Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đại thành tựu”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 15: Dòng 15:
!Tên
!Tên
!Danh Hiệu
!Danh Hiệu
!Niên Đại
!Địa Phương
!Địa Phương
!Thượng Sư
!Thượng Sư
!Pháp Môn hành trì
!Pháp Môn hành trì
!thời gian tu tập
!Ghi Chú
!Ghi Chú
|-
|-
|'''Sharaha'''
|'''Sharaha'''
|Đại Bà La Môn
|Đại Bà La Môn
|
|Roli miền Đông Ấn Độ
|Roli miền Đông Ấn Độ
|Được một nhà sư mật truyền tâm pháp
|Được một nhà sư mật truyền tâm pháp
|
|
|
|
|
Dòng 31: Dòng 31:
|'''Nagajuna - Long Thọ'''
|'''Nagajuna - Long Thọ'''
|Nhà Hiền triết , luyện kim
|Nhà Hiền triết , luyện kim
|
|Kanchi
|Kanchi
|
|
|chân Ngôn Tara , ngũ minh môn
|chân Ngôn Tara , ngũ minh môn
|
|thời trẻ là người gàn dở , hay cưỡng đoạt tài sản của người khác
|thời trẻ là người gàn dở , hay cưỡng đoạt tài sản của người khác
|-
|-
|'''Vyalipa'''
|'''Vyalipa'''
|Nhà luyện kim
|Nhà luyện kim
|
|
|
|Long Thọ
|Long Thọ
|
|
|
|vốn là 1 bà la môn giàu có nuôi ước mơ trường sinh bất tử
|vốn là 1 bà la môn giàu có nuôi ước mơ trường sinh bất tử
Dòng 47: Dòng 47:
|'''Samudra'''
|'''Samudra'''
|Thợ Mò ngọc trai
|Thợ Mò ngọc trai
|
|
|
|Đại sư Acintapa
|Đại sư Acintapa
|
|
|3 năm
|
|
|-
|-
|'''Lkashimikara'''
|'''Lkashimikara'''
|Công chúa giả điên
|Công chúa giả điên
|
|Shabhala
|Shabhala
|
|
|
|
|
Dòng 63: Dòng 63:
|'''Mekhala và Kanakhala'''
|'''Mekhala và Kanakhala'''
|2 chị em nâng thủ cấp
|2 chị em nâng thủ cấp
|Devikota
|Đại Sư ''Krsnacarya''
|Kim Cương Tâm Pháp
|12 năm
|
|-
|'''Kumbharipa'''
|Người thợ gốm
|Jomanasri
|một nhà sư Du già
|
|6 tháng
|
|-
|'''Manibhadra'''
|Bà nội chợ hạnh phúc
|thị trấn Agaru
|Đại sư Kukkuripa
|định tâm vào một điểm duy nhất
|12 năm
|
|-
|'''Udhilipa'''
|Người bay
|
|Đại sư Kanaripa
|tụng chân ngôn Kim cương thánh nữ 10.000 lần tại 24 thánh địa
|
|
|-
|'''Celuka'''
|Kẻ ăn không ngồi rồi lấy lại sức sống
|Mangalapur
|Yogi Maitripa
|tantra Chakrasamvara
|9 năm
|
|-
|'''Kilakipana'''
|Người rộng mồm
|Bhiralipa
|
|
|
|
|-
|'''Kantali'''
|Người khâu vải vụn
|
|
|
|

Phiên bản lúc 15:10, ngày 21 tháng 11 năm 2015

Đại thành tựu (zh. 大成就, sa. mahāsiddha), hoặc là Đại thành tựu giả, cũng dịch âm là Ma-ha-tất-đạt (zh. 摩訶悉達), là danh hiệu chỉ những vị tu khổ hạnh, đã đạt cốt tuỷ của giáo pháp Đát-đặc-la của Phật giáo (Vô thượng du-già) một cách siêu việt. Người ta nhắc đến nhiều nhất 84 vị Đại thành tựu của thế kỉ thứ 8 đến thế kỉ thứ 12 tại Ấn Độ, là những vị tu học khác hẳn truyền thống tu tập ở các Tinh xá (sa., pi. vihāra) của Đại thừa. Đó là những vị nam nữ, thuộc tầng lớp xã hội khác nhau, là những người đã để lại cho Phật giáo Bắc Ấn Độ và Tây Tạng một ảnh hưởng quyết định.

Thành tựu giả (sa. siddha) là các vị đã đạt thần thông, thần thông này được gọi là Thành tựu pháp (sa. siddhi, hoặc Tất-địa). Người xuất gia hay cư sĩ đều có thể đạt Tất-địa.

Trong thời Phật còn tại thế, người ta đã thừa nhận trong quá trình tu tập, hành giả có thể đạt thần thông nhất định, nhưng các thần thông đó đều vô ích, không đáng quan tâm. Chính Phật cũng không cho phép đệ tử mình thi triển thần thông, trừ khi cần phải thi triển vì mục đích giáo hoá. Thế nhưng, Mật tông, nhất là truyền thống Đát-đặc-la có khuynh hướng khuyến khích việc thi triển thần thông, xem nó như một trong những phương tiện thiện xảo để giáo hoá. Vì thế phần lớn các vị Thành tựu hay xiển dương thần thông như bay trên không, đi dưới nước, xuyên qua tường hay kéo dài thọ mệnh. Các vị đạt một ít thần thông nhất định được gọi là Thành tựu, các vị đạt được nhiều thần thông được gọi là Đại thành tựu. Người ta kể ra khoảng 34 thần thông khác nhau. Các vị đạt Tất-địa không nhất thiết là đã đạt giải thoát. Theo sách vở truyền lại thì ít có vị nào được ghi là "nhập Niết-bàn". Phần lớn được gọi là "đi vào cõi của Không hành nữ", được hiểu là nơi không còn tái sinh, tiếp tục tu học để giải thoát hoàn toàn.

Truyện về 84 vị Đại thành tựu do Vô Uý Thí Cát Tường (sa. abhayadatta śrī), một cao tăng Ấn Độ ghi lại trong thế kỉ 11,12 trong một tập dưới tựa Tiểu sử của 84 Đại thành tựu giả (sa. caturraśīti-siddha-pravṛtti, bản dịch của Keith Dowman và H.-W. Schumann). Truyền thống Tây Tạng cũng có những tập nói về chư vị nhưng có khác đôi chút. Trong quyển sách này, sự tích các vị là dựa vào tập của Vô Uý Thí Cát Tường. Đa số 84 vị này đều sống trong khoảng từ thế kỉ thứ 8 đến 12 và truyền thừa cho nhau. Các vị thường có rất nhiều tên khác nhau, phần lớn dựa vào tính chất đắc đạo hay nghề nghiệp các vị đó. Các câu chuyện truyền lại với những thần thông khác nhau có thể được thêm bớt, nhưng người ta cho rằng tất cả các vị đó đều là những nhân vật lịch sử, đã sống thật trên trái đất này.

Ngày nay người ta còn tìm thấy tiểu sử của 84 vị Đại thành tựu trong kinh sách Tây Tạng như Chatraba (sa. catrapa), người hành khất; Kantalipa (sa. kantalipa), thợ may và Kumbaripa (sa. kumbharipa), thợ gốm. Người ta cũng phải kể các vị như nhà vua Indrabhuti (sa. indrabhūti) và người em gái Lakshminkara (sa. lakṣmīṅkarā) cũng như Luận sư Shantipa (sa. śāntipa). Đời sống các vị đó khác nhau rất nhiều nhưng tất cả đều có chung một điều là các vị đều phải trải qua một cơn khủng hoảng trong đời, gặp một lời khai thị của một vị Đạo sư và biến khủng hoảng đó thành đạo giải thoát. Các vị thường có thái độ khó hiểu và ưa dùng nghịch lí để diễn tả cái không thể lĩnh hội được của sự thật vô thượng. Trong tiểu sử của vị Đại thành tựu Tantepa (sa. tantepa), người ta thấy sự hoà nhập giữa một cuộc đời tối tăm nhất và sự giác ngộ cao cả. Ông là người đánh bạc, phá tan gia sản và chỉ nhờ câu khai thị—thế giới thật ra cũng trống rỗng như túi tiền của mình—ông đạt giác ngộ và trực chứng Niết-bàn.

Các bài kệ ca tụng Chân như, trong đây được tạm dịch là Chứng đạo ca (sa. dohā, phiên âm Hán-Việt là Đạo-bả, 道把) của các vị Đại thành tựu thường rất thi vị và kích thích sức tưởng tượng. Tại Tây Tạng, truyền thống ca hát đó được Mật-lặc Nhật-ba và Drugpa Kunleg tiếp nối. Bài ca sau đây của người thợ rèn Saraha, một trong những vị Đại thành tựu danh tiếng nhất, để lại ấn tượng khó quên: "Ai thấu hiểu rằng, đầu đuôi chẳng có tâm thức nào cả, người đó đã thực hiện tâm Phật ba đời."

Danh Sách Các Đại Thành Tựu Giả

Tên Danh Hiệu Địa Phương Thượng Sư Pháp Môn hành trì thời gian tu tập Ghi Chú
Sharaha Đại Bà La Môn Roli miền Đông Ấn Độ Được một nhà sư mật truyền tâm pháp
Nagajuna - Long Thọ Nhà Hiền triết , luyện kim Kanchi chân Ngôn Tara , ngũ minh môn thời trẻ là người gàn dở , hay cưỡng đoạt tài sản của người khác
Vyalipa Nhà luyện kim Long Thọ vốn là 1 bà la môn giàu có nuôi ước mơ trường sinh bất tử
Samudra Thợ Mò ngọc trai Đại sư Acintapa 3 năm
Lkashimikara Công chúa giả điên Shabhala em gái vua Indrabhuti
Mekhala và Kanakhala 2 chị em nâng thủ cấp Devikota Đại Sư Krsnacarya Kim Cương Tâm Pháp 12 năm
Kumbharipa Người thợ gốm Jomanasri một nhà sư Du già 6 tháng
Manibhadra Bà nội chợ hạnh phúc thị trấn Agaru Đại sư Kukkuripa định tâm vào một điểm duy nhất 12 năm
Udhilipa Người bay Đại sư Kanaripa tụng chân ngôn Kim cương thánh nữ 10.000 lần tại 24 thánh địa
Celuka Kẻ ăn không ngồi rồi lấy lại sức sống Mangalapur Yogi Maitripa tantra Chakrasamvara 9 năm
Kilakipana Người rộng mồm Bhiralipa
Kantali Người khâu vải vụn

Tham khảo

  • Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-Guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ Điển. Phật Quang Đại Từ Điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
  • Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
Bảng các chữ viết tắt
bo.: Bod skad བོད་སྐད་, tiếng Tây Tạng | ja.: 日本語 tiếng Nhật | ko.: 한국어, tiếng Triều Tiên |
pi.: Pāli, tiếng Pali | sa.: Sanskrit संस्कृतम्, tiếng Phạn | zh.: 中文 chữ Hán