Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đảo Phú Lâm”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n AlphamaEditor, Executed time: 00:00:07.7894455
n →‎Tham khảo: AlphamaEditor, thêm thể loại, Executed time: 00:00:08.8749091
Dòng 34: Dòng 34:


[[Thể loại:Quần đảo Hoàng Sa]]
[[Thể loại:Quần đảo Hoàng Sa]]
[[Thể loại:Hải quân Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc]]

Phiên bản lúc 16:37, ngày 10 tháng 11 năm 2015

Quần đảo Hoàng Sa

Đảo Phú Lâm là một trong hai đảo lớn nhất thuộc nhóm đảo An Vĩnh (Amphitrite Group), thuộc quần đảo Hoàng SaBiển Đông. Đảo có nhiều cây cối tươi tốt nên mang tên Phú Lâm. Đây là đảo quan trọng nhất của nhóm đảo An Vĩnh và quần đảo Hoàng Sa[cần dẫn nguồn].

Cả Việt NamTrung Quốc đều tuyên bố chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa, trong đó có đảo Phú Lâm. Hiện nay, Trung Quốc đang quản lý hòn đảo này.

  • Tên gọi: đảo Phú Lâm; tiếng Anh: Woody Island; tiếng Pháp: île Boisée; tiếng Trung Quốc: chữ Hán phồn thể:永興島, chữ Hán giản thể:永兴岛, bính âm: Yongxing Dao (Vĩnh Hưng Đảo)
  • Tọa độ: 16°50' vĩ Bắc, 112°19' kinh Đông. Đảo Phú Lâm nằm bên đảo Hòn/Đá Tháp (Rocky Island, cao 50 ft), diện tích lớn hơn Hòn Đá nhưng cao độ thấp hơn rất nhiều.
  • Hình thể: dài 1,7 km, rộng 1,2 km, diện tích 320 acres hay chừng 1,3-2,1 km².

Trước thế chiến thứ hai, Pháp đã đặt một trạm khí tượng trên đảo này mang số hiệu 48859. Trên đảo còn có Hoàng Sa Tự được cho rằng xây từ thời vua Minh Mạng và một số công trình quân sự khác.

Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản chiếm đóng đảo này. Cùng với đảo Ba Bình (thuộc quần đảo Trường Sa), đảo Phú Lâm đã bị quân đồng minh tấn công bằng không quân và hải quân.

Sau khi Nhật đầu hàng Đồng minh, vào tháng 6 năm 1946 Hải quân Pháp gửi chiến hạm Savorgnan de Brazza đến chiếm các đảo Hoàng Sa. Vì Chiến tranh Đông Dương bùng nổ dữ dội, vào tháng 9/1946 người Pháp rút quân khỏi Hoàng Sa.

Vào ngày 26 tháng 6 năm 1946, dựa trên Tuyên bố CairoTuyên bố Potsdam, 4 tàu chiến của Trung Hoa Dân Quốc đổ bộ lên quần đảo với lý do giải giáp quân Nhật (đáng lẽ phải làm vào năm 1945). Ngày 7 tháng 1 năm 1947, chính phủ Trung Hoa Dân Quốc tuyên bố họ đã chiếm giữ quần đảo Tây Sa nhưng thực ra mới chỉ chiếm đảo Phú Lâm mà họ gọi là đảo Vĩnh Hưng.

Ngày 17 tháng 1 năm 1947, pháo hạm Le Tonkinois của Hải quân Pháp đến quần đảo Hoàng Sa để đòi quân đội Tưởng Giới Thạch rút khỏi đây. Khi yêu cầu này bị từ chối, quân Pháp bèn đổ 10 quân nhân Pháp và 17 quân nhân Việt Nam chiếm giữ đảo Hoàng Sa (Pattle Island). Đến tháng 4 năm 1950, sau khi Trung Hoa Dân Quốc chạy ra Đài Loan, quân đội Tưởng Giới Thạch rút khỏi đảo Phú Lâm và đảo Ba Bình.

Bảy năm sau khi làm chủ được đại lục, chính quyền CHND Trung Hoa mới bí mật cho quân chiếm đóng đảo Phú Lâm vào đêm ngày 20, rạng ngày 21 tháng 2 năm 1956.

Trung Quốc đã xây dựng một sân bay lớn đáp ứng được việc cất/hạ cánh cho các máy bay hạng nặng cùng hai bến cảng tàu lớn trên đảo Phú Lâm. Hiện nay cơ sở hạ tầng trên đảo Phú Lâm đã hoàn chỉnh và được tổ chức như một thị xã, nhằm phục vụ mục đích quốc phòngkinh tế của Trung Quốc trong toàn bộ khu vực biển Đông Việt Nam. Trên đảo còn có đài kiểm báo, kênh đào và nhiều tiện nghi quân sự khác.

Hiện nay, Trung Quốc đặt Bộ chỉ huy toàn thể lực lượng quân trú phòng quần đảo Hoàng Sa trên đảo Phú Lâm. Căn cứ quân sự này kiên cố nhất trên Biển Đông. Sách Ocean Yearbook 10 (Chicago 1993) cho biết có tới 4.000 binh sĩ Hải quân và Thủy quân Lục chiến trong vùng biển Hoàng Sa. Phần lớn số lính này đóng tại đảo Phú Lâm, số ít đóng trên đảo Linh Côn và các đảo thuộc nhóm Trăng Khuyết (Lưỡi Liềm).


Tham khảo