giao cho Hoắc Khứ Bệnh và Vệ Thanh mỗi người chỉ huy 50000 quân chia làm hai ngả đánh sâu vào địa phận Hung Nô. Hoắc Khứ Bệnh tiến quân theo hướng tây, đuổi người Hung Nô tới tận Lang Cư Tư Sơn, còn Vệ Thanh theo hướng đông đánh vào triều đình Hung Nô. Trong trận chiến này, ông dẫn quân vượt 2000 dặm tiến vào Đại quận, đánh bại quân Hung Nô do Tả Hiền Vương chỉ huy, tiêu diệt 70443 tên địch, từ đó Hung Nô chạy xa không dám quay lại, xóa được nạn Hung Nô uy hiếp triều đình. Do chiến công này, ông cùng Vệ Thanh đều được phong làm Đại tư mã.

Qua đời

Năm 117 TCN, Hoắc Khứ Bệnh lâm bệnh qua đời, có thể là do chiến tranh cũng như nguồn nước bị đầu độc khi ông tiến sâu vào lãnh địa Hung Nô [cần dẫn nguồn], thọ 24 tuổi, được truy tặng thụy hiệu là Quan Quân Cảnh Hoàn hầu. Thi hài ông được an táng ở phía đông bắc Mậu Lăng. Con trai ông là Hoắc Thiện lên thế tập tước hầu, gọi là Quan Quân Ai hầu, được sáu năm thì mất, tước bị trừ. Ngoài ra Hoắc Khứ Bệnh còn có một người con nhỏ, sinh ra Hoắc SơnHoắc Vân.

Về sau khi Hán Vũ Đế qua đời, người em trai Hoắc Khứ Bệnh là Hoắc Quang làm đại thần phụ chính, có công phò giúp nhà Hán nên Hoắc Sơn cũng được trọng dụng, được phong đất để kế thừa hương hỏa cho Hoắc Khứ Bệnh. Tuy nhiên đến năm 68 TCN, do âm mưu tạo phản, cả nhà họ Hoắc (trong đó có cả Hoắc Sơn và Hoắc Vân) đều bị sát hại.

Sự tích

Một trong những chuyện nổi tiếng nhất về ông được chép trong Sử Ký của Tư Mã Thiên là việc ông được vua ban cho một bình rượu ngon. Sau đó ông đổ rượu xuống sông, để tướng sĩ có thể cùng nếm mùi vị của rượu. Sau này, vào thế kỷ 15, Nguyễn TrãiĐại Việt đã dùng giai thoại đó để mô tả tình đoàn kết của tướng sĩ Lam Sơn trong bài Bình Ngô đại cáo:

Nhân dân bốn cõi một nhà, dựng cần trúc ngọn cờ phấp phới;
Tướng sĩ một lòng phụ tử, hoà nước sông chén rượu ngọt ngào

Xem thêm

Tham khảo

Chú thích

  1. ^ Nay thuộc địa phận Lâm Phần, Sơn Tây, Trung Quốc
  2. ^ Vệ Thiếu Nhi vốn là con riêng của vợ Tào Thọ là Vệ Ẩu, đồng thời là chị của hoàng hậu Vệ Tử Phu
  3. ^ Sử kí, Hiếu Vũ bản kỉ
  4. ^ Ban Cố. “Hán thư, quyển 68”. Truy cập 25/06/2013. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |accessdate= (trợ giúp)

Xem thêm