Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nguyễn Văn Minh (trung tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa)”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n AlphamaEditor, thêm thể loại, Executed time: 00:00:18.1060000
Tập tin NguyenVanMinh.jpg đã bị bỏ ra khỏi bài viết vì nó đã bị xóa ở Commons bởi Jameslwoodward vì lý do: Commons:Deletion requests/Files uploaded by Hoàng Đình Thảo - Using
Dòng 5: Dòng 5:
| nơi sinh=
| nơi sinh=
| nơi mất=
| nơi mất=
| hình= [[Tập tin:NguyenVanMinh.jpg|170px]]
| hình= [[Tập|170px]]
| thuộc=
| thuộc=
| năm phục vụ=
| năm phục vụ=

Phiên bản lúc 11:43, ngày 14 tháng 11 năm 2015

Nguyễn Văn Minh
170px

Nguyễn Văn Minh (1929-2006) là một cựu Trung tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa, nguyên Tư lệnh Quân đoàn III & Quân khu 3 chiến thuật, 2 lần Tư lệnh Biệt khu Thủ đô, một địa bàn mà trong đó tất cả các cơ quan đầu não của chính quyền và quân đội Việt Nam Cộng hòa đều tập trung tại đây. Bấy giờ, giới quân nhân đặt cho ông biệt danh là "Minh đờn" do khả năng trình diễn bằng guitare của ông để phân biệt với một số tướng lĩnh khác cùng tên như tướng Dương Văn Minh (biệt danh "Minh lớn"), tướng Trần Văn Minh Lục quân (biệt danh "Minh nhỏ") và tướng Trần Văn Minh Không quân (biệt danh "Minh đen").

Thân thế và bước đầu binh nghiệp

Ông sinh vào tháng 2 năm 1929 tại Sài Gòn. Năm 1951, ông được lệnh động viên nhập ngũ vào Quân đội Quốc gia Việt Nam. Do từng tốt nghiệp Trung học đệ nhị cấp, ông được cho đi theo học khoá 4 Lý Thường Kiệt Trường Võ bị Liên quân Đà Lạt. Sau khi tốt nghiệp tháng 12 năm 1951 với cấp bậc Thiếu úy, ông được bổ nhiệm làm Trung đội trưởng Trung đội bộ binh thuộc Tiểu đoàn khinh quân Việt Nam. Năm 1953, ông được thăng cấp Trung úy, giữ chức vụ Đại đội trưởng; năm 1954, thăng cấp Đại úy.

Tháng 8 năm 1955, ông được thăng Thiếu tá, được bổ nhiệm làm Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 61 Việt Nam, kiêm Quận trưởng Đức Hòa, tỉnh Chợ Lớn. Sau cuộc bầu cử Quốc hội Lập hiến và Tổng thống Việt Nam Cộng hòa cuối năm 1955, ông được đề cử chức Tỉnh trưởng Sa Đéc, thăng cấp Trung tá.[1]

Khi đảo chính 1960 nổ ra, ông đã có những động thái ủng hộ phe đảo chính. Vì vậy ông bị thuyên chuyển làm Tỉnh trưởng An Giang.[2]

Hoạn lộ hanh thông

Khi cuộc đảo chính 1 tháng 11 năm 1963 nổ ra, ông được các tướng lĩnh chỉ huy đảo chính chỉ định làm Chỉ huy trưởng Lữ đoàn B Cà Mau thuộc Sư đoàn 21 Bộ binh. Ngày 2 tháng 11 ông được đặc cách thăng cấp Đại tá.

Trung tuần tháng 3 năm 1965, ông được bổ nhiệm làm Tư lệnh Sư đoàn 21 Bộ binh. Ngày 1 tháng 11 cùng năm, vinh thăng Chuẩn tướng. Tháng 1 năm 1968, thăng Thiếu tướng. Thời gian ông giữ chức Tư lệnh Sư đoàn, Sư đoàn 21 được cố vấn Mỹ nhận xét "do sự lãnh đạo và tài khéo của Tư lệnh, Thiếu tướng Nguyễn Văn Minh. Sư đoàn này là một lực lượng chiến đấu dũng mãnh, và được chỉ huy cách đầy đủ."[2]

Tháng 6 năm 1968, ông nhận chức vụ Tư lệnh Biệt khu Thủ đô thay Đại tá Nguyễn Văn Giám (bị thương trong vụ trực thăng Mỹ bắn lầm tại Chợ Lớn vào ngày 2 tháng 6 năm 1968).

Năm 1971, ông được bổ nhiệm vào chức vụ Tư lệnh Quân đoàn III & Quân khu 3 thay Trung tướng Đỗ Cao Trí bị tử nạn trực thăng ngày 23 tháng 2 năm 1971 tại Tây Ninh. Tuy nhiên, trong vai trò Tư lệnh Quân đoàn, ông bị nhận xét là "thái độ lúng túng trong chức vụ chỉ huy cao cấp và trí hiểu biết hạn hẹp về chiến lược"[2]

Ngày 1 tháng 11 năm 1972, ông được thăng Trung tướng. Năm 1973, ông được điều chuyển công tác về nhận chức Chỉ huy trưởng Trường Bộ binh Thủ Đức. Một năm sau, chuyển sang làm Tổng Thanh tra Quân lực Việt Nam Cộng hòa.

Ngày 24 tháng 3 năm 1975, ông được tái bổ nhiệm làm Tư lệnh Biệt khu Thủ đô kiêm Tổng trấn Đô Thành Sài Gòn, Chợ Lớn. Tuy nhiên, đến ngày 28 tháng 4 năm 1975, ông đào nhiệm và di tản sang Hoa Kỳ.[3].

Cuộc sống cuối đời

Sau khi đến Hoa Kỳ, ông định cư tại San Diego California, Hoa Kỳ.

Ngày 24 tháng 11 năm 2006, ông từ trần tại nơi định cư, thọ 77 tuổi.

Đời tư

Ông lập gia đình với bà Phan Thị Mỹ Dung. Ông bà có với nhau 6 người con gồm 4 trai, 2 gái.

Chú thích

  1. ^ Văn Nguyên Dưỡng, Tướng Lê Văn Hưng Và Những Sự Thực Ở Chiến Trường An Lộc Trong Mùa Hè 1972.
  2. ^ a b c Dẫn theo Dale Andrade, Trial By Fire, 1995. pp 374-377
  3. ^ Phạm Bá Hoa, Ngày cuối từ Tổng tham mưu đến Biệt khu thủ đô.

Tham khảo

  • Trần Ngọc Thống, Hồ Đắc Huân, Lê Đình Thụy (2011). Lược sử quân lực Việt Nam Cộng hòa. Hương Quê. ISBN 978-0-9852-1820-1.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết) [cần số trang]