Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Bồ Tùng Linh”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
TobeBot (thảo luận | đóng góp)
Dòng 37: Dòng 37:
[[fr:Pu Songling]]
[[fr:Pu Songling]]
[[ko:포송령]]
[[ko:포송령]]
[[hu:Pu Szung-ling]]
[[ja:蒲松齢]]
[[ja:蒲松齢]]
[[no:Pu Songling]]
[[no:Pu Songling]]
[[pl:Pu Songling]]
[[ru:Пу Сунлин]]
[[ru:Пу Сунлин]]
[[sv:Pu Songling]]
[[sv:Pu Songling]]

Phiên bản lúc 21:43, ngày 7 tháng 9 năm 2009

Bồ Tùng Linh

Bồ Tùng Linh (phồn thể: 蒲松齡, giản thể:蒲松龄, sinh ngày 5 tháng 6 năm 1640— mất ngày 25 tháng 2 năm 1715), tự là Liêu Tiên và Kiếm Thần, cũng có người gọi ông là Liễu Tuyền cư sĩ, là một văn sĩ người Trung Hoa dưới triều đại nhà Thanh. Ông được biết đến nhiều với tác phẩm Liêu trai chí dị.

Tiểu sử

Bồ Tùng Linh sinh ra trong một gia đình tiểu thương ở huyện Truy Xuyên (淄川, nay là huyện Truy Bác, Sơn Đông). Ông có thể có tổ tiên là người Mông Cổ. Năm 19 tuổi, ông đỗ tú tài trong khoa thi, nhưng phải mãi đến năm 71 tuổi ông mới đỗ cống sinh. Thân phụ của Bồ Tùng Linh là Bồ Bàn vì lận đận nơi khoa trường, nên đã từ bỏ nghiệp nho theo nghiệp thương gia. Sinh con đầu lòng là Triệu Kỳ nhưng chẳng may chết yểu. Đến tuổi trung niên thì coi như ông đã tuyệt tự. Nên ông đóng cửa chuyên tâm đọc sách và làm từ thiện. Nhưng kỳ lạ thay lúc đó ông lại có bốn người con lần lượt là: Triệu Chuyên, Bá Linh, Tùng Linh và Hạc Linh. Bồ Tùng Linh là con dòng thứ.

Ông dành hầu hết thời gian trong việc dạy học tư, và sưu tầm những câu chuyện mà sau này được viết trong tác phẩm Liêu trai chí dị.

Sáng tác

Bồ Tùng Linh có các sáng tác trong cả thơ, tiểu thuyết và truyện ngắn. Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là đoản thiên tiểu thuyết Liêu trai chí dị bao gồm 16 quyển chia làm 431 tập truyện chính và 17 truyện phụ, vị chi 448 tập về những truyện kỳ quái mà ông sưu tập được. Đây cũng được coi là một đỉnh cao trong thể loại truyện ngắn cổ điển Trung Quốc.

Về tiểu thuyết, có bộ 16 quyển Liêu trai văn tập. Về thơ cũng có bộ Liêu trai thi tập bao gồm 6 quyển với hơn 1.000 bài thơ, 170 bài từ, 14 vở ca khúc dân gian và 3 vở tạp kịch. Ngoài ra, một số nhà phê bình văn học cho rằng tác phẩm tiểu thuyết Tỉnh thế nhân duyên truyện bằng tiếng Trung bản ngữ là của ông sáng tác.[1]

Luận bàn 2 chữ Liêu trai

Trong 2 từ Liêu Trai thì từ "Trai" là chính từ, còn từ "Liêu" chỉ là bổ túc từ. Từ "Trai" có rất nhiều nghĩa nhưng nghĩa "phòng học" là được nhiều người đồng tình nhất. Từ "Liêu" có nghĩa là "sơ sài" , "tạm bợ" . Vậy Liêu Trai có nghĩa là phòng học (cũng có thể là phòng đọc sách ngày xưa) sơ sài tạm bợ.Thật ra trước đó Liêu trai chí dị có tên là "Quỷ Hồ Truyện". Nhưng có lời đồn rằng trong lúc ông đi thi Hương, quỷ hồ cứ quanh quẩn ngoài lều khiến ông sợ hãi nên đổi tên thành Liêu Trai Chí Dị. Nhưng đó chỉ là tin đồn không có căn cứ để xác minh.

Tham khảo

  1. ^ Bồ Tùng Linh và truyện ngắn "Chuyện lạ chim câu"