Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nguyễn Hữu Hạnh”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Tập tin NguyenHuuHanh1.jpg đã bị bỏ ra khỏi bài viết vì nó đã bị xóa ở Commons bởi Jameslwoodward vì lý do: Commons:Deletion requests/Files uploaded by Hoàng Đình Thảo - Using
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 5: Dòng 5:
| nơi sinh= Mỹ Tho
| nơi sinh= Mỹ Tho
| nơi mất=
| nơi mất=
| hình= [[Tập|170px]]
| hình=
| thuộc= [[Tập tin:GOFVNflag.jpg|22px]] [[Quân lực Việt Nam Cộng hòa]]
| thuộc= [[Tập tin:GOFVNflag.jpg|22px]] [[Quân lực Việt Nam Cộng hòa]]
| năm phục vụ: 1946-1975
| năm phục vụ: 1946-1975

Phiên bản lúc 23:42, ngày 29 tháng 11 năm 2015

Nguyễn Hữu Hạnh
Sinh10-7-1926
Mỹ Tho
Thuộc Quân lực Việt Nam Cộng hòa
Quân hàm Chuẩn tướng
Đơn vịBiệt khu Thủ đô
Sư đoàn Bộ binh
Quân đoàn IV
Quân đoàn I
Bộ Tổng tham mưu
Chỉ huyQuân đội Liên hiệp Pháp
Quân đội Quốc gia Việt Nam
Quân lực Việt Nam Cộng hòa

Nguyễn Hữu Hạnh (1926) là phụ tá Tổng tham mưu trưởng cuối cùng của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Ông là cơ sở của Ban binh vận Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam, người đã tác động để Tổng thống Dương Văn Minh sớm đi đến quyết định kêu gọi Quân lực Việt Nam Cộng Hòa buông vũ khí trước sức tấn công của Quân Giải phóng miền NamQuân đội Nhân dân Việt Nam vào Sài Gòn tháng 4 năm 1975.

Tiểu sử & Binh nghiệp

Ông sinh ngày 10-7-1926 tại ấp Phú Thuận, xã Phú Phong, quận Châu Thành, Mỹ Tho (nay là tỉnh Tiền Giang) trong một gia đình điền chủ khá giả. Ông đã tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 1945.

Năm 1949, ông nhập ngũ vào Quân đội Liên hiệp Pháp, mang số quân: 46/103072. Theo học tại trường Võ bị Địa phương Vũng Tàu. Tốt nghiệp với cấp bậc Chuẩn úy. Ra trường ông được điều đi phục vụ tại một đơn vị bộ binh giữ chức vụ Trung dội trưởng dưới quyền Thiếu úy Đại đội trưởng Dương Văn Minh (Đây là sự khởi đầu của mối quan hệ thân tình của ông với Dương Văn Minh về sau này). Năm 1950, ông được thăng cấp Thiếu úy tại nhiệm. Qua năm 1951, ông lên cấp Trung úy.

Năm 1952, chính thức chuyển sang Quân đội Quốc gia, ông được thăng cấp Đại úy và được cử làm Tham mưu trưởng Phân khu Sài Gòn-Chợ Lớn. Đến năm 1954, ông được chỉ định làm Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 30 Việt Nam biệt lập thay thế Thiếu tá Huỳnh Văn Du.

Năm 1955, khi Ngô Đình Diệm lên làm Tổng thống và mở chiến dịch tiêu diệt lực lượng vũ trang của các giáo phái, ông được thăng cấp Thiếu tá giữ chức vụ Tham mưu trưởng Chiến dịch Hoàng Diệu (đánh Hòa Hảo), đến Chiến dịch Thoại Ngọc Hầu (đánh Cao Đài), ông được thăng cấp Trung tá, dưới quyền Đại tá Dương Văn Minh. Tuy nhiên, cách đối xử của Ngô Đình Diệm đối với Dương Văn Minh cũng ảnh hưởng nhiều đến đường công danh của ông. Sau đó, ông được giữ chức Tham mưu trưởng Biệt khu Thủ đô.

.(Tháng 10 năm 1963, khi đang là Đại tá Tham mưu trưởng Quân đoàn IV, dưới quyền Thiếu tướng Huỳnh Văn Cao, cha ông là Nguyễn Hữu Điệt qua đời. Do ý nguyện của cha muốn được chôn cất tại quê nhà, nơi đang thuộc quyền kiểm soát của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam tỉnh Mỹ Tho, ông đã thỏa thuận ngưng bắn 3 ngày để làm lễ tang và chôn cất cho cha. Điều này khiến cho Ban binh vận chú ý và nảy ý đồ vận động ông làm cơ sở).

Trong cuộc đảo chính 1 tháng 11 năm 1963, chính ông đã ngầm ủng hộ cho tướng Dương Văn Minh làm đảo chính, hỗ trợ Đại tá Nguyễn Hữu Có chiếm quyền chỉ huy Sư đoàn 7, khuyên tướng Huỳnh Văn Cao án binh bất động, ngăn cản lực lượng quân đoàn IV về chống đảo chính, giúp cuộc đảo chính thành công.

Năm 1967, ông được chỉ định chức vụ Tư lệnh phó Sư đoàn 21 Bộ binh do Thiếu tướng Nguyễn Văn Minh làm Tư lệnh. Năm 1968, ông giữ chức Tư lệnh Biệt khu 44. Đến năm 1969, ông được điều đến Bộ Tư lệnh Quân đoàn IV giữ chức Tư lệnh phó. Sang năm 1970, ông được vinh thăng hàm Chuẩn tướng.

Trung tuần tháng 5 năm 1972, ông thuyên chuyển ra Bộ tư lệnh Quân đoàn II, giữ chức Tư lệnh phó do Thiếu tướng Nguyễn Văn Toàn làm Tư lệnh. Năm 1973, thuyên chuyển ra Quân đoàn I làm Chánh thanh tra Quân đoàn. Tháng 4 năm 1974 ông được giải ngũ do quá hạn phục vụ.

Viên phụ tá Tổng tham mưu trưởng

Ngày 28 tháng 4 năm 1975, sau khi Dương Văn Minh lên nắm chức vụ tổng thống, ông được phân công giữ chức Phụ tá cho tân Tổng tham mưu trưởng, Trung tướng Vĩnh Lộc. Tuy nhiên, không lâu thì tướng Vĩnh Lộc đào nhiệm, vì vậy, nhân danh Tổng tham mưu trưởng, ông đã ra tuyên bố kêu gọi binh sĩ buông súng. Ông cũng là một trong 2 vị tướng bên cạnh tổng thống Dương Văn Minh trong giờ phút cuối cùng của Việt Nam Cộng hòa (cùng với ông Nguyễn Hữu Có, đối thủ cũ của Dương Văn Minh).

Vị nhân sĩ

Sau 1975, ông trở thành Tổng thư ký Hội nhân dân bảo trợ Nhà trường, sau được bầu Ủy viên Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với tư cách là Nhân sĩ yêu nước và giữ chức vị đó cho đến nay.

Ông hiện sống với gia đình ở quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh.

Tham khảo

Bổ sung theo:
  • Trần ngọc Thống, Hồ Đắc Huân, Lê Đình Thụy (2011), Lược sử Quân lực Việt Nam Cộng hòa, tr 376

Chú thích

Liên kết ngoài