Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Danh sách nhân vật trong Ỷ Thiên Đồ Long ký”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 29: Dòng 29:
:''Trong [[Ỷ Thiên Đồ Long ký|Ỷ thiên đồ long ký]], [[Kim Dung]] đã mô tả các nhân vật thuộc phái Võ Đang là những người hào hiệp trượng nghĩa, biết phân biệt phải trái, không ham danh lợi, không tranh đua với võ lâm và rất khiêm tốn.
:''Trong [[Ỷ Thiên Đồ Long ký|Ỷ thiên đồ long ký]], [[Kim Dung]] đã mô tả các nhân vật thuộc phái Võ Đang là những người hào hiệp trượng nghĩa, biết phân biệt phải trái, không ham danh lợi, không tranh đua với võ lâm và rất khiêm tốn.
=== Tống Thanh Thư ===
=== Tống Thanh Thư ===
[[Tống Thanh Thư]] là con trai của [[Tống Viễn Kiều]], người được Trương Tam Phong chọn là chưởng môn đời thứ 3 và truyền thụ võ công, khôi ngô tuấn tú, phong thái ung dung, ngoan ngoãn, lễ phép vô cùng, tư chất tốt, đáng mặt nhân sĩ võ lâm và được ca tụng không ngớt nhưng lại có kết cục buồn, cay đắng. Với bản tính nông nổi, nóng vội, thiếu chín chắn của mình nên Tống Thanh Thư đã giết chết sư thúc mình là [[Mạc Thanh Cốc]] qua lời khiêu khích của [[Trần Hữu Lượng]] và vì mê muội dung nhan tuyệt tục của Chu Chỉ Nhược. Do vậy, bất đắc dĩ phải nhập Cái Bang và Nga My, bị mọi người xem thường, khinh rẻ, gọi là gian nhân nhưng trước sau tình yêu của Chu cô nương vẫn như một, luôn tràn đầy, gửi gắm nơi Trương Vô Kỵ, không quan tâm Thanh Thư mà lợi dụng, bảo hắn là tướng công của nàng để vãn hồi tình cảm với Trương công tử đa tình đa mang và bỏ mặc họ Tống đến chết.
[[Tống Thanh Thư]] là con trai của [[Tống Viễn Kiều]], người được Trương Tam Phong chọn là chưởng môn đời thứ 3 và truyền thụ võ công, khôi ngô tuấn tú, phong thái ung dung, ngoan ngoãn, lễ phép vô cùng, tư chất tốt, đáng mặt nhân sĩ võ lâm và được ca tụng không ngớt nhưng lại có kết cục buồn, cay đắng. Với bản tính nông nổi, nóng vội, thiếu chín chắn của mình nên Tống Thanh Thư đã giết chết sư thúc mình là [[Mạc Thanh Cốc]] qua lời khiêu khích của [[Trần Hữu Lượng]] và vì mê muội dung nhan tuyệt tục của Chu Chỉ Nhược. Nhưng ông trước khi ra đi cũng đã đánh cho y tàn phế. Do vậy, bất đắc dĩ phải nhập Cái Bang và Nga My, bị mọi người xem thường, khinh rẻ, gọi là gian nhân nhưng trước sau tình yêu của Chu cô nương vẫn như một, luôn tràn đầy, gửi gắm nơi Trương Vô Kỵ, không quan tâm Thanh Thư mà lợi dụng, bảo hắn là tướng công của nàng để vãn hồi tình cảm với Trương công tử đa tình đa mang và bỏ mặc họ Tống đến chết.


==Minh giáo==
==Minh giáo==

Phiên bản lúc 15:05, ngày 7 tháng 11 năm 2015

Ỷ Thiên Đồ Long ký là bộ tiểu thuyết nằm trong Xạ điêu tam bộ khúc của Kim Dung, phần tiếp theo của Anh hùng xạ điêuThần điêu hiệp lữ, trong truyện có nhiều nhân vật mang tiểu sử riêng.

Võ Đang phái

Trương Tam Phong

Trương Tam Phong là chưởng môn phái Võ Đang, tên thật là Trương Quân Bảo. Ông vốn là đệ tử của Giác Viễn thiền sư (vô tình đọc được Cửu Dương chân kinh nhưng nằm lẫn trong kinh Lăng Già, ông biết nhưng chỉ nghĩ đó là giúp tập dưỡng sinh) phái Thiếu Lâm nhưng chưa xuất gia.Trong một biến cố, ông trốn chạy khỏi Thiếu Lâm tự. Ông dừng lại nơi núi Võ Đang, dùng Cửu Dương công mà mình nghe được trong đêm cuối cùng cùng sư phụ Giác Viễn lập nên phái Võ Đang. Ông được võ lâm đương thời tôn là Thái Sơn Bắc Đẩu. Các tuyệt kĩ của ông là Thuần Dương Vô Cực, Thê Vân Túng, Thái Cực quyềnThái Cực kiếm. Trương Tam Phong có 7 đệ tử được người đời ca tụng là Võ Đang thất hiệp bao gồm Tống Viễn Kiều, Du Liên Châu, Du Đại Nham, Trương Tong Khê, Trương Thúy Sơn, Ân Lê Đình và Mạc Thanh Cốc.

Tống Viễn Kiều

Đại đệ tử của Trương Tam Phong và cao tuổi nhất, vì Trương Tam Phong nhiều tuổi, Tống Viễn Kiều là người đại diện phái Võ Đang toàn quyền điều hành và xử lý công việc. Ông chỉ có một người con trai bảo bối là Tống Thanh Thư, chiều chuộng rất mực nhưng hắn là nghịch đồ phái Võ Đang, vì say đắm vẻ đẹp hoa nhường nguyệt thẹn của Chu Chỉ Nhược mà phản lại giáo quy Võ Đang nghiêm cẩn, làm những việc thiên hạ căm thù nhất đó chính là giết sư thúc Mạc Thanh Cốc và có mưu đồ hạ độc vào đồ ăn thức uống để hại phái Võ Đang và Trương Tam Phong. Ông bị cách chức vì tội cha không giáo dục được con và cũng không có ai hương hỏa cho Tống gia.

Du Liên Châu

Chưởng môn đời thứ hai phái Võ Đang, là nhị đệ tử của Trương Tam Phong. Du Liên Châu là người thâm trầm, ít nói, hiền lành lại thông minh nhưng cẩn thận và hành xử rất có chừng mực. Du Liên Châu được coi là có võ công cao cường nhất trong 7 đệ tử thậm chí hơn cả Tống Viễn Kiều.

Du Đại Nham

Tam đệ tử của Trương Tam Phong. Trong một biến cố bất ngờ, Du Đại Nham bắt gặp Đồ Long đao nhưng bị trúng ám khí. Ân Tố Tố đã trả tiền cho Long Môn tiêu cục của Đô Đại Cẩm để đưa Du Đại Nham về Võ Đang sơn trong vòng 10 ngày (nếu sai lệnh thì cả tiêu cục sẽ chết hết). Đô Đại Cẩm đã thực hiện đúng mọi thứ ngoại trừ việc giao nhầm Du Đại Nham cho sáu kẻ thuộc hạ của Sát Hãn Nhữ Dương Vương đang tìm kiếm tung tích của Đồ Long đao. Du Đại Nham đã chịu một Đại Lực Kim Cương Chỉ và tàn phế nhưng sau, Trương Vô Kỵ dùng Hắc ngọc đoạn tục cao do Triệu Mẫn đưa để trị bệnh.

Trương Tùng Khê (Trương Tòng Khê)

Tứ đệ tử của Trương Tam Phong. Là người thông minh, đa mưu túc trí luôn được Trương Tam Phong hỏi ý kiến mỗi khi có những việc lớn cần sự tư vấn,ông vốn xuất thân từ 1 gia đình nhà nho giáo nên cũng thông thạo tiếng Ba Tư

Trương Thúy Sơn

Ngũ đệ tử của Trương Tam Phong và cũng là cha của giáo chủ Minh giáo Trương Vô Kỵ, có biệt danh là Ngân câu Thiết hoạch. Trương Thúy Sơn là người hợp ý nhất với Trương Tam Phong vì ngộ tính cao và tài hoa. Trương Thúy Sơn lấy Ân Tố Tố, đại ma đầu sở hữu dung mạo rất xinh đẹp, đôi mắt hút hồn, nụ cười rất lãng mạn, say đắm lòng người, là lá ngọc cành vàng của Thiên Ưng giáo, cực kỳ thông minh, thuộc hết sách của Trang Tử sau khi cả hai cùng Tạ Tốn bị trôi dạt đến Băng Hỏa đảo. Sau khi trở lại Trung thổ sau 10 năm xa cách, Trương Thúy Sơn tài kiêm văn võ và Trương phu nhân mà chàng yêu nhất, một hiền phụ biết vâng lời dạy bảo của chồng, từ bỏ những ác nghiệp ngày trước, đức hy sinh vô hạn đã tự vẫn để bảo vệ tung tích của nghĩa huynh Tạ Tốn đáng thương trước sức ép của lục đại môn phái ở ngưỡng tuổi 30, đã mở ra một thế giới mới, thế giới của tình yêu Trương Vô Kỵ - Triệu Mẫn và gây ra không ít rắc rối, sóng gió trên giang hồ.

Ân Lê Đình

Ân Lê Đình (bản dịch cũ: Hân Lợi Hanh) là đệ tử thứ 6 của Trương Tam Phong, là người được cho là thân thiết nhất với Trương Thúy Sơn. Ân Lê Đình là người tính tình giàu tình cảm, si tình, ban đầu yêu Kỷ Hiểu Phù phái Nga My, đồng thời ao ước sẽ được sánh duyên với người đẹp. Ân Lê Đình ôm trong lòng mối tình với Kỷ Hiểu Phù sau khi cô chết và thù hận Dương Tiêu cũng như Minh Giáo vì cho rằng Dương Tiêu đã giết Kỷ Hiểu Phù. Sau cuộc chiến trên Quang Minh đỉnh, Ân Lê Đình đau khổ biết rằng Kỷ Hiểu Phù không yêu mình trái lại lại yêu và có con với Dương Tiêu, phụ lòng chàng bấy lâu chờ đợi, khiến chàng trở thành kẻ phá ngang hạnh phúc giữa họ. Tủi phận, buồn rầu chàng bỏ xuống núi và bị các thuộc hạ của Triệu Mẫn dùng Đại lực Kim cương chỉ đánh gãy chân tay giống như Du Đại Nham. Sau này, nhờ có Trương Vô Kỵ dùng Hắc ngọc đoạn tục cao của Triệu Mẫn tặng, Ân Lê Đình đã khôi phục sức khỏe và võ công, đồng thời lại yêu và lấy con gái của Dương Tiêu và Kỷ Hiểu Phù là Dương Bất Hối trẻ đẹp, tuổi còn xuân sắc lại hết lòng yêu thương và bảo vệ ông. Ông hiền lành và giàu vị tha nên hiếu kính với họ Dương mà ông căm ghét và không phục. Đoạn cuối của truyện cho biết vợ của Ân Lê Đình đã mang thai. Ân Lê Đình sau đó đã rèn luyện Thái Cực kiếm đến độ xuất thần nhập hóa và đấu ngang ngửa với Âm Phong Trảo của Chu Chỉ Nhược.

Mạc Thanh Cốc

Là đệ tử cuối cùng của Trương Tam Phong, trẻ tuổi nhất và tính tình ngay thẳng, có phần nóng nảy. Mạc Thanh Cốc chứng kiến Tống Thanh Thư nhòm trộm các ni cô phái Nga My nên đã định trừng phạt nhưng đã bị Tống Thanh Thư cùng với sự trợ giúp của Trần Hữu Lượng giết chết.

Trong Ỷ thiên đồ long ký, Kim Dung đã mô tả các nhân vật thuộc phái Võ Đang là những người hào hiệp trượng nghĩa, biết phân biệt phải trái, không ham danh lợi, không tranh đua với võ lâm và rất khiêm tốn.

Tống Thanh Thư

Tống Thanh Thư là con trai của Tống Viễn Kiều, người được Trương Tam Phong chọn là chưởng môn đời thứ 3 và truyền thụ võ công, khôi ngô tuấn tú, phong thái ung dung, ngoan ngoãn, lễ phép vô cùng, tư chất tốt, đáng mặt nhân sĩ võ lâm và được ca tụng không ngớt nhưng lại có kết cục buồn, cay đắng. Với bản tính nông nổi, nóng vội, thiếu chín chắn của mình nên Tống Thanh Thư đã giết chết sư thúc mình là Mạc Thanh Cốc qua lời khiêu khích của Trần Hữu Lượng và vì mê muội dung nhan tuyệt tục của Chu Chỉ Nhược. Nhưng ông trước khi ra đi cũng đã đánh cho y tàn phế. Do vậy, bất đắc dĩ phải nhập Cái Bang và Nga My, bị mọi người xem thường, khinh rẻ, gọi là gian nhân nhưng trước sau tình yêu của Chu cô nương vẫn như một, luôn tràn đầy, gửi gắm nơi Trương Vô Kỵ, không quan tâm Thanh Thư mà lợi dụng, bảo hắn là tướng công của nàng để vãn hồi tình cảm với Trương công tử đa tình đa mang và bỏ mặc họ Tống đến chết.

Minh giáo

Dương Đính Thiên

là cố giáo chủ Minh giáo, võ công đứng đầu thiên hạ vỡi tuyệt kĩ Càn Khôn Đại Na Di, ông đánh bại cả 3 đại sư chữ Độ của Thiếu Lâm và rất nhiều người khác

Vợ ông là sư muội kim lan với Thành Côn, ông chết do bị tẩu hỏa nhập ma vì nghi vợ mình và Thành côn dan díu trong đường hầm bí mật trên Quang Minh đỉnh.

Tạ Tốn

Là 1 trong tứ đại hộ giáo Vương, bẩm sinh râu tóc vàng như râu ngô ngoại hiệu là Kim Mao Sư Vương,tuy chức vụ xếp sau Tả hữu sứ giả nhưng trong Di thư của cố giáo chủ Dương Đính Thiên thì ông được đề cử chức vụ Phó giáo chủ. Ông là đệ tử của Hỗn Nguyễn Tích Lịch Thủ Thành Côn nhưng sau đó bị sư phụ hãm hại cả gia đình nên đã hoc nén Thất Thương Quyền phái Không Động rồi gây án khắp nơi để lai danh tính của Thành Côn nhằm dụ y ra để báo thù nhưng bất thành. Thành Côn trốn lên Thiếu Lâm nhận Không kiến Thần tăng làm thầy và nhờ thầy giúp hóa giải oán thù với Tạ Tốn, sau đó Tạ Tốn dùng mưu đánh tử vong Không Kiến thần tăng, đây là niềm hối hận sâu sắc nhất của Tạ Tốn, từ đó Tạ không gây án nữa nhưng vẫn truy tìm Thành Côn. Khi Đồ Long Đao xuất hiện ở Vương Bàn Đảo, Tạ xuất hiện cướp Đao rồi cùng vợ chồng Trương thúy Sơn, Ân Tố Tố trốn ra biển ở nơi Băng hỏa Đảo, nơi đó câu bé Trương Vô kị ra đời

Trương Vô Kị được Tạ Tốn thương yêu và nhận làm nghĩa tử, năm Trương Tam Phong tròn 100 tuổi, nhận thấy tương lai của đứa con 10 tuổi không thể ở mãi trên đảo, họ Tạ đã khuyên 2 vợ chồng đem con về Trung Nguyên...

Sau này, Kim Hoa bà bà vì muốn chiếm Đồ Long Đao đã tìm ra Băng hỏa đỏa đón Sư Vương Tạ Tốn về đảo Linh xà, sau đó người của Thành Côn là Trần hữu Lượng đã lên bắt Sư vương mang lên Thiếu Lâm cho 3 đại sư canh giữa cẩn mật, triệu tập võ lâm đại hội để xử lý

Tại võ lâm đại hội, ông đã đánh bại sư phụ cũng tức là kẻ thù bao năm của mình nhưng rồi đại ngộ và xuất gia theo 3 vị đại sư chữ Độ

Kim Mao Sư Vương là người thân quan trọng của nhân vật chính Trương Vô Kị, mang màu sắc anh hùng bị oán thù đeo đuổi và cũng chính là người gắn bó nhiều nhất với Đồ Long Đao trong cả câu chuyện, tuy vậy ông cũng không hiểu bí mật của Đao.

Dương Tiêu

Dương Tiêu là Quang Minh Tả Sứ của Minh Giáo, một trong những nhân vật quan trọng nhất của Minh Giáo thuộc tác phẩm Ỷ Thiên Đồ Long Ký của Kim Dung. Dương Tiêu là Quang Minh Tả Sứ Giả, xếp địa vị cao vời trong Minh giáo, năm xưa được Dương Giáo chủ Dương Đính Thiên quý mến truyền thụ cho tầng thứ nhất của Càn khôn đại na di, võ công trác tuyệt, hiếm có đối thủ, đẹp trai, hào hoa, có chút cao ngạo, trong Minh giáo chỉ xếp sau Dương Đính Thiên, ngang hàng cùng Phạm Dao. Dương Tiêu nổi bật nhất trong Ỷ thiên đồ long ký là mối tình với Kỷ Hiểu Phù, dòng họ Kim Tiên Kỷ Gia, con gái yêu của Kỷ lão anh hùng, đồng thời là đệ tử yêu quý của Diệt Tuyệt sư thái phái Nga My. Một lần Kỷ Hiểu Phù được sư phụ phái đi công chuyện tìm hiểu về thanh đao Đồ Long, đã gặp gỡ Dương Tiêu, anh chàng nổi tiếng trăng hoa (cùng với Phạm Dao được mệnh danh là Tiêu Dao nhị tiên) này lần đầu gặp Hiểu Phù xinh đẹp, tâm tính thiện lương đã say mê vô cùng và như tìm thấy được tình yêu đích thực của mình.

Trong một đêm, Dương Tiêu đã chiếm được thân xác của Hiểu Phù, nhưng ngay sau đó cô không những không oán hận Dương Tiêu mà thậm chí còn đem lòng yêu luôn anh chàng này. Dương Tiêu yêu Hiểu Phù thật lòng và đã thề rằng cả đời về sau chỉ có cô thôi. Hiểu Phù sau này đã mang thai và đẻ ra một cô con gái giống cô như đúc, vốn là con của Dương Tiêu, đặt tên là Dương Bất Hối. Dương Bất Hối ý muốn nói là Kỷ Hiểu Phù không bao giờ hối hận khi yêu Dương Tiêu và chịu đựng số phận đau đớn của người phụ nữ chửa hoang. Chính tà bất lưỡng lập, tuy rằng họ yêu nhau nhưng lại đứng về 2 phe quá đối lập, chỉ vì không chịu nghe lời sư phụ đi giết Dương Tiêu, Hiểu Phù đã chấp nhận chọn cái chết bởi một chưởng vào thiên linh cái do chính sư phụ của mình ra tay. Trước lúc chết, cô đã kịp nhờ Trương Vô Kỵ đưa Bất Hối trốn đi tìm cha (tức Dương Tiêu). Trải qua bao sóng gió, cuối cùng Vô Kỵ cũng đưa được Bất Hối đến gặp cha mình. Dương Tiêu ngay khi nghe tin Hiểu Phù chết, đồng thời biết tên của con gái mang một tình yêu không ân hận của mẹ nó dành cho mình, đã hét vang trời, đau khổ tột độ. Ngay sau đó Dương Tiêu nuôi dạy Bất Hối khôn lớn tại Minh Giáo, sau này Bất Hối đã lấy Ân Lê Đình, đệ tử thứ sáu của đại chân nhân Trương Tam Phong phái Võ Đang và mang thai với ông, bất chấp sự lo lắng và có phần bất mãn, nản lòng thoái chí của phụ thân nàng.

Võ công của Dương Tiêu có thể nói là thuộc hàng đại cao thủ của võ lâm, giáo chủ Dương Đính Thiên năm xưa là vô địch thiên hạ thì Dương Tiêu gần như chỉ đứng sau. Dương Tiêu tinh thông khá nhiều võ công các môn phái, võ học uyên bác, trong đoạn nói về lúc Trương Vô Kỵ phát hiện ra lục thúc Ân Lê Đình bị Đại lực kim cương chỉ đả thương, Dương Tiêu đã thi triển Đàn chỉ thần công của Đông Tà Hoàng Dược Sư để cảnh cáo những vị ni cô. Dương Tiêu còn được Dương Đính Thiên truyền thụ cho 1 tầng của Càn khôn đại na di, thần công hộ giáo của Minh giáo. Dương Tiêu là người ngay thẳng, trắng đen phân minh, xứng đáng với danh hiệu Quang Minh tả sứ. Thời trẻ được mô tả trong Ỷ Thiên Đồ Long Ký là một mỹ nam tử đào hoa, thích phiêu diêu tự tại. Về trung niên thì trầm tĩnh hơn, chỉ chú tâm khôi phục, đóng góp cho Minh giáo và chăm lo Dương Bất Hối. Thông minh, tài trí, không chỉ làm tả sứ mà còn có vai trò như quân sư cho giáo chủ.

Dương Bất Hối

Dương Bất Hối là 1 nữ nhân vật thuộc bộ tiểu thuyết của Kim Dung, cô là 1 con người có cá tính, mạnh mẽ, đầy sức sống, cứng đầu, bướng bỉnh nhưng dám nghĩ dám làm, dám yêu dám hận. Cô là con gái của Dương TiêuKỷ Hiểu Phù. Chuyện tình cha mẹ cô lắm trắc trở, bị ngăn cấm rất nhiều, tuy vậy cô vẫn được sinh ra và được Hiểu Phù đặt tên là Bất Hối, ý nói mẹ cô đến chết cũng không hối hận vì đã gặp cha cô. Về Dương Tiêu thì ông lại không hề hay biết về sự ra đời của cô và lúc đó ông cũng chưa thật sự biết quý trọng mẹ cô nên cô đã được nuôi dưỡng bởi mẹ. Đến khi Hiểu Phù bị Diệt Tuyệt sư thái tức giận giết chết vì nghĩ đó là làm nhục sư môn, trước khi trút hơi thở cuối cùng, Hiểu Phù đã cố gượng mà nhờ Vô Kỵ đưa Bất Hối đi gặp Dương Tiêu. Bất Hối gặp được cha mình, lúc này Dương Tiêu mới thấy hối hận vì đã không trân trọng Hiểu Phù, từ đó ông quyết tâm phải nuôi dạy Bất Hối thật tốt. Nhiều năm trôi qua, Bất Hối giờ đã thành thiếu nữ, 1 lần cô đã tình cờ gặp được Ân Lê Đình, người yêu mẹ cô năm xưa nhưng không được đáp lại, lúc đầu cô muốn thay mẹ bù đắp lại nỗi đau mẹ đã gây ra cho ông, nhưng cô dần đã yêu ông, Ân Lê Đình cũng nhờ gặp được Bất Hối mà vết thương lòng của ông cũng được hồi phục. Tuy giữa 2 người có sự khác biệt về tuổi tác và hơn nữa cha cô và Ân Lê Đình còn từng là kẻ thù, nhưng nhờ có tình yêu, họ đã vượt qua được tất cả mà đến với nhau. Về sau, vì cứu Bất Hối, Ân Lê Đình đã bị thương, hi vọng sống sót vô cùng mỏng manh, tuy thế Bất Hối vẫn quyết tâm cưới ông. Sau đó Ân Lê Đình mất(Trong tiểu thuyết thì không có phần này), Bất Hối tuy vậy cũng như mẹ cô, cô không hề hối hận, thật đúng với cái tên của mình, chỉ toàn tâm toàn ý chăm lo cho đứa trẻ sắp chào đời, nó là hoa trái, là kết quả ngọt ngào của duyên đôi lứa giữa nàng và Ân đại hiệp đến hết đời. Bất Hối còn nói, nếu cô được như Trương chân nhân sống đến trăm tuổi, cô nhất định là 1 bà lão hạnh phúc, vì cô là Bất Hối.

Phạm Dao

Phạm Dao là Quang Minh Hữu Sứ, một trong hai sứ giả của Quang Minh Đỉnh (Tổng đàn của Minh Giáo).

- Về võ công: Phạm Dao tinh thông rất nhiều võ công trong thiên hạ. Được xếp vào hàng cao thủ đương thời, sánh ngang cùng các cao thủ như Huyền Minh Nhị Lão và trưởng môn các phái trong lục đại môn phái (trừ Võ Đang là Trương Tam Phong - Trương Chân Nhân).

- Thời còn trẻ (lúc giáo chủ Minh GiáoDương Đỉnh Thiên); Phạm Dao và Dương Tiêu còn được gọi là Tiêu Dao nhị tiên. Có chức danh cao trong Minh Giáo. Sánh ngang Dương Tiêu và chỉ sau giáo chủ Dương Đỉnh Thiên.

- Về trung niên: Sau khi giáo chủ Dương Đỉnh Thiên qua đời Phạm Dao vì muốn tìm ra chân nguyên hung thủ muốn phá hoại Minh Giáo (Thành Côn) nên đã hủy đi khuôn mặt thanh tú của mình và trà trộn vào Nhữ Dương Vương Phủ lấy tên là Khổ Đầu Đà làm thầy dạy võ cho Triệu Mẫn để tìm hiểu căn nguyên việc phá hoại Minh Giáo và nhiều lần ra tay trợ giúp Minh Giáo trong việc giữ thanh danh (điển hình là việc quay lưng 18 vị la hán tại chùa thiếu lâm mà Triệu Mẫn bày kế viết chữ sau lưng giá họa cho Minh Giáo). Xem chi tiết trong Ỷ Thiên Đồ Long kí.

- Sau khi Trương Vô Kỵ lên làm giáo chủ Minh Giáo, nhiều lần cứu lục đại môn phái của võ lâm trung nguyên, Phạm Dao đã tương kiến và bộc lộ thân phận thật của mình là hữu sứ giả của Quang Minh Đỉnh và về trợ giúp Trương Vô Kỵ trong việc chống lại triều đình nhà Nguyên.

Kim Hoa Bà Bà

Tử Sam Long Vương Kim Hoa Bà Bà là con gái nuôi của cố giáo chủ Minh giáo, tuy nhỏ tuổi nhất trong số 4 vị pháp vương nhưng lại là người có kĩ năng về thủy tính vô song nên được ưu ái xếp thứ nhất trong 4 vị

Nhiều năm mất tích trên giang hồ, mãi sau này mọi người mới phát hiện bí mật về Kim Hoa Bà Bà chính là Tử Sam Long Vương

Là mẹ của Tiểu Chiêu và là sư phụ của Ân Ly tên thật là Đại Ỷ Ty(Có bản dịch là Đại Kỳ Tơ). Bà là 1 nữ nhân tuyệt sắc.Sau này vì Hàn Thanh Diệp mà phản bội môn giáo và sinh ra Tiểu Chiêu.Bà là Thánh Nữ của Tổng Giáo ba Tư vì mất trinh tiết mà trốn sang Trung Thổ. Vì muốn bảo toàn sinh mệnh nên bà luôn kiếm tìm 2 món lợi khí là Đồ Long Đao và Ỷ Thiên Kiếm

Bà tuy dung mạo trẻ trung nhưng đi lại giang hồ luôn đóng giả bà già với giọng ho đặc trưng. Võ công của bà tựa hồ cao hơn Diệt Tuyệt sư thái nhưng do không có vũ khí đối lại Ỷ Thiên Kiếm nên thành ra thất thế

Ân Thiên Chính

Bạch Mi Ưng Vương Ân Thiên Chính là người đứng thứ hai trong tứ đại pháp vương sau Tử Sam Long Vương mặc dù tuổi cao nhưng võ công cao cường nên ông là Lão Tướng duy nhất trong Minh Giáo và sau khi Dương Đính Thiên mất thì phản bội quy củ mà thành lập ra Thiên Ưng Giáo đối đầu với lục đại môn phái (Bạch Mi Ưng Vương còn được biết đến là ông ngoại của Trương Vô Kỵ)

Võ công của ông ngang với Dương Tiêu, Phạm Dao, Tạ Tốn nhưng cao hơn Vi Nhất tiếu, Đại Ỷ Ty, Ngũ Tản Nhân...

Tuyệt kĩ thành danh Ưng trảo công

Ân Dã Vương

Là con trai cả của Bạch My Ưng Vương, anh trai Ân Tố Tố, Cha Ân Ly và là cậu ruột của Trương Vô Kị

Ban đầu ông là Đường chủ Tử Vi Đường của Thiên ưng giáo, sau này lên Phó giáo chủ Thiên ưng giáo, được võ công chân truyền của cha

Ân Tố Tố

Là con gái của Ân Thiên Chính, giữ chức đường chủ Thiên Vi đường chỉ đứng sau cha và anh trai, võ nghệ cao cường, xinh đẹp mưu trí. Nàng chính là người đã tổ chức đại hội trên Đảo Vương bàn sơn để khoe thanh Đồ Long Đao từ đó gây ra sóng gió giang hồ suốt mấy chục năm sau. Cũng tại đại hội võ lâm đó, nàng gặp lại Trương Thúy Sơn, Tạ Tốn, cả 3 cùng ra đảo Băng Hỏa, nàng kết thân với Trương Ngũ hiệp rồi sinh ra Vô Kị

Sau khi về Trung Nguyên, do chồng mình tự sát để bảo vệ Tạ Tốn, phần vì hối hận năm xưa đã hại Du Đại Nham phái Võ Đang, phần vì bị quần hùng tra xét tung tích Tạ Tốn và Đồ Long Đao nàng đã tự vẫn trước mặt quần hùng và con trai

Vi Nhất Tiếu

Thanh Dực Bức Vương Vi Nhất Tiếu là một nhân vật trong bộ truyện kiếm hiệp Ỷ Thiên Đồ Long kí của nhà văn Kim Dung. Ông là một trong Tứ đại pháp vương của Minh Giáo. Ông là người vô cùng cổ quái và quái dị. Trước khi Trương Vô Kỵ lên làm giáo chủ Minh Giáo thì Vi Nhất Tiếu do bị tẩu hỏa nhập ma khi luyện công, do đó khi khai triển nội công đều phải hút máu người sống, nếu không thì sẽ bị lạnh cóng toàn thân và chết(nên hình ảnh của Vi Nhất Tiếu luôn gắn liền với "Con dơi hút máu người"). Sau này nhờ Trương Vô Kị dùng Cửu Dương Thần Công chữa trị, nên Vi Nhất Tiếu không còn phải hút máu người sau khi vận nội công nữa, Vi Nhất Tiếu đã trở thành một trợ thủ đắc lực cho Trương Vô Kỵ. Nhờ tài khinh công thuộc hàng đệ nhất thiên hạ của mình mà nhiều phen Vi Nhất Tiếu đã giải cứu nhóm người Trương Vô Kỵ khỏi những lúc nguy nan. Ngoài ra, ông còn có võ công: Hàn băng mi chưởng công.

Lý Thiên Viên

Ông là sư đệ của Ân thiên Chính, sư thúc của Ân Dã Vương, Ân Tố Tố, là Đường Chủ thiên Thị đường, trong Thiên Ưng giáo, võ công của ông chỉ sau Ân Thiên Chính

Thuyết Bất Đắc

Là Vị Sa tăng dùng bao cà sa Phật để bắt nhốt Trương Vô Kỵ lên núi Quang Minh.Rất thích ngao du thiên hạ

Chu Điên

Chu Điên là 1 người ăn nói rất lỗ mãng trong lần tranh xử Tạ Tốn và thanh đao đồ long y đã dùng những lời lỗ mãng mà làm nhục Tống Thanh Thư trước mặt Chu Chỉ Nhược và hay hành sự điên điên khùng khùng

Nhị Bất Dương

Thiết Quản Đại Trương

Bành Oánh Ngọc

Thông minh, nhiều mưu kế như Dương Tiêu

Thủ Lĩnh các Ngũ Hành kỳ

Ngô Kình Thảo:

Thủ lĩnh Nhuệ Kim Kỳ rất tài giỏi về việc đúc vũ khí (chiến tích là có thể rèn lại được Bảo Đao Đồ Long) hơn nữa ông còn là 1 người rất trọng tình trọng nghĩa khi nghe giáo chủ có ý định rèn kiếm Ỷ Thiên nên đã chống đối lại vì thủ lĩnh đời trước là Trang Tranh và rất nhiều các giáo đồ của ngũ hành kỳ bị giết dưới tay thanh kiếm ấy

Nhan Viên:

Thủ lĩnh của Hậu Thổ Kỳ rất giỏi về xem nề mộc cách bày trí trong nhà đặc biệt là về tài "độn thổ" là ở mức siêu phàm không ai sánh kịp

Đường Dương:

Thủ lĩnh Hồng Thuỷ Kỳ thông thạo binh pháp

Phái Kim Cương (bàng phái Thiếu Lâm ở Tây Vực)

Năm xưa tại chùa Thiếu Lâm có 1 tên Hỏa công đầu đà, chuyên lo việc nấu bếp trong chùa, do bị ức hiếp nên đã lén học võ công Thiếu Lâm. Về sau y đánh bại được rất nhiều cao thủ trong chùa. Chủ tọa Đạt Ma Đường là Khổ Trí thiền sư cũng chết dưới bàn tay y. Các cao thủ trong phái Thiếu Lâm tranh chấp đến mức Khổ Tuệ thiền sư phải bỏ chùa sang Tây Vực, lập ra Thiếu Lâm Tây Vực (Phan Thiên Canh, Phương Thiên Lao, Vệ Thiên Vọng là 3 cao thủ của Thiếu Lâm Tây Vực xuất hiện trong phần đầu của bộ truyện)

Còn tên Hỏa Công Đầu Đà cũng chạy sang Tây Vực, lập ra phái Kim Cương môn. Nổi tiếng với võ công Đại Lực Kim Cương Chỉ

A Đại

Tức là Bát Tí Thần Kiếm Phương Đông Bạch trước kia là trưởng lão của Phái Cái Bang nhưng giả chết vì bệnh trốn sang Tây Vực, gia nhập Phái Kim Cương, Y có thân hình của Hạc, xác của con Ve, mặt nhiều nếp nhăn, vừa gầy vừa cao. Mạnh về kiếm pháp, kiếm thuật tinh kỳ, danh vang thiên hạ, nổi tiếng là xuất kiếm cực nhanh chẳng khác nào có bảy tám cánh tay. Tại núi Võ Đương, y bị Trương Vô Kỵ đánh trọng thương cánh tay phải, phải chịu thua.

A Nhị

A Nhị là truyền nhân của Hỏa công đầu đà (kẻ năm xưa ở chùa Thiếu Lâm học lén võ công, đả thương vô số tăng lữ trong chùa, sau đó chạy sang Tây Vực lập môn hộ. Cũng chính vì việc này mà Khổ Tuệ thiền sư năm xưa bỏ sang tây vực lập ra phái Thiếu Lâm Tây Vực. Lưu ý Thiếu Lâm Tây Vực và Kim Cương môn là 2 phái khác nhau), đầu bị hói, người gầy gòm, dáng thấp, nổi tiếng với chiêu thức "Tà Phi Thế", mạnh về cước. "A Nhị" là một dị nhân trong môn phái Kim Cương, vốn có thần lực trời sinh, từ ngoại công biến ngược trở lại thành nội công, đi theo một đường riêng luyện thành một người nội công cực kỳ thâm hậu, tài năng còn hơn xa cả tổ sư hỏa công đầu đà năm xưa, có thể coi là trời cho. Chính y là chủ mưu và đánh Ân Lê Đình bị trọng thương, đứt hết gân cốt. Tại núi Võ Đang, y bị Trương Vô Kỵ dùng thái cực quyền tự đánh đứt hết gân cốt.

A Tam

A Tam cũng là truyền nhân của Hỏa công đầu đà, học được Đại Lực Kim Cương Chỉ, thân hình rắn chắc, mạnh về quyền. Y từng đánh bại Không Tính Đại Sư (Thiếu Lâm Tự) nổi tiếng với môn võ Long Ứng Trảo. A Tam cũng chính là kẻ đánh trọng thương đứt hết gân cốt Du Đại Nham tại núi Võ Đương. Y bị Trương Vô Kỵ dùng thái cực quyền của Trương Tam Phong đánh bại, tự làm đứt hết gân cốt phải nằm một chỗ.

Huyền Minh Nhị Lão

Cả 2 lão, 1 hắc 1 bạch nổi tiếng với võ công Huyền Minh Thần Chưởng là loại công phu dồn độc tính vào người rất lợi hại, chỉ có Cửu Dương chân kinh mới chữa được bằng cách dùng nội công ép chất độc ra ngoài, rất trung thành với Triệu Mẫn Quận chúa và không ưa gì Trương Vô Kỵ nên lúc chàng được 14 tuổi, mồ côi cha mẹ, hơi vô lễ với Triệu Mẫn tiểu thư nên chúng đã nhẫn tâm hãm hại Trương dở sống dở chết, gián tiếp làm chàng gặp gỡ tiểu ma nữ Chu Chỉ Nhược, đã dự báo trước những điều đau đớn, khổ nhục cho Vô Kỵ ngày sau.
Hạt Bút Ông là lão hắc, thích uống rượu cả hũ, ăn thịt cả tảng, dễ bị dụ còn Lộc Trượng Khách là lão bạch xấu xa, thích dâm dục với phụ nữ. Y còn cả gan bắt trói một mỹ nhân sắc nước hương trời, giỏi quyến rũ, là tẩu của Triệu cô nương, được anh nàng sủng ái và toan cưỡng bức ả nhưng được cứu trong sự sợ hãi. Còn Huyền Minh Nhị Lão sau đó còn truy sát Chu cô nương, một người tình cũ của họ Trương để chiếm bí kíp võ công, được Vô Kỵ cứu thoát nên hết hận chàng rồi yêu tha thiết như trước. Còn chàng phẫn nộ trước thái độ tham lam, kèn cựa nhỏ nhen cùng tính ích kỷ đã làm mờ mắt của họ nên dù trong lòng chàng chỉ có Triệu Mẫn và nàng vì nghĩ tình hai vị sư phụ đã có ơn dạy dỗ lúc nhỏ mà van vỉ chàng tha chết cho họ, chàng cũng quyết phải trừng phạt những kẻ ác nhân này.

Phái Nga My

Chu Chỉ Nhược

Chu Chỉ Nhược là đệ tử của Diệt Tuyệt Sư Thái của phái Nga Mi, sau này học được Cửu Âm Bạch Cốt Trảo.

Diệt Tuyệt Sư Thái

Diệt Tuyệt Sư Thái Là chưởng môn thứ ba của Phái Nga My

Kỷ Hiểu Phù

Là ái đồ của Diệt Tuyệt sư Thái, là người có đính ước với Ân Lê Đình lục hiệp phái Võ Đang nhưng thất thân với Tả Sứ Minh giáo Dương Tiêu nên sau đó sinh ra Dương Bất hối, bị trục xuất sư môn và bị Diệt Tuyệt thanh lý môn hộ tại Hồ Điệp cốc trước mắt cô con gái nhỏ và Trương Vô Kỵ

Các nhân vật khác

Tiểu Chiêu

Tiểu Chiêu (chữ Hán: 小昭; bính âm: xiăo zhào) là một nhân vật trong tiểu thuyết Ỷ thiên Đồ long ký của nhà văn Kim Dung.

Trong bản dịch cũ, Nguyễn Duy Chính dịch tên cô này là Tiểu Siêu.

Tiểu Chiêu là con gái của Tử Sam Long Vương Đại Ỷ Ty(Là người đứng đầu tứ đại hộ pháp của Minh Giáo. Sau khi thoát giáo xưng là "Kim Hoa Bà Bà") dung mạo tuyệt thế với Hàn Thiên Diệp (tức Ngân Diệp tiên sinh). Thuở 15 tuổi, Tiểu Chiêu đã như một bông hoa đẹp rực rỡ và một tấm lòng dịu hiền, nhân ái. Nàng được Kim Hoa Bà Bà cài vào làm tì nữ của Dương Bất Hối để lấy Càn Khôn Đại Nã Di, gặp Vô Kỵ và lặng lẽ thương yêu chàng một cách chân thành, vô tư, không ghen tuông, không giận chàng. Tính tình nàng không nanh nọc độc ác trái lại còn mềm mỏng, dịu dàng, rất hiểu ý người, đảm đang, có phần trẻ con dễ thương, tâm cơ sâu sắc nên đã tốt bụng giúp Trương Vô Kỵ học được Càn Khôn Đại Nã Di, ngày ngày đi theo trở thành tì nữ của Vô Kỵ. Nhưng rồi về sau nàng buộc phải từ biệt người mình yêu để cứu mẹ, trở thành giáo chủ tổng giáo Minh giáo Ba Tư thông minh, kiến thức võ học uyên thâm và rất có bản lĩnh.

Ân Ly là nhân vật nữ trong tiểu thuyết võ hiệp Ỷ Thiên Đồ Long Ký của nhà văn Kim Dung, còn có tên gọi khác là Thù Nhi (có bản dịch là Châu Nhi).

Ân Ly là con gái của Ân Dã Vương, cháu nội của Bạch Mi Ưng Vương Ân Thiên Chính - người đứng đầu Thiên Ưng Giáo và là một trong Tứ đại hộ pháp Minh giáo. Trương Vô Kỵ gọi thân thiết Ân Ly là biểu muội. Ân Ly từng là một cô gái có khuôn mặt xinh xắn, đôi mắt long lanh như mặt nước hồ mùa thu, vóc dáng thon thả, kiều diễm vô cùng, tâm hồn trong sáng, trái tim tình si.

Do có thù với cha ruột có mới nới cũ, hạ sát dì ghẻ, bị hai huynh đệ truy sát, cái chết thương tâm của mẹ cùng với sự lạnh nhạt của tình quân Vô Kỵ nên Ân Ly không ngại hủy hoại dung mạo, khuôn mặt sưng vù, cực kỳ xấu xí để luyện tà công Thiên Thù Vạn Độc Thủ (cái tên Thù Nhi cũng từ đây mà có), thường khoác lên người vẻ ngoài cứng rắn pha chút tà giáo manh động. Lặng lẽ yêu Trương Vô Kỵ chân thành và bất diệt, chỉ vì vết cắn khi còn nhỏ ở Hồ Điệp cốc, sau cũng vì Vô Kỵ mà phản bội sư phụ là Kim Hoa bà bà. Nàng chăm sóc chàng rất tốt, cho ăn nhưng thỉnh thoảng nàng đánh chàng nếu có điều gì không vừa ý và dễ ghen tuông. Ân Ly độc ác như vậy khiến Vô Kỵ rùng mình nhưng vốn tính thương người nên chàng vẫn yêu nàng vì dù sao hai người cũng đã trải qua những ngày hoạn nạn. Về sau Ân Ly bị Chu Chỉ Nhược hãm hại chỉ vì chàng Trương xem nàng như một thê tử, tuy không chết nhưng tâm tính trở nên điên loạn, thất thường và cố chấp đi tìm một chàng thiếu niên 14 tuổi Trương Vô Kỵ khôi ngô nhưng kiêu ngạo ở Hồ Điệp cốc ngày ấy trong trí tưởng tượng của mình.

Triệu Mẫn

Triệu Mẫn là người Mông Cổ tên thật của cô là Mẫn Mẫn Đặc Mộc Nhĩ cô và anh cô là Khố Khố Đặc Mộc Nhĩ rất quái dị: Nói tiếng Hán và thích mặc trang phục của người Hán. Lúc đầu và Trương Vô Kỵ là kẻ thù của nhau nhưng sau này cô phản bội cha và anh để đến với Trương Vô Kỵ

Bang Phái giang hồ

Câu chuyện là sự tranh giành của các thế lực Triều Đình và Giang Hồ, khởi đầu từ âm mưu chia rẽ nhằm làm suy yếu võ lâm của Nhữ Dương Vương Phủ. Trong giang hồ chia thành 2 phe "chính - tà" . Chính phái đại diện bởi Lục Đại Phái: Thiếu Lâm, Võ Đang, Nga My, Côn Lôn, Hoa Sơn, Không Động, Tà Phái bị hiểu lầm do triều đình ly gián là Minh Giáo và Thiên ưng giáo được phe chính phái gọi là "Ma giáo " ngoài ra là các thế lực ít can dự tranh chấp giang hồ như Cổ Mộ phái, Linh xà đảo,...

Minh Giáo:

  • từ Ba Tư truyền sang, có tục thờ lửa, còn gọi là Bái Hỏa Giáo, giang hồ không hiểu gọi là Ma giáo, tinh thần giáo phái này là nghĩa hiệp giúp yếu, luôn đối đầu với triều đình Mông cổ, phái này vừa có nhiều cao thủ, vừa có nhiều giáo dân, quân đội... trở thành thế lực hùng mạnh nhất Giang hồ,
  • giáo chủ: Trương Đính thiên, Trương Vô kỵ, Dương Tiêu
  • Tổng Đàn: đỉnh Quang Minh, Tây Vực
  • Môn hạ: Tả Hữu sứ giả, Tứ đại Pháp vương hộ giáo, Ngũ tản nhân, Ngũ hành kỳ chủ....Thường Ngộ Xuân, Chu Nguyên Chương
  • Tổ chức: Ngũ Hành Kỳ, Thiên địa phong lôi tứ môn
  • Báu vật trấn giáo: Thánh hỏa Lệnh
  • Tuyệt kĩ trấn giáo: càn khôn đại na di

Thiếu Lâm Tự:

  • Nằm trên núi Thiếu Thất sơn, xây từ thời Nam Lương - Bắc Ngụy, là thánh địa Phật giáo, võ học Trung Nguyên, Phượng trượng Thiếu Lâm đồng thời cũng là lãnh tụ quần hùng trung nguyên. Phái này có võ học tinh thâm bậc nhất, môn đệ Xuất gia đông đảo, đệ tử tục gia nổi tiếng khắp giang hồ, vì không có nhân mã quân đội nên tiềm lực không sánh bằng Minh giáo, triều đình nhưng vẫn là môn phái đệ nhất thiên hạ.
  • Trụ Xứ: Dãy Tung Sơn - tỉnh Hà Nam, Trung Nguyên
  • Phương Trượng: Khổ thừa thiền sư, Thiên Minh thiền sư,....Không Kiến thần tăng, Không Văn thần tăng...
  • Cao thủ: Khổ trí, Vô Sắc, Vô tướng, giác Viễn, Tâm thiền Đường thất lão, Độ ách, Độ Kiếp, Độ Nạn, Không Trí, Không Tính,...Các hoàng y lão tăng trong Đạt Ma viện, ...
  • Môn hạ: Viên Âm, Viên nghiệp, Tuệ Thông, Tuệ Quang,...
  • Môn Hạ tục gia: Đa hùng tí Đô Đại Cẩm - Long Môn tiêu cục Tổng tiêu đầu,
  • Tuyệt học: Cửu Dương thần công, 72 tuyệt kĩ, Long trảo Thủ, Kim cang bất Hoại thể,......Đại Vi Đà chưởng,

Võ Đang:

  • Phái này xuất hiện khoảng vài chục năm trên giang hồ, do 1 đệ tử tục gia Thiếu Lâm là Trương quân Bảo đệ tử của giác viễn thiền sư, sau làm đạo sĩ tục gọi Trương Tam Phong. Tuy xuất hiện muộn nhưng võ công lại nổi trội, đại diện cho Đạo giáo nên được võ lâm rất kính ngưỡng, sau này Trương Tam Phong tuổi cả trăm năm được tôn làm Chân Nhân (tiên trưởng) nên phái này đôi khi còn được tề danh với Thiếu Lâm làm lãnh tụ quần hùng.
  • Trụ xứ: Núi Võ Đang, gần sông Hán thủy tỉnh Hồ Bắc
  • Tổ Sư: Trương Chân Nhân
  • Trưởng môn: Du Liên Châu (võ công cao nhất trong thất hiệp)
  • Cao thủ: Tống viễn kiều, Ân Lê Đình (Ân lợi hanh) , Du Đại Nham, Trương Tòng khê (đa mưu túc trí nhất) , Trương thúy Sơn, Mạc thanh Cốc, Tống Thanh thư,
  • Bảo bối trấn phái: Đôi thiết La hán chùa Thiếu Lâm
  • Tuyệt kĩ: Cửu Dương thần công, Thái cực quyền, Thái Cực kiếm, Chân võ Thất Tuyệt trận, Thê vân tung...Chấn Sơn Chưởng, Hổ trảo tuyệt Hộ thủ, Thuần Dương Vô cực công,

Cổ Mộ Phái:

  • Phái này xuất hiện từ thời Bắc Tống tổ sư là Lâm Chiêu Anh võ công trác Tuyệt nhưng giang hồ ít ai biết đến, nó là gạch nối giữ 2 bộ truyện Ỷ thiên Đồ Long ký và Thần Điêu hiệp Lữ, thâm chí là cả Anh Hùng Xạ Điêu. Trong truyện này phái này rất mờ nhạt nhưng lại quan trọng vô cùng từ đầu câu chuyện với 2 vị tổ sư Trương Quân bảo, quách Tương khi còn nhỏ tới việc Hoàng Y nữ nhân ra tay can thiệp lúc kết chuyện nhắc lại uyên nguyên của cả 2 báu vật Đồ Long Đao, ỷ Thiên Kiếm.
  • Địa điểm: ngôi Cổ Mộ xây cất tinh xảo do Vương trùng Dương chân nhân phái Toàn chân xây cất ở núi Chung Nam
  • Môn chủ: Lâm Chiêu Anh, sư phụ của Tiểu Long Nữ, Tiểu Long Nữ,.. Hoàng Y nữ nhân
  • cao thủ: Thần Điêu Đại Hiệp, Lý Mạc Sầu,....
  • Tuyệt kĩ: Cửu Dương thần công, Cửu âm chân kinh, Ngọc Nữ Tâm kinh,....

Nhữ Dương Vương Phủ:

  • Đại diện Triều đình chuyên dẹp loạn và tiêu diệt sự chống đối từ Giang hồ võ lâm, có quân đội, cao thủ dướng trướng vô số, là lực lượng vô cùng mạnh mẽ chỉ có Minh giáo mới địch nổi
  • Vương phủ: Nhữ Dương Vương, Thế tử Vương Bảo Bảo, Quận chúa Triệu Minh (Mẫn) , Vương phi...
  • Môn Hạ: Huyền Minh Nhị lão Lộc trượng khách, Hạc bút ông, Khổ đầu đà(Phạm dao) , A đại, A Nhị, A Tam, Thần Tiễn Bát hùng, Maha Ba tư, Ôn ngọa nhi, Hắc lâm bát phu, Thành Côn (viên Chân)
  • Bảo bối: hắc Ngọc đoạn tục cao,..Đồ Long Đao (do Nhữ Dương vương tiến công nhằm gây tranh đoạt giang hồ)

Thiên ưng giáo:

Sau khi Trương Đính thiên giáo chủ Minh giáo chết đột ngột, các hộ giáo vương tranh nhau làm giáo chủ, nên Bạch My Ưng Vương đã tách ra lập nên Thiên ưng giáo, khi cháu ngoại Trương Vô kị của lão chấn Hưng Minh giáo thì Thiên ưng giáo lại trở về làm 1 Kỳ trong Minh giáo cùng với Ngũ hành Kỳ vốn có của Minh giáo. Tổ chức của phái này cũng giống Minh giáo tuy quy mô nhỏ hơn nhưng cũng nhiều cao thủ, binh mã thế lực khá mạnh.

  • giáo chủ: Ân Thiên Chính
  • Phó giáo chủ: Ân Dã vương
  • Cao thủ: Lý Thiên Viên (sư đệ Ân thiên chính) , Ân Tố Tố, Thường Kim bằng , Bạch Quy Thọ, Ân vô lộc, Ân Vô thọ, Ân Vô Phúc,
  • Tổ chức: Nội Tam Đường (Thiên Vi Đường, Tử vi Đường,Thiên thị Đường) , Ngoại Ngũ Đàn (Chu Tước Đàn, Huyền vũ Đàn, Bạch hổ Đàn, Thanh Long Đàn, Thần xà Đàn)
  • Bảo Bối: Đồ Long Đao (sau nhiều năm biệt tích, thanh đao này vốn lại do Thiên ưng giáo truy tầm và bố cáo ra thiên hạ) .
  • Tuyệt kĩ: Ưng Trảo công

Thiếu Lâm Tây Vực:

  • Do 1 vị hỏa công đầu đà (sư làm bếp) trong Thiếu Lâm do hay bị bức bách nên oán hận, hoc trộm võ công rồi đánh chết giám quản bếp, đánh bại cả cao tăng Thiếu Lâm sau đó Khổ Tuệ thiền sư thủ tọa La hán Đường vì tranh chấp trong môn phái xuống núi đến Tây Vực lập nên phái này, tuy không có bề dày như Thiếu lâm chính tông nhưng cao thủ rất nhiều và tài ba không kém phái gốc.
  • Tổ sư:Khổ tuệ thiền sư
  • Cao thủ: Phan thiên canh, Phương thiên lao, vệ Thiên Vọng
  • Tuyệt kĩ:

Kim Cang Môn:

  • Khi Khổ Tuệ thiền sư sang Tây vực thì Hỏa công đầu đà cũng đến tây vực và lập ra phái Kim Cương Môn võ công cũng từ Thiếu Lâm, tuy vậy nhân cách tính tình của họ không tốt, các đệ tử đời sau tuy võ công cao cường nhưng lại phục vụ triều đình chống lại giang hồ, gây nên thương tích cho Du Đại Nham và mẫu thuẫn cho Thiếu Lâm chính phái với Võ Đang trong suốt nhiều năm sau này....
  • Sư tổ: Hỏa Công Đầu Đà
  • Môn hạ: A Tam, Cương Tướng (đóng giả sư Thiếu lâm ám sát Trương Tam Phong)
  • Bảo bối: hắc ngọc đoạn tục cao
  • Tuyệt Kĩ: Đại lực kim cang chỉ

Nga My:

  • Xuất hiện cùng thời với phái Võ Đang, đa số là nữ nhân và cũng chỉ có nữ nhân mới là trưởng môn. Tổ sư phái này là quách Tương nữ hiệp con gái 2 đại hiệp quách Tĩnh, Hoàng dung, từ nhỏ vị này đã học được võ công từ các tiền bối như: Hoàng Lão tà, Chu bá thông, Kim Luân quốc sư, thần điêu đại hiệp, giác viễn thiền sư chùa thiếu Lâm...có thể nói phái này có nguồn gốc võ công đang dạng rộng khắp và cũng là 1 gạch nối giữa 3 bộ truyện Ỷ thiên, Thần Điêu, Anh hùng xạ điêu. Tuy võ công bác đại tinh thâm nhưng sau đời tổ sư thú nhất thì không có ai nổi trội vì vậy thanh danh kém cả Võ đang, tuy thế có thanh Ỷ thiên kiếm gia truyền nên trên giang hồ tựa như xếp thứ 3 trong các đại môn phái.
  • Tổ sư: Tiểu đông tà quách Tương nữ hiệp
  • Trưởng Môn: Diệt tuyệt sư thái, Chu chỉ Nhược
  • Môn hạ: Cô Hồng tử, Kỷ hiểu Phù, Đinh Mẫn Quân, Tĩnh Hư sư thái, Tĩnh huyền,
  • Bảo vật trấn phái: Ỷ thiên Kiếm,
  • Tuyệt Kĩ: Cửu Dương thần công,

Cái Bang:

Côn Lôn:

  • ngụ trên dãy Côn Lôn ở phía tây, mang màu sắc Đạo giáo, chuyên về kiếm pháp, kiếm trận là 1 phái nổi danh lớn, lâu đời và có danh tiếng trên Giang hồ Ngang với Nga My, chỉ đứng sau Thiếu lâm, Võ Đang.
  • Trưởng Môn: Côn Lôn tam thánh Hà Túc Đạo,...Tây hoa tử, Hà thái Xung
  • Cao thủ: Tưởng Đào, Cao tắc thành, thiểm Điện nương nương,Ban thục nhàn
  • Tuyệt Kĩ: Côn lôn kiếm pháp, Hàn Mai kiếm trận,

Hoa Sơn:

Linh xà Đảo:

  • Không phải một môn phái bang hội, nhưng lại là thế lực có tiếng tăm trên giang hồ
  • Đảo chúa: Ngân Diệp tiên sinh họ Hàn, Hàn Phu Nhân - Kim hoa Bà bà (Tử Sam Long Vương, Thánh nữ ba tư Đại Ỷ Ty) , con gái của 2 đảo chủ là Tiểu Chiêu (thánh nữ ba tư)
  • Môn hạ: Ân Ly

Thánh giáo Ba tư:

Không Động:

  • Là phái lớn trên giang Hồ, Tạ tốn ăn cắp tuyệt kĩ phái này rồi tu luyện để báo thù Thành Côn gây ra biết bao vu án lớn chấn động, tuy thế trong phái không có nhân tài kiệt xuất
  • trưởng Môn: Đường Văn lượng
  • Cao Thủ: Không Động ngũ lão
  • tuyệt kĩ: Thất thương quyền

Các Phái khác:

  • Hải Sa Bang, Cự kình phái, Thần Quyền phái, Ngũ phượng đao cửu môn, Lương thuyền bang, Thanh Long Phái, Tam Giang bang, Long môn tiêu cục, Hổ Cứ tiêu cục, Yến vân tiêu cục, Tấn Dương tiêu cục, Vu sơn Bang,


Tham khảo