Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tôn Tẫn”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Liên kết ngoài: AlphamaEditor, thêm thể loại, Excuted time: 00:00:15.4069496
Dòng 18: Dòng 18:
{{sơ khai nhân vật quân sự Trung Quốc}}
{{sơ khai nhân vật quân sự Trung Quốc}}


[[Thể loại:Nhân vật quân sự Xuân Thu-Chiến Quốc]]
[[Thể loại:Nhân vật quân sự Chiến Quốc]]
[[Thể loại:Nhà quân sự]]
[[Thể loại:Nhà quân sự]]
[[Thể loại:Người Sơn Đông]]
[[Thể loại:Người Sơn Đông]]
[[Thể loại:Năm sinh không rõ]]
[[Thể loại:Năm sinh không rõ]]
[[Thể loại:Mất 316 TCN]]
[[Thể loại:Mất 316 TCN]]
[[Thể loại:Nhà văn Trung Quốc]]
[[Thể loại:Tướng Trung Quốc]]
[[Thể loại:Nhà triết học Trung Quốc]]
[[Thể loại:Nhà triết học Trung Quốc]]
[[Thể loại:Mất thập kỷ 310 TCN]]
[[Thể loại:316 TCN]]
[[Thể loại:Nước Tề]]
[[Thể loại:Nước Tề]]
[[Thể loại:Nước Ngụy]]
[[Thể loại:Nước Ngụy]]

Phiên bản lúc 16:47, ngày 24 tháng 11 năm 2015

Tôn Tẫn (孫臏, khoảng thế kỷ 4 TCN), người nước Tề, là một quân sư, một nhà chỉ huy quân sự nổi tiếng thời Chiến Quốc. Tương truyền, Tôn Tẫn là cháu của Tôn Tử, cùng với Bàng Quyên là học trò môn binh pháp của Quỷ Cốc Tử (ngoài Tẫn và Quyên, học trò Quỷ Cốc Tử Vương Hủ còn có Tô TầnTrương Nghi học môn du thuyết).

Bàng Quyên là bạn học với Tôn Tẫn, vì ham công danh phú quý nên xin Quỷ Cốc tiên sinh xuống núi trước để tìm công danh. Bàng Quyên làm tướng nước Ngụy, vì ghen ghét tài học của Tôn Tẫn đã mượn pháp luật mà trị tội chặt 2 chân, chạm vào mặt để Tẫn phải giấu mình không lộ diện. Sứ giả nước Tề đến đất Lương (Ngụy), Tôn Tẫn lén gặp thuyết phục sứ giả. Sứ giả nước Tề cho là kỳ lạ bèn mang trộm Tôn Tẫn lên xe về Tề. Tướng Tề là Điền Kỵ phục tài, tâu với Tề Uy Vương phong Tẫn làm thầy, cùng với Kỵ đem quân đánh Nguỵ. Tẫn ngồi trong xe kín, bày mưu kế cho Kỵ đánh Nguỵ phải kiệt quệ.

Mười ba năm sau, Nguỵ và Triệu đánh Hàn. Hàn cáo cấp với Tề, Tề lại sai Điền Kỵ làm tướng, Tôn Tẫn làm quân sư đi cứu Hàn. Tôn Tẫn dùng kế "vây Ngụy cứu Hàn" khiến cho tướng Ngụy là Bàng Quyên nghe vậy phải rời bỏ Hàn quay về. Tẫn lại dùng kế giảm số bếp trong quân lừa Bàng Quyên đuổi theo, rồi sau đó sai quân cung nỏ mai phục hai bên đường Mã Lăng, lấy một khúc gỗ to cạo sạch vỏ, lấy than khắc lên dòng chữ: "Bàng Quyên sẽ chết dưới cây này". Sau đó dặn quân lính hễ thấy ánh lửa nổi lên là bắn thẳng vào chỗ đó. Bàng Quyên đuổi đến nơi, thấy có chữ bèn sai quân thắp đuốc lên để đọc. Quyên đọc xong, thất kinh vội sai quân rút nhưng đã muộn. Quân Tề mai phục thấy ánh lửa đốt lên vội bắn như mưa về phía đó. Bàng Quyên bị tên bắn ngã ngựa, sợ bị quân Tề làm nhục vội rút gươm tự tử".

Chiến thuật mai phục của Tôn Tẫn ở Mã Lăng có thể coi là ví dụ nổi tiếng nhất của câu nói "Dĩ lợi động chi, dĩ tốt đãi chi" (以利動之,以卒待之, dùng lợi mà dụ địch tiến, trọng binh mai phục quân thù) trong sách Binh pháp Tôn Tử. Hai kế Vây Ngụy cứu Hànrút bếp của Tôn Tẫn sau này cũng trở nên nổi tiếng, Gia Cát Lượng từng sử dụng một biến thể của kế rút bếp là kế thêm bếp để ngăn quân Tư Mã Ý đuổi theo.

Xem thêm

Tham khảo

Liên kết ngoài